Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Chương trình học kỳ I - Đào Phương Vũ

Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Chương trình học kỳ I - Đào Phương Vũ

TUẦN: 2

Môn: Âm Nhạc

Bài: Quốc ca Việt Nam

 Nhạc và lời: Văn Cao

 I. MỤC TIÊU:

 - Hs hát được giai điệu và lời ca (lời 2 ) phát âm đúng lời, hát gọn tiếng, tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.

 - Hát đúng giai điệu và lời ca, thuộc lời 1 thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.

 - Giáo dục hs ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Gv: Đàn organ, bảng phụ chép lời ca.

 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 2.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động: ( 1 phút)

 Luyện thanh: à a a a á. á a a a à.

 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút )

 Gv hỏi tên bài cũ và kiểm tra sgk

 3. Bài mới:

 a. Giới thiệu: (2 phút )

 Gv dẫn dắt vào bài Quốc ca Việt Nam lời 2. Ghi bảng- Hs nhắc lại tựa bài.

 b. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Chương trình học kỳ I - Đào Phương Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:.. 
Tiết: 1 TUẦN: 1
Môn: Âm Nhạc
Bài: Quốc ca Việt Nam
 Nhạc và lời: Văn Cao
I. MỤC TIÊU: 
 - Hs hiểu bài hát Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao là bài hát Nghi lễ của Nhà nước, được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ. Hs hát được giai điệu và lời ca, phát âm đúng lời và hát gọn tiếng 
 - Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.
 - Giáo dục hs ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Gv: Đàn organ, bảng phụ chép lời ca.
 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Khởi động:( 1 phút)
 Luyện thanh: à a a a á. á a a a à. 
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút )
 Gv kiểm tra sgk của hs.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: ( 2 phút ) 
 Gv giới thiệu dẫn dắt vào bài hát Quốc ca Việt Nam, nêu tên tác giả và nội dung bài.
 -Gv ghi bảng – hs nhắc lại tựa bài. 
 b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20 phút
6 phút
 Hoạt độ Hoạt động 1: Dạy hát bài Quốc ca Việt Nam ( lời 1 )
 * MT: Hs hát được giai điệu và lời ca, phát âm đúng lời và hát gọn tiếng.
 * CTH: - Gv hát mẫu (1 lần ) 
 - Chia câu và hướng dẫn hs đọc lời ca từng câu theo tiết tấu. Phát âm tiếng (ghềnh ), giải thích từ khó “Đường vinh quang xây xác quân thù”: Đó là sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của quân thù.“sa trường”(từ cổ): chiến trường 
 - Gọi cá nhân đọc lời ca.
 - Sửa sai.
 - Dạy hát: Hướng dẫn hs tập hát từng câu theo móc xích 
 - Chú ý các tiếng ngân 2 phách (Đi, quốc, thù, ngừng, trường, tiến, ta) (xx ) các tiếng ngân 3 phách (xa, nước, ca, khu, lên, bền) (xxx), câu 5 và 7 có 2 tiếng cuối (thù, ngừng) dễ lẫn cao độ với nhau.
 - Sửa sai.
 - Gọi hs hát cả bài.
 - Nhận xét. 
 - Cho hs hát cả bài ( 2 lần ) 
 - Sửa sai.
 -Chia nhóm: 4 nhóm 
 - Nhận xét, sửa sai.
 - Gọi hs hát.
 - Nhân xét, tuyên dương.
 * Kết luận: Hs cần phát âm đúng tiếng ghềnh, ngân đúng chỗ 2 và 3 phách, hát gọn tiếng.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 
* MT: Hs biết tên tác giả, biết bài hát được hát khi nào và thái độ đứng phải như thế nào.
 * CTH : Đặt câu hỏi 
 - Bài Quốc ca được hát khi nào?
 - Ai là tác giả bài hát Quốc ca Việt Nam?
 - Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
 - Nhận xét và nhắc laị cho hs nhớ.
 * Kết luận: Hs cần biết khi chào cờ có hát Quốc ca. 
 Giáo dục: hs ý thức trang nghiêm khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
 - Học hát bài Quốc ca Việt Nam (lời 1 ) 
- Chú ý lắng nghe 
 - Lời 1: 9 câu hát, đọc lời ca theo gv hướng dẫn, phát âm đúng tiếng (ghềnh) chú ý nghe giải thích từ khó
- Cá nhân 1 em đọc 
 - Tập hát từng câu theo gv hướng dẫn
- chú ý hát đúng chỗ ngân 2, 3 phách và tiếng (thù, ngừng) của câu 5, 7 dễ lẫn cao độ với nhau.
 - Cá nhân hát cả bài (1 – 2 em )
 - Lớp hát cả bài ( 2 lần )
- 4 nhóm hát luân phiên 
- Nhận xét nhóm 
- Cá nhân 2 em hát 
- Nhận xét bạn 
- Nghe và trả lời.
- Khi chào cờ.
- Nhạc sĩ Văn Cao.
 - Khi chào cờ và hát Quốc ca thì chúng ta phải đứng trang nghiêm, mắt hướng về phía trước.
 - Ghi nhớ. 
 4. Củng cố: ( 3 phút ) 
 - Trò chơi: Ai đúng ai sai
 GV vẽ 3 bức tranh,bức1 ba bạn đúng nghiêm trang miệng hát Quốc ca. Bức2 ba bạn 
 Đứng không nghiêm chỉnh, miệng hát Quốc ca và bức3 ba bạn ăn mặc luộm thuộm 
 Hát Quốc ca. Cho hs quan sát bức tranh nao mô tả đung thái độ hát QUốc ca sau đó 
 Gv nhận xét chung và phê phán thái độ sai.
 - Gọi 1-2 em hát, cho cả lớp hát (1 lần )
 - Hỏi lai tên bài và tác giả.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: ( 1 phút)
 - Nhận xét tiết học 
 - Dăn dò:Hs về nhà học thuộc lời 1 và xem trước lời 2. 
 Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn:.. Ngày dạy:.
 Tiết: 2 TUẦN: 2
Môn: Âm Nhạc
Bài: Quốc ca Việt Nam
 Nhạc và lời: Văn Cao
 I. MỤC TIÊU: 
 - Hs hát được giai điệu và lời ca (lời 2 ) phát âm đúng lời, hát gọn tiếng, tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.
 - Hát đúng giai điệu và lời ca, thuộc lời 1 thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.
 - Giáo dục hs ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Gv: Đàn organ, bảng phụ chép lời ca.
 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 2.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: ( 1 phút)
 Luyện thanh: à a a a á. á a a a à.
 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút )
 Gv hỏi tên bài cũ và kiểm tra sgk
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: (2 phút )
 Gv dẫn dắt vào bài Quốc ca Việt Nam lời 2. Ghi bảng- Hs nhắc lại tựa bài. 
 b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
18 phút
7
 phút
 Hoạt động 1: Dạy hát bài Quốc ca Việt Nam ( lời 2)
 * MT: Hs hát được giai điệu và lời ca, phát âm đúng lời và hát gọn tiếng.
 * CTH: - Gv hát mẫu lời 2 ( 1 lần ) 
 - Chia câu và hướng theo tiết tấu. Giải thích từ khó (lầm than, gông xích, căm hờn): hoàn cảnh xh những ngày trước CMT8 nhân dân ta sống khổ đau trước ách thống trị của chế độ pk, của thực dân Pháp, Phát Xít Nhật, nhân dân ta đã đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật để giành độc lập tự do cho tổ quốc. 
 - Gọi cá nhân đọc lời ca.
 - Sửa sai.
 - Dạy hát: Hướng dẫn hs tập hát từng câu theo móc xích 
 - Chú ý các tiếng ngân 2 phách (Đi, phới, hờn, ngừng, trường, tiến, ta) (xx) các tiếng ngân 3 phách (than, mới, tan, lên, bền) (xxx), câu 5 và 7 có 2 tiếng cuối (hờn, ngừng ) dễ lẫn cao độ với nhau.
 - Sửa sai.
 - Gọi hs hát cả bài.
 - Nhận xét. 
 - Cho hs hát cả bài (2 lần) 
 - Sửa sai.
 -Chia nhóm: 4 nhóm 
 - Nhận xét, sửa sai.
 - Chia lớp 2 nửa 
 - Sửa sai 
 - Gọi cá nhân hát 
 - Nhân xét, tuyên dương.
 * Kết luận: Hs cần phát âm đúng tiếng ghềnh, ngân đúng chỗ 2 và 3 phách, hát gọn tiếng.
Hoạt động 2: Tập nghi thức đứng chào cờ và hát Quốc ca 
* MT: Hs biết tư thế đứng chào cờ và hát Quốc ca.
 * CTH: Hướng dẫn hs tư thế đứng chào cờ và hát Quốc ca, Đứng nghiêm, mắt hướng nhìn về Quốc kì.
 - Gọi cá nhân thực hiện tư thế mẫu 
 - Nhận xét 
 - Cho hs tập đứng chào cờ và hat Quốc ca 
 - Sửa sai 
 - Gọi hs thực hiện đứng chào cờ.
 - Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận: Hs chú ý đứng nghiêm trang và hát thể hiện tính hùng mạnh của bài. 
 Giáo dục: Hs ý thức trang nghiêm khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
- Học hát bài Quốc ca Việt Nam ( lời 2 )
- Chú ý lắng nghe 
- Lời 2: 9 câu hát, đọc lời ca theo gv hướng dẫn, nghe giải thích từ khó 
- Cá nhân 1 em đọc lời ca
- Tập hát (lời 2) theo gv hướng dẫn, chú ý chỗ ngân 2 và 3 phách như lời 1 
- Cá nhân hát 1- 2 em
- Nhận xét bạn 
- Lớp hát cả lời ( 2 lần )
- 4 nhóm hát luân phiên 
- Nhận xét nhóm 
- Nửa lớp hát lời 1, nửa lớp hat lới 2 và đổi lại 
 - Cá nhân hát 2 em
 - Nhận xét 
- Lắng nghe hướng dẫn 
 - Cá nhân 2 em 
 - Lớp tập đứng chào cờ và hát Quốc ca.
 - Cá nhân 1-2 em đứng chào cờ và hát Quốc ca
 4. Củng cố: ( 3 phút )
 - Gọi 1-2 em hát, cho cả lớp hát (1 lần )
 - Hỏi lại tên bài và tác giả.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: ( 1 Phút )
 - Nhận xét tiết học 
 - Dăn dò: Hs về nhà học thuộc cả bài và xem trước bài mới 
 Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết: 3 TUẦN: 3 
 Môn: Âm Nhạc
 Bài: Bài ca đi học
 Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
I.MỤC TIÊU:
 - Hs biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Phan Trần Bảng, hs hát được giai điệu và lời ca lời 1, hát gọn câu, biết gõ đệm theo phách. 
 - Hs hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng. 
 - Giáo dục hs tình cảm gắn bó với mái trường , kính trọng thầy cô và yêu quý bạn. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Gv: Đàn organ, bảng phụ chép sẵn lời ca. nhạc cụ gõ.
 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 3 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Khởi động: ( 1 phút )
 Luyện thanh: à a a a a á. á a a a a à.
 2.Kiểm tra bi cũ: ( 3 phút )
 Hỏi tên bài cũ và gọi 1 -2 nhóm hát lại bài Quốc ca.
 -Hs nhận xet, gv nhận xét.
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu: ( 2 phút )
 Gv giới thiệu dẫn dắt vào bài hát Bài ca đi học tên tác giả và nêu nội dung bài hát . 
 - Gv ghi bảng và hs nhắc lại tựa bài.
 b.Các hoạt động: 
Thời lượng
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
18 phút
7 phút
Hoạt động 1: Dạy hát bài Bài ca đi học(lời 1)
*MT:Hs hát đượcgiai điệu và lời ca, hát gọn câu 
* CTH : - Hát mẫu ( lời 1 )
 - Chia câu và hướng dẫn hs đọc lời ca theo tiết tấu. 
 - Sửa sai.
 - Gọi hs đọc lời ca.
 - Sửa sai.
 - Hướng dẫn hs tập hát lời1 từng câu theo móc xích .chú ý các tiếng (lanh, rinh, xanh, trường ) ngân 1 phách rưỡi.
 - Sửa sai.
 - Gọi hs hát cả lời 
 - Nhận xét , sửa sai . 
 - cho hs hát cả lời ( 2 lần ), sửa sai.
 - Gọi hs so sánh sự giống nhau giai điệu của câu 1 và 3, câu 2 và 4.
 - Nhận xét.
 - Chia lớp 4 nhóm 
 - Nhận xét nhóm .
 - Gọi hs hát .
 - Nhận xét , tuyên dương .
 * Kết luận : Hs cần hát gọn câu , ngân nghỉ cuối câu đúng phách 
 Hoạt động 2 : Hát gõ đệm theo nhịp 
* MT : Hs biết gõ đệm theo nhịp 2/4
 * CTH : Đánh dấu x vào câu 1 
 - Hát và gõ đệm mẫu câu 1 theo nhịp ( 3 lần )
 - Gọi cá hs thực hiện mẫu 
 - Nhận xét, sửa sa.
 - Hướng dẫn hs tập gõ đêm câu 1 và các câu còn lại tương tự cho đến hết bài.
 - Sửa sai.
 - Gọi hs thực hiện cả lời 
 - Nhận xét. sửa sai.
 - Cho hs hát và gõ đệm cả bài ( 2 lần )
 - Sửa sai.
 - Chia lớp 2 nửa hát và gõ đệm 
 - Nhận xét, sửa sai nhóm.
 - Gọi cá hs hát gõ đệm 
 - Nhận xét, tuyên dương 
 * Kết luận: Hs gõ đệm đúng nhịp và đều tay.
- Học hát bài: Bài ca đi học ( lời 1 )
- Chú ý lắng nghe .
 - Lời 1: 4 câu hát, đọc lời ca theo gv hướng dẫn.
-Cá nhân 1 em đọc lời ca
-Tập hát từng câu theo gv hướng dẫn chú ý cuối câu ngân 1 phách rưỡi.
-Cá nhân 1 – 2 em 
 - Nhận xét bạn
- Lớp hát cả lời ( 2 lần )
- Cá nhân so sánh sự giống nhau giai điệu của câu 1và3, câu 2 và 4
- 4 nhóm hát luân phiên.
- Nhận xét nhóm.
- Cá nhân 2 -3 em hát 
- Nhận xét bạn.
Bình minh dâng lên ánh trên 
 X x
 Giọt sương long lanh.
 X x
- Chú ý quan sát.
- Cá nhân ( 2 em ) gõ mẫu.
- Nhận xét bạn 
- Tập gõ đệm từng câu theo nhịp 2/4
- Cá nhân 2 em 
- Lớp hát gõ đệm cả lời ( 2 lần )
 - Nửa lớp hát, nửa lớp gõ đêm và đổi bên.
- 2 em thực hiện.
- Nhận xét bạn.
 4. Củng cố: (3 phút)
 - Trò chơi: Đọc câu dân gian theo tiết tấu
 “ Có con chim di ơ nó gọi dì gọi cậu..Có con tu hú ơ nó gọi chú gọi dì”
 - Gọi 1- 2 em hát biểu diễn lại, cả lớp hát gõ đệm ( 1 lần )
 - Hỏi tên và tác giả bài hát.
 Giáo dục hs: Tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: ( 1 phút ) 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò: Hs về nhà học thuộc bài.
 Rút kinh nghiệm: . 
....
 Ngày soạn:. Ngày dạy:.. ... nhịp và đổi bên.
- Nhận xét.
- Cá nhân xung phong hát gõ đệm 
- Nhận xét bạn.
 4. Củng cố: (3 phút )
 - Trò chơi: Nhớ câu hát dân ca. Gv đàn những câu đầu tiên của những bài dân ca đã học 
 Và đố các em đó là bài nào.
 - Gọi nhóm 3- 4 em biểu diễn lại, cả lớp và gõ đệm (1 lần).
 - Hỏi lại tên bài và tác giả.
 Giáo dục hs thêm yêu thích dân ca Thái..
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: Hs về nhà học thuộc bài, tập gõ đệm và chuẩn bị động tác phụ họa.
 Rút kinh nghiệm:
 .
 .
 ...................................................................................................
 Ngày soạn : Ngày dạy :
 Tiết: 14 TUẦN: 15
 Môn: Âm Nhạc
 Bài: Ngày mùa vui
 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
 I. MỤC TIÊU:
 . - Hs hát đúng giai điệu và thuôc lời ca (lời1), lời 2, hát gọn tiếng rõ lời, biết gõ đệm theo nhịp. Biết hát kết hợp vận động phụ họa, tập biểu diễn, Hs nhận biết được tên, hình dáng của một vài nhạc cụ dân tộc.
 - Hs hát đúng giai điệu và lời ca, gõ đúng nhịp, quan sát hình dáng từng loại nhạc cụ.
 - Giáo dục hs thêm yêu thích dân ca Thái, yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 . - Gv: Đàn organ, bảng phụ chép sẵn lời ca, tranh vẽ nhạc cụ, nhạc cụ gõ
 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 3, vở chép bài.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: (1 phút) 
 Luyện thanh: à a á. á a à.
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) 
 Gọi hs nhắc lại tên bài cũ và cho hs hát ôn lại bài cũ, gọi 2 em hát biểu diễn.Hs nhận xét. Gv nhận xét.
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu: (2 phút)
 Gv giới thiệu dẫn dắt vào bài Ngày mùa vui (lời 2), Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc nêu tác giả và nội dung bài hát. Ghi bảng, hs nhắc lại tựa bài.
 b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8
phút
10 phút
7
phút
Hoạt động 1 : Dạy hát bài Ngày mùa vui (lời 2)
*MT: Hs hát đúng giai điệu và lời ca lời 1, 2 hát gọn tiếng, rõ lời, gõ đúng nhịp.
* CTH: Đàn giai điệu bài hát và hỏi lại tên bài hát, dân ca.
- Cho hs hát ôn lại lời 1(2 lần).
- Sửa sai.
Hát mẫu.(lời 2)
- Chia câu và chia nhóm, hướng dẫn hs đọc lời ca theo móc xích.
- Sửa sai.
- Gọi hs đọc lời ca.
- Sửa sai hs phát âm.
- Cho lớp hát cả lời 2(2-3 lần)
- Chú ý các tiếng hát luyến (bõ, ấm, có), cuối mỗi câu hát ngân nghỉ lấy hơi.
- Sửa sai.
- Gọi hs hát
- Sửa sai. 
- Cho từng nhóm, cá nhân hát.
- Nhận xét, sửa sai.
- Chia lớp 2 nửa:
- Sửa sai.
- Gọi cá nhân hát.
- Nhận xét.
* Kết luận: Hs chú ý hát đúng chỗ luyến, gọn tiếng, rõ lời, hát ngân nghỉ đúng chỗ.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ họa.
* MT: Hs biết hát kết hợp vận động theo bài hát nhịp nhàng.
* CTH: Thực mẫu lời 1(1- 2 lần)
- Gọi hs thực hiện mẫu.
- Nhận xét, sửa sai.
- Hướng dẫn hs gõ đệm từng câu theo nhóm
- Sửa sai.
- Cho cả lớp hát thực hiện lời 1(2 lần)
- Sửa sai.
 Lời 2 tương tự
- Chia lớp 2 nửa lớp.
- Nhận xét, sửa sai.
- Gọi hs hát và vận động phụ họa trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Hs vận động các động tác đúng và nhịp nhàng.
Hoạt động 3: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. (Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu)
* MT: Hs nhận biết được tên và hình dáng của một vài nhạc cụ dân tộc.
CTH: Treo tranh lần lượt từng loại nhạc cụ và giới thiệu.
+ Đàn bầu ( còn gọi là đàn độc huyền)
- Có một dây, có cấu trúc rất đơn giản.
- Âm thanh trong trẻo.
- Thường dùng độc tấu với các loại nhạc cụ dân tộc.
+ Đàn nguyệt: (Đàn kìm)
- Có 2 dây, mặt bầu vang có hình tròn giống mặt trăng.
- Được dung để độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho người hát,
+ Đàn tranh: ( Đàn thập lục)
- Có 16 dây, có hình hộp dài.
- Âm thanh trong trẻo, sáng sủa.
- Có khả năng mô tả tiếng suối, tiếng mưa..
- Thường dung để độc tấu, song tấu.
* Kết luận: Chú ý quan sát và nghe giới thiệu để nhớ tên và hình dáng.
- Lắng nghe, trả lời.
- Lớp hát ôn lời 1(2 lần)
- Lắng nghe.
- 8 câu hát, mỗi nhóm đọc 1 câu theo gv hướng dẫn.
- Cá nhân 1 em đọc 
- Lớp hát lời 2(2-3 lần)
- Hát đúng những chỗ luyến và ngân nghỉ lấy hơi đúng chỗ.
- Cá nhân 1 em hát.
- Từng nhóm, cá nhân hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Nhận xét nhóm, cá nhân
- Mỗi nửa lớp hát 1 lời và đổi bên.
- 1-2 em
- Chú ý quan sát.
- Cá nhân 1 em thực hiện mẫu
- Từng nhóm tập múa từng động tác.
- Lớp hát và vận động phụ họa (2 lần)
- Nửa lớp hát và vận động lời 1, nửa lớp còn lại thực hiện lời 2.
- Nhận xét.
- Cá nhân, nhóm 3-4 em
- Nhận xét bạn.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
 4. Củng cố: ( 3 phút )
 - Gọi nhóm 3- 4 em biểu diễn lại, cả lớp và gõ đệm (1 lần).
 - Hỏi lại tên bài và tác giả.
 Giáo dục hs thêm yêu thích dân ca Thái, yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc.
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút )
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: Hs về nhà học thuộc bài.
 Rút kinh nghiệm:
 .
 .
 ...................................................................................................
 Ngày soạn : //. Ngày dạy ://.
 Lớp 3: TUẦN: 16
 Môn: Âm Nhạc
 Kể chuyện Âm Nhạc “ Cá heo với âm nhạc “
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
 I. MỤC TIÊU:
 . – Qua câu chuyện giúp hócinh hiểu âm nhạc còn có tác động tới các loài vật.
 - Giúp hs làm quen voqis tên gọivaf vị trí thứ tự của các nốt nhạc qua trò chơi.
 - Giáo dục các em thấy đươc âm nhạc rất quan trong trong đời sống .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 . - Gv: Bảng phụ, Tranh 
 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 3, vở chép bài.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: 
 -HS: Hát vui.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi hs nhắc lại tên bài cũ và cho hs hát ôn lại bài cũ, gọi 2 em hát biểu diễn.Hs nhận xét. Gv nhận xét.
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu: 
 - Hôm nay cô kể cho các em nghe câu chuyện “Cá heo vớiaam nhạc”. Và cho các em làm quen với tên goivaf vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. Ghi bảng, hs nhắc lại tựa bài.
 b. Các hoạt động:
HD của gv
Nội dung
Hoạt động của học sinh
HD 1: Kể chuyện Âm Nhạc
HD 2: Giới thiệu 7 tên nốt nhạc
-GV: Giới thiệu câu chuyen 
-Kể thật diễn cảm lần 1
-Treo tranh kể lại lần 2
-Gọi hs lên bảng nhình tranh kể lại
-Nhận xét, tuyên dương.
* GV: Đặt câu hỏi?
+ Lúc đầu người ta đã dùng cách gì để cứu đàn cá heo. Kết quả như thế nào ?
+Sao đó có một thuỷ rhur đã nghỉ ra cách gì để cứu đàn cá heo. Kết quả được kg. Vì sao ?
*Kết luận: Âm nhạc không chỉ ảnh hưởng đối với con người mà còn tác động tới một số loài vật.
- Gv: Giải thích: Trong âm nhạc để phân biệt độ cao thấp, người ta dùng 7 nốt nhạc có tên gọi thứ tự từ thấp lên cao là: Đồ, rê, mi, fa, sol, la,si.
-Hướng dẫn cách đọc cho các em
- Cho các em đọc thuộc tên nốt nhạc
-Nhận xét
* GV: Tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Bảy anh em”
-Hướng dẫn cách chơi
-GV: Nhận xét sao khi chơi.
* GV: Tiếp tục cho các em chơi trò chơi. “Khuông nhạc bàn tay”
-Nhận xét sao khi chơi
-HS: Chú ý.
-Lắng nghe gv kể
-Các emchus ý lắng nghe và quan sát 
-HS: Thực hiện theo yêu cầu của gv
-Nhan xét bạn
-HS: Trả lời
-HS: lắng nghe.
-HS: Chú ý nghe gv giới thiêu tên goi củ 7 nốt nhạc.
-chú ý
-Lớp đọc tên nốt theo hướng dẫn của gv.
-Đọc đồng thanh tổ, nhón, cá nhân.
-Chú ý
-HS; Cùng tham gia trò chơi
-Các em cùng chơi
-Nhận xét
 4. Củng cố: 
 - Gọi hs nhắc lại tên bài
 - Giáo dục các em thấy đươc âm nhạc rất quan trong trong đời sống .
 5. Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: Hs về nhà xem bài mới.
 Rút kinh nghiệm:
 .
 .
Ngày soạn : //. Ngày dạy ://.
 Lớp 3: TUẦN: 17
 Môn: Âm Nhạc
 Bài: Sen hồng
 Nhạc và lời: Lê Bách
 I. MỤC TIÊU:
 . – HS; Biết bài hát Sen hồng sáng tác của Lê Bách
 - HS: Hát đúng giai điệu và lời ca
 - Giáo dục các em cảm nhận được vẽ đẹp của hoa sen.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 . - Gv: Đàn phím điện tử, Bảng phụ
 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 3, vở chép bài.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: 
 -HS: Hát vui.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu: 
 - Gv: Giới thiệu dẫn dắt vào bài hát “Sen hồng” . Neu tác giả và nội dung bài hát. Ghi bảng, hs nhắc lại tựa bài.
 b. Các hoạt động:
HD của gv
Nội dung
Hoạt động của học sinh
HD1: Dạy bài hát Sen hồng
HD 2: Hát kết hợp gỏ đệm theo nhịp
-GV: Phân tích bài hát
-GV: Cho các em đọc lời ca từng câu theo lối móc xích
-GV: Đàn hát mẫu
-Hướng dẫn các em hát từng câu theo lối móc xích
-Sửa sai
-Tổ, nhóm luân phiên hát
-Nhận xét, tuyên dương
-GV: làm mẫu.
-Hướng dẫn các em hát kết 
hợp gỏ đệm theo nhịp từng câu theo lối móc xích
-Sửa sai
-Nhận xét, tuyên dương
-GV: Gọi cá nhân hát kết hợp gỏ đệm.
- Nhận xét, tuyên dương.
-HS: Chú ý
-Lớp đọc lời ca đồng thanh
-Lắng nghe
-HS: Hát từng câu theo hướng dẫn của gv
-Tổ, nhóm luân phiên hát
- Nhận xét nhóm bạn
-Chú ý
Em yêu đoá sen hồng
 X X
-Lớp thực hiện theo hướng dẫn của gv
-Tổ, nhóm luân phiên thực hiện
-Nhận xét
-Cá nhân vài em thực hiên.
-nhận xét bạn.
 4. Củng cố: 
 - Gọi hs nhắc lại tên bài
 - GV: Đàn cho các em hát lại bài một vài lần.
 - Giáo dục ; Các emcamr nhận được vẽ đep của hoa sen
 5. Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: Hs về nhà hát lại bài và xem trước bài mới.
 Rút kinh nghiệm:
 .
 .
 .
Ngày soạn: //. Ngày dạy: //.
 Lớp 3: TUẦN: 18
 Môn: Âm Nhạc
 Bài:Tập biểu diễn các bài đã học
 I.MỤC TIÊU:
 - HS biết hát các bài hát đã học
 - HS: Hát đúng giai điệu và lời ca
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Gv: Đàn phím điện tử
 - Hs: Sgk tập bài hát lớp 3
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: 
 HS hát vui, Nhắc lại bài tiết trước
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: 
 GV: Hôm nay cô ôn lại cho các em các bài đã học
 Ghi bảng, học sinh nhắc lại
 b. Các hoạt động:
HĐ của gv
Nội dung
Hoạt động của học sinh
HD 1:Ôn các bài; Lớp,
NgàyCon
.v.v
HD 2: Cho các em lên bảng biểu diễn
-GV: Đàn cho các e hát ôn lai lần lược từng bài 
- Cho các tổ thi nhau hát
-Nhận xét, tuyên dương
- Từng nhóm hat 
- Gọi cá nhân hát
-Nhận xét
-GV: Tổ chức cho các em lên bảng biểu diễn. Đơn ca, song ca, tóp ca
-Nhận xét, tuyên dương
* Kết luận: Các em thực hiên được các bài hát đã học
-HS: Thực hiện theo hướng dẫn của gv
-Tổ thi nhau hát
-Nhận xét 
-Nhóm hát
-từng em hát
-Nhận xét
-Lắng nghe
-HS: biểu diễn
-Nhận xét bạn
-HS: Lắng nghe
 4. Củng cố: 
 - Gọi 1- 2 em hát và vỗ tay. Cả lớp hát lại(1 lần). 
 - Hỏi lại tên bài học, tác giả.
 5. Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò các em về nhà xem trước bài mới. 
 Rút kinh nghiêm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_3_chuong_trinh_hoc_ky_i_dao_phuong_vu.doc