Đề kiểm tra định kì giữa học kì I năm 2009 - 2010 môn thi: đọc tiếng – lớp 5

Đề kiểm tra định kì giữa học kì I năm 2009 - 2010 môn thi: đọc tiếng – lớp 5

Đất Cà Mau

 Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời :

1- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?

 (. Mưa ở Cà Mau là mưa dông, rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.)

2- Hãy đặt tên cho đoạn văn 1(từ đầu thường nổi cơn dông) ?

 ( Mưa ở Cà Mau.)

3- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ?

 ( Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.)

 

doc 5 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I năm 2009 - 2010 môn thi: đọc tiếng – lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn thi : ĐỌC TIẾNG – Lớp 5
*********************************************************************************************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG
Tổng cộng cho điểm đọc thành tiếng = 5 điểm, chia ra :
 1- Đọc đúng tiếng, đúng từ ............................................................................. 1 điểm.
 * Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng = 0,5 điểm * Đọc sai quá 5 tiếng = 0 điểm.
 2- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ............................. 1 điểm.
 * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ = 0,5 điểm.
 * Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên = 0 điểm.
 3- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm ................................................................ 1 điểm.
 * Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm = 0,5 điểm.
 * Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm = 0 điểm.
 4- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 1 phút 30 giây) ........................................ 1 điểm.
 * Đọc từ trên 1 phút 30 giây đến 2 phút = 0,5 điểm. 
 * Đọc quá 2 phút = 0 điểm.
 5- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ..................................................... 1 điểm.
 * Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng = 0,5 điểm.
 * Trả lời sai hoặc không trả lời được = 0 điểm.
Giáo viên gọi từng học sinh lên chuẩn bị, sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi.
Œ Đất Cà Mau
 Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ? 
 (... Mưa ở Cà Mau là mưa dông, rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.)
2- Hãy đặt tên cho đoạn văn 1(từ đầu  thường nổi cơn dông) ? 
 ( Mưa ở Cà Mau.)
3- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ? 
 ( Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.)
 Đất Cà Mau
 Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước
 Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? 
 ( Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì , từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.)
2- Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào? 
 ( Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.)
3- Hãy đặt tên cho đoạn văn 3 (từ : Sống trên cái đất  Tổ Quốc) ? 
 ( Tính cách người Cà Mau. / Hay : Người Cà Mau kiên cường.)
Ž Kì diệu của rừng xanh
 Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
 Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? 
 ( Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm ; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì ; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.)
2- Nhờ những liên tưởng về cây nấm rừng của tác giả mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ? 
 ( Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.)
 Kì diệu của rừng xanh
 Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
 Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
 Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
Giáo viên chọn 1 trong các câu hỏi sau cho học sinh trả lời :
1- Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào ? 
 ( Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.)
2- Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ? 
 ( Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muôn thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.)
3- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên ? 
 ( Đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp vào rừng, tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên. / Hay : Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu. / Hoặc : Đoạn văn giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn thi : ĐỌC TIẾNG – Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
********************************************************************************************************
Œ Đất Cà Mau
 Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn thi : ĐỌC TIẾNG – Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
********************************************************************************************************
 Đất Cà Mau
 Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước
 Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn thi : ĐỌC TIẾNG – Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
********************************************************************************************************
Ž Kì diệu của rừng xanh
 Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
 Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I * NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn thi : ĐỌC TIẾNG – Lớp 5 (Phần dành cho học sinh chuẩn bị)
********************************************************************************************************
 Kì diệu của rừng xanh
 Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
 Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
 Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI MON DOC TIENG.doc