Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 12

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 12

“ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

I) MỤC TIÊU

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: quẩy, nản chí,đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng

Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ nói về: nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi

Hiểu các từ ngữ trong bài: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời

*Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vượt lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tưổi lừng lẫy

doc 35 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 14/11/08 	Ngày giảng: Thứ hai ngày 17/11/08
Tiết 1. Tập đọc.
“ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
I) Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: quẩy, nản chí,đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ nói về: nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi
Hiểu các từ ngữ trong bài: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời
*Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vượt lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tưổi lừng lẫy.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A,KTBC(5’)
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Có chí thì nên” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
B,Bài mới 
1 GTB(1’)
* Giới thiệu – Ghi bảng.
2 Luyện đọc (10’)
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 3.Tìm hiểu bài (12’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 + trả lời câu hỏi: 
 + Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- cầm đồ: Hiệu giữ đồ của người cần vay tiền, có lãi theo quy định.
HSG Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí? 
Nản chí: lùi bước trước những khó khăn, không chịu làm
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?
- Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức, ngang tài với chủ tàu người nước ngoài là gì?
+ Em hiểu thế nào là : “ Một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Tự hào: vui sướng, hãnh diện với mọi người 
+ Em hiều : “ Người cùng thời” là gì?
GV: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
+ Nội dung chính của bài là gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
4,Luyện đọc diễn cảm (10’)
* GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc 
- Gọi HS đoạn nối tiếp đoạn , cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
C,Củng cố dặn dò (3’)
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Vẽ trứng ”
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh quầy hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
- Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
- Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.. 
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiểm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông cho dán dòng chữ “ Người ta thì đi tàu ta”. 
- Khách đi tàu của ông càng ngày càng đông, nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kỹ sư giỏi trông nom.
- Là những người dành được thắng lợi lớn trong kinh doanh.
- Là những người chiến thắng trên thương trường
- Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
- Ông đã biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
- Người cùng thời: là người cùng sống, cùng thời đại với ông.
* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên và đã trở thành Vua tàu thuỷ...
- HS ghi vào vở 
- HS ghe 
- 4 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3-4
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
=================================
Tiết 2. Toán.
Đ 55 . Mét vuông
I. Mục tiêu
- Biết 1 m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo m2
- Biết mối quan hệ giữa cm2, dm2 và m2 
- Vận dụng các đơn vị đo diện tích để giải các bài toán liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1 m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A,KTBC(4’)
- Gọi 2 học sinh lên làm bài 3.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
- Nhận xét và cho điểm.
B,Bài mới 
1 GTB(1’)
2 ND (10’)
a. Giới thiệu mét vuông: (m2)
- Treo bảng hình vuông có diện tích 1 m2
? Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ?
? Hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu ?
? Cạnh hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ?
? Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu ?
? Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ?
? Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu ?
- Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có độ dài cạnh là 1m (Giáo viên chỉ hình).
- Mét vuông viết tắt là m2
? 1 m2 bằng bao nhiêu dm2 ? 
? 1dm2 bằng bao nhiêu cm2 ? 
? Vậy 1 m2 bằng bao nhiêu cm2 ?
3 Luyện tập 
 Bài 1(5’)
- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm.bài vào SGK 
- Yêu cầu học sinh đọc lại các số đo vừa viết.
Bài 2(7’)
- Gọi hs đọc y/c 
- Y/C làm vào vở và 2 hs lên bảng 
- NX chữa bài 
Bài 3(8’)
- Gọi hs đọc y/c 
- Hướng dẫn phân tích bài toán 
- Gọi 1 hs lên bảng lớp làm vào vở 
- Nx chữa bài 
C,Củng cố dặn dò (4’)
* Củng cố tiết học 
- Dăn dò bài sau 
- 2 hs làm bài và nx 
- Học sinh quan sát.
- Cạnh dài 1m.
- Là 1 dm.
- Gấp 10 lần.
- Diện tích là 1 dm2 
- Bằng 100 hình.
- 100 dm2
1 m2= 100dm2
1 dm2= 100cm2
1m2 = 10000cm2
- Nhắc lại.
- HS đọc y/c 
- Làm vào SGK sau đó đổi chéo kiểm tra lẫn nhau.
- Học sinh đọc.
- 2 học sinh lên bảng mỗi học sinh 2 dòng còn lại cả lớp làm vào vở.
1m2=100dm2
100dm2=1m2
1m2= 10000cm2
10000cm2=1m2
400 dm2 = 4 m2 
2110 m2 = 211000dm2
15 m2= 150000cm2 
10 d m2 2cm2 = 1002 cm2 
- 1 hs đọc y/c
Giải:
Diện tích của viên gạch là: 
 30 x 30 =900 (cm2) 
Diện tích của căn phòng đó là:
 900 x 200 = 180000 (cm2)
 180000cm2=18m2
 Đáp số: 18m2. 
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
======================================
Tiết 3. Khoa học.
Đ 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I)Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức vềvòngtuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
- Vẽ và trình bày được sơ đồ vòng tuàn hoàn của nước trong tự nhiên.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Các hình minh hoạ trong SGK, các tấm thẻ...
HS : Sách vở môn học, giấy A4 và bút màu,
III)Phương pháp: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ : (3’)
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
- Mây được hình thành như thế nào?
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
2.Dạy bài mới : (30’)
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- GV tiến hành cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Những hình nào được vẽ trong sơ đồ
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
+ Hãy mô tả hiện tượng đó?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận.
- GV kết luận , ghi bảng ‏‎
* Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi : Vẽ sơ đồ vào giấy A4
- Gv quan sát, nhận xét và giúp đỡ những em yếu.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày tranh vẽ của nhóm mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đẹp, trình bày tốt.
Hoạt động 3: Trò chơi : Đóng vai
- GV đưa ra các tình huống, hướng dẫn các nhóm đóng vai theo tình huống.
- Gv gọi đại diện các nhóm lên thực hiện.
- Gv nhận xét, tuyên dương...
- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.
4. củng cố – Dặn dò:(1’)
- Yêu cầu HS nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Nước cần cho sự sống”
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Trong sơ đồ vẽ các hình:
+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn.
+ Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng
+ Các đám mây đen và mây trắng.
+ Những giọt mưa từ dám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi.. Nước từ đó chảy ra sông, suối, biển
+ Các mũi tên.
- Mô tả hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước
- HS tự mô tả theo gợi y của GV.
- Các HS khác nhận xét
- HS hoạt động cặp
Mây đen
Mây trắng
Mưa
Hơi nước
Nước
- Các nhóm lên trình bày, nhận xét
- Các nhóm đóng vai theo từng tình huống.
- Các nhóm lần lượt lên thực hiện
- HS nhắc lại bài học ( Phần “ bạn cần biết”)
- HS nhắc lại 
- Lắng nghe, ghi nhớ
====================================
Tiết 4. Đạo đức.
Bài 12: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Truyện: Phần thưởng
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng chăm sóc chúng ta.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, để ông bà, cha mẹ vui lòng.
2) Kỹ năng: Có hành vi giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, cha mẹ và phê phán những hành vi không hiếu thảo.
3) Thái độ: Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm đến sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các tình huống, giấy màu xanh, đỏ, tranh vẽ minh hoạ, giấy viết cho mỗi nhóm.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
III - Phương pháp:
Quan sát, giảng dạy, đàm thoại, thảo luận...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) ổn định tổ chức: (1’)
Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
2) Kiểm tra bài cũ: (3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài sau.
3) Dạy bài mới: ( ... hu bài, chấm.
- GV nxét chung một số bài có cố gắng, tuyên dương, khen ngợi và động viên hs.
- Gọi 1, 2 em kể vắn tắt câu chuyện của mình và nêu ý nghĩa của truyện.
C,Củng cố dăn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà ôn bài và làm bài vào (VBT). Chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng.
- 2 hs đọc 
- HS đọc đề bài, lựa chọn và tìm đề mình sẽ làm.
- Hs đọc đề bài, gợi ý và lựa chọn đề.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 1 hs nhắc lại, cả lớp theo dõi.
Hs lắng nghe.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
===================================
Tiết 2. Toán.
Tiết 58: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Ôn tập vềtính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu.
- Thực hành tính nhanh.
- Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A,KTBC(5’)
- Gọi học sinh chữa bài tập 4.
?Nêu lại cách nhân một số với một tổng và một hiệu 
- Kiểm tra vở bài tập.
B,Bài mới 
1 GTB(1’)
Ghi đầu bài .
2 Luyện tập 
* Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1(10’)
* Nêu yêu cầu của bài, học sinh tự làm.
- Gọi 2 học sinh lên bảng. 
- Lớp làm vào vở 
- Nx chữa bài 
Bài 2(10’)
*Gọi hs nêu y/c: 
a, Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Gợi ý: áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân.
b. Yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu tính giá trị của biểu thức theo mẫu.
- áp dụng tính chất nào để tình giá trị biểu thức.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp. 
- NX chữa bài 
Bài 3(5’)
* Gọi hs đọc y/c
- 2hs lên bảng .lớp làm vào vở 
- Gọi nêu miệng và chữa bài 
- Nx đánh giá 
Bài 4(8’)
* Yêu cầu đọc đề bài.
- Phân tích bài 
- Hd cách làm 
- Hs làm bài 
C,Củng cố dặn dò (2’)
* GV nx đánh giá tiết học 
- Dặn dò bài sau
- BTVN(Bài 3- b,c) 
 - Một học sinh lên bảng 
- 2 học sinh trả lời.
- HS ghi 
1 hs nêu 
- áp dụng tính chất nhân một số với một tổng (một hiệu) để tính. 
a.135 x(20+3)=135 x20+135 x 3 
 = 2700 +405 = 3105 
427 x(10+8)= 427x10 +427x8 
 = 4270 +3416 =7686 
 b. 642 x(30-6) = 642x 30 -642x6 
 = 19260 – 3852 = 15408
 287x(40-8) = 287x40- 289x8
 = 11480-2296 =9184
- Tính giá trị biểu thức một cách thuận tiện nhất.
134x4x5=134x20 =2680
5x36x2 = (5x2)x36 = 10x36=360
42 x 2 x 7 x 5 = 42 x 7 x 10 
 = 294 x 10 = 2940
- Tính theo mẫu.
- Tính chất nhân một số với một tổng:
137x3 +137x9 = 137 x(3+97)
 =137x100 =13700
94x 12 +94 x 88 = 94 x (12+88)
 = 94x100 =9400
428 x12 - 428x2= 428x(12-2) 
 = 428x10=4280
537x39–537x19 =537 x (39-19)
 =537x20=10740 
- 1 hs nêu 
- Làm bài theo y/c 
a, 217x11=217x(10+1)
 =217x10+ 217x1
 =2170 +217=2387
 217x9 = 217x(10 - 1)
 =217x10 – 217x1
 =2170 - 217 =1953
- 1 hs đọc bài 
- Nêu cách giải 
- 1 hs lên bảng ,lớp làm vào vở 
Bài giải:
Chiều rộng của sân vận động là: 
 180 : 2 = 90 (m)
Chu vi của sân vận động là:
 (180 +90) x 2 = 540 (m) 
Diện tích của sân vận động là 
 180 x 90 =16200 (m2)
 Đáp số: 540 m; 16200 m2 
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
==================================
Tiết 3. Luyện từ và câu.
Tiết 24: Tính từ (tiếp theo)
I - Mục tiêu:
- Biết được một số tính từ thể hiện mức độ của dặc diểm tính chất.
- Biết cách dùng các tính từ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất.
- GD hs ý thức chăm chỉ học tập cho hs.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: - Bảng lớp viết sẵn 6 câu của bài tập 1,2 phần nhận xét.
- Bảng phụ viết bài tập 1 phần luyện tập.
- Từ điển.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng môn học.
III Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A,KTBC(4’)
- Yêu cầu đặt 2 câu với 2 từ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Nhận xét và cho điểm.
? Thế nào là tính từ ?
B,Bài mới 
1 Gtb (1’)
* GV giới thiệu và ghi đầu bài 
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và sử dụng các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
2 ND(10’)
Bài 1(4’)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu trao đổi và trả lời câu hỏi.
* Gọi học sinh phát biểu.
? Em có nhậm xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy ?
Bài 2(4’)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Gọi phát biểu.
? Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ?
Ghi nhớ (2’)
Ghi nhớ
- Yêu cầu lấy ví dụ về các cách thể hiện.
3Luyện tập 
Bài 1(5’)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Nhận xét.
- Gọi đọc lại đoạn văn.
Bài 2(8’)
* Gọi đọc yêu cầu và nội dụng.
- Yêu cầu trao đổi và tìm từ.
- GV nhận xét
Bài 3(7’)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu đặt câu và đọc.
C,Củng cố dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về viết lại 20 từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau “Mở rộng vốn từ: Y chí – nghị lực”
- 2 học sinh đặt câu.
- Nhận xét 
- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm tính chất sủa sự vật, hiện tượng trạng thái,
- HS ghi đầu bài 
- Nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Nhóm 4 học sinh thảo luận để tìm câu trả lời.
a) Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường.
b) Tờ giấy này trăng trắng: mức độ trắng ít.
c) Tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao.
* Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh. Hoặc từ láy trăng trắng, từ tính từ trắng đã cho ban đầu.
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
 TL: ý nghĩa mức độ được thể hiện bảng cách:
* Thêm từ rất vào trước tính từ trắng bằng rất trắng.
* Tạo phép so sánh bằng cách ghép từ trắng hơn, nhất với tính từ trắng bằng, trắng hơn, trắng nhất.
- Trả lời.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao nhất, cao hơn, to hơn,
- 1 học sinh đọc.
- Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất. Lớp làm vào nháp hoặc vở bài tập.
- Nhận xét.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Trao đổi tìm từ, ghi vào phiếu.
- 2 nhóm dán phiếu và đọc từ vừa tìm.
Đỏ: 
 Cách 1: ( Tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ): đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sẫm, đỏ hồng,, đỏ.
 Cách 2: ( Thêm từ rất, quá, lắm): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực,
 Cách 3: ( Tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,
Cao:
 Cách 1: Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vời vợi,
 Cách 2: rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao,
 Cách 3: Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,
Vui:
Cách1: vui vui, vui vẻ,vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng,
Cách 2: rất vui, vui lắm, vui quá,
 Cách 3: vui hơn, vui nhất, vui như tết, vui hơn tết,
- HS đọc y/c và làm bài vào vở 
* Mẹ về làm em vui quá.
* Mũi chú hề đỏ chat.
* Bất trời cao vời vợi.
* Em rất vui mừng khi được điểm 10
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
=======================================
Tiết 4. Toán.
Tiết 59: Nhân với số có hai chữ số
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện nhân với số có hai chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân nhân số với số có hai chữ số.
- áp dụng phép nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A,KTBC(5’)
- Gọi học sinh chữa bài tập 3.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
B,Bài mới 
1 GTB(1’)
GV nêu và ghi đầu bài 
2 ND(10’)
* Phép nhân 36 x 23
- Viết 36 x 23, yêu cầu áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
? Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu ?
 b. Hướng dẫn đặt tính:
- Nêu cách tính
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân:
+ Lần lượt nhân từng chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải qua trái (SGK).
Giới thiệu: 108 gọi là tích riêng thứ nhất, 72 gọi là tích riêng thứ hai, tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục.
- Yêu cầu nêu lại từng bước nhân.
3 Luyện tập 
Bài 1(10’)
* Gọi hs nêu y/c
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Y/c hs lên bảng ,lớp làm vào bảng con 
- NX chữa bài 
Bài 2(5’)
 *Gọi hs nêu y/c
? Muốn tính giá trị của biểu thức 45 x a với a =13 ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu làm bài, đặt tính ra nháp 
- Nx chữa bài 
Bài 3(7’)
*Yêu cầu đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở và chữa miệng 
- NX đánh giá 
C,Củng cố dặn dò (3’)
* GV nx đánh giá tiết học 
- Dặn dò bài sau
 - 1 học sinh lên bảng.	
- HS ghi đầu bài 
36 x 23 = 36 x(20 +3) 
 = 36x20+ 36x3
 = 720 + 108 
 = 828
Vậy 36 x 23 = 828
- Đặt tính theo hướng dẫn.
- Theo dõi, đặt tính và thực hiện. 
 36
 x 23
 108
 72 
 828
- Nêu như SGK.
- Đặt tính rồi tính.
- 4 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. 
a. 86 b. 33 c. 157 d. 1122
 x 53 x 44 x 24 x 19 
 258 132 628 10098 
 430 132 314 1122
 4558 1452 3768 21318
- Tính giá trị biểu thức 45 x a với a =13, a=26, a=39 
- Thay a =13, sau đó thực hiện phép nhân 45 x 13.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Với a =13 thì 45 x 13 = 585
+ Với a =26 thì 45 x 26 = 1170
+ Với a =39 thì 45 x 39 = 1755
- Đọc đề bài.
-Làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra.
Tóm tắt: 1q: 48trang
 25q: .trang?
Bài giải:
Số trang của 25 quyển vở cùng loại là:
 48 x 25 = 1200 (trang) 
 Đáp số: 1200 (trang
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
===================================
Tiết 5. Sinh hoạt.
Tuần 12
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Hoàng; Minh; Thuý Hường. Đạt điểm giỏi.
 - Phê bình: Sơn (Mất trật tự trong lớp)
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 
===================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc