Giáo án 4 - Đào thị Oanh - Tuần 6

Giáo án 4 - Đào thị Oanh - Tuần 6

I MỤC TIÊU

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện

- Hiểu nội dung : Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca thể hiện trong tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân ,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .( Trả lời các CH SGK)

KN:-Ứng xử lịch sự trong giao tiếp-Thể hiện sự cảm thông-Xác định giá trị

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra (5’)

HS đọc thuộc bài thơ Gà Trống và Cáo; nêu nội dung bài

 

doc 44 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 4 - Đào thị Oanh - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2013
( Dạy 2 tiết 4A+2tiết 4B)
 Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An - đrây- ca
I MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện
- Hiểu nội dung : Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca thể hiện trong tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân ,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân .( Trả lời các CH SGK)
KN:-Ứng xử lịch sự trong giao tiếp-Thể hiện sự cảm thông-Xác định giá trị
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A.Kiểm tra (5’)
HS đọc thuộc bài thơ Gà Trống và Cáo; nêu nội dung bài 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ(2’) 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (28’)
a.Luyện đọc 
- GV chia bài văn thành 2 đoạn 
+Đoạn 1 Từ đầu đến mang về nhà 
+Đoạn 2: phần còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm cả bài 
b. Tìm hiểu bài 
- Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ? ( em đang 9 tuổi, ông ốm nặng )
- Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ cua em như thế nào ? (nhanh nhẹn đi ngay )
- An-đrây- ca làm gì khi đi mua thuốc ? (mải chơi )
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về ? (ông em đã chết ) 
- An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
- Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thé nào ? HS rút ra ND( có tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân ) 
c.Đọc diễn cảm 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai 
+GV đọc mẫu 
+HS luyện đọc theo nhóm 4 
+HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn 
3.Củng cố, dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học 
_________________________________________
Toán
Luyện tập 
I.MỤC TIÊU 
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ 
 BT: Bài 1,2 .HSKG thêm bài 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1')
2.Hoạt động 2 :Thực hành (32’)
Bài 1 : 
HS đọc đề bài và tìm hiểu yêu cầu của bài 
s
Một số HS trả lời 
đ
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa, 1m vải trắng 
s
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400 m vải 
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất 
Bài 2 : 
- HS đọc yêu cầu của đề, HS quan sát biểu đồ 
- HS lên bảng chữa bài 
a, Tháng 7 có 18 ngày mưa
b, Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 số ngày 15 - 3 = 12 ngày 
c, Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là ( 18+ 15 + 3 ) : 3 = 12 ngày 
Bài 3 HSKG
HS quan sát và tìm hiểu bài tập 
GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ : mỗi tấn ứng với một ô vuông 
HS thực hành vẽ : tháng 2 cao 2 ô, tháng 3 cao 6 ô
3.Củng cố dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học 
Chiều :
Lịch sử
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40 ) 
I.MỤC TIÊU 
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng(chú ý nguyên nhân khởi nghĩa,người lãnh đạo,ý nghĩa):
 +Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược,Thi Sách bị Tô Định giết hại(trả nợ nước ,thù nhà)
 +Diễn biến:Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát,Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩaNghĩa quân làm chủ Mê Linh,chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu,trung tâm của chính quyền đô hộ.
 +Ý nghĩa:Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ;thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 -Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phiếu học tập , hình ở SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A. Bài cũ :(5p) - Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta.
 1.Giới thiệu bài (2’) 
2.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10’)
- GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ 
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi : Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? 
- HS thảo luận, báo cáo kết quả làm việc : nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc 
3. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân (10’)
- HS dựa vào lược đồ và nội dung bài để trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa theo nhóm( - GV giải thích :Cuộc khởi nghĩa HBT diễn ra trên phạm vi rất rộng lược đò chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa )
- GV gọi HS lên trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ 
- GV cùng cả lớp nhận xét 
4.Hoạt động3 : Làm việc cả lớp (10’)
 - GV đặt vấn đề : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
- HS thảo luận đi đến thống nhất : Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành lại được độc lập .Sự kiện đó cho thấy nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm 
3.Củng cố dặn dò (2’)Nhận xét tiết học 
Luyện Tiếng Việt
Ôn : Danh từ
I.MỤC TIÊU
- Củng cố cách nhận biết danh từ và tìm danh từ trong đoạn văn, khổ thơ
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A.Kiểm tra (5’)
GVyêu cầu HS nêu thế nào là danh từ ? Cho ví dụ 
B.Ôn luyện (30’) Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1:
Cho các danh từ sau : Bác sĩ ,nhân dân thước kẻ ,sấm , thợ mỏ , xe máy ,sóng thần, mong muốn , bàn ghế , gió mùa , truyền thống ,tự hào 
b. Xếp các danh từ đ ó vào các nhóm sau: 
Danh từ chỉ người :bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ
Danh từ chỉ vật : thứơc kẻ, xe máy, bàn ghế
Danh từ chỉ hiện tượng : sấm, sóng thần, gió mùa
Bài 2a,Trong câu ca dao sau đây, danh từ riêng không được viết hoa. Em hãy viết lại cho đúng,
a.Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh
b. Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến , ba lần giặc tan
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra.
 b,Viết họ và tên các bạn trong tổ em và cho biết dó là danh từ chung hay danh từ riêng
Bài 3:HSKG Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:
	Quê hương là cánh diều biếc
	Tuổi thơ con thả trên đồng
	Quê hương là con đò nhỏ
	Êm đềm khua nước ven sông.
Đáp án : Các danh từ là : Quê hương, cánh diều,tuổi thơ, đồng,con đò,nước, sông, 
* Tổ chức chấm chữa bài
C.Tổng kết, dặn dò :
...................................................
 Luyện toán
Luyêntập chung
I. MỤC TIÊU
 Củng có các dạng toán đã học , biểu thức chứa 1 chữ, các đơn vịđo thời gian, toán trungbình cộng.
II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Giới thiệu bài (2’)
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau(30’)
HS khá giỏi làm cả 4 bài, HS trung bình làm ba bài 1,2,3 
Bài 1 : a, Điền vào bảng giá trị của biểu thức 6 + x
x
0
1
2
3
4
5
x + 6
6
7
.....
....
....
....
b, Dựa vào bảng để tìm x biết 6 + x 
Bài 2 : Điền vào chỗ chấm 
7 yến = .... kg 20 kg = .... yến 4 yến 2kg = ...kg 
6 tạ = ....yến 50 yến = ....tạ 6 tạ 7 yến = ...yến 
 2 thế kỉ =...năm 20 năm = .... thế kỉ 6 phút 19 giây = ....giây
Bài 3 : Một ô tô giờ thứ nhất chạy được 45 km , giờ thứ 2 chạy 65km , giờ thứ 3 chạy được 70 km 
 Hỏi TB mỗi giờ ô tô chạy được bao nhiêu km?
HS làm bài vào vở
HS lên bảng chữa bài 
Bài giải 
Trung bình mỗi giờ xe ô tô chạy được số km là 
 ( 45 + 65 + 70 ) : 3 = 60 km
Đáp số : 60 km 
Bài 4HSKG : Một tháng nọ có hai ngày đầu tháng và cuối tháng đều là ngày chủ nhật. Hỏi đó là tháng mấy ? 
 ( GV hướng dẫn HS tìm ra đó là tháng 2 năm nhuận ) 
3.Củng cố dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học 
----------------------------------
Thứ năm, ngày 17 tháng 10 năm 2013
Sáng Tập làm văn
Trả bài văn viết thư 
I.MỤC TIÊU
-Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ,); tự sửa các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. HS khá giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Giới thiệu bài (2’) 
2.GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp (10’) 
- GV treo bảng phụ viết 4 đề bài kiểm tra ở SGK lên bảng 
- GVnhận xét về kết quả làm bài 
+Ưu điểm :HS xác định đúng đề bài kiểu bài, làm bài đầy đủ đúng bố cục của bài văn viết thư , phần hỏi thăm có nhiều em có sáng tạo(Tuấn, Thư)
+Nhược điểm :1 số em còn viết sai lỗi chính tả, ( Đức,Hoài...)
- Một số bài chưa có đủ bố cục, - Một số bài không có phần hỏi thăm sức khoẻ hay lời chúc mừng năm mới 
- Một số bài quá sơ sài, chưa biết cách làm văn viết thư ( Mạnh, Thành... )
- GV đọc điểm trước lớp 
3 Hướng dẫn HS chữa bài (18’))
- HS đọc lời nhận xét của cô giáo đọc những chỗ chỉ lỗi trong bài rồi chữa bài 
- GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp 
- 1-2 HS lên bảng chữa lỗi .GV cùng cả lớp nhận xét 
- HS chép bài vào VBT 
4.Hướng dẫn học tập những đoạn thư,lá thư hay (6’)
- GV đọc những đoạn thư, lá thư hay 
- HS trao đổi thảo luận học tập cái hay để rút kinh nghiệm 
5 Củng cố dặn dò (4’)
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở những phần chưa đạt 
....................................
Toán
Phép cộng
I.MỤC TIÊU 
-Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
* BTCL : 1; bài 2( dòng 1, 3); bài 3 HSKG thêm bài 4
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1Hoạt động 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng ( 15’)
. - GV nêu phép cộng ở trên bảng 
 48352+21026
- GV gọi HS đọc phép cộng và nêu cáh thực hiện phép cộng 
 Hai HS lên bảng thực hiện phép cộng 48352
 +
 21026 
 69378
- GV nêu tiếp phép cộng 367859 + 5 41728
Hỏi : Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào ?
+ Đặt tính 
+ Cộng theo thứ tự từ phải sang trái 
+ Cho vài HS nêu lại cách làm 
2.Hoạt động 2 :Thực hành (25’)
Bài 1 : 
- HS tự làm bài
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
 4682 2968 5247 3917
 + 2305 + 6524 + 2741 + 5267
 6987 9492 7988 9184
Bài 2 : ( dòng 1,3)
HS tự đặt tính rồi tính, cả lớp đổi chéo vở kiểm tra két quả 
Bài 3 : 
HS làm bài vào vở
Số cây của huyện đó trồng được là:
325164 + 60830 = 385994 (cây )
 Đáp số : 385994 cây 
GV chấm bài) 
Bài 4 :HSKG
- HS nhắc lai cách tìm thành phần chưa biết 
- HS làm bài vào vở : x = 1338 ; x = 608 
3.Củng cố dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học 
---------------------------------------
 Chính tả
Nghe - viết : Người viết truyện thật thà 
I.MỤC TIÊU 
-Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài .
-Làm đúng bài tập 2(CT ch ... ách bảo quản thức ăn 
I.MỤC TIÊU 
 Sau bài học HS có thể : -Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,
 -Thực hiện một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Hình SGK trang 24, 25
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra (5’) Tại sao cần ăn nhiều rau và quả chín ; thế nào là thực phẩm sạch và an toàn 
2.Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn (10’)
 - GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 và chỉ, nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình 
- GV gọi một số nhóm trình bày 
Hình
Cách bảo quản
1
Phơi khô
2
đóng hộp
3
Ưíp l¹nh
4
Ưíp l¹nh
5
Làm mắm
6
Làm mứt
7
ướp muối
3.Hoạt động2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn (10’)
Bước 1: GV giảng các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển .Vì vậy chúng đễ bị hư hỏng, ôi, thiu.Vậy muốn bảo quản thức ăn đươc lâu chúng ta phải làm thế nào?
Bước 2 : GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi : Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ? ( Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn )
Bước 3 : HS làm bài tập : Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động, cách nào ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ? 
 A, Phơi khô, nướng sấy
 B, Ướp muối, ngâm nước mắm
 C, Ướp lạnh
 D, Đóng hộp
 E, Cô đặc với đường 
Đáp án : Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: A,B,C,E
 Ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm : D 
4.Hoạt đông 3 : Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà (8’)
- GV yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập : Nêu tên các thức ăn và cách bảo quản thức ăn ở gia đình em?
- HS trình bày, các em bổ sung và học tập lẫn nhau 
- GV tổng kết 
 5. Củng cố,dặn dò (2’)
- HS đọc ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học 
__________________________________
Chiều 
___________________________________
Luyện Tiếng Việt ( Luyện chữ ) 
Bài viết : Gà Trống và Cáo 
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng chính tả bài Gà Trống và Cáo. Biết cách trình bày bài 
- Tiếp tục rèn luyện viết đúng kích cỡ chữ, lưu ý viết đúng các từ sau : đon đả, tin rày, khoái chí cười phì
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Giới thiệu bài (2’) 
2.Hướng dẫn HS viết (10’)
- GVđọc bài 
- HS theo dõi SGK .
- HS đọc thầm lại bài viết 
- GV nhắc HS cách trình bày bài, chú ý những từ dễ viết sai : đon đả, tin rày, khoái chí cười phì
3. HS viết bài (20’)
- HS gấp SGK,GV đọc bài viết 
- HS soát lại bài 
- GV chấm chữa bài 
- GV nhận xét chung
4.Củng cố dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học 
___________________________________
Chiều Tự học 
Ôn : Lịch sử 
I MỤC TIÊU
- HS nắm vững tình hình dất nước ta khi các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
- Nêu được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Giơí thiệu bài (2’) 
2.Hướng dẫn HS ôn tập ( 30’) 
 Bài 1: Hoàn thành bảng sau ( GV để trống một số ô cho HS điền )
Thời gian
 Các cuộc khởi nghĩa
 Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 766
Năm 905
Năm 931
Năm 938
 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 Khởi nghĩa Bà Triệu
 Khởi nghĩa Lí Bí
 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
 Khởi nghĩa Phùng Hưng
 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
 Chiến Thắng Bạch Đằng
Bài 2: Nêu nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ? 
Bài 3: Gọi 3 HS trình bày diễn biến của cuộc khởi nghia Hai Bà Trưng
Bài 4 : HS nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
3,Tổng kết tiết học ( 3’ ) 
--------------------------------
______________________________________
H ĐTT: ( an toàn giao thông )
 B ài3: Đi xe đạp an toàn 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức : HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn 
- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới đi xe ra đường phố
2.Kĩ năng : HS có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi phải kiểm tra các bộ phận của xe
3.Thái độ : Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết
- Có ý thức thực hiện các quy dịnh đảm bảo an toàn giao thông 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ, yêu cầu 
+Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng sai
+Chỉ trong tranh những hành vi sai ( phân tích nguy cơ tai nạn )
- GV yêu cầu HS thảo luận nêu những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn ?
- HS trình bày : 
+Không được lạng lách đánh võng
+Không đèo nhau đi thành hàng ngang
+Không được đi vào đường cấm, đường ngược chiều 
+Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo súc vật
- GV :Theo em để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào ? 
+Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới 
+Đi đúng hướng đường, làn đường dùng cho xe thô sơ 
+Khi chuyển hướng ( rẽ trái, rẽ phải) phải giơ tay xin đường
+Đi đêm phải có đèn phát sáng và đèn phản quang
+Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn 
4.Hoạt động 3: Trò chơi giao thông 
GV treo trên bảng các tranh ảnh nêu tình huống
GVhướng dẫn HS vui chơi theo các tình huống
- Tình huóng 1 : khi phải vượt xe đỗ bên đường
- Tình huống 2 : khi phải đi qua vòng xuyến
- Tình huống 3: khi đi từ trong ngõ đi ra
- Tình huống 4 : khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải 
4.Tổng kết tiết học
Nhận xét tiết học, dặn các em đi đường tuân theo luật giao thông 
___________________________________
Thứ ba, ngày 8 tháng 10 năm 2012
 Tiết1: Tập đọc
 Chị em tôi 
I MỤC TIÊU 
 -Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
 -Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khuyên HS không nói dối vì đó là tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KN:-Tự nhận thức về bản thân-Lắng nghe tích cực
PP: -Thảo luận nhóm (đọc theo vai)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A.Kiểm tra (5’)
2 HS đọc bài Những hạt thóc giống và nêu nội dung của bài 
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2’) 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (28’)
a. Luyện đọc 
- Một HS khá đọc toàn bài 
- GV bài văn được chia làm 3 đoạn :
+ Đoạn 1:Từ đầu đến tặc lưỡi cho qua 
+ Đoạn 2: Tiếp đến cho nên người 
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn , kết hợp giải nghĩa từ khó 
- HS luyện đọc theo cặp 
- Một HS đọc cả bài 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
b.Tìm hiểu bài 
1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Cô chị xin phép ba đi đâu ? (đi học nhóm )
- Cô có đi học nhóm không ? mà cô đi đâu ? ( đi xem phim...)
- Cô nói dối như vậy nhiều lần chưa ? Vì sao cô lại nói dối nhiều lần như vậy? (cô nói dối ba nhiều lần )
- Vì sao mỗi lần nói dối như vậy cô lại ân hận? ( vì cô thương ba)
- Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ? ( rủ bạn vào rạp hát chọc tức chị )
- Vì sao cách làm của cô em làm cô chị tỉnh ngộ ? ( chị tỉnh ngộ vì tưởng em cũng như mình đã lừa ba .....)
- Cô chị đã thay đổi như thế nào ? (không nói dối ba nữa )
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?HS nêu nội dung:
 ( Nói dối là một tính xấu làm mất long tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình )
c.Đọc diễn cảm 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai 
+GV đọc mẫu 
+HS luyện đọc theo cặp 
+HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn 
3.Củng cố ,dặn dò (5’)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì 
- Liên hệ thực tế 
- Nhận xét tiết học 
----------------------------------
 Tiết2 : Toán
Luyện tập chung 
I.MỤC TIÊU 
 Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
-Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
-Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
- BTCL: 1,3(a,b,c), 4(a,b).HSKG thêm bài5 ( Không làm bài tập 2.)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2')
2.Hoạt động 2 :Thực hành (31’)
Bài 1 : 
- HS đọc yêu cầu bài, nắm vững yêu cầu của bài 
- HS làm bài, rồi đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
a, 2 835 918 b, 2 835 916 c, 2 000 000 ; 200 000 ; 200
Bài 3 : 
HS quan sát biểu đồ, đọc biểu đồ
HS làm bài vào vở
HS chữa bài trước lớp, đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
Bài 4 : 
- HS đọc yêu cầu của dề bài 
- HS trình bày miệng kết quả : năn 2000 thuộc thế kỉ XX, năm 2005 thuộc thế kỉ XXI, thể kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến 2100
Bài 5 : HS KG
- HS tự làm bài vào vở, GV chấm bài ( x= 600 hoặc x =700, x = 800 )
3.Củng cố dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học 
_______________________________________________
Tiết3: Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
--------------------------------------
_______________________________
 Chiều 
Chiều 
_________________________
Tin
( Giáo viên bộ môn soạn giảng)
_______________________________
Chiều thư tư
________________________________________
Luyện Toán chiều thư ba
Luyện tập chung
I.MỤC TIÊU 
- Củng cố các dạng toán đã học 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Giơí thiệu bài (2')
2.Hướng dẫn HS thực hành (30’)
Bài 1 
- HS làm bài, rồi đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
- Kết quả đúng là : HS khoanh vào Câu a ý D, câu b ý B, câu c ý C, câu d ý D, câu e ý C
Bài 2 : 
Hướng dẫn HS làm bài vào vở 
HS lên bảng chữa bài.GV nhận xét 
Bài 3 :
GV hướng dẫn HS cách làm bài 
Bài giải
Giờ thứ hai ô tô chạy được số km là 
40 + 20 = 60 ( km ) 
 Giờ thứ ba ô tô chạy được số km là 
( 40 + 60 ) : 2 = 50 ( km )
Đáp số : 50 km 
3.Củng cố dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học 
_______________________________
Luyện Toán chiều thư 5
Ôn luyện 
I.MỤC TIÊU
 Củng cố cách thực hiện các phép cộng các số có nhiều chữ số 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Giới thiệu bài ( 2' ) 
2,Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập ở VBT ( 30' ) 
Bài 1 HS đặt tính rồi tính
 HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
 GV lưu ý thêm cho HS yếu
Bài 2 : HS làm vào vở rồi chữa bài 
 x - 475 = 625 x - 103 = 99 
 x = 625 + 475 x = 99 + 103 
 x = 1100 x = 202 
Bài 3 : - HS đọc đề bài, rồi giải 
Bài giải Cả hai xã có số người là 
 16 545 + 20 628 = 37 173 ( người ) 
Đáp số : 37 173 người
Bài 4 : HS quan sát hình mẫu, sau đó vẽ vào vở cho đúng mẫu 
3.Củng cố - dặn dò ( 3' )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan 4 tuan6.doc