Lập dàn bài chi tiết tả nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
I. Mở bài: giới thiệu nhân vật trong truyện cổ tích
Ví dụ:
- Em rất thich đọc truyện cổ tích, mỗi câu truyện cổ tích mang lại cho em một bài học khác nhau .
- Em thích nhất là câu chuyện Tấm Cám, câu chuyện nói về nhân vật Tấm, em rất thích nhân vật này.
II. Thân bài:
1. Tả bao quát nhân vật trong truyện cổ tích
• Nhân vật Tấm xuất hiện trong truyện cổ tích Tấm Cám
• Một nhân vật bị chịu thiệt thòi
• Là một nhân vật đại diện cho cái thiện
2. Tả chi tiết nhân vật trong truyện cổ trích
a. Tả ngoại hình của nhân vật trong truyện cổ tích
• Cô Tấm là một nhân vật xinh đẹp
• Cô là hiện thân của nhân vật đảm đang
• Cô Tấm mặc một chiếc áo dài tứ thân
• Cô Tấm là người tài năng
b. Tả tính tình của nhân vật trong truyện cổ tích
• Cô Tấm rất hiền lành
• Cô Tấm luôn giúp đỡ mọi người
• Cô Tấm không so đo hơn thua
• Cô Tấm luôn yêu thương và quan tâm mọi người.
• Cô rất yếu thương động vật
c. Tả hoạt động của nhân vật trong truyện cổ tích:
• Cô Tấm giỏi tất cả việc nhà và việc đồng áng
• Cô làm tất cả mọi việc mà dì ghẻ sai bảo
• Cô luôn siêng năng và cần cù
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện cổ tích
Ví dụ:Em rất thích nhân vật cô Tấm. Cô Tấm là một hiện thân của một con người xinh đẹp và giỏi giang.
TẬP LÀM VĂN ĐỀ BÀI: TẢ MỘT NHÂN VẬT TRONG MỘT CÂU CHUYỆN ĐÃ HỌC ( Các em chọn một nhân vật trong một câu chuyện đã học để tả. Sau đây là dàn bài gợi ý, các em có thể chọn 1 trong 2 dàn bài sau hoặc tự lập dàn bài khác rồi làm bài vào vở Luyện tập làm văn – Chú ý: Tả người chứ không phải là kể chuyện ) Lập dàn bài chi tiết tả Nàng tiên Ốc 1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật mà em định tả (Nàng tiên Ốc) - có thể giới thiệu qua tác phẩm, tác giả của truyện. Ví dụ: - Em được biết đến Nàng tiên Ốc qua câu chuyện “Nàng tiên Ốc” trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. - Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 em thích nhất là kể chuyện, nhất là câu chuyện “Nàng tiên Ốc” có cô tiên hiền lành, xinh đẹp. - Trong những câu chuyện mà em đã được học thì em thích nhất là câu chuyện “Nàng tiên Ốc” vì có nhân vật cô tiên Ốc xinh đẹp, nết na. - Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi. 2. Thân bài: a. Tả bao quát hình dáng nhân vật: Chọn tả đặc điểm nổi bật nhất: - Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! - Nàng tiên Ốc đẹp lắm! - Nàng tiên Ốc: xinh đẹp, vóc dáng sang quý như tiểu thư khuê các, nàng mặc áo xanh như màu vỏ ốc.. b. Tả chi tiết: * Tả hình dáng: - Khuôn mặt nàng tiên: thon thon hình trái xoan; tròn trịa. (Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng) - Đôi mắt: mắt to, có ánh nhìn dịu dàng ( xanh trong ); đôi mày lá liễu cong cong của nàng làm đôi mắt dịu dàng hẳn đi (Lông mày dài như lá liễu); Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh.. - Môi: môi nàng tiên đỏ như son ( đôi môi đỏ thắm lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn như hoa; đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng.) - Dáng đi của nàng tiên: nhanh nhẹn, uyển chuyển. - Mái tóc: Tóc nàng đen nhánh, cài trâm gọn gàng (Mái tóc của cô dài và đen nhánh) - Nước da: Da cô trắng ngần (trắng trẻo, trắng hồng ); Làn da nàng trắng mịn như tuyết.. - Đôi tay thon dài, trắng ngà nhưng rất khéo léo, lúc nào cũng thoăn thoắt làm việc - Cô khoác trên mình một bộ xiêm áo lộng lẫy: áo của cô màu vàng pha lẫn màu xanh lá cây, hoà hợp cùng chiếc váy màu hồng nhạt xoè ra như những cánh sen. Ở giữa, thắt một chiếc nơ màu xanh lá mạ thật xinh xắn. ( Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.) - Đôi chân nhỏ bé của cô được đi gọn gàng trong chiếc hài lóng lánh những đường kim tuyến đủ màu sắc, trông thật uyển chuyển, thướt tha. * Tả hoạt động và tính tình: - Nàng tiên làm việc rất nhanh và gọn gàng. ( Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt ) - Nàng tiên Ốc giàu lòng thương người nghèo khổ nên hằng ngày nàng giúp bà lão công việc nhà, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. 3. Kết luận: - Em ao ước được gặp nàng tiên Ốc - Nàng tiên Ốc là người nhân hậu. - Cô tiên Ốc trong tâm trí chúng em dường như đã trở thành người thật chứ không phải nhân vật trong truyện. Lập dàn bài chi tiết tả nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám I. Mở bài: giới thiệu nhân vật trong truyện cổ tích Ví dụ: - Em rất thich đọc truyện cổ tích, mỗi câu truyện cổ tích mang lại cho em một bài học khác nhau. - Em thích nhất là câu chuyện Tấm Cám, câu chuyện nói về nhân vật Tấm, em rất thích nhân vật này. II. Thân bài: 1. Tả bao quát nhân vật trong truyện cổ tích Nhân vật Tấm xuất hiện trong truyện cổ tích Tấm Cám Một nhân vật bị chịu thiệt thòi Là một nhân vật đại diện cho cái thiện 2. Tả chi tiết nhân vật trong truyện cổ trích a. Tả ngoại hình của nhân vật trong truyện cổ tích Cô Tấm là một nhân vật xinh đẹp Cô là hiện thân của nhân vật đảm đang Cô Tấm mặc một chiếc áo dài tứ thân Cô Tấm là người tài năng b. Tả tính tình của nhân vật trong truyện cổ tích Cô Tấm rất hiền lành Cô Tấm luôn giúp đỡ mọi người Cô Tấm không so đo hơn thua Cô Tấm luôn yêu thương và quan tâm mọi người. Cô rất yếu thương động vật c. Tả hoạt động của nhân vật trong truyện cổ tích: Cô Tấm giỏi tất cả việc nhà và việc đồng áng Cô làm tất cả mọi việc mà dì ghẻ sai bảo Cô luôn siêng năng và cần cù III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện cổ tích Ví dụ:Em rất thích nhân vật cô Tấm. Cô Tấm là một hiện thân của một con người xinh đẹp và giỏi giang. BÀI THAM KHẢO SỐ 1 Cô Tấm vừa đẹp người lại đẹp nết. Lòng bao dung, độ lượng của cô khiến mọi người đều mến phục. Cô Tấm có dáng người thướt tha mảnh khảnh. Khuôn mặt đầy dặn và trắng trẻo làm nổi bật đôi mắt đen láy. Chiếc mũi thẳng cùng đôi môi mọng đỏ khiến cô xinh xắn hơn khi đội chiếc khăn mỏ quạ trên mái tóc được chải bới gọn gàng. Suốt ngày, cô lam lũ với đủ thứ việc nhà do mẹ kế hiểm độc đày đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy. Tấm rất siêng năng, không một lời than phiền. Với chiếc áo tứ thân màu nâu cù đà sờn bạc, lặng lẽ như cái bóng, cô thoăn thoắt sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp. Trong nhà ngoài cửa luôn sạch sẽ, tinh tươm. Cô Tấm vừa đẹp người lại đẹp nết. Lòng bao dung, độ lượng của cô khiến mọi người đều mến phục. Bị mẹ con dì ghẻ lập mưu hãm hại hết lần này đến lượt khác, phải chịu biết bao buồn tủi, đau khổ, thậm chí phải chết và hóa kiếp thành mọi thứ từ đồ vật cho đến cây cối, loài vật: Tấm vẫn rộng lòng tha thứ, không lấy đó làm oán để trả thù. Cuối cùng, cô Tấm cũng được sống cuộc đời sung sướng và hạnh phúc. Qua hình ảnh cô Tấm trong truyện, em càng khắc sâu hơn những điều đã học: "Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì được Phật, tiên độ trì." BÀI THAM KHẢO SỐ 2 Cô Tấm có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Mẹ cô mất từ khi cô còn nhỏ, bố cô vì cô đơn nên lấy vợ hai nhưng cũng chẳng sống thêm với cô được bao lâu. Vậy là Tấm chung sống cùng một mái nhà với bà dì ghẻ độc ác và đứa em cùng cha khác mẹ vừa đanh đá vừa chua ngoa tên là Cám. Họ đều ghét Tấm và bắt nạt cô như con ở trong nhà. Tuy nhiên điều đó không làm cho cô Tấm bớt xinh đẹp và nết na. Cô Tấm có vóc dáng vô cùng mảnh mai và tha thướt duyên dáng. Khuôn mặt cô thanh thoát trái xoan, nước da trắng trẻo càng làm nổi bật lên đôi mắt đen lay láy trong vắt của cô. Mũi cô nhỏ nhắn dọc dừa, đôi môi đỏ chúm chím xinh xinh khiến cô càng thêm xinh đẹp, nhất là khi cô đội lên đầu chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Mái tóc cô đen nhánh dài như suối, lúc nào cũng được cô chải bới gọn gàng sau gáy. Cả ngày từ sáng sớm tinh mơ tới khi đêm xuống, cô Tấm đầu tắt mặt tối với đủ thứ việc nhà do mẹ ghẻ bắt làm, cô còn phải làm cả phần việc do cô Cám lười biếng đùn đẩy. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được. “Đẹp người đẹp nết” là câu nói xứng đáng dành cho cô Tấm. Tấm lòng nhân hậu bao dung, độ lượng của cô mới là điều khiến em vô cùng khâm phục. Bị hai mẹ con nhà Cám âm mưu hãm hại năm lần bảy lượt, cô Tấm thảo hiền phải ngậm đắng nuốt cay chịu biết bao nhiêu là ấm ức, thậm chí còn bị dì ghẻ xô ngã cây mà chết, lại còn bị hóa kiếp thành nào là chim, là cây xoan, là quả thị Thế mà khi được trở lại thành người cô vẫn rộng lòng tha thứ, xin Vua thả cho mẹ con Cám đi. Thực sự, cô Tấm vô cùng xứng đáng được tận hưởng một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc mãi mãi về sau bên người chồng yêu thương mình. Qua truyện cố tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền. Người ngay thì được Phật, tiên độ trì”. BÀI THAM KHẢO SỐ 3 Tuổi thơ của chúng ta gắn bó với nhiều truyện cổ tích, một trong số đó là truyện Tấm Cám chắc chắn ai cũng từng đọc qua, cô Tấm hiền lành chân chất còn mẹ con nhà Cám độc ác, xảo quyệt. Cô Tấm trong truyện là người con gái hiền lành, xinh đẹp, mặt trái xoan, nước da trắng trẻo, tóc đen mượt, đẹp cả người lẫn nết. Tấm từ nhỏ phải sống với mẹ con Cám, trong bộ trang phục đã sờn bạc, rách rưới lúc nào cũng phải quần quật làm mọi việc trong nhà từ chăn trâu, mò cua bắt ốc, làm công việc nhà, cô luôn siêng năng làm tốt mọi việc và không một lời oán thán khổ cực hay nặng nhọc. Tấm không chỉ hiền lành, chăm chỉ mà còn biết nhường nhịn người em đó là Cám. Trong một lần ra đồng làm việc Cám tranh công trút hết giỏ tôm tép của chị vào giỏ mình nhưng Tấm chỉ biết khóc chứ không dám làm gì cả. Trong cuộc sống, Tấm còn thể hiện mình là con người có sức sống mạnh mẽ, bất chấp nguy hiểm và biết bao nhiêu lần hãm hại của mẹ con nhà Cám, cho dù bị hại đến chết nhưng Tấm vẫn được hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và sau cùng là trở thành quả thị. Tấm được tái sinh và sự sống tiếp diễn chứng tỏ thái độ không khuất phục trước cái ác, đó chính là sức mạnh của công lý và cái thiện mà nhân dân ta hằng mong ước. Cuối cùng hạnh phúc cũng đến với người hiền lành khi được hưởng hạnh phúc bên vua, còn ngược lại mẹ con Cám đanh đá, hiểm độc cũng phải trả giá. Trong tiềm thức của những đứa trẻ, Tấm luôn là hiện thân cho cái đẹp, ở hiền gặp lành, khẳng định rằng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, con người như Tấm xứng đáng được hưởng hạnh phúc. BÀI THAM KHẢO SỐ 4 Em rất thích đọc truyện cổ tích. Và trong tất cả những câu chuyện cổ tích em từng đọc thì em ấn tượng nhất với nhân vật cô Tấm. Một nhân vật trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Cô Tấm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Mẹ mất sớm cha cô đi lấy vợ hai. Nhưng chẳng bao lâu cha cô cũng qua đời. Cô ở với dì ghẻ và con riêng của dì ghẻ là Cám. Hai mẹ con Cám không yêu thương gì Tấm mà luôn tìm cách hãm hại cô. Dù chịu nhiều tủi hờn nhưng Tấm vẫn hết sức xinh đẹp lại nết na thùy mị. Tấm có thân hình mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng nõn căng mọng. Đôi mắt bồ câu đen láy, trong vắt như hòn bi ve. Cặp lông mày lá liễu càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của đôi mắt ấy. Tấm có chiếc mũi dọc dừa, rất cân đối với khuôn mặt. Bên dưới chiếc mũi nhỏ nhắn đó là một đôi môi đỏ chúm chím. Tấm có một mái tóc dài mượt và đen láy, luôn được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc k ... i. Cây cao mấy chục mét, tán lá che bóng rợp mát cả một khoảng trời. – Rễ cây ngoằn ngoèo, có những đoạn rễ trồi lên khỏi mặt đất nhìn như những con trăn khổng lồ, trông rất đáng sợ. Trên những cành cây, có những đoạn rễ buông thõng xuống như một chiếc mành màu nâu rất đẹp mắt. – Thân cây và gốc cây rất to, đường kính có đến mấy người nắm tay nhau nối vòng tròn mới ôm kín hết. – Vỏ cây xù xì, bong tróc theo thời gian, có những đoạn thân bị lõm vào trong thành những hố tương đối lớn. – Cây đa có rất nhiều cành, cành nào cũng to, xanh tốt và xum xuê tán lá. – Lá đa màu xanh bóng ở mặt trên, một dưới hơi pha chút nâu đỏ và nhiều xương lá. Lá đa to bàng bàn tay em, có nhiều người lấy lá đa rụng xếp thành hình con trâu, bò rất ngộ nghĩnh. – Dưới gốc đa cổ thụ, có một bà cụ bán hàng nước chè ỏ đó. Bà cụ có mái tóc bạc trông như tóc của một bà tiên bước ra từ truyện cổ tích vậy. – Các bác nông dân khi đi làm về qua đây thường dừng chân nghỉ lại dưới bóng mát của cây đa cổ thụ. c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về cây đa Dàn ý tả cây đa số 2 1. Mở bài: * Giới thiệu chung: - Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.) - Được/trồng ở đâu? (Đầu làng em.) 2. Thân bài: *Tả cây đa: + Hình dáng: - Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất. - Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ. - Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre lấng. - Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng. - Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ. - Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ... + Cây đa với cuộc sống của dân làng: - Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng. - Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa. 3. Kết bài: * Cảm nghĩ của em: - Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi. - Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng. BÀI LÀM THAM KHẢO SỐ 1 Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi. Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày. Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò. Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè. BÀI LÀM THAM KHẢO SỐ 2 Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc. Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết. Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao. Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa. Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát. Cây đa mãi mãi là biểu tượng của quê hương em. Dù đi đâu xa em vẫn nhớ về quê hương với hình ảnh cây đa thân thuộc. BÀI LÀM THAM KHẢO SỐ 3 Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em. Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ. Cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau. Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa. Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa. Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy. TẬP LÀM VĂN ĐỀ BÀI: TẢ MỘT CON VẬT MÀ EM THÍCH Sau đây là dàn bài gợi ý, các em có thể chọn 1 trong các dàn bài sau hoặc tự lập dàn bài khác rồi làm bài vào vở Luyện tập làm văn Dàn ý bài văn: Tả con gà trống 1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng) 2. Thân bài: a. Tả bao quát hình dáng chú gà trống: • Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen. • Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước. b. Tả chi tiết: - Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời. - Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ. - Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước. - Mình gà: lẳn, chắc nịch. - Đùi gà: to, tròn mập mạp. - Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng. - Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt. c. Hoạt động của chú gà; - Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn. d. Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh. 3. Kết luận: - Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.) - Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn) Dàn ý bài văn: Tả con chó 1. Mở bài: - Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ. Hay: - Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực – người bạn thân thiết nhất của em. 2. Thân bài: a. Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó. - Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi. - Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung. - Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam. - Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi. - Đôi mắt to màu nâu sẫm. - Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy. - Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài. b. Tả hoạt động của con chó. - Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền. - Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì ch ngoáy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy. - Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhỏ nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ. 3. Kết bài: Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.
Tài liệu đính kèm: