Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn kể chuyện lớp 4

Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn kể chuyện lớp 4

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người, không những trẻ em mà thậm chí cả người lớn cũng thích được nghe Kể chuyện. Sở dĩ như vậy vì kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn ngữ. Mặc dù đã có những phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát thanh, rađiô, cát sét, người ta vẫn thích nghe nói nói chuyện trực tiếp bằng lời. Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu. Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó”. Nhờ có tiếng nói và lao động mà con người đã thoát hẳn đời sống loài vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Như vậy Kể chuyện là nhu cầu của cuộc sống, cho dù đó là cuộc sống trong xã hội hiện đại đi nữa.

 Trong nhà trường Tiểu học, Kể chuyện là một nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi học sinh (HS) nhỏ. Từ tuổi lên ba bập bẹ nói, các em đã thích nghe kể chuyện. Đến tuổi Mẫu giáo, nhu cầu cần nghe kể chuyện lại tăng lên nhiều. Bước vào tuổi học sinh Tiểu học, nhu cầu nghe Kể chuyện vẫn không hề giảm mà lại tiếp tục tăng thêm. Tại sao vậy? Những truyện kể là một trong những hình thức nhận thức thế giới của các em, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em. Những tác phẩm ấy giúp các em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh.

 Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Kể chuyện ở Tiểu học là bồi dưỡng thêm tâm hồn, đem lại niềm tin, trau dồi vốn sống, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ. Sẽ nghèo nàn đi mất bao nhiêu khi mà trẻ em không được tiếp xúc với truyện, dặc biệt là kho tàng truyện cổ dân gian trong sáng và sinh động. Đối với học sinh lớp 4 – 5, dạy kể chuyện là một quá trình giáo viên dẫn dắt học sinh thuộc truyện, nhớ truyện và kể lại được truyện bằng ngôn ngữ của mình. Dạy Kể chuyện ở đây cũng là quá trình giáo viên hướng dẫn tổ chức các hoạt động của học sinh về phân môn Kể chuyện. Như vậy nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng của phân môn Kể chuyện lại trở nên đa dạng, phong phú. Dạy tốt một tiết Kể chuyện, giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển năng khiếu ở học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau. Đó cũng là một mặt trong xây dựng nhân cách con người mới, con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Naêm hoïc 2011-2012 laø naêm hoïc tieáp tuïc thöïc hieän theo höôùng daãn cuûa Boä giaùo duïc vaø ñaøo taïo veà daïy hoïc theo chuaån kieán thöùc kó naêng.

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 2879Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn kể chuyện lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người, không những trẻ em mà thậm chí cả người lớn cũng thích được nghe Kể chuyện. Sở dĩ như vậy vì kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn ngữ. Mặc dù đã có những phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát thanh, rađiô, cát sét, người ta vẫn thích nghe nói nói chuyện trực tiếp bằng lời. Hồ Chí Minh thường dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu. Chúng ta phải biết quý trọng nó, giữ gìn nó, phát triển nó”. Nhờ có tiếng nói và lao động mà con người đã thoát hẳn đời sống loài vật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Như vậy Kể chuyện là nhu cầu của cuộc sống, cho dù đó là cuộc sống trong xã hội hiện đại đi nữa.
 Trong nhà trường Tiểu học, Kể chuyện là một nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi học sinh (HS) nhỏ. Từ tuổi lên ba bập bẹ nói, các em đã thích nghe kể chuyện. Đến tuổi Mẫu giáo, nhu cầu cần nghe kể chuyện lại tăng lên nhiều. Bước vào tuổi học sinh Tiểu học, nhu cầu nghe Kể chuyện vẫn không hề giảm mà lại tiếp tục tăng thêm. Tại sao vậy? Những truyện kể là một trong những hình thức nhận thức thế giới của các em, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em. Những tác phẩm ấy giúp các em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh.
 Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Kể chuyện ở Tiểu học là bồi dưỡng thêm tâm hồn, đem lại niềm tin, trau dồi vốn sống, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ. Sẽ nghèo nàn đi mất bao nhiêu khi mà trẻ em không được tiếp xúc với truyện, dặc biệt là kho tàng truyện cổ dân gian trong sáng và sinh động. Đối với học sinh lớp 4 – 5, dạy kể chuyện là một quá trình giáo viên dẫn dắt học sinh thuộc truyện, nhớ truyện và kể lại được truyện bằng ngôn ngữ của mình. Dạy Kể chuyện ở đây cũng là quá trình giáo viên hướng dẫn tổ chức các hoạt động của học sinh về phân môn Kể chuyện. Như vậy nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng của phân môn Kể chuyện lại trở nên đa dạng, phong phú. Dạy tốt một tiết Kể chuyện, giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển năng khiếu ở học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau. Đó cũng là một mặt trong xây dựng nhân cách con người mới, con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Naêm hoïc 2011-2012 laø naêm hoïc tieáp tuïc thöïc hieän theo höôùng daãn cuûa Boä giaùo duïc vaø ñaøo taïo veà daïy hoïc theo chuaån kieán thöùc kó naêng. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện như trên, trong suốt những năm học vừa qua giáo viên khối 4 đã tiến hành thực hiện một số biện pháp nhằm giảng dạy tốt phân môn Kể chuyện góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện; nhằm giúp các em học sinh năng động, mạnh dạn hơn trong học tập Nhận thấy trong thực tế, nhiều giáo viên chưa thấy được ảnh hưởng tích cực của phân môn Kể chuyện so với các môn học khác, luôn coi Kể chuyện là môn phụ vì vậy tổ chuyên môn khối chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra chuyên đề:“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 4” nhằm giúp GV cùng các em HS tham gia dạy – học phân môn Kể chuyện một cách có hiệu quả.
 II. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN Ở LỚP 4 :
 Giờ Kể chuyện có liên quan đến nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ em, góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ, sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà môn Kể chuyện sử dụng. Nhờ có truyện, đặc biệt là những truyện cổ tích mà trẻ em nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà bằng trái tim, truyện cung cấp cho trẻ những hiện tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa, là ngọn nguồn phong phú và không có gì thay thế được để giáo dục tình yêu Tổ quốc. Đây cũng là phân môn mà các em rất thích học. Tuy thế nhưng có một thực tế là từ lớp Một đến lớp Bốn – Năm, các em được nghe rất nhiều truyện nhưng khi được yêu cầu kể lại thì các em chẳng nhớ được bao nhiêu, có nhớ thì cũng chỉ một vài chi tiết không đầu không cuối. Hãn hữu mới có một vài em nhớ được trọn vẹn một câu chuyện xong khả năng diễn đạt khi kể của các em lại rất kém. Tại sao vậy? Qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy tổ khối chúng tôi nhận thấy có những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là:
 + Phân môn Kể chuyện dường như bị coi là một phân môn phụ và cho đến nay vị trí phân môn này vẫn chưa dược coi trọng đúng mức.
 + Sự đầu tư nghiên cứu, xây dựng một tiết Kể chuyện trên lớp của giáo viên còn hạn chế. Giáo viên thường thay thế tiết Kể chuyện bằng tiết đọc truyện.
 + Giáo viên chưa tự bồi dưỡng, nâng cao tiềm lực sư phạm và nghệ thuật dạy Kể chuyện.
 + Thực tế học sinh trường ở địa bàn nông thôn, khả năng diễn đạt còn hạn chế, chưa mạnh dạn tự tin đứng trước đám đông trình bày khi thực hiện kể chuyện.
Thöïc Traïng cuûa giaùo vieân (GV) vaø hoïc sinh (HS) khoái 4:
+Tình hình HS:
*Öu ñieåm : HS coù ñaày ñuû saùch giaùo khoa (SGK), vôû.
*Nhöôïc ñieåm : HS ôû raûi raùc treân dieän roäng, một soá em nhaø caùch xa tröôøng hoïc, ñieàu kieän kinh teá coøn nhieàu khoù khaên daãn ñeán phuï huynh HS ít quan taâm ñeán vieäc hoïc cuûa con em mình.
+Tình hình GV :
*Öu ñieåm : GV trong khoái ñeàu nhieät tình vôùi coâng vieäc giaûng daïy, yeâu ngheà, meán treû, luoân hoïc hoûi ñeå naâng cao trình ñoä chuyeân moân, nghieäp vuï.
*Nhöôïc ñieåm : Ñeå thöïc hieän giaûng daïy theo chuaån kieán thöùc kó naêng phân môn kể chuyện coù öùng duïng coâng ngheä thoâng tin ñoøi hoûi ngöôøi GV phaûi ñaàu tö nhieàu thôøi gian nghieân cöùu, song thôøi gian chæ coù haïn, GV chöa coù nhieàu kinh nghieäm ñeå thöïc hieän giaûng daïy theo yeâu caàu treân.
 III. MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 4:
 Phân môn kể chuyện giúp học sinh: 
Củng cố kĩ năng kể chuyện đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp 1, 2, 3, đồng thời hình thành những kĩ năng mới về kể chuyện.
Mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới.
IV. NỘI DUNG DẠY – HỌC:
Rèn luyện kĩ năng: 
Củng cố kĩ năng kể chuyện đã được hình thành ở các lớp dưới.
 Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm học tập. Trong trường hợp này, câu chuyện( có độ dài trên dưới 500 chữ) được in trong SGV, trình bày thành tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn torng SGK, được cô giáo ( thầy giáo ) kể cho HS nghe, rồi HS kể lại. Bên cạnh mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói cho HS, kiểu bài tập nói trên còn mục đích rèn kĩ năng nghe cho HS.
Hình thành những kĩ năng mới về kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ kể chuyện
 Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ 2 trong chủ điểm học tập. Riêng với hai chủ điểm mở đầu sách là Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng thì kiểu bài có cả ở tuần thứ ba. Những câu chuyện này HS phải tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày ( nghe người thân hoặc ai đó kể). Bên cạnh mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói cho HS, kiểu bài tập nói trên còn có mục đích kích thích HS ham đọc sách.
 Để tạo điều kiện giúp HS, nhất là HS vùng khó khăn như HS vùng nông thôn của địa bàn trường chúng ta, tìm được truyện phù hợp với chủ điểm đang học một cách dễ dàng, Nhà xuất bản Giáo dục cho in cuốn Truyện đọc lớp 4( gồm những truyện đọc được tuyển chọn và sắp xếp theo 10 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4). Tuy vậy, khác với chương trình cải cách giáo dục 1981. sách Truyện đọc lớp 4 không phải là SGK riêng cho phân môn Kể chuyện mà chỉ là một tài liệu tham khảo. HS không nhất thiết phải kể những câu chuyện trong sách Truyện đọc lớp 4 mà có thể,, thậm chí nên mở rộng phạm vi tìm kiềm sang toàn bộ sách báo xuất bản trong nước, trước hết là sách báo dành cho thiếu niên, nhi đồng
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ ba trong một chủ điểm học tập.
 Những câu chuyện này là chuyện người thật việc thật mà HS tận mắt trông thấy( trong sinh hoạt hằng ngày hay qua ti vi ) hoặc chính HS là một nhân vật trong đó.
 Trường hợp này đòi hỏi sự sáng tạo ở mức cao hơn: HS phải nhớ lại những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, rồi dựa vào cách thách xây dựng câu chuyện đã được học trong giờ Tập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết và kể.
 Bên cạnh mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói cho HS, kiểu bài nói trên còn có mục đích rèn cho HS thói quen quan sát, ghi nhớ.
 Do loại bài tập này mới và khó nên nó được bắt đầu dạy từ tuần 9. Ở tuần 13 có một tiết Kể chuyện thuộc dạng bài tập này, chưa phù hợp với HS vùng miền và theo tinh thần Công văn 972 của BGD&ĐT thực hiện nội dung giảm tải, do đó tổ khối 4 thảo luận và đưa ra bài dạy với nội dung thay thế phù hợp với học sinh của tổ khối, bài dạy: “ Kể chuyện đã nghe, đã đọc” và để minh họa chuyên đề :“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 4” này.
Mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới: 
Các câu chuyện được kể ở lớp 4 có nội dung liên quan đến 10 chủ điểm học tập trong xuyên suốt chương trình môn Tiếng Việt 4.
 Cùng với nội dung học tập của các môn học khác, nhất là ở các bài Tập đọc, Tập làm văn, những câu chuyện HS được đọc, được nghe, được kể ở lớp 4 có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS. Để phát huy đầy đủ tác dụng của phân môn Kể chuyện, GV cần chú ý tổ chức cho HS trao đổi để nắm chắc ý nghĩa câu chuyện hoặc nói lên nhận xét riêng của các em về các nhân vật, các tình tiết trong câu chuyện.
V. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 * BIỆN PHÁP 1: Ở trường
 - Giáo viên phải nắm được mối tương quan của các phân môn Tiếng Việt trong chương trình để tạo ra mối liên kết chặt chẽ .
	VD: Môn Tập đọc và Kể chuyện có mối liên quan trong từng chủ điểm. Ở chủ đề 1 “Thương người như thể thương thân” thì các bài tập đọc đều có nội dung này và môn kể chuyện sẽ có tiết kể chuyện về lòng nhân hậu. Do đó, nếu môn Tập đọc chúng ta giúp các em nắm được nội dung bài thì ít nhiều các em cũng có thể kể lại các câu chuyện mình đã học trong bài tập đọc, nhất là những em chậm hơn các bạn cũng có thể khuyến khích các em kể một đoạn. Bên cạnh đó, nên động viên các em khá, giỏi kể các câu chuyện khác ngoài chương trình.
 Có kế hoạch để tạo điều kiện cho các em đọc sách trong lớp 1 tuần ít nhất 2 lần để rèn các em thói quen đọc sách báo.
 Tổ chức học sinh thực hiện yêu cầu bài tập bằng hình thức thích hợp như sưu tầm tranh ảnh, truyện kể; lập dàn ý trước khi kể chuyện ; xây dựng cốt truyện ; kể chuyện trong nhóm ; kể chuyện trước lớp .
 Trong tiết kể chuyện, khi phân nhóm, giáo viên cần sắp xếp sao cho mỗi nhóm có các bạn khá giỏi kết hợp với các bạn chậm, nhút nhát, để khi kể chuyện theo nhóm, các bạn khá giỏi mạnh dạn kể trước rồi động viên các bạn kia kể sau. Giáo viên cần chú ý theo dõi để khuyến khích các em này và có sự tuyên dương kịp thời nhằm động viên.
 Ngoài ra trong giờ kể chuyện, giáo viên cần chú ý một số biện pháp dạy học chủ yếu để giúp các em đạt kết quả tốt trong tiết học như:
Sử dụng lời kể của giáo viên làm chỗ tựa cho học sinh kể lại.
Sử dụng tranh minh họa của SGK để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện .
Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để học sinh xây dựng câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
 *BIỆN PHÁP 2: Ở nhà 
 - Yêu cầu các em tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Giới thiệu một vài câu chuyện để các em tìm đọc ( có thể kiểm tra bằng cách hỏi vài câu hỏi liên quan đến nội dung của câu chuyện như “Hôm qua cô giới thiệu chuyện gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Kết thúc câu chuyện như thế nào?...” ) 
 * BIỆN PHÁP 3:
 - Biểu dương các em có thành tích khá giỏi trong học tập.
 - Động viên kịp thời các em có tiến bộ, tạo cho các em sự phấn khởi trong học tập .
 - Đặc biệt chú trọng và động viên các em yếu kém.
- Người giáo viên cần khắc phục sự lười nhác, ngại khó, thiếu nghị lực.
 - Xây dựng thói quen đọc sách vì đọc sách giúp cho giáo viên có điều kiện thâm nhập tác phẩm, nâng cao năng lực cảm thụ văn và năng lực truyền cảm.
 - Rèn luyện kĩ năng nói gồm:
 + Kĩ năng thở: Lời nói gắn liền với hơi thở. Thở tự nhiên trong khi nói là điều kiện cần thiết để lời nói không bị đứt đoạn, không vừa nói vừa thở.
 + Kĩ năng nói: Lời nói cần rõ ràng, khúc triết từng âm riêng lẻ, từng từ riêng lẻ và từng câu riêng lẻ. Cần phải cảm thụ sắc thái của từ để phát âm diễn đạt. Không nói nhanh, không nói quá chậm, không nói đều đều, không quá nhấn mạnh bất kì từ nào.
 - Lời động viên của giáo viên, tạo sự thi đua giữa các tổ, nhóm, trang trí hoặc bố trí lớp học gợi không khí câu chuyện là những biện pháp có hiệu quả tạo tâm thế mong muốn được tham gia kể chuyện trong tiết học.
VI. QUY TRÌNH DẠY – HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN:
Dạy bài nghe- kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp
Kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện đã học trong tiết kể chuyện trước đó và trả lời một số câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: GV giới thiệu câu chuyện sắp kể bằng lời kể hoặc bằng lời kết hợp với băng hình hoặc các đồ dùng dạy học khác để định hướng sự chú ý của HS vào bài mới và tạo hứng thú cho HS.
HS nghe kể chuyện:
 + GV kể lần 1, HS nghe
 + GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh, HS nghe kết hợp nhìn hình ảnh minh họa.
HS tập kể chuyện
+ Kể từng đoạn tiếp nối nhau trong nhóm.
+ Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
+ Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
HS tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
+ Nói về nhân vật chính.
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện.
Củng cố dặn dò.
Dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc; đã chứng kiến hoặc tham gia
Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã kễ trong tiết học trước đó và trả lời một số câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu kể chuyện của tiết học.
HS tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của tiết học ( theo gợi ý SGK )
HS tập kể chuyện.
+ Kể trong nhóm.
+ Kể trước lớp.
HS troa đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Nói về nhân vật chính.
 + Nói về ý nghĩa câu chuyện.
Củng cố, dặn dò.
Những điều cần lưu ý khi dạy 3 kiểu bài nói trên
GV cần hướng dẫn, giúp đỡ để HS ở mọi trình độ đều tìm được đề tài cho bài kể( với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc,; đã chứng kiến hoặc tham gia).
GV cần tế nhị khi hướng dẫn Hs kể chuyện.
 + Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên một vài chi tiết, GV có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện.
 + Nếu có em kể thiếu chính xác, Gv cũng không nên ngắt ngang lời kể: chỉ nhận xét khi các em đã kể xong.
 + Nên động viên, khuyến khích để các em kể tự nhiên, hồn nhiên, như là đang kể cho anh chị, em hay bạn bè ở nhà.
 + Chú trọng nhận xét lời kể của HS theo hướng khích lệ để các em luôn cố gắng.
 + Khen ngợi những HS chuẩn bị bài tập KC đã nghe, đã đọc tốt, có khả năng nhớ câu chuyện, thậm chí thuộc được câu chuyện(đoạn truyện)mình yêu thích, biết kể lại câu chuyện bằng giọng biểu cảm.
GV cần quan niệm một cách đúng mức về kể sáng tạo.
+ Kể chuyện sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau, gắn với những kiểu bài tập khác nhau nhưng bản chất của câu chuyện sáng tạo không phải là kể khác nguyên văn mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu của mình, thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó.
 + Khi kể bằng giọng điệu, cảm xúc của chính mình, trẻ có thể hồn nhiên thêm vào câu chuyện một số câu chữ của mình, nhưng cũng có thể chỉ kể lại nguyên văn câu chuyện đã thuộc lòng. GV cần tránh cách hiểu máy móc dận đến sai lầm là khuyến khích HS thay những từ (chốt ) đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng nhũng từ ngữ khác.
 + Chúng ta cũng không coi việc HS kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ theo văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp HS kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản. GV mới nhận xét kể như thế là chưa tốt.
+ Yêu cầu cao nhất về kể chuyện sáng tạo là những câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Đây là loại bài ậtp mới và khó. GV cần lưu ý HS:
Không cần tìm những câu chuyện li kì, phức tạp. Điều cốt yếu là câu chuyện có nhân vật, có ý nghĩa và phù hợp với chủ điểm.
 Để xây dựng được câu chuyện, cần huy động những kiến thức về kể chuyện đã học trong các giờ Tập làm văn.
VII. SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Đồ dùng dạy học của phân môn Kể chuyện thường là tranh, ảnh, hiện vật. Tranh ảnh minh họa nói nói chung có tác dụng gợi trí tưởng tượng cụ thể, gián tiếp mở rộng vốn sống cho học sinh, trong giờ kể chuyện, tranh ảnh minh họa vừa giúp học sinh có những biểu tượng cụ thể về nhân vật, hành động  của truyện, vừa làm “điểm tựa” cho học sinh ghi nhớ diễn biến câu chuyện, phục vụ cho việc tái hiện nội dung và dễ dàng kể lại câu chuyện.
 Dạy tiết Kể chuyện có tranh ảnh minh họa, giáo viên tiến hành thuận lợi hơn, đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý 1 số điểm về cách sử dụng tranh như sau:
- Cần đưa tranh minh họa đúng lúc, đúng chỗ, nghĩa là cái thời điểm mà tâm trạng người nghe đang chờ đợi, mong mỏi thì mới phát huy hết tác dụng.
Ví dụ : Kể chuyện “Một nhà thơ chân chính” xong rồi giáo viên mới chợt nhớ đến bức tranh vẽ cảnh nhà thơ bị đưa lên giàn hỏa thiêu để giới thiệu với học sinh thì sẽ làm giảm quá nhiều thú vị cho các em.
- Nên sử dụng tranh minh họa trong lần kể từng đoạn (kể lần thứ hai); kết hợp đưa ra từng tranh có nội dung phù hợp với lời kể của giáo viên.
- Dùng tranh minh họa kèm theo các câu gợi ý nhằm giúp học sinh tìm hiểu truyện, nắm vững nội dung, nhớ được các hình ảnh, chi tiết quan trọng và hành động, diễn biến của câu chuyện.
VIII .KẾT LUẬN :
 Thực hiện “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 4” nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện ở nhà trường Tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng, đáp ứng được yêu cầu tự bồi dưỡng năng khiếu và trình độ thẩm mĩ, nghệ thuật Kể chuyện truyền cảm càng trở nên bức thiết. Không thể có tiết Kể chuyện thành công mà giáo viên lại hời hợt, hờ hững. Bởi vì bản thân nghiệp vụ kể đòi hỏi giáo viên gần như phải bộc lộ tâm hồn, năng lực và tình cảm của mình. Trước con mắt của các em học sinh, người giáo viên rất khó và không thể giấu diếm được nhân cách của mình.
 Phân môn Kể chuyện có ý nghĩa góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ. Giờ kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em, chắp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng, đó chính là hoài bão ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống. Cũng thông qua giờ Kể chuyện, ngôn ngữ nói của các em được phát triển, đấy là cách nói trước đám đông một cách có nghệ thuật. Từ tiến bộ về kể chuyện, cảm thụ được câu chuyện kể.Trao dồi vốn Tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. Qua đó các em có thể dễ dàng học tốt các môn học khác . Nhất là đối với phân môn Tập làm văn ở lớp 4 và lớp 5 sau này.Khi làm văn các em cũng có nhiều ý hay, sáng tạo, hạn chế rất nhiều việc sử dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO CAO CHUYEN DE KE CHUYEN LOP 4.doc