Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy )
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.
Câu hỏi : Áo dài cổ truyền có mấy loại ? Kể ra ?
Họ và tên : Lớp Năm : Ngày tháng năm 2013 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II . NH : 2012-2013 MÔN THI : TIẾNG VIỆT ( ĐỌC TO ) . LỚP : 5 . ĐỀ 1 Điểm GT 1 GT 2 GK 1 GK 2 Tà áo dài Việt Nam Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy) Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Câu hỏi : Áo dài cổ truyền có mấy loại ? Kể ra ? Họ và tên : Lớp Năm : Ngày tháng năm 2013 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II . NH : 2012-2013 MÔN THI : TIẾNG VIỆT ( ĐỌC TO ) . LỚP : 5. ĐỀ 2 Điểm GT 1 GT 2 GK 1 GK 2 Tà áo dài Việt Nam Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phảo. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kím đáo với phong cách phương tây hiện đại, trẻ trung. Câu hỏi : Chiếc áo dài tân thời có nguồn gôc từ đâu ? Họ và tên : Lớp Năm : Ngày tháng năm 2013 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II . NH : 2012-2013 MÔN THI : TIẾNG VIỆT ( ĐỌC TO ) . LỚP : 5. ĐỀ 3 Điểm GT 1 GT 2 GK 1 GK 2 Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy tư mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói: Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc : Rủi địch có bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Câu hỏi : Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? Họ và tên : Lớp Năm : Ngày tháng năm 2013 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II . NH : 2012-2013 MÔN THI : TIẾNG VIỆT ( ĐỌC TO ) . LỚP : 5. ĐỀ 4 Điểm GT 1 GT 2 GK 1 GK 2 Công việc đầu tiên Nhận công việc đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vưa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “ Cộng sản rải giấy nhiều quá !” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Câu hỏi : Nhận công việc vinh dự đầu tiên chị Út thấy thế nào ? ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT( ĐỌC TO )LỚP 5 HKII - Năm học 2012-2013 Đọc tiếng , đúng từ :1đ Ngắt , nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1đ Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) : 1đ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1đ Trả lời đúng ý các câu hỏi : 1đ Đề 1 : Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Đề 2 : Chiếc áo dài tân thời có nguộc gốc từ chiếc áo dài cổ truyền. Đề 3 : Công việc đầu tiêu anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn. Đề 4 : Nhận được công việc vinh dự đầu tiên chị Út thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, lục đục dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Tài liệu đính kèm: