Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Hồ Ngọc Thảo

Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Hồ Ngọc Thảo

I. Mục tiêu:

- Kể được câu chuyện ( mẩu chuyện , đoạn chuyện ) đã nghe , đả4 đọc có nhân vật , có ý nghĩa , nói về lòng nhân hậu ( theo gợi ý sở SGK )

- lời kể rõ ràng , rành mạch , bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.

II. Đồ dùng dạy học:

1 Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu .

2 Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 .

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện Lớp 4 - Hồ Ngọc Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ , kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ ba bể ( do GV kể ) .
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Giải thích sự hình thành hồ ba bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái 
.II. Đồ dùng dạy học: 
Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK .
Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu Chưng trình của môn học kể chuyện : 
- Trong chương trình TV lớp 4 , phân môn kể chuyện giúp các em có kĩ năng kể lại 1 câu chuyện đã được đọc , được nghe . Những câu chuyện bổ ích và lý thú sẽ giúp các em thêm hiểu biết về cuộc sống con người , những sự vật , hiện tượng quanh mình và thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người , giữa con người với thiên nhiên .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài 
- Trong tiết kể chuyện hôm nay , các em sẽ kể lại câu chuyên gì ?
- Tên câu chuyện cho em biết điều gì ? 
-GV cho HS xem tranh ( ảnh ) về hồ Ba Bể
hiện nay và giới thiệu : Hồ Ba Bể làmột cảnh đẹp của tỉnh Bắc Cạn hiện nay . Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh động .
Vậy hồ có từ bao giờ ? Do đâu mà có ? Các em cùng theo dõi câu chuyện “sự tích hồ Ba Bể ” .
 b) GV kể chuyện 
-GV kể lần 1 : giọng kể thong thả rõ ràng , nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội , trở lại khoan thai ở đoạn kết . Chú ý nhấn giọng ở những từ gợi cảm , gợi tả về hình dáng khổ sở của bà lão ăn xin , sự xuất hiện của con Giao Long , nỗi khiếp sợ của mẹ con bà góa , nỗi kinh hoàng của mọi người , khi đất dưới chân rung chuyển , mọi vật đều rung chuyển , nhà cửa , mọi vật đều chìm nghỉm dưới nước 
-GV kể lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trên bảng .
-GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ : cầu phúc , giao long , bà góa, làm việc thiện , bâng quơ . Nếu HS không hiểu ,GV có thể giải thích .
- Dựa vào tranh minh họa , đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện .
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ?
+ Mọi người đối xử với bà ra sao ?
+ Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ ?
+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm ?
+ Khi chia tay , bà cụ dặn mẹ con bà góa điều gì ?
+ Trong đêm lễ hội , chuyện gì đã xảy ra ?
+ Mẹ con bà góa đã làm gì ?
+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào ?
 c) Hướng dẫn kể từng đoạn 
- Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu , kể lại từng đoạn cho các bạn nghe . 
- Kể trước lớp , yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày .
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể .
 d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện 
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp .
- Cho điểm HS kể tốt .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hỏi :
+ Câu chuyện cho em biết điều gì ?
+ Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn mục đích nào khác ?
- GV kết luận : Bất cứ ở đâu con người cũng phải có lòng nhân ái , sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn , hoạn nạn . Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống .
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Dặn HS luôn có lòng nhân ái , giúp đỡ mọi người nếu mình có thể .
- Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể ” .
-  giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể.
- HS lắng nghe .
- HS xem tranh .
- Giải nghĩa từ theo ý hiểu của mình .
Cầu phúc : Cầu xin được điều tốt cho mình 
Giao long : loài rắn to còn gọi là thuồng luồng .
Bà góa : người phụ nữ có chồng bị chết 
Làm việc thiện : làm điều tốt cho người khác .
Bâng quơ : không đâu vào đâu , không tin tưởng .
- HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.
+ Bà không biết đến từ đâu . Trông bà gớm ghiếc , người gầy còm , lở loét , xông lên mùi hôi thối . Bà luôn miệng kêu đói .
+ Mọi người đều xua đuổi bà.
+ Mẹ con bà góa đưa bà về nhà , lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại .
+ Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên . Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn .
+ Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà góa một gói tro và hai mảnh vỏ trấu .
+ Lụt lội xảy ra , nước phun lên . Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm . 
+ Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn .
+ Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể , nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ .
- Chia nhóm 4 HS (2 bàn trên dưới quay mặt vào nhau) , lần lượt từng em kể từng đoạn .
- Khi 1 HS kể , các HS khác lắng nghe , gợi ý, nhận xét bài làm của bạn .
- Đại diện các nhóm lên trình bày , mỗi nhóm chỉ kể một tranh .
+ Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung , đúng trình tự không ? Lời kể đã tự nhiên chưa ?
- Kể trong nhóm .
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Nhận xét .
+ Cho biết sự hình thành của hồ Ba Bể .
+ Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái , biết giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành .
@ Bổ sung rút kinh nghiệm :
...............
 ==========––vv——===========
 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
 	- Hiểu câu chuyện thơ nàng tiên ốc , kể lại chủ ý bằng lời của mình .
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : con người cần thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau .
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện : Sự tích hồ Ba Bể 
- Nhận xét cho điểm từng HS 
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
- Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện cổ tích bằng thơ Nàng tiên Ốc bằng lời của mình
 b) Tìm hiểu câu chuyện 
-GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
- Gọi HS đọc bài thơ .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
 + Bà lão nghèo làm gì để sống ? 
 +Con Ốc bà bắt có gì lạ ? 
 + Bà lão làm gì khi bắt được Ốc ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : Từ khi có Ốc , bà lão thấy trong nhà có gì lạ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi. 
 + Khi rình xem , bà lão thấy điều gì kì la? 
+ Khi đó , bà lão đã làm gì ? 
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào ? ï 
 c) Hướng dẫn kể chuyện 
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của 
em ?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1. 
- Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu , kể lại từng đoạn cho các bạn nghe . 
- Kể trước lớp : Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày .
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể .
 d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện 
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp .
- Cho điểm HS kể tốt .
 e) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
-Yêu câøu HS thảo luận cặp đôi ý nghĩa câu chuyện. 
- Gọi HS phát biểu. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nàng tiên Ốc giúp em hiểu điều gì ? 
- Em có kết luận như thế nào về ý nghĩa câu chuyện ?
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu .
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện 
- 1 HS kể lại toàn bộ truyện và nêu ý nghĩa của truyện 
- ..bà lão đang ôm một nàng tiên cạnh cái chum nước 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn thơ , 1 HS đọc toàn bài. 
 + Bà kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. 
 + Nó rất xinh ,vỏ biêng biếc xanh , không giống như ốc khác. 
 + Thấy Ốc đẹp ,bà thương không muốn bán , thả vào chum nước. 
- Đi làm về , bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ , đàn lợn đã được cho ăn , cơm nước đã nấu sẵn , vườn rau đã nhặt cỏ sạch. 
 + Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra 
 + Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc , rồi ôm lấy nàng tiên 
 + Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau . Họ yêu thương nhau như hai mẹ con. 
- Là em đóng vai người kể kể lại câu chuyện , với câu chuyện cổ tích bằng thơ này , em dựa vào nội dung truyện thơ kể lại chứ không phải là đọc lại từng câu thơ. 
-1 HS khá kể lại , cả lớp theo dõi 
- HS kể theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày . Mỗi nhóm kể 1 đoạn. 
 + Nhận xét lời kể của bạn theo cá tiêu chí 
- Kể trong nhóm 
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét. 
- Nhận xét .
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- 3 đến 5 HS trình bày : Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc . Bà lão thương Ốc không nỡ bán .Ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà.
- Con người phải thương yêu nhau .Ai sống nhân hậu , thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc. 
- Nhiều HS trình bày ý nghĩa theo suy nghĩ của mình. 
@ Bổ sung rút kinh nghiệm :
...
==========––vv——===========
 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
 I. Mục tiêu: 
- Kể được câu chuyện ( mẩu chuyện , đoạn chuyện ) đã nghe , đả4 đọc có nhân vật , có ý nghĩa , nói về lòng nhân hậu ( theo gợi ý sở SGK ) 
- lời kể rõ ràng , rành mạch , bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
II. Đồ dùng dạy học: 
Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu .
Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ : Nàng tiên Ốc .
- Nhận xét , cho điểm từng HS 
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
- Gọi HS giới thiệu những quyển truyện đã chuẩn bị .
- Giới thiệu : Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà đã được đọc , nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu , tình cảm yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người . Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất ? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé !
 b) Hướng dẫn kể chuyện 
 * Tìm hiểu đề bài 
- Gọi HS đọc đề bài .GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe , được đọc , lòng nhân hậu .
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý .
- Hỏi :
+ Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết .
+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ?
- Cô rất khuyến khích các bạn ham đọc sách . Những câu chuyện ngoài SGK sẽ được đánh giá cao , cộng thêm điểm .
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu .GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng .
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4điểm
+ Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm .
+ Cách kể hay , có phối hợp giọng điệu , cử chỉ: 3 điểm .
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện : 1 điểm .
+ Trả lời đúng các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn : 1 điểm .
 * Kể chuyện trong nhóm 
- Chia nhóm 4 HS .
-GV đi giúp đỡ từng nhóm . Yêu cầu HS kể theo đúng trì ... . Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài.
- Tiết tập tập làm văn hôm trước các em đã giới thiệu với các bạn đồ chơi của mình. Hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của bạn em.
 b) Hướng dẫn kể chuyện
 * Tìm hiểu đề bài
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của em, của các bạn. Câu chuyện của các em kể phải là chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em.
 * Gợi ý kể chuyện
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý và M
- Hỏi: + Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể.
 * Kể trước lớp
- Kể trong nhóm.
+ Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Kể trước lớp.
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. GV khuyến khích HS dưới lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung , các sự việc, ý nghĩa truyện.
+ Gọi HS nhận xét từng bạn kể.
- Nhận xét chung và cho điểm từng HS.
- HS hát.
- 2 HS thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm.
+ Khi kể chuyện xưng tôi, mình.
+ 4 HS giới thiệu trước lớp.
+ 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau.
+ 4 HS thi kể.
+ HS nhận xét. Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
Ví dụ về một bài kể.
 Em có nhiều thứ đồ chơi nhưng đồ chơi em thích nhất là con búp bê biết hát, biết bò, biết lắc người.
 Con búp bê ấy là món quà dì em đã kì công tìm chọn để tặng cho em vì em đã thực hiện được lời hứa với dì: trở thành học sinh đứng đầu lớp trong tháng vừa qua.
 Con búp bê này làm nhà em vui hẳn lên. Bố mẹ , ông bà, ai cũng cười khi thấy con búp bê nhỏ bé, tóc hung, người bầu bĩnh khi thì đứng lắc người hát bài lam-bát-đa vui nhộn, lúc thì vừa hát vừa bò. Mọi người càng vui hơn nữa khi thấy em trai mới 1 tuổi của em tròn mắt nhìn con búp bê cử động, định vồ lấy nó.
 Em giữ gìn búp bê rất cẩn thận. Mỗi lần chơi xong, em cất búp bêvào hộp hoặc bày trong tủ kính cho búp bê khỏi bị bụi bẩn, đầu tóc.
4.Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết vào vở câu chuyện các em đã kể miệng ở lớp.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện Một phát minh nho nhỏ.
- GV nhận xét tiết học.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========––{——=============
 KỂ CHUYỆN 
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
Mục tiêu:
- Dựa theo lời của GV và tranh minh hoạ (SGK) bước đầu kể lại được câu chuyện một phát minh nho nhỏ rõ ý chính , đúng diễn biến .
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trang 167/SGK phóngto.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. KTBC:
-Gọi 2 HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
-Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Thế giới quanh ta có rất nhiều điều thú vị. Hãy thử một lần khám phá các em sẽ thấy ham thích ngay. Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ mà các em sẽ được nghe kể hôm nay. Kể về tính ham quan sát, tìm tòi, khám phá những quy luật trong thế giới tự nhiên của nhà bác học người Đức khi còn nhỏ, Bà tên là Ma-ri-a Gô-e-pớt May-ơ (sinh năm 1906 mất năm 1972)
 b) Hướng dẫn kể chuyện:
a. GV kể:
-GV kể chuyện lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
-GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Tranh 2: Ma-ri-a tò mò len ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa ở bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé vừa phát hiện.
Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho 2 em.
b. Kể trong nhóm: (nhóm 5 Hs)
-Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
c. Kể trước lớp:
-Gọi HS thi kể nối tiếp.
-Gọi HS kể toàn chuyện.
-GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+Theo bạn Ma-ri-a là người thế nào?
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+Bạn học tập ở Ma-ri-a điều gì?
+Bạn nghĩ rằng có nên tò mò như Ma-ri-a không?
-Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng HS.
4. Củng cố:
-Hỏi : Câu chuyện giúp em hiểu điều gì
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-2 HS kể chuyện.
-Lắng nghe.
- HS kể chuyện trao đổi với nhau về ý nghĩa chuyện.
-2 nhóm HS kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
-3 HS thi kể.
+Nếu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hịên ra nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh.
+Muốn trở thành HS giỏi cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những điều đó từ thực tiễn.
+Chỉ có tự tay mình làm điều đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ÔN TẬP CUỐI KÌ I (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 .
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học ( BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ , tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước ( BT3) 
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
 b) Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như ở tiết 1.
 c) Ôn tập về kĩ năng đặt câu:
-Gọi HS đặt yêu cầu và mẫu.
-Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
-Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.
d) Sử dụng thành ngữ, tục ngữ:
-Gọi HS đọc yêu cầu BT 3.
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
-Gọi HS trình bày và nhận xét.
-Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
 * Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao.
-Có chí thì nên.
-Có công mài sắt, có ngày nên kim.
-Người có chí thì nên.
 Nhà có nền thì vững.
 * Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn ?
-Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
-Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
-Thất bại là mẹ thành công.
-Thua keo này, bày keo khác.
 * Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác ?
-Ai ơi đã quyết thì hành.
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi !
-Hãy lo bền chí câu cua.
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai !
-Đứng núi này trông núi nọ.
 Chú ý: +Nếu còn thời gian, GV có thể cho HS tập nói cả câu khuyên bạn trong đó có sử dụng thành ngữ phù hợp với nội dung.
 +Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-1 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
 Ví dụ:
a) Từ xưa đến nay, nước ta chưa có người nào đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi như Nguyễn Hiền./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao./ Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta./
b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ./ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành danh hoạ nổi tiếng thế giới nhờ thiên tài và khổ công rèn luyện./
c) Xi-ôn-cốp-xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ./ Xi-ôn-cốp-xki đã đạt được ước mơ từ thuở nhỏ nhờ tài năng và nghị luật phi thường./
d) Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ./ Nhờ khổ công luyện tập, từ một người viết chữ rất xấu, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp.
e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn./ Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản./
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.
-HS trình bày, nhận xét.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ===========––{——=============

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ke_chuyen_lop_4_ho_ngoc_thao.doc