KHỐI 4 TIẾT 12
HỌC HÁT : BÀI CÒ LẢ
Dân ca : Đồng bằng Bắc Bộ
I. MỤC TIÊU :
1- Kiến thức : HS cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả, dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
2- Kỷ năng : HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát.
3- Thái độ : Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
4- Phương pháp : Làm mẫu – Thực hành – Luyện tập.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe , băng nhạc.
- Tranh, ảnh phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ, bản đồ Việt Nam.
- Chép lời hát lên bảng phụ :
CÒ LẢ
Dân ca : Đồng bằng Bắc Bộ
Con cò, cò bay lả lả bay la.
Bay tư, từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang tang tính tình.
Ơi bạn rằng ơi bạn ơi
Rằng có biết biết hay chăng.
Rằng có nhớ nhớ hay chăng.
2. Học sinh :
Ngày soạn : 31/10/2010 KHỐI 4 TIẾT 12 HỌC HÁT : BÀI CÒ LẢ Dân ca : Đồng bằng Bắc Bộ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : HS cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài Cò lả, dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca. 2- Kỷ năng : HS hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát. 3- Thái độ : Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng người lao động. 4- Phương pháp : Làm mẫu – Thực hành – Luyện tập. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe , băng nhạc. - Tranh, ảnh phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ, bản đồ Việt Nam. - Chép lời hát lên bảng phụ : CÒ LẢ Dân ca : Đồng bằng Bắc Bộ Con cò, cò bay lả lả bay la. Bay tư,ø từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng. Tình tính tang tang tính tình. Ơi bạn rằng ơi bạn ơi Rằng có biết biết hay chăng. Rằng có nhớ nhớ hay chăng. Học sinh : - SGK ÂM nhạc 4. - Nhạc cụ gõ như : Thanh phách, song loan, mõ ... * GV chú ý : - Bài Cò lả là dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ, ca ngợi cuộc sống thanh bình của người nông dân, họ luôn lạc quan trong lao động. - Bài hát có nhiều tiếng luyến, láy. Cần thể hiện đúng tính chất mềm mại của bài hát. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 2’ 23’ 6’ 1. Phần mở đầu : * Ổn định lớp : Kiểm tra DCHT của HS * Ôn bài cũ : - GV đệm đàn cho HS hát lại bài Khăn quàng thắm mãi vai em. (hát theo nhóm và hát cá nhân). * Giới thiệu bài mới - Giới thiệu nội dung bài học. 2. Phần hoạt động : a) Nội dung 1 : * Hoạt động 1 : Dạy hát. - GV hát, cho HS nghe băng nhạc. - Đọc đồng thanh lời ca theo tiết tấu. - Dạy hát từng câu * Hoạt động 2 : Luyện tập - Luyện tập theo tổ, nhóm. GV đệm đàn - Luyện tập cá nhân. b) Nội dung 2 : Nghe nhạc bài Trống cơm dân ca đồng bằng Bắc Bộ. - GV hát, đàn cho HS nghe băng nhạc. 3. Phần kết thúc : * Củng cố : - GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần. - Cho HS hát theo tổ, theo nhóm và cá nhân. * Nhận xét - Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn luyện bài hát và hát diễn cảm. - HS chuẩn bị DCHT - HS thực hiện. - HS theo dõi. - Cả lớp lắng nghe. - HS đọc lời ca. - HS tập hát từng câu. - HS luyện tập theo tổ, nhóm và cá nhân. - Cả lớp lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe và ghi nhớ. * Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: