I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất
Câu1: (2điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “nghị lực”?
A. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.
B. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
C. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
D. Làm việc liên tục bền bỉ.
Câu 2: (2 điểm)
Dòng nào chỉ gồm các từ nói về vẻ đẹp tâm hồn của con người?
A. Xinh đẹp, thật thà, xinh tươi, tươi tắn, lịch sự.
B. Đằm thắm, quả cảm, đôn hậu, cương trực, dũng cảm.
C. Huy hoàng, rực rỡ, chân thành, đẹp đẽ, thướt tha.
D. Duyên dáng, xinh xắn, nết na, thẳng thắn, lộng lẫy.
Câu 3: (2 điểm)
Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
A. 4 trạng ngữ, 2 chủ ngữ, 2 vị ngữ.
B. 3 trạng ngữ, 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ.
C. 4 trạng ngữ, 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ
D. 3 trạng ngữ , 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ.
Đề thi học sinh giỏi lớp 4 năm học: 2009 -2010 (Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề) Môn:Tiếng Việt I. Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu1: (2điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “nghị lực”? A. Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc. B. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ. C. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn. D. Làm việc liên tục bền bỉ. Câu 2: (2 điểm) Dòng nào chỉ gồm các từ nói về vẻ đẹp tâm hồn của con người? A. Xinh đẹp, thật thà, xinh tươi, tươi tắn, lịch sự. B. Đằm thắm, quả cảm, đôn hậu, cương trực, dũng cảm. C. Huy hoàng, rực rỡ, chân thành, đẹp đẽ, thướt tha. D. Duyên dáng, xinh xắn, nết na, thẳng thắn, lộng lẫy. Câu 3: (2 điểm) Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. A. 4 trạng ngữ, 2 chủ ngữ, 2 vị ngữ. B. 3 trạng ngữ, 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ. C. 4 trạng ngữ, 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ D. 3 trạng ngữ , 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ. Câu 4 : Đoạn văn sau có mấy câu kể "Ai làm gì?" Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó, bà ngoại sang chơi nhà em. Mẹ nấu chè hạt sen. Bà ăn, tấm tắc khen ngon. Lúc bà về, mẹ lại biếu bà một gói trà mạn ướp sen thơm phức. A/ 1 câu B/ 3 câu C/ 4 câu D/ 5 câu II. Phần tự luận: Câu 1: (5 điểm ) a) Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói lên điều gì? (2điểm ) b) Trong bài thơ: “Tre Việt Nam” nhà thơ Nguyễn Duy có viết: “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”. Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên. (3 điểm) Câu2: (7điểm) “Phượng không phải là một đoá, cũng không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực ”. Dựa vào những câu trên em hãy tả cây phượng đang mùa hoa nở bằng một bài viết khoảng 15 dòng. Hướng dẫn chấm Đề thi học sinh giỏi lớp 4 năm học: 2009-2010 Môn:Tiếng Việt I. Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu1: (2 điểm) C. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn. Câu 2: (2 điểm) B. Đằm thắm, quả cảm, đôn hậu, cương trực, dũng cảm. Câu 3: (2 điểm) C. 4 trạng ngữ, 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ Câu 4: (2 điểm) D . 5 câu II. Phần tự luận: Câu 1: (5 điểm ) a/ (2 điểm) Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ý nói :đi được nhiều nơi thì sự hiểu biết của mình được mở rộng, học được nhiều bài học quý ở nơi ấy, giúp người ta khôn ngoan hơn, trưởng thành hơn. b/ (3 điểm) Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá để nói về các phẩm chất tốt đẹp của tre: “đùm bọc, đoàn kết”. Cách nói nhân hoá đó làm cho cảnh vật trở nên sống động, những cây tre mang đặc điểm của con người. Qua đó nêu được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre để nêu được những đặc trưng về phẩm chất , về truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Câu2: (7điểm) Bài viết cần nêu được các ý chính sau: A. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng (1,0 điểm ) B. Thân bài: Tả được vẻ đẹp nổi bật của cây phượng khi ra hoa: -Tả bao quát cây phượng: (0,5 điểm ) +Nhìn từ xa cây phượng đang nở hoa như một mâm xôi khổng lồ Đến gần -Tả chi tiết cây phượng: +Tả rễ,gốc,thân, vỏ (1,5 điểm ) +Cành cây: Cành có nhiều tán, lá còn ít, ở những nhánh nhỏ tạo ra những chùm hoa đỏ thắm kết lại với nhau tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của những chùm hoa phượng vĩ. (2,0 điểm) Tả các cành có hoa đan xen nhau theo tầng tầng, lớp lớp. - Nêu được hình ảnh của hoa phượng gắn với tuổi học trò. (0,5 điểm) -Nắng, gió, chimchóc (0,5 điểm) C.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây phượng. (1,0 điểm ) *Trừ điểm: -Bài văn thừa (hoặc thiếu) 2-3 dòng trừ 0,5 điểm. -Bài văn thừa (hoặc thiếu) 4 dòng trở lên trừ tối đa 1,0 điểm. -Học sinh mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ saimỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Toàn bài trừ tối đa 1,0 điểm. Đề thi học sinh giỏi lớp 4 Năm học 2009 – 2010 Môm : Toán Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian chép đề) Phần cơ bản. A. Phần trắc nghiệm Câu 1: (2đ) Số gồm : 5 chục triệu, 7 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị được viết là : A. 5 760 342 B. 50 076 342 C. 5 706 342 C. 57 634 002 Câu 2(2đ): Số thích hợp viết vào chỗ chấm: 1m2 75cm2 =.................. cm2 A. 175 C. 10075 B. 17500 D. 1075 Bài 3 (2đ): Hình bên có bao nhiêu hình bình hành. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu Trả lời đúng. A. 6 B. 14 C. 16 D. 18 B. Phần tự luận Câu 4 (4đ): Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 560m. chiều dài hơn chiều rộng 40m. Tính diện tích thửa ruộng đó. Phần nâng cao A. Phần trắc nghiệm Câu 5 (1đ): Thương của 57000:60 là số có mấy chữ số? A. 5 chữ số C. 3 chữ số B. 4 chữ số D. 2 chữ số Câu 6: (2đ) Cho A = 16ab. Chữ số thích hợp thay vào a,b để A chia hết cho 2 ; 5 và 9 là : A. a = 0 ; b= 2 B. a= 2 ; b = 0 C. a= 2 ; b = 5 C. a = 5 ; b = 0 B. Phần tự luận Câu 7 (2đ). Tìm X X x 3 + X x 6 + X = 90 Câu 8. Tính nhanh(2đ). ( 145 x 99 + 145) – ( 143 x 101 – 143) Câu 9: Một hình bình hành có diện tích là 238 dm2. Người ta mở rộng cạnh của hình đó về phía bên phải 30 cm (như hình vẽ) thì diện tích hình bình hành tăng lên 4200cm2 a/ Tính chiều cao của hình bình hành ? b/ Tính chiều dài cạnh đáy của hình bình hành sau khi mở rộng? 30cm 4200 cm2 Biểu chấm Phần cơ bản. A. Phần trắc nghiệm Câu 1: Khoanh vào chữ B cho 2 điểm Câu 2: Khoanh vào chữ C cho 2 điểm Câu 3: Khoanh vào chữ D cho 2 điểm B . Phần tự luận Câu 4 (4điểm). Theo bài ra ta có sơ đồ 40m Chiều dài: 560m (0,5 điểm) Chiều rộng: Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: ( 0,5 điểm) ( 560 + 40 ) : 2 = 300 (m) ( 0,5 điểm) Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: ( 0,5 điểm) ( 300 - 40 = 260 (m) ( 0,5 điểm) Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: ( 0,5 điểm) 300 x 260 = 78 000 (m2) ( 0,5 điểm) Đáp số: 78 000 (m2) ( 0,5 điểm) II. Phần nâng cao A. Phần trắc nghiệm Câu 5: Khoanh vào chữ C cho 1 điểm Câu 6: Khoanh vào chữ B cho 2 điểm . B . Phần tự luận Câu 7 (2đ) X x 3 + X x 6 + X = 90 X x 3 + X x 6 + X x 1 = 90 ( 0,5 điểm) X x ( 3 + 6 + 1) = 90 ( 1 điểm) X x 10 = 90 ( 0,5 điểm) Câu 8(2đ). ( 145 x 99 + 145 ) - ( 143 x 101 - 143 ) = 145 x ( 99 + 1 ) - 143 x ( 101 - 1 ) (0,5 điểm) = 145 x 100 - 143 x 100 (0,5 điểm) = ( 145 - 143 ) x 100 (0,5 điểm) = 2 x 100 (0,25 điểm) = 200 (0,25 điểm) Câu 9(3đ). Khi mở rộng cạnh đáy của hình bình hành đó về phía bên phải (như hình vẽ) ta được hình bình hành mà chiều cao hình bình hành mở rộng chính bằng chiều cao hình bình hành ban đầu. Vậy : 0,5điểm Chiều cao hình bình hành là: 4200 : 30 = 140 (cm) 0,5 điểm Đổi 238 dm2 = 23800 cm2 0,5 điểm Diện tích của hình bình hành sau khi mở rộng là: 23800 + 4200 = 28000 (cm2) 0,5 điểm Chiều dài cạnh đáy của hình bình hành sau khi mở rộng là: 28000 : 140 =200( cm) 0,75 điểm Đáp số: a. 140 cm b. 200 cm 0,25 điểm
Tài liệu đính kèm: