Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Tiết 1 đến 7

Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Tiết 1 đến 7

TUẦN 1 TIẾT 2 -HỌC HÁT BÀI : QUỐC CA VIỆT NAM

Ngày soạn:

Ngày dạy:

I- MỤC TIÊU:

- Biết hát đúng lời của bài hát Quốc ca Việt Nam; Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang ki dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1- Giáo viên: - Thuộc bài hát, hát chuẩn xác bài hát với tình cảm hùng mạnh.

- Băng nhạc, nhạc cụ quen thuộc, tranh ảnh về lễ chào cờ.

2- Học sinh: - Vở ghi, vở bài tập

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I- ổn định tổ chức (1')

II- Kiểm tra bài cũ : (4')

III- Bài mới: (28')

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Tiết 1 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Tiết 1 - Học hát bài : Quốc ca Việt Nam 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A- Mục tiêu:	- Học sinh hiểu Quốc ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- Biết hát đúng lời của bài hát Quốc ca Việt Nam; Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang ki dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam
B- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Thuộc bài hát, hát chuẩn xác bài hát với tình cảm hùng mạnh.
- Băng nhạc, nhạc cụ quen thuộc, tranh ảnh về lễ chào cờ.
2- Học sinh: 	- Vở ghi, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')
II- Kiểm tra bài cũ : (4')
III- Bài mới: (28')
1- Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam lời 1.
a- Giới thiệu bài: Năm 1944 trong bối cảnh của cuộc tổng khởi nghĩa đang đến gần, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát Tiến quân ca với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Tiếng quân ca đã vang lên hùng tráng trong hoạt động của các đoàn thể cách mạng thời ấy. Cách mạng tháng 8 thành công nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời.
 Quốc ca là bài hát trong lễ chào cờ khi hắt hoặc cứ nhạc quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn quốc kỳ.
- Giới thiệu hình ảnh quốc kỳ và lễ chào cờ.
- Tập đọc lời ca.
GV chép bài hát .
GV giải thích từ khó.
? Em hiểu câu "Đường vinh quang xây xác quân thù" nghĩa là gì.
? Trường sa là gì.
b- Dạy hát.
GV dạy từng câu đến hết bài
- Trong bài có tiếng ngân 3 phách hoặc nghỉ ba phách .
- GV đếm phách cho học sinh hát đều.
- Chú ý dấu chấm đôi.
- Chú ý hai câu dễ lẫn cao độ với nhau.
GV: Cần hướng dẫn học sinh hát đúng.
2- Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi.
? Bài Quốc ca được hát khi nào.
? Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam.
? Khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam chúng ta phải có thái độ như thế nào
Học sinh nghe giới thiệu
Quan sát Quốc kỳ và lễ chào cờ.
Học sinh học lời ca
- Quyết tâm chiến đấu, đập tan mọi âm mưu của quân thu.
- Là chiến trường.
"Đường vinh quang xây xác quân thù, vì nhân dân chiến đấu không ngừng.
- Quốc ca là bài hát trong chào cờ.
- Nhạc sĩ Văn Cao.
- Phải đứng nghiêm trang, mắt hướng về quốc kỳ.
IV- Củng cố, dặn do. (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát lại bài hát nhiều lần, chính xác.
===========================
Tuần 1	 Tiết 2 -Học hát bài : Quốc ca Việt Nam
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Biết hát đúng lời của bài hát Quốc ca Việt Nam; Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang ki dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Thuộc bài hát, hát chuẩn xác bài hát với tình cảm hùng mạnh.
- Băng nhạc, nhạc cụ quen thuộc, tranh ảnh về lễ chào cờ.
2- Học sinh: 	- Vở ghi, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')
II- Kiểm tra bài cũ : (4')
III- Bài mới: (28')
1- Hoạt động 1: Dạy hát Quốc ca Việt Nam lời 2.
a- Giới thiệu bài: 
- Giáo viên hát mẫu lời 2
- yêu cầu học sinh ôn lại lời 1.
- Cho học sinh đọc mẫu lời 2.
GV dạy hát từng câu.
- Cho học sinh hát từ lời 1 sang lời 2.
2- Hoạt động 2. 
- Cho học sinh đứng hát quốc ca Việt Nam trong tư thế trang nghiêm như khi chào cờ.
Học sinh nghe 
Ôn lại lời 1.
Đọc lời 2.
Hát từng câu
Hát từ lời 1 sang lời 2.
Học sinh hát với tư thế nghiêm trang chào cờ.
IV- Củng cố, dặn do. (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát lại bài hát nhiều lần, chính xác.
Tiết 3 - Học hát : bài ca đi học
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A- Mục tiêu:	
- Học sinh biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài.
- Hát đúng và thuộc lời 1.
- Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường kính trọng thầy cô giáo và yêu quí bạn
B- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Thuộc bài hát, hát chuẩn xác bài hát với tình cảm vui tươi.
- Băng nhạc, nhạc cụ quen thuộc, tranh ảnh về lễ chào cờ.
2- Học sinh: 	- Vở ghi, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')
II- Kiểm tra bài cũ : (4')
- Gọi 3 học sinh hát bài hát Quốc ca Việt Nam - tư thế trang nghiêm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
III- Bài mới: (28')
1- Hoạt động 1: 
- Dạy bài hát Bài ca đi học
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu tranh minh hoạ. Đây là bức tranh nói về niềm vui nô nức của các bạn học sinh khi đi học. để miêu tả niềm vui này nhạc sĩ Phan Trần Bảng đã viết lên một bài ca đi học . Đâylà một hành khúc vui tươi, rộn ràng với giọng
GV hát mẫu.
b- Dạy hát.
- Đọc đồng thanh lời 1
- GV dạy hát từng câu đến hết lời 1.
GV hát mẫu cho học sinh hát theo.
- Dạy hát 3 câu cho học sinh hát lại.
- Sau khi hát song lời 1 học sinh hát vỗ theo tiết tất lời ca.
2- Luyện tập.. 
-Cho học sinh hát 3 lần
GV - Chia nhóm cho học sinh luyện tập theo nhóm.
GV quan sát hướng dẫn thêm.
3- Hoạt động 2: 
Hát kết hợp gõ đệm, thể hiện đúng tình cảm của bài hành khúc nhận giọng ở đầu phách 2/4
GV chia học sinh thành 2 nhóm
Học sinh nghe giới thiệu
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
Đàn bướm phơi phới lướt trên cành hoa rung rinh.
Bầy chim xinh xinh hót vang lùm cây xanh xanh
Chào đón chúng em mau bước chân nhanh tới trường.
Học sinh hát nối tiếp mỗi nhóm hát 1 câu.
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm.
Tất cả cùng hát.
IV- Củng cố, dặn do. (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát lại bài hát nhiều lần, chính xác.
Tiết 4 - Học hát : bài ca đi học
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A- Mục tiêu:	
- Học sinh biết tên bài hát lời 2, thuộc cả bài hát.
- Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường kính trọng thầy cô giáo và yêu quí bạn
B- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên:
 - Thuộc bài hát, hát chuẩn xác bài hát, truyền cảm.
- Nhạc cụ , động tác múa phụ hoạ
2- Học sinh: 	- Vở ghi, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')
II- Kiểm tra bài cũ : (4')
- Gọi 3 học sinh hát bài hát bài hát Bài ca đi học lời 1
- GV nhận xét, ghi điểm.
III- Bài mới: (28')
1- Hoạt động 1: 
- Dạy bài hát Bài ca đi học lời 2, ôn luyện hát cả bài.
a- Giới thiệu bài: 
- Bài hôm nay các em tiếp tục học lời 2 của bài hát Bài ca đi học.
b- Dạy hát.
GV hát mẫu.
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời 2
- GV dạy hát từng câu đến hết lời 1.
- GV hát mẫu cho học sinh hát theo.
- Cho học sinh hát lời 2, sau đó hảt cả bài.
2- Luyện tập.. 
-Cho học sinh hát 3 lần
GV - Chia nhóm cho học sinh luyện tập theo nhóm.
GV quan sát hướng dẫn thêm.
3- Hoạt động 2: 
Hát kết hợp vận động phụ hoạ, thể hiện đúng tình cảm của bài hát.
Học sinh nghe giới thiệu
Trường em xa xa khuất sau hàng cây cao.
Ngày tháng tới đã thắm bao tình em thương yêu.
Đùa nô tung tăng nắm tay cùng vui ca vang.
Nhịp bước bước nhanh cô giáo đón em tới trường.
Học sinh hát theo.
Học sinh hát lần 1, lần 2,
Học sinh tập biểu diễn theo 
Học sinh hát nối tiếp mỗi nhóm hát 1 câu.
IV- Củng cố, dặn do. (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát lại bài hát nhiều lần, chính xác thuộc bài hát
Tiết 5 - Học hát : Đếm sao
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A- Mục tiêu:	
- Học sinh biết tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 qua bài hát Đếm sao.
- Hát thuộc bài hát và mọt bài động tác múa phụ hoạ.
- Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên
B- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên:	 - Thuộc bài hát, hát chuẩn xác bài hát, truyền cảm.
- Nhạc cụ , động tác múa phụ hoạ
2- Học sinh: 	- Vở ghi, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')
II- Kiểm tra bài cũ : (4')
- Gọi 3 học sinh hát bài hát bài hát Bài ca đi học 
- GV nhận xét, ghi điểm.
III- Bài mới: (28')
1- Hoạt động 1: 
- Dạy bài hát "Đếm sao"
a- Giới thiệu bài: 
- Bài hôm nay các em học hát bài hát "Đếm sao"
b- Dạy hát.
- GV hát mẫu.
- Cho lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Yêu cầu học sinh chú ý những tiếng ngân dài 3 phách trong nhịp 3/ 4
GV: Đếm đủ phách ở tiếng ngân, giúp các em hát đều.
- GV chia nhóm cho học sinh ôn luyện.
2- Hoạt động 2: Hát kết hợp với múa đơn giản.
GV thực hiện cho học sinh quan sát.
- Câu hát đầu: Hai tay mềm mại giơ cao rồi uốn cong cho hai bàn tay chạm nhau, ở đầu ngòn lòng bàn tay quay ra phía trước, nghiêng người sang trái rồi nghiêng sang phải nhịp nhàng theo giai điệu.
- Giữ nguyên tay quay tròn tại chỗ khi hát câu cuối bài.
Học sinh nghe giới thiệu
Cuối câu 1: với tiếng sao
Cuói cấu 2 vàng
Cuối câu 4 tiếng sao cao
Chia lớp theo nhóm ôn luyện.
Quan sát làm theo.
IV- Củng cố, dặn do. (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát lại bài hát nhiều lần, chính xác thuộc bài hát
Tiết 6 - ôn bài hát : 
 Đếm sao - Trò chơi âm nhạc
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A- Mục tiêu:	
- Học sinh hát đúng, thuộc bài hát, hát với tình cảm vui tương, trong sáng.
- Học sinh hào hứng tham gia trờ chơi âm nhạc và biểu diễn.
- Giáo dục tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp.
B- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên:	- Thuộc bài hát, hát chuẩn xác bài hát, truyền cảm.
- Nhạc cụ , mữ gắn hình ngôi sao.
2- Học sinh: 	- Vở ghi, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')
II- Kiểm tra bài cũ : (4')
- Gọi 3 học sinh hát bài hát bài Đếm sao.
- GV nhận xét, ghi điểm.
III- Bài mới: (28')
1- Hoạt động 1: 
- Ôn tập bài hát đếm sao.
- GV chia lớp thành các nhóm, thi đua biểu diễn.
2- Hoạt động 2: trò chơi âm nhạc
a- Đếm sao: Nói theo tiết tấu đếm từ 1 đến 10 ông sao.
b- Trò chơi hát âm a, u, i
- Dùng các nguyên âm hát thay lời ca.
GV: Viết bảng, dùng thước chỉ vào từng âm ra hiệu lệnh.
- Yêu cầu hát lời ca sau đó dùng thước chỉ vào từng âm u , a ,, i
Cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 3
Thi đua biểu diễn.
3/4 
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
Ba ông sao sáng, bốn hông sáng sao
.....
Chín ông sao sáng, mười ông sáng sao
Hát a a a a a a a a a a a a
 u u u u u u u u u u u 
Học sinh nhận lệnh hát đúng
IV- Củng cố, dặn do. (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát lại bài hát nhiều lần, chính xác thuộc bài hát
==========================
Tiết 7 - học hát : Gà gáy
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
A- Mục tiêu:	
- Học sinh hát bài gà gáy dânn ca của đồng bào cống ở tình Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta.
- Hát đúng giai điệu lời ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát, hát liền mạch trong mỗi câu.
- Giáo dục lòng yêu quí đối với dân ca.
B- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên:	
- Thuộc bài hát, hát chuẩn xác và thể hiện rõ tình cảm vui tươi, linh hoạt.
- Nhạc cụ , băng nhạc và máy nghe.
- tranh minh hoạ cảnh núi cao, nhà sàn, mặt trờ lên, gà gáy.
2- Học sinh: 	- Vở ghi, vở hát nhạc
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')
II- Kiểm tra bài cũ : (4')
- Gọi 3 học sinh hát bài hát bài Đếm sao.
- GV nhận xét, ghi điểm.
III- Bài mới: (28')
1- Hoạt động 1: 
a- Giới thiệu bài: ở miền núi cảnh buổi sáng thất đẹp, sương sớm gần dần tan trên mái nhà sàn đỉnh núi xa xa đã ửng lên giác vàng của nắng sớm, tiếng gà gọi mặt trời, gọi dân bản đi làm nương
- Giáo viên hát mẫu.
b- Dạy hát.
- Cho học sinh đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu.
- Luyện tập nhiều lần để học sinh hát đúng, hát đều.
2- Hoạt động 2: gõ đệm và hát nối tiếp
- Yêu cầu học sinh dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách.
Chia lớp thành các nhóm, hát nối tiếp từng câu nhịp nhàng. Vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2
Học sinh lắng nghe.
Đọc lời ca
Hát từng câu theo hướng dẫn
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi !
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi !
Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi !
IV- Củng cố, dặn do. (2')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát lại bài hát nhiều lần, chính xác thuộc bài hát

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_3_tiet_1_den_7.doc