Địa lí Quảng Trị

Địa lí Quảng Trị

I – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

1. Vị trí và lãnh thổ

Quảng Trị là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ (nơi có sông Bến Hải, cầu Hiền Lương nổi tiếng), cách Hà Nội 582 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam. Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi từ 16°18'13" đến 17°10' vĩ độ Bắc và từ 106°30'51" đến 107°23'48" kinh độ Đông. Chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 80 km, chiều rộng nơi hẹp nhất là 55 km theo đường chim bay và nơi rộng nhất là 72 km (Lao Bảo - Cửa Việt). Quảng Trị giáp với Quảng Bình ở phía bắc và với Thừa Thiên - Huế ở phía nam. Về phía tây, Quảng Trị giáp tỉnh Savannakhét (CHDCND Lào) với 200 km đường biên giới. Phía Đông trông ra biển Đông rộng lớn, với chiều dài 75 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.592 km², dân số (1-4-1999) là 573,3 nghin người, chiếm 1,4% diện tích và 0,75% dân số của cả nước, đứng hang thứ 31 về diện tích và thứ 57 về dân số trong 61 tỉnh thành phố trong nước ta.

 Quảng Trị có quốc lộ 1A chạy dọc qua tỉnh, quốc lộ 9 nối từ quốc lộ 1A đến của khẩu quốc tế Lao Bảo và trong tương lai gần, nối với đường xuyên Á từ Mianma –Đông Bắc Thái Lan – Lào đến các cảng biển Việt Nam, trong đó có cảng Cửa Việt. Các tuyến giao thông bắc - nam, đông – tây có những tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh,thành phố trong cả nước và với quốc tế - đặc biệt là với Lào và Đông Bắc Thái Lan.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Địa lí Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
                                           Địa lí Quảng Trị
I – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
1. Vị trí và lãnh thổ
Quảng Trị là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ (nơi có sông Bến Hải, cầu Hiền Lương nổi tiếng), cách Hà Nội 582 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam. Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi từ 16°18'13" đến 17°10' vĩ độ Bắc và từ 106°30'51" đến 107°23'48"  kinh độ Đông. Chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 80 km, chiều rộng nơi hẹp nhất là 55 km theo đường chim bay và nơi rộng nhất là 72 km (Lao Bảo - Cửa Việt). Quảng Trị giáp với Quảng Bình ở phía bắc và với Thừa Thiên - Huế ở phía nam. Về phía tây, Quảng Trị giáp tỉnh Savannakhét (CHDCND Lào) với 200 km đường biên giới. Phía Đông trông ra biển Đông rộng lớn, với chiều dài 75 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.592 km², dân số (1-4-1999) là 573,3 nghin người, chiếm 1,4% diện tích và 0,75% dân số của cả nước, đứng hang thứ 31 về diện tích và thứ 57 về dân số trong 61 tỉnh thành phố trong nước ta.
 Quảng Trị có quốc lộ 1A chạy dọc qua tỉnh, quốc lộ 9 nối từ quốc lộ 1A đến của khẩu quốc tế Lao Bảo và trong tương lai gần, nối với đường xuyên Á từ Mianma –Đông Bắc Thái Lan – Lào đến các cảng biển Việt Nam, trong đó có cảng Cửa Việt. Các tuyến giao thông bắc - nam, đông – tây có những tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh,thành phố trong cả nước và với quốc tế - đặc biệt là với Lào và Đông Bắc Thái Lan.
2. Sự phân chia hành chính
Tỉnh Quảng Trị được thành lập vào năm 1831. Cuối thời kì thuộc Pháp, Quảng Trị là một trong 19 tỉnh, thành phố của Trung kì. Năm 1945, tỉnh Quảng Trị gồm 1 thị xã tỉnh lị và 6 huyện là: Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh. Tháng 5 năm 1958, dưới thời Mỹ ngụy các huyện được đổi thành quận và Quảng Trị  lúc đó gồm 7 quận: Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Ba Lòng và Trung Lương, tháng 6  năm 1965 lập thêm quận mới là Mai Linh, đến tháng 12-1967 sáp nhập quận Trung Lương vào quân Cam Lộ, tháng 4-1968 lập thêm quận Đông Hà.
Tháng 6 năm 1976, Quảng Trị cùng với tỉnh Hòa Bình, khu vực Vĩnh Linh, tỉnh Thừa Thiên Huế sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên với 11 huyện. Đến 30 tháng 6 năm 1989, Quảng Trị được tái lập với 1 thị xã và 3 huyện là Bến Hải. Triệu Phong và Hướng Hóa. Từ đó đến nay, vể mặt hành chính ít có sự thay đổi, chủ yếu là tách các huyện để thuận tiện cho việc quản lý: ngày 16-9-1989 thành lập thị xã Quảng Trị trên cơ sở trị trấn Quảng Trị thuộc huyện Triệu Hải ; ngày 23-3-1990 tách huyện Bến Hải thành 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh ; tách huyện Triệu Hải thành 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng ; ngày 19-10-1991 lập lại huyện Cam Lộ; ngày 17-12-1996 lập thêm huyện Đa Krông.
 Đến năm 2000 Quảng Trị có 2 thị xã, 7 huyện với 117 xã, 11 phường và 8 thị trấn.
Thị xã Đông Hà nằm trên trục quốc lộ 1A và là đầu mút phía đông của quốc lộ 9, có diện tích : 76,3 km², dân số: 67,3 nghìn người. Đông Hà là tỉnh lị, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh.
Thị xã Quảng Trị nằm trên sông Thạch Hãn, là tỉnh lị củ của tỉnh Quãng Trị, có diện tích : 5.3 km² , có dân số : 15,6 nghìn người. Nơi đây có thành cổ Quảng Trị được đắp lần đầu tiên vào năm 1822. Năm 1972, tại thành cổ này đã ghi dấu những chiến công hiển hách, kiên cường bám trụ suốt 81 ngày đêm của quân và dân ta.
 Bảy huyện của tỉnh là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đa Krông. Trong số đó, huyện Hướng Hóa là nơi có khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo là có diện tích lớn nhất tới 1.179,9 km² , gồm 2 thị trấn là Khe Sanh, Lao Bảo và 19 xã, số dân là 63,3 nghìn người. Huyện nhỏ nhất là huyện ven biển Triệu Phong, với diện tích : 350,9 km² , gồm 18 xã và 1 thị trấn, nhưng số dân lên tới 102,1 nghìn người.
Diện tích dân số,các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị , năm 1999
Huyện thị xã
Diện tích
(km²)
Dân số
(nghìn người)
Đơn vị hành chính
Xã
Phường
Thị trấn
Toàn tỉnh 
Thị xã Đông Hà
Thị xã Quãng Trị 
Huyện Vĩnh Linh
Huyện Gio Linh
Huyện Cam Lộ
Huyện Triệu Phong
Huyện Hải Lăng
Huyện Hướng Hóa
Huyện Đa Krông
  4592,0
  76,3
  5,3
  626,3
  481,7
  351,9
  350,9
  498,7
  1179,9
  1021,0
    573,3
    67,3
    15,6
    89,6
    70,5
    41,8
    102,1
    96,6
    63,3
    26,5
117
  -
  -
 20
 19
 8
 18
 20
 19
 13
   11 
   9
   2
   -
   -
   -
   -
   -
   -
   -
     8
     -
     -
     2
     1
     1
     1
     1
     2
     -
II – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
Nét đặc trưng của địa hình Quảng Trị là hẹp, dốc nghiêng từ tây sang đông ; 81% lãnh thổ là đổi núi, 11,5% là đồng bằng, 7,5 là bãi cát và cồn cát ven biển. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi thấp, sông suối, đầm phá. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, lại bị phân hóa thành các bồn trũng theo các lưu vực sông Mỹ Chánh, sông Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Bến Hải Đường bờ biển dài 75 km, có Cửa Việt là nơi thuận lợi để thiết lập cảng biển với công suất 1 triệu tấn/năm. Ven bờ biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
 Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh bao gồm:
 - Địa hình núi có độ cao từ 9000m trở lên, tập trung chủ yếu ở phía tây bắc của tỉnh. Các núi ở đây thuộc dãy Trường Sơn Bắc, dốc về phía đông và thoải dần về phía tây. Dãy núi này chạy theo hướng tây bắc – đông nam, tạo nên bức thành chắn gió đông bắc về mùa đông và gió tây nam về mùa hạ, dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa hai sườn Tây và Đông Trường Sơn. Đây là nơi bắt nguồn của các sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Rào Quán, sông Thạch Hãn. 
 - Địa hình đồi gò và núi thấp có độ cao dưới 9000m, tập chung ở hai phía tả ngạn và hữu ngạn sông Đa Krông, phía đông núi Voi Mẹp.. Trong dạng địa hình này có cao nguyên Khe Sanh và Lao Bảo, thung lũng sông Ba Lòng. Đây là những nơi có đất đai tương đối tốt, dân cư tập chung đông, sản xuất nông nghiệp phát triển. Tiếp giáp vùng núi thấp là vùng đồi gò, độ cao dưới 200m, rộng trung bình 15-20 km. Ranh giới phía đông của dạng địa hình này cách biển 15-20 km, có nơi (như vùng đất đỏ Vĩnh Linh) chạy ra sát biển.
 Ven quốc lộ 1A, từ Vĩnh Linh đến sông Cầu Nhi, là khu vực tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá 12°. Phía tây của khu vực này là địa hình đồi gò, cao 15-200m. Các đồi gò này có nguồn gốc bazan như ở xung quanh Cồn Tiên và sa phiến thạch như ở khu vực phía tây đường 42B từ Gio Sơn đến Bái Sơn, Đá Bạc
- Địa hình đồng bằng do phù sa bồi đắp cách đây khoảng 1 triệu năm. Có nơi phù sa dày 3-4m, nhưng có nơi chưa đến 1m đã gặp nền là cát biển,hoặc sa phiến thạch ở phía dưới. Độ cao trung bình của đồng bằng là 4-6m (có nơi 1m). Trên mặt đồng bằng phủ lớp phù sa mỏng. Nguyên nhân là do các sông ở Quãng Trị  đều bắt nguồn  hoặc chảy qua các vùng đất được hình thành từ đá granit, gnai, sa phiến thach. Sông chảy xiết ở phần thượng lưu, đến đồng bằng với tốc độ dòng chảy giảm, vào mùa đông  nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Do đó, các đồng bằng của Quãng Trị bị nhiễm mặn trong mùa khô, nhất là các xã Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Giang (Triệu Phong), Gio Mai, Gio Việt, Trung Giang, Trung Hải (Gio Linh), Vĩnh Giang, Vĩnh Thành (Vĩnh Linh) Ngược lại, trong mùa mưa lượng nước dồn hết ra sông, nước dâng lên làm ngập đồng bằng, có nơi ngập sâu 2-3 m.
 - Địa hình cát nội đồng và ven biển nằm giữa đồng bằng và biển, kéo dài từ Nam Cửa Tùng đến giáp Thừa Thiên - Huế. Chiều rộng trung bình của các dải cát này là 4-5 km, cao 5-15m, cá biệt có nơi đến 31m (Nhỉ Thương, Nho Linh). Cát biển là một tiềm năng của tỉnh, nhưng lại thường gây tai nạn cát bay, làm lấp đất trồng trọt.
 Trong nội đồng có những bãi cát mà dân thường gọi là “truông”. Đó là vết tích của các đầm phá ngày xưa, khi chưa bị lắp kín sẽ còn lại hai dãy cát ở phía tây và phía đông.
2. Khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới tương đối điển hình : gió tây nam khô nóng về mùa hạ, gió đông bắc ẩm ướt về mùa đông. Quãng Trị có nền nhiệt tương đối cao. Tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9.000ºC (ở miền núi Khe Sanh – nơi có nền nhiệt lượng thấp của tỉnh, tổng lượng nhiệt cũng đạt trên 8.000 ºC). Điều đó cho phép canh tác được nhiều vụ trong 1 năm.
 Về chế độ nhiệt, nhiệt độ trung bình ở hầu hết các vùng vào khoảng 23-25ºC, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng V-VII) khoảng 35ºC có khi lên tới 40ºC , tháng thấp nhất (tháng I) khoảng 18ºC, co khi xuống tới 8-9ºC.
Nhiệt chế có sự phân hóa theo độ cao, tạo nên sự đa dạng về khí hậu. Vùng đồng bằng có nền nhiệt lượng trung bình 24,4ºC - 25ºC, trong khi đó Đông Trường Sơn ( khu vực Lao Bảo – Lìa ) lại chịu ảnh hưởng của chế độ lục địa với nền nhiệt cao và khô nóng hơn. Tính đa dạnh của khí hậu tạo điều kiện hình thành một cơ cấu cây trồng tương đối phong phú, từ những cây nhiệt đới tới những cây có nguồn gốc á nhiệt đới.
Quãng Trị có 2 mùa. Mùa lạnh từ cuối tháng X năm trước đến tháng III năm sau, kéo dài trên 100 ngày ở miền núi và 60 ngày (hoặc ngắn hơn) ở đồng bằng. Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng X. Riêng ở miền núi, mùa nóng  bất đầu  và kết thúc sớm hơn đồng bằng.
 Quảng Trị  có lượng mưa bình quân khá cao. Ở đồng bằng là 2.300- 2.700 mm, ở miền núi là 1..800- 2000 mm. Lượng mưa tập chung chủ yếu vào các tháng IX, X, XI (chiếm tới 70-80% lượng mưa cả năm). Mưa tập chung với cường độ lớn gây úng ngập,rửa trôi đất khá mạnh.
 Về chế độ ẩm, Quảng Trị có sự trái ngược với đồng bằng Bắc Bộ. Nếu ở Bắc Bộ, mùa khô trùng với thời kì hoạt động của không khí lạnh, còn mùa mưa trùng với thời kì hoạt động của gió nam hoặc đông nam, thì ở Quảng Trị  mùa lạnh là mùa mưa và mùa nóng là mùa khô.
 Thời kì ẩm nhất là khoảng tháng II – III (trừ tây Trường Sơn), không khí ở trạng thái bảo hòa hơi nước và trời thường mưa nhỏ hay mưa phùn. Trong các tháng mùa hạ (từ tháng IV đến tháng VIII), độ ẩm tương đối trung bình từ 72 – 85%.
                 Độ ẩm tương đối trung bình tháng (Đơn vị : % )
 Địa điểm
Các tháng
Cả năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Vĩnh Linh
Đông Hà
Quãng Trị 
Khe Sanh
90
89
91
91
92
88
91
88
91
89
90
87
89
85
86
84
84
78
82
83
76
74
77
83
76
72
77
85
79
74
77
89
86
88
86
90
88
86
89
91
87
88
90
91
89
88
87
89
86
83
85
88
Trong các tháng mùa đông, lượng nước bốc hơ ...  lượng vận chuyển hành hóa tăng từ 740 nghìn tân – năm 1996 lên 800 nghìn tấn – năm 1999. Năm 1999, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ chiếm 81,8%. Khối lượng hành luân chuyển tăng từ 47,4 triệu tấn/km – năm 1996 lên 61 triệu tân/km – năm 1999. Số hành khách vận chuyển tăng từ 2,4 triệu lượt người – năm 1996 lên 3 triệu lượt người – năm 1999. Khối lượng hành khách luân chuyển tăng từ 254 triệu lượt người/km – năm 1996 lên 320 triệu lượt người/km – năm 1999.
 b) Bưu chính viễn thông
 Đến năm 1998 toàn tỉnh có 26 tổng đài với tổng dung lượng lắp đặt là 14.588 số; 110/136 xã, phương, thị trấn có điện thoại (còn 26 xã chưa có, chủ yếu là các huyện Hương Hóa: 13 xã, Đa Krông: 8 xã, Vĩnh Linh: 4 xã và Gio Linh :1 xã). Tổng thuê bao lên tới 13.000 máy chiếm 89% dung lượng. Năm 1999 đạt bình quân 22 máy/1000 dân, trong đó khu vực nông thôn, khoảng 11 – 12 máy/1000 dân. Đặc biệt điện thoại đã được lắp đặt để phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo như xã Tà Rụt và đảo Cồn Cỏ. Thông tin, báo chí ngày càng được mở rộng đến các vùng nông thôn, đã có 99/136 xã, phường, thị trấn có báo đọc hàng ngày.
c) Thương mại, du lịch
 - Thương mại
+ Hoạt động của ngành thương mại đã thu hút 5,5% lao động xã hội của tỉnh. Giá trị sản xuất của dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn – nhà hàng tăng bình quân 8,8% trong thời kì 1996 – 2000. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh tăng từ 795,6 tỉ đồng – năm 1995 lên 913,1 tỉ đồng – năm 1998. Thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chính trong lĩnh vực lưu chuyển hàng hóa bán buôn. Thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 73% mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của tỉnh.
Mạng lưới chợ của Quảng Trị phát triển chưa đều giữa các huyện, thị xã. Đến thang 10 – 1999 cả tỉnh có 63 chợ. Trong đó số chợ ở khu vực thành thị là 37, số chợ ở khu vực nông thôn là 26. Mật độ chợ bình quân là 1,1 chợ/ 1 vạn dân, khoảng 0,1 chợ/ 10 km² và 0,5 chợ/ 1 xã, phường.
Phân bố mạng lưới chợ của tỉnh Quảng Trị
Tổng số chợ
Số chợ / 
1 vạn dân
Số chợ /
 10 km²
Số chợ /
 1 xã, phường
Tỉnh Quảng Trị 
- Nông thôn
- Thành thị
Theo huyện thị
- Thị xã Đông Hà
- Thị xã Quảng Trị 
- Huyện Vĩnh Linh 
- Huyện Gio Linh
- Huyện Cam Lộ
- Huyện Triệu Phong
- Huyện Hải Lăng
- Huyện Hướng Hóa
- Huyện Đa Krông
63
37
26
1
13
8
7
6
12
11
4
1
1,1
0,15
8,3
0,9
1,0
1,4
1,17
1,1
0,8
0,4
0,1
0,13
1,7
0,1
0,1
0,2
0,3
0,2
0,03
0,001
0,5
0,1
60,5
0,4
0,4
0,7
0,6
0,5
0,2
0,1
 + Giá trị xuất khẩu của tỉnh tăng từ 7,56 triệu USD – năm 1990 lên 18 triệu USD – năm 2000. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của thời kì 1996 – 2000 là 15,8 %/ năm. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (chiếm 70%), lâm sản (1,6%), thủy sản (7%), hàng công nghiệp và hàng khác (21,4%). Tuy hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng cao  trong giá trị xuất khẩu, nhưng một phần đánh kể la thu mua từ tỉnh ngoài để xuất. Lượng hàng xuất  tại Quảng Trị  để xuất khẩu còn hạn chê. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan trong đó Lào và Thái Lan chiếm trên 90%.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Quảng Trị
 Mặt hàng
1995
1996
1997
1998
Lạc nhân (tấn)
Hạt tiêu (tấn)
Cao su (tấn)
Mực đông lạnh (tấn)
4647,0
228,0
117,0
40,0
6884,0
86,0
86,0
16,0
11054,0
40,0
194,0
4,0
15088,0
211,0
211,0
211,0
 Giá trị nhập khẩu tăng từ 2,0 triệu USD – năm 1990 lên 16 triệu USD – năm 2000. Các mặt hành nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dung (chiếm 82,7%) còn lại là các loại hành hóa khác. Hàng nhập khẩu là tư liệu sản xuất chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ.
 + Hoạt động kinh tế cửa khẩu tại khu thương mại Lao Bảo đã có bước phát triển mạnh. Giá trị hàng xuất khẩu qua khu thương mại Lao Bảo năm 1999 đạt 128 triệu USD, tăng 16% so với năm 1998. Thuế xuất nhập khẩu của năm 1998 và năm 1999 đều đạt trên 300 tỉ đồng. Số người xuất cảnh qua khu thương mại Lao Bảo năm 1999 đạt mức xấp xỉ của năm 1998 (trên 32 nghìn lượt người )Trong khi đó số người nhập cảnh  tăng gần 36% so với năm 1998 (49 nghìn lượt người so với 36 nghìn lượt người).
 - Du lịch
 Quảng Trị có những lợi thế về du lịch là: Bờ biển dài với cảnh quan và một số bãi cát đẹp (Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy). Có những cánh rừng nguyên sinh, phong cảnh đẹp và suối nước nóng ở Đa Krông, Cam Lộ, Hướng Hóa. Trên địa bàn Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với truyền thống lịch sử như thành cổ Quảng Trị , các địa danh nổi tiếng ghi dấu những chiến công anh hung của nhân dân Quảng Trị và cả nước như nhà tù Lao Bảo, chiến thắng Khe Sanh, làng Vây, sân bay Tà Cơn, đường mòn Hồ Chí Minh, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, các làng văn hóa và lễ hội của các dân tộc trong tỉnh.
 Các sản phẩm du lịch của tỉnh gồm du lịch tham quan thắng cảnh, tắm biển, du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hóa.
 Doanh thu từ du lịch thường xuyên tăng lên. Năm 1995 đạt gần 6,3 tỉ đồng và năm 1998 là 8,2 tỉ đồng. Số khách du lịch đến Quảng Trị tăng từ trên 5 nghìn người – năm 1995 lên 10,1 nghìn người – năm 1998. Cũng trong thời gian trên số khách quốc tế du lịch quá cảnh qua tỉnh từ trên 5 nghìn người tăng lên gần 8 nghìn người.
5. Các tiểu vùng kinh tế
 a) Các tiểu vùng
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Trị đang hình thành một số tiểu vùng sau đây:
 - Tiểu vùng miền núi bao gồm lãnh thổ của các huyện Hướng Hóa, Đa Krông và một số xã ở phía tây của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Tiểu vùng này chiếm khoảng 48% diện tích và 12% dân số của tỉnh. Đây là tiểu vùng có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi.
 Điều khắc biệt ở đây so với các vùng miền núi của các tỉnh miền Trung khác là ỏ chổ có nhiều đồng bằng dân tộc, tập chung phần lớn các xã nghèo, song ở đây lại có các trọng điểm phát triển với nhiều lợi thế. Đó là cửae khẩu quốc tế và khu thương mại Lao Bảo, đầu mối phía tây của trục đường 9 – đường xuyên Á.
 Khu thương mại Lao Bảo bao gồm hai thị trấn (Lao Bảo và Khe Sanh) và 5 xã (Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Tân Niên, Tân Hợp) nằm trên trục đường 9 với chiều dài 25 km (bắt đầu từ km 59 của đường 9 – xã Tân Hợp đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo) thuộc huyện Hướng Hóa, trên diện tích 15.804 ha. Trong vùng còn có cửa khẩu La Lay.
 Trong tương lai gần sẽ hình thành thị tứ cầu Đa Krông là giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường 9, với công trình thủy điện, thủy lợi Rào Quán đang được chuẩn bị đầu tư. Đây cũng là vùng có nhiều di tích lịch sử, cách mạng và là nơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng của cả tỉnh.
 Những lĩnh vực chính được phát triển trong tiểu vùng là thương mại, dịch vụ cửa khẩu, du lịch; phát triển nông nghiệp là cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm theo mô hình kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trang trại; công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Các xã miền núi vùng cao, dân tộc ít người, các xã đặc biệt khó khăn sẽ được chú ý đầu tư xây dựng kể cấu hạ tầng, nhất là về điện, giao thông nông thôn, thông tin liên lạc, nhà ở, giêng nước, nâng cao trình độ văn hóa, xóa nạn mù chữ cho nhân dân.
- Tiểu vùng đồng bằng và gò đồi, chiếm khoảng 41% diện tích và 69% dân số của tỉnh. Đây là nơi tập trung hệ thống thị xã và thị trấn nhiều cơ sở công nghiệp, thương mại, đầu mối giao thông. Đây cũng là tiểu vùng có nhiều tiềm năng về đất đai đẻ sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp, chăn nuối gia súc, gia cầm.
Trên tiểu vùng này hình thành cơ cấu kinh tế nông, lâm – công nghiệp – dịch vụ. Phát triển các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: chế biến nông, lâm, hải sản, vật liệu xây dựng, cơ khí mở rộng các hoạt động dịch vụ. Xây dựng các vùng chuyên canh cây lương thực (chủ yếu là lúa) ở các xã hữu ngạn sông Sa Lung (Vĩnh Linh), các xã phía bắc Đôc Miếu (Gio Linh), các xã Hải Thượng, Hải Xuân, Hải Quỳ (Hải Lăng), các xã Cam Thành, Cam An, Cam Thủy, Cam Hiếu (Cam Lộ). Phát triển các vùng trông cây cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, cây lạc, kết hợp với chăn nuôi ở các xã vùng gò đồi.
 Phát triển dịch vụ thương mại, du lịch. Hình thành cấc thị trấn, thị tư vói mạng lưới thương mại, dịch vụ, các trung tâm văn hóa.
 - Tiểu vùng ven biển bao gồm các xã có biển thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, chiếm khoảng 11% diện tích và 19% dân số của tỉnh.
 Trên tiểu vùng này phát triển các ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề biển; trồng rừng phủ xanh trên vùng đất cát ven biển theo mục tiêu kinh tế và phòng hộ, nhằm ngăn chặn nận cát bay, cát nhảy, củng cố và bảo vệ môi trường ven biển.
 Khu vực các thị trấn Cửa Việt, Cửa Tùng sẽ là những trung tâm lớn của tiểu vùng với chức năng trung tâm dịch vụ cảng biển (vận tải, bốc xếp); thương mại, dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng; phát triển đánh bắt và chế biến thủy, hải sản; khai thác và chế biến silicát, sản xuất thủy tinh; cơ khí đóng và sữa chữa tàu, thuyền.
 b) Các hành lang kinh tế liên kết giữa các tiểu vùng
 - Hành lang kinh tế đường 9 là một hành lang kinh tế quan trong gắn kết giữa các  lãnh thổ phía tây (khu kinh tế thương mại Lao Bảo) với quốc lộ 1A để ra cảng biển Cửa Việt hoặc các cảng biển của miền Trung.
 - Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh sẽ được hình thành và có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đa Krông gắn với vùng biên  La Lay, Tà Rụt ; nâng cao vị trí đầu mối của thị tứ cầu Đa Krông, nơi giao điểm của trục đường 9 và đường Hồ Chí Minh. Cùng với việc hình thành tuyến đường Hồ Chí Minh, sẽ xuất hiện các cụm kinh tế - xã hội với các điểm tập trung dân cư, các trung tâm dịch vụ công cộng, các cơ sở kinh tế và các tuyến giao thông xương cá gắn tuyến này với các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và các điểm công nghiệp của 2 huyện Hướng Hóa và Đa Krông.
 - Hành lang kinh tế quốc lộ 1A là trục kinh tế vùng Bắc – Nam của tỉnh, tuyến lưu thông trọng yếu xuyên, gắn kết đô thị trung tâm Đông Hà với các thị trấn, thị tứ ở phía bắn Đông Hà (Gio Linh, Hồ Xá cung các thị tứ là các hạt nhân của đô thị vệ tinh) và với các thị xã, thị tứ ở nam Đông Hà (thị xã Quảng Trị , Ái Tử, Diên Sanh cùng các thị tứ là hạt nhan của đô thị vệ tinh). Đây cũng là trục gắn kết các trục ngang với cảng Cửa Việt. Hoạt động kinh tế của trục này là dịch vụ, thương  mại, công nghiệp và các hoạt động nông nghiệp dọc hai bên quốc lộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docquang tri.doc