Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớ 4 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớ 4 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án)

I/ Từ ngữ:

1/ Tìm một số từ ghép có tiếng hải đứng trước (hải có nghĩa là biển). Đặt câu với một từ tìm được.

2/ Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với mỗi từ sau: lạnh, um tùm.

3/ Các từ: tốt tươi, đánh đập, chán chê, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là từ láy hay từ ghép ? Vì sao?

II/ Ngữ pháp:

1/ Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau:

a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, vui vẻ.

b) Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.

2/Theo mẫu câu: Cháu mời bác xơi nước ạ! Hãy đặt một câu cầu khiến với từng từ: mời, khuyên, đề nghị, mong.

3/ Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?

a) Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

b) Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

c) Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

d) Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.

e) Vì trời hạn hán nên ruộng đồng nứt nẻ.

 

doc 3 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớ 4 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Tiếng Việt
Thời gian: (90 phút)
I/ Từ ngữ:
1/ Tìm một số từ ghép có tiếng hải đứng trước (hải có nghĩa là biển). Đặt câu với một từ tìm được.
2/ Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với mỗi từ sau: lạnh, um tùm.
3/ Các từ: tốt tươi, đánh đập, chán chê, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là từ láy hay từ ghép ? Vì sao?
II/ Ngữ pháp:
1/ Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau:
Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, vui vẻ.
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. 
2/Theo mẫu câu: Cháu mời bác xơi nước ạ! Hãy đặt một câu cầu khiến với từng từ: mời, khuyên, đề nghị, mong.
3/ Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
Vì trời hạn hán nên ruộng đồng nứt nẻ.
III/ Cảm thụ văn học:
 Nòi tre đâu chịu mọc cong
 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
 Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Tre Việt Nam - NGUYỄN DUY
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẻ và sâu sắc của những hình ảnh đó.
IV/ Tập làm văn:
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước,chân bà theo sau
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà!
Bà rằng: Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đồng quê, cháu à!
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!
Theo Nguyễn Văn Thắng
Dựa vào nội dung đoạn thơ trên, bằng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, em hãy kể lại câu chuyên cảm động về người bà kính yêu.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Tiếng Việt
I/ Từ ngữ: ( 3 điểm)
1/ Một số từ ghép có tiếng hải đứng trước: hải âu, hải cảng, hải đảo, hải đăng, hải lí, hải lưu, hải phận, hải quan, hải quân, hải sản, hải ngoại,
 Đặt câu : Các chú bộ đội hải quân ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ Quốc.
2/ Từ cùng nghĩa: lạnh- rét ; um tùm - rậm rạp
 Từ trái nghĩa : lạnh – nóng; um tùm – thưa thớt
3/ Các từ: tốt tươi, đánh đập, chán chê, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là từ ghép. Vì hai tiếng trong mỗi từ đều có nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy, nhưng không phải là từ láy
II/ Ngữ pháp: ( 3 điểm)
1/ Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau:
a) Trên những ruộng lúa chín vàng,/ bóng áo chàm và nón trắng /nhấp nhô,/ 
 TN CN VN
tiếng nói, tiếng cười /rộn ràng, vui vẻ.
 CN VN
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. 
 TN TN CN VN
2/Theo mẫu câu: Cháu mời bác xơi nước ạ!
Tôi khuyên anh đừng đi!
Cô đề nghị các em giữ trật tự!
Mẹ mong con học hành chăm ngoan!
3/ Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
Câu a và e 
III/ Cảm thụ văn học: ( 4 điểm)
-Hình ảnh ( măng tre) “ nhọn như chông” gợi cho ta thấy sự kiêu hảnh hiên ngang bất khuất của loài tre ( hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!).
- Hình ảnh (cây tre) “ lưng trần phơi nắng phơi sương” có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống  của loài tre hay cũng chính là của người dân Việt Nam.
- Hình ảnh “có manh áo cộc tre nhường cho con” gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hy sinh tất cả ( ở người mẹ dành cho con); lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động.
V/ Tập làm văn: ( 8 điểm)
bài văn có đầy đủ cấu trúc 3 phần : 2 điểm
bài văn có đầy đủ các ý theo yêu cầu của một bài văn kể chuyện : 4 điểm
dùng từ và đặt câu đúng: 2 điểm
(Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp 2 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lo_4_nam_hoc_2011_2012_c.doc