Đề thi học sinh giỏi Khối 5 môn Tiếng việt - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé

Đề thi học sinh giỏi Khối 5 môn Tiếng việt - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé

Bài 2. Cho các từ sau: Đánh trống, đánh giày,đánh tiếng,đánh trứng,đánh đàn, đánh răng, đánh điện ,đánh phèn.

a. Xếp các từ trên theo các nhóm có từ “ đánh” cùng nghĩa với nhau:

b. Hãy nêu từ “ đánh” trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại ở trên

Bài 3. Tìm 4 thành ngữ , tục ngữ,nói về đạo đức và lối sống lành mạnh ,tốt đẹp của con người Việt Nam.

II. PHẦN NGỮ PHÁP: 5 điểm

1.Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau;

 a. Tiếng cá quẫy tung tăng xôn xao quanh mạn thuyền.

 b. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.

2. Chỉ ra chỗ sai của mỗi câu dưới đây rồi viết sữa lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp.

a. Tuy vười nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả

b. Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt,đội mũ sắt,cưỡi ngựa sắt,vung roi sắt.

c.Vì mẹ ốm nên mẹ đã làm việc quá sức

3. Từ thật thà trong mỗi câu dưới đây là danh từ,động từhay tính từ ? Hãy chỉ rõ “ Thật thà” là bộ phận gì trong mỗi câu ?

a. Chị Loan rất thật thà

b. Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến

c. Chị Loan ăn nói thật thà,dễ nghe.

d. Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.

 

doc 9 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 3975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Khối 5 môn Tiếng việt - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN BÉ	
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 5
MÔN : TIẾNG VIỆT
I: PHẦN TỪ NGỮ:
Bài1. Sắp xếp các từ sau vào các cột dưới đây cho đúng:
 Châm chọc. Chậm chạp, mê mẩm, mong ngóng, nhỏ nhẹ,mong mỏi, tươi tốt, tươi tắn ,dịu dàng đánh đập .
	Từ láy
 Từ ghép 
Bài 2. Cho các từ sau: Đánh trống, đánh giày,đánh tiếng,đánh trứng,đánh đàn, đánh răng, đánh điện ,đánh phèn.
a. Xếp các từ trên theo các nhóm có từ “ đánh” cùng nghĩa với nhau:
b. Hãy nêu từ “ đánh” trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại ở trên 
Bài 3. Tìm 4 thành ngữ , tục ngữ,nói về đạo đức và lối sống lành mạnh ,tốt đẹp của con người Việt Nam.
II. PHẦN NGỮ PHÁP: 5 điểm
1.Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau;
 a. Tiếng cá quẫy tung tăng xôn xao quanh mạn thuyền.
 b. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
2. Chỉ ra chỗ sai của mỗi câu dưới đây rồi viết sữa lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp.
a. Tuy vười nhà em nhỏ bé và không có cây ăn quả 
b. Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt,đội mũ sắt,cưỡi ngựa sắt,vung roi sắt. 
c.Vì mẹ ốm nên mẹ đã làm việc quá sức 
3. Từ thật thà trong mỗi câu dưới đây là danh từ,động từhay tính từ ? Hãy chỉ rõ “ Thật thà” là bộ phận gì trong mỗi câu ?
a. Chị Loan rất thật thà
b. Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến
c. Chị Loan ăn nói thật thà,dễ nghe.
d. Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.
III. CẢM THỤ VĂN HỌC: 3 điểm
 	Trong bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế lan Viên có viết.
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ.
 IV. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 đến 25 dòng. Kể lại câu chuyện nói về tình bạn từng để lại ấn tượng sâu sắc đối với em trong những ngày thơ ấu.
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT
I. PHẦN TỪ NGỮ: 5 điểm
Bài 1 (1 điểm) 
Từ ghép: Chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn , đánh đập. ( 0,5 điểm)
 Từ láy : Châm chọc., mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, dịu dàng. ( 0,5 điểm)
Bài 2
a/( 1điểm) Xếp các từ đã cho dựa vào nghĩa của tiếng “ Đánh” như sau: 
1. Đánh trống, đánh đàn
2. Đánh giày, đánh răng
3. Đánh tiếng, đánh điện 
4. Đánh trứng, đánh phèn
b/(2 điểm) 
 Nghĩa của từ” Đánh” trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại ở trên là: 
 Đánh (1) làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gãy (0,5 điểm)
 Đánh (2) Làm cho mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát ( 0,5 điểm)
 Đánh (3) Làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi ( 0,5 điểm)
 Đánh (4) Làm cho một vật hoặc chất thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng (0,5 điểm).
3.Tìm 4 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.( đúng mỗi câu 0,25 điểm)
Đói cho sạch rách cho thơm
Lá lành đùm lá rách
Uống nước nhớ nguồn
Một con ngựa đau một tàu bỏ cỏ ...
II. PHẦN NGỮ PHÁP: (6 điểm)
Bài 1: Xác định đúng mỗi câu 0,75 điểm
Tiếng cá quẩy tủng toẵng/ xôn xao quanh mạng thuyền 
	CN VN
Những chú gà nhỏ như những hòn tơ/ lăn tròn trên bãi cỏ 
 CN VN
Bài 2: Chỉ ra chỗ sai và chữa lại đúng mỗi câu 1điểm
Câu a.Dùng chưa đủ cặp từ quan hệ trong câu ghép ( Tuy .nhưng)có thể viết chữa lại bằng cách thêm một vế câu và từ chỉ quan hệ đúng cặp
VD: Tuy vườn nhà em nhỏ bé nhưng mẹ em trồng rất nhiều cây ăn quả.
Câu b.Thiếu vị ngữ mới chỉ có chủ ngữ có thể viết chữa lại bằng cách thêm vị ngữ.
VD. Hình ảnh ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt,đội mũ sắt,cưỡi ngựa sắt,vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc thật oai phong lẫm liệt.
Câu c. Đặt sai hai vế nguyên nhân – kết quả trong câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ Vì- Nên.Viết sửa lại bằng cách đổi vị trí hai vế câu.
Vì mẹ làm việc quá sức nên mẹ bị ốm.
 Bài 3: (1,5 điểm)
Từ “Thật thà” trong mỗi câu đều là tính từ	(0,5điểm)
Nêu đúng mỗi câu( 0,25 điểm)
Tên gọi bộ phận của từ “thật thà” trong mỗi câu là.
a. Chị Loan rất thật thà ( thật thà là vị ngữ)
b. Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến( Thật thà là định ngữ)
c. Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe (Thật thà là bỗ ngữ)
d. Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan (Thật thà là chủ ngữ)
III. CẢM THỤ VĂN HỌC. (3 điểm)
Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã khôn lớn ,dù có đi hết đời( Sống trọn đời), tình thương của mẹ đối với con như vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ là tình thương bất tử! 
IV. TẬP LÀM VĂN: (5 đểm)
Xác định đúng yêu cầu kể về câu chuyện nói về tình bạn từng để lại ấn tượng sâu sắc đối với em trong những ngày thơ ấu. Câu chuyện được kể lại có thể vui hay buồn, miễn sao được trình bày rõ ràng mạnh lạc, ( có mở đầu , diễn biến và kết thúc).
Bộc lộ được ấn tượng sâu sắc của em và nêu được ý nghĩa hay tác dụng của câu chuyện đó đối với em.
Trình bày 1điểm.
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN BÉ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
	MÔN: TOÁN
Năm học: 2009- 2010
Bài 1( 4điểm)
a. Viết số hạng tiếp theo của dãy số sau là:
 1; 2 ; 6 ; 24 ; 120 ;là 
 A: 124 B. 144 C. 240 D. 720
b.Trong các phân số sau phân số nào lớn nhất? vì sao?
 1994; 1992; 1975; 40; 1890; 40
 1995 1993 1994 13 1975 19
c/ Cho dãy số 11, 14, 17,., 68
 a.Hãy xác định dãy trên có bao nhiêu số hạng?
 b.Nếu ta tiếp tục kéo dàí các số hạng của dãy số thì số hạng thứ 1996 là số mấy?
Bài 2: 5 điểm
a.Cho a bc là một số tự nhiên có 3 chữ số; biết ràng abc chia hết cho 5 và 9 nhưng không chia hết cho 2. Hãy tìm abc ?
b. Tính nhanh 
 (1+3+5+7+2003+2005) x 125125 x 127- 127127 x 125)
c. Không quy đồng mẫu số hãy so sánh hai phân số sau:
 145 và 157
 377 369
d. Tổng 1 + 5 + 11 + 19 
 2 6 12 20 
có kết quả là: 
 A. 16 B . 5 C. 5 D. 6
 5 16 20 5
Bài 3:
 Khi nhân một số thập phân với số 235 một học sinh đã đặt các tích riêng thẳng cột với nhau như trong phép cộng nên nhận được kết quả bằng 123,4 tìm tích đúng của phép nhân đó.
Bài 4: 
 Ba lớp khối 5 của trường tiểu học Nguyễn Văn Bé tham gia trồng cây kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.Số cây của lớp 5A trồng được bằng 3 số cây của lớp 5B 
 5 
bằng 3 Số cây của lớp 5C. Hỏi mỗi lớp đã trồng được bao nhiêu cây? Biết rằng
 7 
cả ba lớp trồng được 240 cây. 
Bài 5 : 
Cho hình thang ABCD( AB song song với CD) có chu vi 450cm. Tổng hai cạnh bên 
( AD,CB) là 105cm; đường cao 36 cm; đáy lớn hơn đáy nhỏ 75 cm.
 a. Tính diện tích hình thang và độ dài mỗi đáy?
 b. Kéo dài hai cạnh bên DA và CB giao nhau tại E. Biết AD= 2 DE.Vẽ hình và tính diện tích tam giác EAB? 3
ĐÁP ÁN TOÁN
 Bài 1. ( 4 điểm)
a. Khoanh D ( 1 đ)
b. ( 1 điêm) Các phân số bé hơn 1 là: 1994	; 1992 ; 1975 ; 1890 
	 1995 1993 1994 1975
Vì có tử số bé hơn mẫu số
Các phân số lớn hơn 1: 40 ; 40 vì có tử lớn hơn mẫu 
	 13 19
Mặt khác. 40 ; 40
 19 có cùng tử số .
13 40
	 13 19
Vậy phân số lớn nhất trong các phân số trên là 40
 13
c/ ( 1 điểm) Ta có: 
 11 13 14 
 14-11=3
 17-14=3
 Vậy quy luật của dãy số là : mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước cộng với 3.
Số các số hạng của dãy số đó là :
(68-11) : 3+1=20 (số hạng)
b/Ta nhận xét :
 Số hạng thứ hai : 14 =11+ 3 = 11+ (2-1) x 3
 Số hạng thứ ba : 17 = 11+ 6 = 11+ (3-1) x 3
 Số hạng thứ tư ; 20 =11+ 9 = 11+ (4-1) x 3
 Vậy số hạng thứ 1996 là:
 11+ ( 1996-1 ) x 3 =5996
 Đáp số; 20 số hạng; 5996
Bài 2: 5 điểm
a/Ta có abc là một số tự nhiên có 3 chữ số ( a# 0; a,b c < 10)
Theo đề toán : abc chia hết cho 5 nên c=0 hoặc 5 0,25 điểm
 Mà abc không chia hết cho 2 nên c=5 
Ta lại có : abc chia hết cho 9 nên( a+b+c) chia hết cho 9
 => (a+b+5) chia hết cho 9 0,5 đ
=> (a+b+5) chỉ có thể bằng 9 hoặc 18 ( vì nếu a+b+5)=27=>(a+b)=22 (vô lý)
Xét trường hợp (a+b+5) =9 =>(a+b) = 9 – 5 = 4 
 Ta được các số sau: 135; 225; 315; 405. 0,5 đ
 Xét trường hợp (a+b+5)=18 => (a+b) = 18-5 = 13 
 Ta được các số sau: 496; 585; 675; 765 ;855; 945. 0,5 đ
 Vậy ta tìm được các số abc thỏa mãn theo điều kiện bài toán là: 
 135;225;315; 405; 495; 585; 675; 765; 855; 945 0,25 đ
b/ Tính nhanh: ( 1 điểm)
Vì 125125 x 127-127127 x 125 = 1001 x 125 x 127 -1001 x 127x 125=0
Nên: ( 1+3+5++2005) x (125125x127-127127x125) = 0
c/Ta có: 145 <145 và 145 < 157
 377 369 369 369
Từ đó suy ra : 145 < 157 ( 1 điểm)
 377 369 
d/ Khoanh A : (1 điểm) 
Bài 3: ( 2 điểm)
Theo đề bài thì học sinh đó đã nhân thừa số thứ nhất lần lượt với 5,3,2 rồi cộng kết quả lại.Vì vậy kết quả của phép tính chép nhầm bằng:
 5+2+3 = 10( lần thừa số thứ nhất) ( 1 điểm)
Thừa số thứ nhất trong phép nhân đó là: ( 0,5 điểm)
 123,4: 10 = 12,34
Tích đúng của phép nhân đó là: ( 0,5 điêm) 
 12,34 x 235 =2899,9
Bài 4: 3 điểm 
Ta có sơ đồ sau;	? cây
 Lớp 5A
? cây
 Lớp 5B
	240 cây
 ? cây
 Lớp 5C 
Số cây của lớp 5A trồng được là:
240:(3+5+7) x 3 = 48 ( cây)
Số cây của lớp 5B trồng được là:
240:(3+5+7) x 5 = 80( cây)
Số cây của lớp 5B trồng được là:
240- 48 - 80=132( cây)
 Đáp số: 48 cây; 80 cây và 132 cây
Bài 5: ( 5 điểm)
a. 2,5 điểm
 Tổng của hai đáy hình thang là: 0,5 điểm 
450 – 105 = 345 ( cm)
Diện tích của hình thang là:
 345 X 36 = 6210 ( cm2) 1 điểm 
Đáy nhỏ của hình thang là:
	(345 - 75) : 2 = 135 (cm) 	0,5 điểm 
Đáy lớn của hình thang:
	135 + 75 = 210 ( cm)	0,5 điểm 
b.Theo đề toán, ta có hình vẽ: E
 A B 
 0,5 điểm
 D C
Nối D với B, ta có 
 SEAB =SABD ( vì có đáy EA = 1 AD và có chung đường kẻ từ B) ( 0,5 điêm)
 2
 Mà SEAB = 135 x 36 = 2430 ( cm2) 	 (0,5 điểm)
	 2
 Nên : SEAB = 2430:2=1215 ( cm2) ( 0,5 điểm)
 Đáp số: a. 6210 cm2
 135cm
 210cm (0,5 điểm)
 b. 1215cm2 
Trình bày : 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi nam hoc 0910.doc