Đọc bài văn trên và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1) Ý chính của bài văn là gì?
a) Nói về hai con ngựa kéo xe khách
b) Nói về một chuyến đi xe ngựa
c) Nói về cái thú đi xe ngựa
2) Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương” miêu tả đặc điểm của con ngựa nào?
a) Con ngựa Ô
b) Con ngựa Cú
c) Cả hai con ngựa
3) Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô?
a) Vì nó chở được nhiều khách
b) Vì nước chạy kiệu của nó rất bền
c) Vì có thể leo lên lưng nó mà nó không đá
Họ và tên: Ôn tập cuối HKII Tiếng Việt: Đề 1: Ba Vì vời vợi Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vuanổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. Theo Võ Văn Trực Đọc bài văn trên và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Bài văn trên miêu tả cảnh đẹp của Ba Vì vào mùa: Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của Ba Vì? Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng trẻ trung, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng trẻ trung, rừng thanh xuân. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng trẻ trung, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội. Từ đồng nghĩa với từ trong veo là: Trong sáng Trong suốt Trong sạch Bài văn có mấy danh từ riêng? Chín danh từ riêng Mười danh từ riêng Mười một danh từ riêng Đó là các từ: Vị ngữ trong câu “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài” là những từ ngữ: khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là những từ ngữ: Từ Tam Đảo nhìn về phía tây Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng Vẻ đẹp của Ba Vì Trong đoạn văn thứ nhất (Từ Tam Đảo chân trời rực rỡ) tác giả sử dụng mấy hình ảnh so sánh để miêu tả Ba Vì? Một hình ảnh Hai hình ảnh Ba hình ảnh Đó là: Bài văn có mấy kiểu câu em đã học? Một kiểu câu Hai kiểu câu Ba kiểu câu Đó là: Đề 2: Đi xe ngựa Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt các xe khác để đón khách, anh chỉ cần ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te, tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước kiệu lại rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôiCầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm. Theo Nguyễn Quang Sáng Đọc bài văn trên và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Ý chính của bài văn là gì? Nói về hai con ngựa kéo xe khách Nói về một chuyến đi xe ngựa Nói về cái thú đi xe ngựa Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương” miêu tả đặc điểm của con ngựa nào? Con ngựa Ô Con ngựa Cú Cả hai con ngựa Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô? Vì nó chở được nhiều khách Vì nước chạy kiệu của nó rất bền Vì có thể leo lên lưng nó mà nó không đá Vì sao tác giả rất thích thú khi đi xe ngựa của anh Hoàng? Vì anh Hoàng là hàng xóm thân tình của tác giả, anh cho đi nhờ, không lấy tiền Vì tác giả thích hai con ngựa và thỉnh thoảng lại được cầm dây cương điều khiển cả chiếc xe ngựa Cả hai ý trên Câu “Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi” thuộc kiểu câu gì? Câu kể Câu khiến Câu hỏi Chủ ngữ trong câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương” là những từ ngữ nào? Cái tiếng vó của nó Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều Câu “Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa” có mấy tính từ? Hai tính từ Ba tính từ Bốn tính từ Đó là: Bài văn có mấy danh từ riêng? Hai danh từ riêng Ba danh từ riêng Bốn danh từ riêng Đó là: Đề 3: Ngụ ngôn về ngọn nến Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi tắt lịm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ảnh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. Đọc bài văn trên và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng vì: Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho mọi người, nó thấy mình có ích. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng cả bóng tối. Ngọn nến nương theo gió để tắt đi, không chiếu sáng nữa vì: Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu được Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ bị thiệt thòi Ngọn nến có kết cục là: Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ. Ngọn nến hiểu ra điều gì? Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó sẽ tan chảy đi. Câu “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc kiểu câu: Câu kể Câu hỏi Câu cảm Câu khiến Trong câu “Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến” bộ phận vị ngữ là: Đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến Chảy ra lăn dài theo thân nến Lăn dài theo thân nến Từ “hạnh phúc” trong câu “Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người” thuộc loại từ: Danh từ Động từ Tính từ Trong câu “Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi tắt lịm” có mấy tính từ: Một tính từ Hai tính từ Ba tính từ Đó là: Thêm trạng ngữ vào chỗ trống cho các câu sau: nến đã được thắp lên. em đi học. cả nhà em đi du lịch. Đề 4 Những chú chó con ở cửa hiệu Một cậu bé xuất hiện trước cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?” Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 – 50 đô la mỗi con.” Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không?” Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Từ trong chiếc cũi, năm chú chó con nhỏ xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú chó bị tụt lại sau khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới con chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu liền hỏi: “Con chó này sao vậy bác?” Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời.” Nghe thế, cậu bé có vẻ xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua.” Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thật sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu nhưng ta biết cháu sẽ chẳng muốn mua nó đâu?” Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mặt ông chủ cửa hàng rồi nói: “Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó mỗi tháng cháu sẽ trả bác 50 xu được không ạ?” “Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó” – Người chủ cửa hàng khuyên “Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và đùa giỡn như những con chó khác được đâu”. Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng rồi khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà, và chú chó này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó.” Dan Clark Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Cậu bé chú ý đến con chó con: Chú chó con lông trắng muốt Chú chó con bé xíu như cuộn len Chú chó con chậm chạp, hơi khập khiễng Cậu bé không muốn ông chủ cửa hàng tặng con chó đó cho mình vì: Vì con chó đó bị tật ở chân Vì con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng Cậu bé chọn mua con chó bị tật ở chân vì: Vì cậu thấy thương hại con chó Vì con chó đó rẻ tiền nhất Vì con chó đó có hoàn cảnh giống như cậu Câu chuyện muốn nói với chúng ta là: Cần giúp đỡ những người khuyết tật Không được chế nhạo người khuyết tật Hãy biết chia sẽ và đồng cảm với người khuyết tật Câu “Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó!” là loại câu: Câu kể Câu cảm Câu khiến ... Thơ có diện tích và số dân là bao nhiêu? Thành phố Cần Thơ có diện tích và số dân đứng thứ mấy do với các thành phố khác trong bảng? Thành phố Đà Nẵng có diện tích và số dân là bao nhiêu? Hãy cho biết thành phố Đà Nẵng có diện tích và số dân đứng thứ mấy so với các thành phố khác trong bảng? Hãy nêu vài trò của biển Đông đối với nước ta. Nối tên thành phố ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp: A B Thành phố Hồ Chí Minh Là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long Thành phố Cần Thơ Là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung Thành phố Huế Là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước Thành phố Đà Nẵng Thành phố nổi tiếng với các kiến trúc cung đùng, thành quách, đền miếu, lăng tẩm, của các vua triều Nguyễn. Đúng ghi Đ, sai ghi S: Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Koong và sông Đồng Nai bồi đắp nên Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, với những cồn cát và đầm phá. Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải miền Trung là khai thác dầu khí và trồng các loại rau xứ lạnh. Vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta là: Đồng bằng Nam Bộ Đồng bằng Bắc Bộ Cả hai ý đều đúng ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là: Đồng, sắt Nhôm, dầu mỏ và khí đốt Dầu mỏ và khí đốt Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ chấm trong bảng dưới đây: Tên hoạt động sản xuất Một số điều kiện cần thiết để sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung Trồng lúa Trồng mía, lạc Nước biển mặn Nhiều nắng Biển , đầm, phá, sông Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản Khoa học: Khi bật điện ta thấy có gió được thổi từ phía cánh quạt. Nguyên nhân có gió là: Gió được sinh ra từ cánh quạt Gió được sinh ra từ trong quạt, sau đó được cánh quạt thổi tới ta Không khí được cánh quạt thổi tạo thành gió Tác hại của bão có thể gây ra là: Làm đổ nhà cửa Phá hại hoa màu Gây ra tai nạn cho con người Tất cả các ý trên Việc nào không nên làm để phòng chống tác hại do bão gây ra? Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường Tranh thủ ra khơi đánh cá khi nghe tin có bão sắp đến Đến nơi trú ẩn an toàn khi cần thiết Cắt điện ở những nơi cần thiết Những yếu tố nào sau đây gây nên ô nhiễm không khí? Khói, bụi, khí độc Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh Tiếng ồn Tất cả các yếu tố trên Vật nào sau đây tự phát sáng? Trái đất Mặt trăng Mặt trời Cả 3 vật kể trên Phát biểu nào không đúng về vai trò của ánh sáng mặt trời? Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khỏe mạnh Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật Cắm một ống vào một bình nước (như hình vẽ). Khi nhúng bình vào chậu nước nóng thì thấy mực nước trong ống cao lên còn khi nhúng bình vào chậu nước đá thì thấy mực nước trong ống hạ xuống. Hiện tượng đó cho ta biết điều gì? Nước bay hơi Nước có thể thấm qua một số vật Nước nở ra hoặc bị co lại khi nóng lên hoặc lạnh đi Ý kiến nào sau đây không đúng về thực vật? Thực vật cần ô – xi để thực hiện quá trình hô hấp Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải khí ô-xi trong quá trình quang hợp Hô hấp ở thực vật chỉ xảy ra ban ngày Cả 3 ý trên Sinh vật nào có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, chất vô cơ để tạo thành chất hữu cơ (như chất bột đường)? Con người Thực vật Động vật Tất cả các sinh vật Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm: Ni – tơ, sự cháy, quá nhanh, lâu hơn, không khí, ô-xi Càng có nhiều càng có nhiều ô-xi và diễn ra trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra Bạn Mai muốn tìm hiều xem nước có phải là yếu tố cần cho sự phát triển của cây hay không, bạn làm thí nghiệm như sau: tưới nước cho cây ở chậu A hằng ngày, không tưới nước cho cây ở chậu B. sau đó một vài ngày, Mai so sánh các cây để rút ra nhật xét về vai trò của nước đối với sự phát triển của cây. Để cho thí nghiệm thành công thì bạn Mai cần phải giữ một số yếu tố khác nhau như nhau ở hai chậu cây. Hãy nêu 3 trong số các yếu tố đó. Đúng ghi Đ, sai ghi S: Để tìm hiểu không khí cần cho sự sống, ta có thể làm thí nghiệm như sau: úp 1 bát thủy tinh lên chậu cây A, chậu cây B để nguyên. Quan sát xem cây nào tươi tốt hơn để rút ra nhận xét về vai trò của không khí đối với sự sống: Khi tiến hành thí nghiệm, ta cần phải lưu ý điều kiện gì để thí nghiệm thành công: Kích thước và loại cây ban đầu phải như nhau Hai câu ban đầu phải trồng cùng một lúc trong những điều kiện về đất, chất khoáng, nước, ánh sáng như nhau Các chậu dùng trồng cây có màu sắc như nhau Các chậu dùng trồng cây có kích thước như nhau Tại sao người ta sục khí vào bể cá: Để cung cấp khí các-bô-níc cho cá Để cung cấp khí ni-tơ cho cá Để cung cấp hơi nước cho cá Để cung cấp khí ô-xi cho cá Khi gõ trống, tại sao tai ta nghe được tiếng trống? Âm thanh được tạo ra từ bên trong trống, chuyển động trong không khí đi đến tai, tác động lên màng nhĩ làm tai ta nghe thấy Mặt trống rung động làm không khí xung quanh mặt trống rung động. Rung động này được kan truyền trong không khí. Khi đến tai, không khí rung động sẽ tác động lên màng nhĩ và tai ta nghe thấy tiếng trống. Mặt trống rung động đầy không khí chuyển động đi mọi phía, trong đó một phần không khí sẽ chuyển động từ trống đến tai, lọt vào tai, tác động vào màng nhĩ làm tai ta nghe được. Âm thanh là một loại khí đặc biệt được trống phát ra, từ trống chuyển động đến tai ta, khi lọt vào tai sẽ tác động vào màng nhĩ làm tai ta nghe được. Một cái chuông đồng hồ báo thức đang phát ra tiếng kêu thì được cho vào một túi ni – lông rồi bịt kín. Điều gì sẽ xảy ra? Không thể nghe được vì không khí không lọt qua túi Trong túi sẽ hết không khí vì chuông kêu sẽ hút hết không khí Vẫn nghe thấy tiếng chuông vì âm thanh có thể lan truyền quan túi Âm thành sẽ làm vỡ túi vì bị dồn nén Muốn biết thực vật cần gì để sống, ta làm thí nghiệm như thế nào? Trồng cây trong điều kiện sống đầy đủ các yếu tố Trống cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố Trồng cây trong điều kiện sống thiếu 2 yếu tố Nối ô ở cột A với ô ở cột B cho thích hợp: A B Bông Len Dẫn nhiệt tốt Đồng Nhôm Không khí Dẫn nhiệt kém Gỗ Điền từ các – bô – níc, ô – xi, nước, hữu cơ, nước tiểu, cặn bã vào chỗ chấm cho thích hợp: Trong quá trình trao đổi khí, động vật hấp thụ khí và thải ra khí Trong quá trình trao đổi thức ăn, động vật lấy từ môi trường các chất và đồng thời thải ra môi trường và Điền các từ gà, lúa, diều dâu vào ô trống để chỉ ra mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ sau: Một cây nến đang cháy, úp cốc thủy tinh lên thì cây nến bị tắt. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu giải thích đúng: Khi úp cốc lên, không có gió nên nến tắt Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị hết nên nến tắt Khi nến cháy, khí ô-xi bị mất dần đi, khi ta úp cốc không có thể không khí để cung cấp khí ô-xi nên nến tắt Khi nến cháy, khí ô-xi và khí các-bô-níc bị mất đi, nếu úp cốc sẽ không có thêm không khí cung cấp hai khí trên nên nến tắt Đúng ghi Đ, sai ghi S: Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất rắn và chất lỏng Âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng và chất rắn Điều gì có thể xảy ra nếu ta thường xuyên sống ở nơi có tiếng ồn? Ý kiến nào không đúng: Tai có thể nghe kém Gây đau đầu, mất ngủ Không có hại gì vì ta có thể quen dần Làm suy nhược thần kinh Đúng ghi Đ, sai ghi S: về vai trò của ánh sáng mặt trời Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần đến ánh sáng mặt trời. Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khỏe mạnh Chỉ có động vật kiếm ăn ban ngày với cần ánh sáng mặt trời. Các loài thực vật khác nhau có thể có nhu cầu về ánh sáng khác nhau. Có cây ưa sáng, có cây ưa bóng râm. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp: A B Tưới cây, che giàn Chống rét cho cây Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát Chống rét cho động vật ủ ấm cho gốc bằng rơm, rạ Chống nóng cho cây Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió Chống nóng cho động vật Ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự cháy? Úp cốc xuống nước rồi nghiêng cốc thì có bọt sủi lên Úp cốc vào ngọn nến đang cháy một lúc sau thì nến tắt Quạt lò than Bếp gas không cháy khi bình ga hết Vai trò của không khí cần cho sự sống là: Chỉ có con người và động vật mới cần không khí để thở, thực vật không cần không khí Thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của động vật là khí các-bô-níc Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của thực vật là khí ô-xi Con người, động vật, thực vật đều cần không khí để thở. Trường hợp nào sau đây có thể là nguyên nhân làm ô nhiễm không khí? Xả phân, rác, nước thải bừa bãi Sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu Khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, gió thay cho dùng than củi Thải khí thải từ các nhà máy vào môi trường Để đề phòng tác hại do bão gây ra, chúng ta cần thực hiện các việc: Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường Tranh thủ ra khơi đánh cá khi nghe tin có bão sắp đến Đến nơi trú ẩn an toàn khi cần thiết Cắt điện ở những nơi cần thiết Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành là: Trồng cây xanh Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng Đổ rác ra đường Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau không bên ngoài. Một lát sau ta thấy thành bên ngoài của cốc ướt. Kết quả này được giải thích như sau: Nước lạnh có thể thấm qua cốc thủy tinh Nước trong cốc có thể bay hơi ra ngoài cốc Cốc đưa từ trong tủ lạnh ra ngoài bị nóng chảy Trong không khí có hơi nước, khi gặp thành cốc lạnh hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước bên ngoài cốc Để sống và phát triển bình thường, động vật cần: Có đủ nước, ánh sáng và không khí Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí Có đủ nước, ánh sáng và thức ăn Có đủ không khí Nêu tên các chất còn thiếu vào chố trống để hoàn thành “Sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật” Ánh sáng mặt trời Hấp thụ Thải ra Hơi nước Thực vật Các chất khoáng
Tài liệu đính kèm: