Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 4

Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 4

Câu 1: Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam là:

a) Hoàng Liên Sơn. c) Ngân Sơn.

b) Đông Triều. d) Bắc Sơn.

Câu 2: Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy núi nào sau đây:

a) Trường Sơn. c) Ngân Sơn.

b) Hoàng Liên Sơn. d) Đông Triều.

Câu 3: Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao là:

a) 3143 m c) 3413 m

b) 2143 m d) 1433 m

 

doc 6 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam là:
Hoàng Liên Sơn. c) Ngân Sơn.
Đông Triều. d) Bắc Sơn.
Câu 2: Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy núi nào sau đây:
Trường Sơn. c) Ngân Sơn.
Hoàng Liên Sơn. d) Đông Triều.
Câu 3: Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao là:
3143 m c) 3413 m
2143 m d) 1433 m
Câu 4: Các tỉnh vùng cao nước ta có mật độ dân số:
 a) Cao b) Thấp c) Trung bình
Câu 5: Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành:
 a) Bản b) Buôn c) Làng
Câu 44: Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải
Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc thoải
Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc
Câu 68: Dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là:
Dao, Mông, Thái
Thái, Tày, Nùng
Ba-na, Ê-đê, Gia-rai
Chăm, Xơ-đăng, Cơ-ho
Câu 6: Quan sát Bảng số liệu về địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sau:
Các dân tộc
Địa bàn cư trú (nơi sinh sống) theo độ cao
Dân tộc Dao
700m - 1000m
Dân tộc Mông
Trên 1000m
Dân tộc Thái
Dưới 700m
Dựa vào bảng số liệu, hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao:Dân tộc Thái, Dân tộc Dao, Dân tộc Mông...
Câu 6: Nhà sàn của đồng bào dân tộc thường được làm bằng:
 a) Gỗ, tre, nứa b) Xi măng, gạch
Câu 7: Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn để:
Tránh ẩm thấp c) Thể hiện sự giàu có.
Tránh thú dữ d) a và b e) Tất cả các ý trên.
Câu 8: Chợ phiên là nơi:
Trao đổi hàng hóa 
Giao lưu, gặp gỡ, kết bạn của thanh niên.
Cả 2 ý trên.
Câu 9: Khoanh vào chữ đặt trước ý đúng. 
Tất cả các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đều ở nhà sàn.
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ở nhà sàn.
Câu 10: Ruộng bậc thang thường được làm ở:
 a) Đỉnh núi b) Sườn núi c) Thung lũng.
Câu 11: Làm ruộng bậc thang để:
 a) Hạn chế xói mòn b) Dễ đi lại c) Có nhiều sản phẩm.
Câu 12: Vải thổ cẩm được dệt từ nguyên liệu của cây:
 a) Bông b) Đay c) Lanh.
Câu 13: Vải thổ cẩm có đặc điểm:
Hoa văn độc đáo c) Bền, đẹp
Màu sắc sặc sỡ d) Cả 3 ý trên
Câu 14: Phải khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lí vì:
Khoáng sản có vai trò quan trọng cho các ngành công nghiệp.
Để hình thành khoáng sản phải mất một thời gian dài.
Không có nguyên liệu nào có khả năng thay thế.
a và b
Cả a, b và c
Câu 15: Đồi có đặc điểm.
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng.
Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng hẹp.
Câu 16: Trung du nằm giữa:
Miền núi với đồng bằng. c) Chân núi với đỉnh núi.
Tỉnh này với tỉnh khác. d) Đồng bằng với biển
Câu 17: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng trung du?
Phú Thọ c) Hà Nội
Thái Bình d) Hà Giang
Câu 18: Biểu tượng của vùng trung du là:
Rừng cọ, đồi chè. c) Núi cao với các hẻm vực sâu.
Đồng lúa d) Tất cả các ý trên.
Câu 19: Trồng rừng ở trung du Bắc Bộ có tác dụng:
Hạn chế xói mòn.
Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng.
Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
Điều hòa khí hậu.
Tất cả các ý trên
Câu 19: Trung du Bắc Bộ là một vùng:
Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp.
Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp.
Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
Câu 19: Trung du Bắc Bộ là một vùng:
Có thế mạnh về đánh cá 
Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả 
Có diện tích trồng cà phê lớn nhất đất nước
Có thế mạnh về khai thác khoáng sản
Câu 20: Khí hậu Tây Nguyên có:
4 mùa rõ rệt.
2 mùa rõ rệt
Chỉ có 1 mùa.
Câu 21: Hai mùa rõ rệt của Tây Nguyên là:
Mùa đông và mùa hè
Mùa mưa và mùa khô
Mùa Thu và mùa Xuân
Câu 22: Địa hình Tây Nguyên là:
Các cao nguyên xếp tầng. c) Núi cao xen các thung lũng.
Đồi lượn sóng d) Đồng bằng thấp.
Câu 23: Tây Nguyên là vùng:
 a) Dân cư đông đúc b) Dân cư thưa thớt
Câu 24: Tây Nguyên là nơi sinh sống của:
 a) Nhiều dân tộc b) Dân tộc Kinh
Câu 25: Các dân tộc chủ yếu của Tây Nguyên là:
 a) Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, b) Tày, Dao, Nùng, Thái,
Câu 26: Các dân tộc của Tây Nguyên thường sống tập trung thành:
 a) Bản b) Buôn c) Làng
Câu 27: Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ:
Buôn làng giàu có, thịnh vượng. c) Đất đai rộng
Số dân đông d) Tất cả các ý trên
Câu 28: Vật liệu để làm nhà rông là:
 a) Gỗ, tre, nứa, lá b) Xi măng, sắt, thép
Câu 29: Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là:
Cà phê c) Chè
Cao su d) Hồ tiêu
Câu 30: Tây Nguyên trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm vì:
 a) Có đất đỏ ba dan tới xốp, phì nhiêu c) Có đất phù sa màu mỡ
Câu 31: Loại cây trồng chính ở Tây Nguyên là:
 a) Cây công nghiệp b) Cây ăn quả c) Cây lương thực
Câu 32: Khó khăn lớn của Tây Nguyên trong việc trồng cây công nghiệp là:
Khí hậu lạnh
Đất kém màu mỡ
Thiếu nước về mùa khô
Câu 33: Sông nào sau đây không bắt nguồn từ Tây Nguyên?
Sông Xê Xan d) Sông Ba
Sông Đồng Nai e) Sông Xrê pok
Sông Hồng
Câu 34: Sông ở Tây Nguyên lắm thác gềnh là do:
Địa hình có độ cao khác nhau c) Nhiều núi cao
Nước sông chảy mạnh d) Mưa theo mùa
Câu 35: Sông ở Tây Nguyên có giá trị hơn cả là về:
 a) Giao thông b) Tưới tiêu c) Thủy điện
Câu 36: Nhà máy thủy điện Y-a-li được xây dựng trên:
Sông Xê Xan c) Sông Đà
Sông Đồng Nai d) Sông Mê Công
Câu 37: Các hồ ở Tây Nguyên ít có giá trị về:
Giữ nước c) Cảnh quan du lịch
Hạn chế những cơn lũ d) Giao thông
Câu 38: Rừng ở Tây Nguyên không có giá trị về:
Cung cấp gỗ và các lâm sản quý. d) Giữ nước ngầm
Chống xói mòn. e) Chắn sóng, chắn cát
Hạn chế lũ.
Câu 7: Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào?
Vùng đất cao bao gồm các núi cao và khe sâu
Vùng đất thấp bao gồm các đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau.
Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
Câu 39: Đà Lạt nằm trên cao nguyên:
Kon Tum c) Đắk Lắk
Gia Lai d) Lâm Viên
Câu 44: Quan sát Bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên sau:
Cao Nguyên
Độ cao trung bình
Kon Tum
500m
Đắk Lắk
400m
Lâm Viên
1500m
Di Linh
1000m
Dựa vào bảng số liệu, hãy xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao:..
Câu 40: Đà Lạt nằm ở độ cao:
 a) Trên 1 000 m b) Dưới 500 m c) Dưới 200 m
Câu 41: Đà Lạt có khí hậu:
 a) Mát quanh năm b) Nóng quanh năm c) Lạnh giá
Câu 42: Loại rau nào sau đây không phải là rau xứ lạnh trồng ở Đà Lạt?
 a) Su hào b) Súp lơ c) Rau muống
Câu 43: Đà Lạt có loại hoa được dùng làm nguyên liệu chế biến nước uống giải nhiệt, đó là:
Hoa lay-ơn b) Hoa lan c) Hoa A-ti-sô
Câu 44: Đà Lạt có nhiều hoa, rau, quả xứ lạnh là do:
Nằm ở độ cao trên 1 000 m c) Có đất đỏ ba dan
Có mùa đông lạnh d) Tất cả các ý trên
Câu 44: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát?
Không khí trong lành, mát mẻ
Nhiều phong cảnh đẹp
Nhiều nhà máy, khu công nghiệp
Nhiều khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau
Câu 44: Vẽ mũi tên nối các ô chữ ở cột B với ô chữ ở cột A để thể hiện mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển du lịch
 A B
Không khí trong lành, mát mẻ
Thành phố du lịch và nghỉ mát
Nằm trên vùng đồng bằng bằng phẳng
Phong cảnh đẹp
Câu 45: Trung du Bắc Bộ giống với đồng bằng ở điểm:
Có độ cao bằng nhau c) Cây trồng, vật nuôi giống nhau
Khai thác sớm d) Dân cư đông đúc
Câu 46: Để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, người dân ở Trung du Bắc Bộ đã làm gì?
Trồng rừng c) Trồng cây ăn quả
Trồng cây công nghiệp d) Tất cả các ý trên
Câu 47: Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao:
 a) Dưới 200 m b) Từ 200 m đến 500 m c) Trên 500 m
Câu 48: Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta:
 a) Thứ nhất b) Thứ hai c) Thứ ba
Câu 48: Đồng bằng Bắc Bộ được hình thành do sự bồi đắp của:
Sông Hồng và sông Thái Bình c) Sông Đồng Nai và sông Xê Xan
Sông Tiền và sông Hậu d) Tất cả các ý trên
Câu 49: Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có tác dụng:
Ngăn lũ lụt c) Làm đường giao thông
Giữ phù sa d) Tất cả các ý trên
Câu 50: Sông ở đồng bằng Bắc Bộ không có vai trò:
 a) Tưới tiêu b) Giao thông c) Thủy điện
Câu 51: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc:
Kinh c) Nùng
Tày d) Ba-na
Câu 52: Đình thờ Thành hoàng là nơi:
 a) Thờ người có công với làng, với nước b) Thờ Phật
Câu 53: Hội chùa Hương được tổ chức vào:
Mùa Xuân c) Mùa Thu
Mùa Hạ d) Mùa Đông
Câu 54: Hội chọi trâu được tổ chức ở:
Hải Phòng c) Thái Bình
Bắc Ninh d) Hà Nội
Câu 55: Hội Lim được tổ chức ở:
Hà Nội c) Hải Phòng
Bắc Ninh d) Nam Định
Câu 56: Trong lễ hội, người ta thường:
Tổ chức tế lễ
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí
Cả 2 ý trên
Câu 57: Nhân tố giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước là:
Đất phù sa màu mỡ c) Dân có nhiều kinh nghiệm
Nguồn nước dồi dào d) Tất cả các ý trên
Câu 58: Đồng bằng Bắc Bộ trồng được rau xứ lạnh là do:
Tiêu thụ được nhiều c) Lao động có trình độ
Có từ 3 đến 4 tháng lạnh d) Tất cả các ý trên
Câu 59: Cây trồng nhiều nhất ở đồng bằng bắc Bộ là:
Lúa gạo c) Mía
Cà phê d) Dừa
Câu 60: Nghề thủ công là nghề:
Cần nhiều lao động b) Đòi hỏi sự khéo léo c) Cả 2 ý trên
Câu 61: Nơi nổi tiếng về nghề gốm sứ:
Kim Sơn c) Vạn Phúc
Đồng Kị d) Bát Tràng
Câu 62: Nơi có nghề dệt chiếu cói:
a) Kim Sơn c) Vạn Phúc
Đồng Kị d) Bát Tràng
Câu 63: Nơi nổi tiếng có nghề làm đồ gỗ:
Kim Sơn c) Vạn Phúc
Đồng Kị d) Bát Tràng
Câu 64: Nơi nào là làng dệt lụa nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ:
Kim Sơn c) Vạn Phúc
Đồng Kị d) Bát Tràng
Câu 65: Hãy nêu các công đoạn của quy trình chế biến chè:
Hái chè
Phân loại chè
Vò, sấy khô
Đóng gói
1) Hái chè, 2) Vò và sấy khô, 3) Phân loại chè, 4) Đóng gói
Câu 66: Hãy sắp xếp các công đoạn làm chiếu:
Sản phẩm chiếu d) Phơi cói
Thu hoạch cói e) Vẽ hoa văn
Dệt chiếu g) Chọn cói
1) Thu hoạch cói, 2) Phơi cói, 3) Chọn cói, 4) Dệt chiếu, 5) Vẽ hoa văn, 6) Sản phẩm chiếu
Câu 67: Hãy sắp xếp thứ tự các công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo:
Nhổ mạ d) Tuốt lúa
Làm đất e) Cấy lúa và chăm sóc
Phơi thóc g) Gặt lúa
1) Làm đất, 2) Nhổ mạ, 3) Cấy lúa và chăm sóc, 4) Gặt lúa, 5) Tuốt lúa, 6) Phơi thóc
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, các lễ hội đó thường tổ chức khi nào?
 Ở Hoàng Liên Sơn có các lễ hội như: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng,các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân.
Câu 2: Hãy nêu nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
 Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là nghề nông như trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả ; ngoài ra ở đây còn có nhiều nghề thủ công như dệt, thêu, than, rèn, đúc,
Câu 3: Hãy mô tả vùng Tây Nguyên và loại cây trồng thích hợp ở đây là loại cây gì?
 Tây Nguyên là cao nguyên rộng, cao trung bình trên 500 m, có nơi cao trên 1 000 m ; gồm các cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Di Linh, Lâm Viên ; đây là nơi rất thích hợp trồng cây công nghiệp.
Câu 4: Hãy nêu các lễ hội ở Tây Nguyên, các lễ hội đó thường tổ chức khi nào?
 Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ hội ăn cơm mới, Các lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
Câu 5: Hãy miêu tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên
 Rừng rậm nhiệt đới cây cối rậm rạp, có nhiều tầng tán, xanh quanh năm, phân bố nơi có lượng mưa nhiều. Rừng khộp thưa cây, rụng lá vào mùa khô, phân bớ ở nơi có mùa khô kéo dài.
Câu 6: Hãy mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt
 Đà Lạt có rừng thông xanh tốt, có những vườn hoa đẹp, có thác nước nổi tiếng, có Hồ Xuân Hương, có các khách sạn, sân gôn, biệt thự đẹp. Đà Lạt thật sự là thành phố du lịch và nghỉ mát ở nước ta.
Câu 7: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
Đồng bằng Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi sau để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước:
Đất phù sa màu mỡ
Nguồn nước dồi dào
Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa 
Câu 8: Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta
Hà Nội là Thủ đô, là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Hà Nội có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, thư viện hàng đầu nước ta
Hà Nội có nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,
Câu 9: Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_4.doc