Đề cương ôn tập học kì II Khoa học - Lớp 4

Đề cương ôn tập học kì II Khoa học - Lớp 4

Câu 1. Em hãy cho biết nguyên nhân nào gây ra gió?

 Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí . Không khí chuyển động tạo thành gió.

Câu 2. Nêu một số cách phòng chống bão?

 Một số cách phòng chống bão như: theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần mọi người phải đến nơi cư trú an toàn. Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to.

Câu 3. Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?

 Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, là những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí.

Câu 4. Nêu một số cách để chống ô nhiễm không khí.

 Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh

 

doc 2 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1876Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Khoa học - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 
KHOA HỌC- LỚP 4
Câu 1. Em hãy cho biết nguyên nhân nào gây ra gió?
	Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí . Không khí chuyển động tạo thành gió.
Câu 2. Nêu một số cách phòng chống bão?
	Một số cách phòng chống bão như: theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần mọi người phải đến nơi cư trú an toàn. Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to.
Câu 3. Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
	Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,là những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí.
Câu 4. Nêu một số cách để chống ô nhiễm không khí.
	Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh
Câu 5. Âm thanh cần thiết cho cuộc sống chúng ta như thế nào?
 	Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, 
nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu
Câu 6. Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người?
	Nếu mặt trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ tối đen như mực. Chúng ta 
sẽ không thấy mọi vật.
	Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta 
có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được 
tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên.	
Câu 7. Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh là bao nhiêu? Ý nghĩa của nhiệt độ 
cơ thể.
	Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh là 37oC. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh.
Câu 8. Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
	Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất trở 
nên lạnh giá.Khi đó nước trên trái đất sẽ ngưng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. 
Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết .
Câu 9. Thực vật cần gì để sống và phát triển bình thường?
	Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường .
Câu 10. Động vật cần gì để sống và phát triển bình thường?
	Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường .
Câu 11. Vẽ sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thực vật (Ánh sáng mặt trời, hấp thụ, thải ra, khí các-bo-níc, nước, các chất khoáng, khí ô- xi, hơi nước, các chất khoáng khác, thực vật). 
Ánh sáng mặt trời
 Hấp thụ Thải ra
Khí ô-xi
Khí các- bô- níc
Thực vật
Hơi nước
Nước
các chất khoáng khác
Các chất khoáng
Câu 12. Vẽ sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở động vật (Động vật, hấp thụ, thải ra, khí ô-xi, nước, các chất hữu cơ trong thức ăn, khí các- bô- níc, nước tiểu, các chất thải)
 Hấp thụ Thải ra
Khí các- bô- níc
Khí ô-xi
Động vật
Nước tiểu
Nước
các chất thải
Các chất hữu cơ trong thức ăn

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap khoa hoc L4 cuoi HK II.doc