Giáo án môn Khoa học 5 - Tuần 1 đến tuần 13

Giáo án môn Khoa học 5 - Tuần 1 đến tuần 13

TIẾT 1: SỰ SINH SẢN

I. MỤC TIÊU

Giúp HS nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 + Các hình minh hoạ trang 4 – 5 SGK

 + Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “ bé là con ai”

 

doc 70 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học 5 - Tuần 1 đến tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Khoa học
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 1: SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các hình minh hoạ trang 4 – 5 SGK
	+ Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “ bé là con ai”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Giới thiệu chương trình học.
+ GV yêu cầu 1 HS đọc tên SGK
+ Giới thiệu: ở lớp 4 các em đã được học môn khoa học. Lớp 5 các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những điều mới mẻ về khoa học. Mỗi bài học sẽ cung cấp những kiến thức quý báu cho cuộc sống của chúng ta.
+ Yêu cầu: Em hãy mở mục lục và đọc tên các chủ đề của sách.
+ Hỏi: Em có nhận xét gì về sách Khoa học 4 và Khoa học 5.
+ Giới thiệu bài
+ 1 HS đọc: Khoa học 5
+ 1 HS đọc tên các chủ đề thành tiếng trước lớp.
Con người và sức khoẻ. Vật chất và năng lượng. Thực vật và động vật. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ So với sách Khoa học 4 sách khoa học 5 có thêm chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 1
TRÒ CHƠI “ BÉ LÀ CON AI”
- GV nêu tên trò chơi:
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm.
- Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát.
- Yêu cầu đại diện của 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con ( mẹ con)?
- GV hỏi để tổng kết trò chơi.
+ Nhờ đâu các em tìm được bố ( mẹ ) cho từng em bé?
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
- Kết luận: mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta cũng có thể nhận ra bố mẹ của em bé.
- Lắng nghe.
- Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. HS thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- HS hỏi – trả lời.
- Trao đổi theo cặp và trả lời.
+ Nhờ em bé có các đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
+ Trẻ em đều do bố , mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2.
 Ý NGHĨA CỦA SỰ SINH SẢN Ở NGƯỜI
- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp.
- Treo các tranh minh hoạ ( không có lời nói của nhân vật). Yêu cầu HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- Nhận xét, khen ngợi HS giới thiệu đầy đủ, lời văn hay, nói to, rõ ràng.
- HS làm việc theo cặp như hướng dẫn của GV.
- 2 HS ( cùng cặp) nối tiếp nhau giới thiệu.
Hoạt động 3
LIÊN HỆ THỰC TẾ : GIA ĐÌNH CỦA EM
- GV nêu yêu cầu: Các em đã tìm hiểu về gia đình bạn Liên, bây giờ các em đã giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ một bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với mọi người.
- Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay.
- Lắng nghe và làm theo yêu cầu.
- Vẽ hình vào giấy khổ A4.
- 3 – 5 HS dán ( hoặc giơ) hình minh hoạ, kết hợp giới thiệu về gia đình.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS , nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, thuộc bài ngay tại lớp.
- Dặn HS về nhà ghi vào vở và học thuộc mục Bạn cần biết, vẽ bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4.
Thứ ngày tháng năm 2013
Khoa học
TIẾT 2 : NAM HAY NỮ ? 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò nam, nữ.
Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các hình minh hoạ trang 6, 7 SGK, hình 3, 4 phóng to ( nếu có điều kiện).
	+ Giấy khổ A4, bút dạ.
	+ Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung 3 cột: Nam, cả nam và nữ, nữ cho trò chơi “ ai nhanh, ai đúng” theo cột.
	+ HS chuẩn bị hình vẽ ( đã giao từ tiết trước)
	+ Mô hình người nam và nữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
A. Kiểm tra bài cũ.
+ Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con ngươi không có khả năng sinh sản?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
 - Giới thiệu bài.
- HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV.
Hoạt động 1.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp với hướng dẫn như sau:
+ Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ?
+ Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giống và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ.
+ Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
GV nghe và ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- GV nhận xét các ý kiến của HS, sau đó gạch chân các đặc điểm khác biệt về mặt sinh học mà HS nêu được, rồi đưa ra kết luận
- GV cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng trong SGK.
- GV yêu cầu: Ngoài những điểm cô đã nêu em hãy cho thêm ví dụ về điểm khác biệt giữ nam và nữ về mặt sinh học.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp cùng làm việc theo hướng dẫn. Ví dụ vẽ kết quả làm việc.
+ Vẽ bạn nam và bạn nữ khác nhau. Vì giữa nam và nữ có nhiều điểm khác nhau.
+ Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm. nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau như nam thì thường cắt tóc ngắn, nữ lại để tóc dài, nam mạnh mẽ, nữ lại dịu dàng
+ Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay bé gái.
- 1 cặp HS báo cáo
- HS cùng quan sát.
- 1 HS phát biểu ý kiến trước lớp. Ví dụ: 
+ Nam : Cơ thể thường rắn chắc, khoẻ mạnh, cao to hơn nữ.
+ Nữ : Cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam.
Hoạt động 2.
PHÂN BIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT SINH HỌC VÀ XÃ HỘI
 GIỮA NAM VÀ NỮ
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 8 đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng của nam( nữ) hay đặc điểm chung của cả nam và nữ sau đó dán vào cột thích hợp trong bảng. Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành bảng đúng, nhanh, có giải thích hợp lí về các đặc điểm trong mỗi phiếu.
- GV cho các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng theo thứ tự thời gian hoàn thành 1, 2, 3, yêu cầu cả lớp đọc và tìm điểm khác nhau giữa các nhóm.
- GV cho HS các nhóm có ý kiến khác nhóm bạn nêu lí do vì sao mình làm vậy?
- GV thống nhất với HS về kết quả dán đúng, sau đó tổ chức cho HS thi nói về từng đặc điểm trên. ví dụ GV hỏi: Vì sao em cho rằng chỉ có nam có râu còn nữ thì không?
Người ta thường nói dịu dàng là nét duyên của bạn gái, vậy tại sao em lại cho rằng đây là đặc điểm chung của cả nam và nữ?
- GV khuyến khích HS tự hỏi và đáp, khen ngợi những HS có câu hỏi, trả lời hay.
- GV tổng kết trò chơi.
- HS cùng đọc SGK.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chơi, sau đó chia nhóm và thực hiện trò chơi. kết quả bảng dán đúng.
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- có râu.
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn.
- Tự tin
- Chăm sóc con
- Trụ cột gia đình
- Đá bóng
-Giám đốc
-Làm bếp giỏi
- Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
- Mang thai
- Cho con bú.
- HS cả lớp làm việc theo yêu cầu
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Một số HS nêu ý kiến của mình trước lớp. Ví dụ.
+ Do sự tác động của Hoóc – môn sinh dục nam nên đến một độ tuổi nhất định thì các bạn nam có râu
- Các bạn nam cũng thể hiện tính dịu dàng khi động viên, giúp đỡ các bạn nữ vì thế đây đâu phải là đặc điểm mà bạn nữ mới có
Hoạt động 3.
VAI TRÒ CỦA NỮ
- GV cho HS quan sát hình 4 trang 9, SGK và hỏi: Ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV nêu: như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi bóng đá. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết.
- Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
- GV yêu cầu: Hãy kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong việc xã hội mà em biết?
- Nhận xét, khen ngợi.
- HS cùng quan sát ảnh, sau đó một vài HS nêu ý kiến của mình.
Ví dụ: Ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. Điều đó cho thấy đá bóng là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không dành riêng cho nam như nhiều người vẫn nghĩ.
- HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần đưa ra 1 ví dụ.
+ Trong trường: nữ làm hiệu trưởng, hiệu phó hay dạy học, tổng phụ trách
+ Trong lớp: nữ làm lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng, lớp phó..
+ Ở địa phương: nữ làm giám đốc, chủ tịch uỷ ban nhân dân, bác sĩ, kĩ sư..
- Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:
+ Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội . Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội
- HS tiếp nối nhau kể tên theo hiểu biết của từng em. Ví dụ: phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Ngoại trưởng Mỹ Rice, Tổng thống Philippin, Nhà bác học Ma – ri- quy- ri, Nhà báo Tạ Bích Loan
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
+ Nam giới và nữ giới có những đặc điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
+ Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết ( trang 7 , 9 SGK) và chuẩn bị bài sau.
TUẦN 2
Thứ ngày tháng năm 2013
Khoa học
TIẾT 3: NAM HAY NỮ ? (TT)
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò nam, nữ.
Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các hình minh hoạ trang 6, 7 SGK, hình 3, 4 phóng to ( nếu có điều kiện).
	+ Giấy khổ A4, bút dạ.
	+ Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung 3 cột: Nam, cả nam và nữ, nữ cho trò chơi “ ai nhanh, ai đúng” theo cột.
	+ HS chuẩn bị hình vẽ ( đã giao từ tiết trước)
	+ Mô hình người nam và nữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
A. Kiểm tra bài cũ.
+ Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con ngươi không có khả năng sinh sản?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
 - Giới thiệu bài.
- HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV.
Hoạt động 1.
BÀY TỎ THÁI ĐỘ VỀ MỘT SỐ QUAN NIỆM XÃ HỘI VỀ NAM VÀ NỮ
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu : Hãy thảo luận và cho biế ... thép? Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình?
- GV kết luận: những đồ dùng được sản xuất từ gang rất giòn, dễ vỡ nên khi sử dụng chúng ta phải đặt, để cẩn thận. Một số đồ dùng bằng sắt, thép như dao, kéo, cày, cuốc dễ bị gỉ nên khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
- Tiếp nối nhau trả lời.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép.
+ Gang, thép được sử dụng để làm gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu những dụng cụ, đồ dùng được làm từ đồng.
Thứ ngày tháng năm 2013
Khoa học
TIẾT 24: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG 
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Nhận biết một số tính chất của đồng.
Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK.
	+ Vài sợi dây đồng ngắn.
	+ Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng ( đủ dùng theo nhóm, 1 phiếu to) như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
A.Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
- Đưa ra sợi dây đồng và hỏi:
+ Đây là vật dụng gì?
+ Tại sao em biết đây là sợi dây đồng.
- GV giới thiệu
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi :
+ HS 1: Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt?
+ HS 2: Hợp kim của sắt là gì? Chúng có những tính chất nào?
+ HS 3: Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống?
- Quan sát và trả lời.
+ Đây là sợi dây đồng.
+ Nó có màu nâu đỏ.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1.
TÍNH CHẤT CỦA ĐỒNG
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS như sau:
+ Phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng.
+ Yêu cầu HS quan sát và cho biết.
Màu sắc của sợi dây?
Độ sáng của sợi dây?
Tính cứng và dẻo của sợi dây?
- Gọi nhóm thảo luận xong trước phát biểu,yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
- GV nêu tiếp vấn đề: đồng có nguồn gốc từ đâu? Hợp kim của đồng có tính chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, cùng quan sát dây đồng và nêu ý kiến của mình sau đó thống nhất và ghi vào phiếu của nhóm
- 1 nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất: sợi dây đồng màu đỏ, có ánh kim, màu sắc sáng, rất dẻo, có thể uốn thành các hình dạng khác nhau
Hoạt động 2.
NGUỒN GỐC, SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG.
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đọc bảng thông tin ở trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng.
- Hỏi: Theo em đồng có ở đâu?
- Kết luận: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên
- hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh.
- Trao đổi và trả lời: Đồng có ở trong tự nhiên và có trong quặng đồng
Hoạt động 3.
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐƯỢC LÀM BẰNG ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG, CÁCH BẢO QUẢN CÁC ĐỒ DÙNG ĐÓ.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và cho biết.
Tên đồ dùng đó là gì?
Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
- GV hỏi: Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết thực tế.
- GV nêu vấn đề: ở gia đình em có những đồ dùng nào làm bằng đồng? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quả các đồ dùng bằng đồng?
- Nhận xét, khen ngợi HS đã chú ý quan sát và biết cách bảo quản đồ dùng bằng đồng
- GV kết luận
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 5 HS tiếp nối nhau trình bày.
- tiếp nối nhau phát biểu.
Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động..
- Tiếp nối nhau trả lời.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi 
+ Đồng và hợp kim của đồng có tính chất gì?
+ Đồng và hợp kim của đồng có ứng dụng gì trong đời sống.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở, tìm hiểu tính chất của những đồ dùng bằng nhôm trong gia đình.
TUẦN 13
Thứ ngày tháng năm 2013
Khoa học
TIẾT 25: NHÔM 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nhận biết một số tính chất của nhôm.
Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của nhôm.
Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Hình minh hoạ trang 52, 53 SGK.
	+ HS chuẩn bị một số đồ dùng, thìa, cặp lồng bằng nhôm thật.
	+ Phiếu học tập kẻ sẵn bảng thống kê nguồn gốc, tính chất của nhôm ( đủ dùng theo nhóm) 1 phiếu to.
	+ Giấy khổ to, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
A. Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi vê nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
- Cho HS quan sát những chiếc thìa và lặp lồng.
- Hỏi : Đây là vật gì? Chúng được làm từ vật liệu gì?
- GV g iới thiệu.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ HS 1: Em hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng?
+ HS 2: Trong thực tế người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì?
- Quan sát và trả lời.
+ Cặp lồng, thìa nhôm
+ Chúng được làm bằng nhôm.
- Lắng nghe
Hoạt động 1.
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG BẰNG NHÔM
- Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm 
- GV hỏi : Em có biết những dụng cụ nào làm bằng nhôm.
- GV kết luận
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng nêu tên các đồ vật , đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm cho bạn thư kí ghi vào phiếu.
+ Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, một số bộ phận của xe máy, tàu hoả, ô tô
Hoạt động 2.
SO SÁNH NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT GIỮA NHÔM VÀ HỢP KIM CỦA NHÔM
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 
- Hoàn thành phiếu học tập.
- Nhận đồ dùng học tập và hoạt động theo nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP.
Bài : Nhóm
Nhóm
Nhôm
Hợp kim của nhôm
Nguồn gốc
- Có trong vỏ Trái Đất và quặng nhôm
- Nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.
Tính chất
- Có màu trắng bạc
- Nhẹ hơn sắt và đồng
- Có thể kéo thành sợi, dát mỏng
- Không bị gỉ những có thể bị một số axit ăn mòn.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
- Bền vững, rắn chắc hơn nhôm
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, sau đó yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu?
+ Nhôm có những tính chất gì?
+ Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm.
- Kết luận: Nhôm là kim loại. nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trong tự nhiên nhôm có trong quặng nhôm
- Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời.
+ Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm
+ Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo thành sợi, dát mọng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số axít có thể ăn mòn nhôm. nhôm có tính dẫn điện, nhiệt.
+ Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm.
- Lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có kiến thức khoa học, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở và sưu tầm các tranh ảnh về hang động ở Việt Nam
Thứ ngày tháng năm 2013
Khoa học
TIẾT 26: ĐÁ VÔI 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi
	+ Hình minh hoạ trong SGK trang 54.
	+ Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
A. Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
- Gọi HS giới thiệu tranh ảnh về các hang động đá vôi mà mình sưu tầm được.
- GV giới thiệu.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ HS 1: Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?
+ HS 2: Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
+ HS 3: Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý điều gì?
- 3 – 5 HS giới thiệu về tranh ảnh mà mình đã sưu tầm.
Hoạt động 1.
MỘT SỐ VÙNG NÚI ĐÁ VÔI CỦA NƯỚC TA.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
- Hỏi: Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
- Kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 
- Tiếp nối nhau kể tên những địa danh mà mình biết 
- Lắng nghe
Hoạt động 2.
TÍNH CHẤT CỦA ĐÁ VÔI.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau:
+ Thí nghiệm 1.
+ Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi
+ Yêu cầu: Cọ sát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét.
+ Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm các nhóm khác bổ sung
- Thí nghiệm 2.
+ Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ
+ Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội.
+ Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.
- Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì?
- GV kết luận
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
Thí nghiệm 1.
+ Khi cọ xát 1 hòn đá cuội vào 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng: chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi.
+ Kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
+ Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi
HS nêu: Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.
Hoạt động 3.
ÍCH LỢI CỦA ĐÁ VÔI
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đá vôi được dùng để làm gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh lên bảng.
- GV kết luận.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau trả lời.
Đá vôi dùng để: nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm.
- Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS ham hiểu biết, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc lop 5 Tuan 1 13.doc