Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 ( Theo tài liệu điện tử của Bộ)

Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 ( Theo tài liệu điện tử của Bộ)

BÀI 1

ĐƯỜNG EM TỚI TRƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nêu được khái niệm đường, đèn tín hiệu, vạch sang đường dành cho người đi bộ, khái niệm về các phương tiện giao thông. Phân biệt được các loại đèn tín hiệu giao thông và ý nghĩa về màu sắc của đền tín hiệu; Phân biệt được các loại phương tiện giao thông

- Biết cách đi bộ và qua đường an toàn trên đường đô thị và đường nông thôn

- Học sinh vận dụng vào để thực hành đi học an toàn

- Góp phần phát triển năng lực hợp tác, phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện an toàn giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính,

 

docx 8 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 4 ( Theo tài liệu điện tử của Bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN AN TOÀN GIAO THÔNG
( Theo tài liệu điện tử của Bô)
BÀI 1
ĐƯỜNG EM TỚI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh nêu được khái niệm đường, đèn tín hiệu, vạch sang đường dành cho người đi bộ, khái niệm về các phương tiện giao thông. Phân biệt được các loại đèn tín hiệu giao thông và ý nghĩa về màu sắc của đền tín hiệu; Phân biệt được các loại phương tiện giao thông
- Biết cách đi bộ và qua đường an toàn trên đường đô thị và đường nông thôn
- Học sinh vận dụng vào để thực hành đi học an toàn
- Góp phần phát triển năng lực hợp tác,  phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, 
- HS: Giấy, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động ( 3 phút)
GV cho HS xem bài hát Đường đến trường
Giới thiệu bài học và mục tiêu
- HS nghe và hát theo
- HS ghi tên bài học vào vở
2. Khám phá ( 12 phút)
GV nêu nội dung tìm hiểu, nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng nội dung.
1. Đường tới trường có những loại đường nào ?
2. Đèn tín hiệu giao thông gồm những loại nào, thường đặt ở đâu?
- Người điều khiển giao thông là ai ? Em biết gì về hiệu lệnh cấm đường, hiệu lệnh mở đường ?
3. Vạch đi bộ qua đường có đặt điểm gì ?
4. Các loại phương tiện giao thông được chia làm những loại nào ?
- GV trình chiếu các nội dung bài học
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
3. Thực hành ( 10 phút)
- GV mở phần Ôn tập và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác
- Gọi một số HS thao tác các hoạt động trên máy tính GV
- HS quan sát và nêu lại yêu cầu thao tác trên màn hình
- Một số HS thao tác trên máy tính GV
4. Vận dụng – trải nghiệm ( 5 phút)
Yêu cầu học sinh vẽ lại con đường từ nhà em đến trường và thêm các biển báo, đoạn mất an toàn cần chú ý
- HS làm việc cá nhân vào giấy A4.
- Chia sẻ trước lớp bài vẽ của mình
5. Tổng kết ( 5 phút)
- Giáo viên tổng kết lại các nội dung chính đã học bằng cách trình chiếu các nội dung cần ghi nhớ lên màn chiếu; 
- Nhắc nhở các em về nhà tự ôn tập và thực hành; cam kết thực hiện tốt các kiến thức đã học và chia sẻ với người thân trong gia đình về kiến thức và kỹ năng đã được học.
- HS xem
- HS thực hiện ở nhà.
BÀI 2. 
ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nêu được quy tắc giao thông khi đi bộ và qua đường ; Biết cách đi bộ và qua đường an toàn trên đường đô thị và đường nông thôn
- Học sinh vận dụng vào để thực hành đi bộ an toàn
- Góp phần phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp , qua các hoạt động học tập và phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, 
- HS: Giấy, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động ( 3 phút)
GV cho HS xem bài hát Đường em đi
Giới thiệu bài học và mục tiêu
- HS nghe và hát theo
- HS ghi tên bài học vào vở
2. Khám phá ( 12 phút)
GV nêu nội dung tìm hiểu, nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng nội dung.
1. Hành vi nào là an toàn và không an toàn khi đi bộ trên đường
2. Khi đi bộ nơi giao nhau với đường sắt cần chú ý điều gì ?
3. Làm sao để đi bộ qua các loại đường cho an toàn ?
- GV diễn giải thêm các kiến thức của học sinh trình bày và trình chiếu các nội dung bài học.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
3. Thực hành ( 10 phút)
- GV mở phần Ôn tập và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác
- Gọi một số HS thao tác các hoạt động trên máy tính GV
- HS quan sát và nêu lại yêu cầu thao tác trên màn hình
- Một số HS thao tác trên máy tính GV
4. Vận dụng – trải nghiệm ( 5 phút)
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy về các việc nên làm và không nên làm khi đi bộ trên đường đến trường em.
- Tổ chức HS chia sẻ theo nhóm
- HS làm việc cá nhân vào giấy A4.
- Chia sẻ trước lớp bài vẽ của mình
5. Tổng kết ( 5 phút)
- Giáo viên tổng kết lại các nội dung chính đã học bằng cách trình chiếu các nội dung cần ghi nhớ lên màn chiếu; 
- Nhắc nhở các em về nhà tự ôn tập và thực hành; cam kết thực hiện tốt các kiến thức đã học và chia sẻ với người thân trong gia đình về kiến thức và kỹ năng đã được học.
- HS xem
- HS thực hiện ở nhà.
BÀI 3. ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nêu được quy tắc giao thông khi đi xe đạp trên đường; Biết cách ngồi sau xe đạp an toàn, kiểm tra xe đạp an toàn và điều khiển xe đạp an toàn;
- Học sinh vận dụng vào để thực hành đi xe đạp an toàn
- Góp phần phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp , qua các hoạt động học tập và phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, xe đạp học sinh,
- HS: Giấy, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động ( 3 phút)
GV cho HS xem bài hát Xe đạp ơi
Giới thiệu bài học và mục tiêu
- HS nghe và hát theo
- HS ghi tên bài học vào vở
2. Khám phá ( 12 phút)
GV nêu nội dung tìm hiểu, nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng nội dung.
1. Hành vi nào là an toàn và không an toàn khi đi xe đạp trên đường
2. Nếu đi mua xe đạp, em sẻ mua xe như thế nào để tham gia giao thông an toàn ?
3. Điều khiển xe đạp như thế nào là an toàn; dừng xe như thế nào cho an toàn?
4. Điều khiển xe đạp QUA đường như thế nào cho an toàn?
- GV trình chiếu các nội dung bài học
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm 2.
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
3. Thực hành ( 10 phút)
- GV mở phần Ôn tập và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác
- Gọi một số HS thao tác các hoạt động trên máy tính GV
- HS quan sát và nêu lại yêu cầu thao tác trên màn hình
- Một số HS thao tác trên máy tính GV
4. Vận dụng – trải nghiệm ( 5 phút)
- GV cho học sinh ra sân trường và tổ chức cuộc thi đi xe đạp: “ Ai đi chậm nhất”
- Tuyên dương và khen ngợi người chiến thắng.
- 3 HS nam ( do 3 tổ chọn ) tham gia cuộc thi
-3 HS nữ ( do 3 tổ chọn ) tham gia cuộc thi
5. Tổng kết ( 5 phút)
- Giáo viên tổng kết lại các nội dung chính đã học bằng cách trình chiếu các nội dung cần ghi nhớ lên màn chiếu; 
- Nhắc nhở các em về nhà tự ôn tập và thực hành; cam kết thực hiện tốt các kiến thức đã học và chia sẻ với người thân trong gia đình về kiến thức và kỹ năng đã được học.
- HS xem
- HS thực hiện ở nhà.
BÀI 4. 
NGỒI SAU XE MÁY AN TOÀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nêu được các quy tắc giao thông khi ngồi trên xe máy; Biết cách chọn mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách; biết cách lên, xuống và ngồi trên xe máy an toàn;
- Học sinh vận dụng vào để thực hành ngồi sau xe máy an toàn
- Góp phần phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp , qua các hoạt động học tập và phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, mũ bảo hiểm
- HS: Giấy, bút, màu,.. 6 cái mũ bảo hiểm trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động ( 3 phút)
GV cho HS xem mũ bảo hiểm và nêu vấn đề:
- Đây là gì ?
- Khi nào thì chúng ta phải dùng nó ?
Giới thiệu bài học và mục tiêu
- HS quan sát và trả lời
- HS ghi tên bài học vào vở
2. Khám phá ( 12 phút)
GV nêu nội dung tìm hiểu, nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng nội dung.
1.Em hãy nêu tác dụng của mũ bảo hiểm; cách đội mũ như thế nào cho đúng.
2. Để ngồi sau xe máy, em cần chuẩn bị như thế nào? 
Ngồi trên xe như thế nào cho an toàn?
Xuống xe như thế nào cho an toàn.
3. Hành vi NGUY HIỂM khi ngồi sau xe máy ?
- GV trình chiếu các nội dung bài học
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm 2.
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
3. Thực hành ( 10 phút)
- GV mở phần Ôn tập và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác
- Gọi một số HS thao tác các hoạt động trên máy tính GV
- HS quan sát và nêu lại yêu cầu thao tác trên màn hình
- Một số HS thao tác trên máy tính GV
4. Vận dụng – trải nghiệm ( 5 phút)
- GV tổ chức cho HS thi đội mũ bảo hiểm
- Tuyên dương và khen ngợi người chiến thắng.
- 3 HS nam ( do 3 tổ chọn ) tham gia cuộc thi
-3 HS nữ ( do 3 tổ chọn ) tham gia cuộc thi
5. Tổng kết ( 5 phút)
- Giáo viên tổng kết lại các nội dung chính đã học bằng cách trình chiếu các nội dung cần ghi nhớ lên màn chiếu; 
- Nhắc nhở các em về nhà tự ôn tập và thực hành; cam kết thực hiện tốt các kiến thức đã học và chia sẻ với người thân trong gia đình về kiến thức và kỹ năng đã được học.
- HS xem
- HS thực hiện ở nhà.
BÀI 5
NGỒI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nêu được quy tắc giao thông khi ngồi trên xe ô tô. Biết cách thắt dây đai an toàn; biết cách lên, xuống và ngồi an toàn trong xe ô tô.
- Học sinh vận dụng vào để thực hành ngồi trên ô tô an toàn.
- Góp phần phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp , qua các hoạt động học tập và phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính. Giấy A4
- HS: Giấy, bút, màu,.. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động ( 3 phút)
GV cho HS xem đoạn giới thiệu bài
 HS quan sát
- HS ghi tên bài học vào vở
2. Khám phá ( 12 phút)
GV nêu nội dung tìm hiểu, nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng nội dung.
1. Sử dụng dây đai an toàn dành cho xe ô tô
- Dây đai an toàn ô tô gồm những bộ phận nào ?
- Dây đai có tác dụng gì ?
- Thắt dây như thế nào là đúng cách ?
- Thắt dây như thế nào là không an toàn
+ GV trình chiếu các nội dung bài học
2. Ngồi an toàn trong xe ô tô
- Lên xe như thế nào cho an toàn ?
- Ngồi trên xe như thế nào cho an toàn ?
- Xuống xe như thế nào cho an toàn ?
+ GV trình chiếu các nội dung bài học
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm 2.
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm 2.
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
3. Thực hành ( 10 phút)
- GV mở phần Ôn tập và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác
- Gọi một số HS thao tác các hoạt động trên máy tính GV
- HS quan sát và nêu lại yêu cầu thao tác trên màn hình
- Một số HS thao tác trên máy tính GV
4. Vận dụng – trải nghiệm ( 5 phút)
- GV tổ chức cho HS thực hiện mô phỏng việc thắt dây an toàn, ngồi xe an toàn
- Tuyên dương và khen ngợi người chiến thắng.
- 1 HS nam 
-1 HS nữ tham gia trải nghiệm
5. Tổng kết ( 5 phút)
- Giáo viên tổng kết lại các nội dung chính đã học bằng cách trình chiếu các nội dung cần ghi nhớ lên màn chiếu; 
- Nhắc nhở các em về nhà tự ôn tập và thực hành; cam kết thực hiện tốt các kiến thức đã học và chia sẻ với người thân trong gia đình về kiến thức và kỹ năng đã được học.
- HS xem
- HS thực hiện ở nhà.
BÀI 6
AN TOÀN KHI ĐI XE BUÝT VÀ TÀU HỎA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nêu được quy tắc giao thông khi ngồi tàu hỏa, ngồi trên xe buýt. Biết cách thắt dây đai an toàn; biết cách lên, xuống và ngồi an toàn trong xe buýt, tàu hỏa.
- Học sinh vận dụng vào để thực hành ngồi trên xe buýt, tàu hỏa an toàn
- Góp phần phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp , qua các hoạt động học tập và phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện an toàn giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính. Giấy A4
- HS: Giấy, bút, màu,.. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động ( 3 phút)
GV cho HS xem đoạn giới thiệu bài
 HS quan sát
- HS ghi tên bài học vào vở
2. Khám phá ( 12 phút)
GV nêu nội dung tìm hiểu, nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng nội dung.
1. An toàn khi đi xe buýt
- Em biết những quy tắc nào khi đi xe buýt ?
- Trước khi lên xe, khi lên xe, ngồi trên xe, khi xuống xe em cần chú ý điều gì cho an toàn ?
- Những hành vi nào là mất an toàn khi đi xe buýt ?
+ GV chiếu hình ảnh bài học
2. An toàn khi đi tàu hỏa
Em biết những quy tắc nào khi đi tàu hỏa ?
- Trước khi lên tàu, khi lên tàu, ngồi trên tàu, khi xuống tàu em cần chú ý điều gì cho an toàn ?
- Những hành vi nào là mất an toàn khi đi tàu hỏa ?
+ GV chiếu hình ảnh bài học
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm 2.
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nhóm 2.
- HS nghe, xem và đối chiếu với kiến thức của mình để khắc sâu nội dung.
3. Thực hành ( 10 phút)
- GV mở phần Ôn tập và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác
- Gọi một số HS thao tác các hoạt động trên máy tính GV
- HS quan sát và nêu lại yêu cầu thao tác trên màn hình
- Một số HS thao tác trên máy tính GV
4. Vận dụng – trải nghiệm ( 5 phút)
- GV cho HS nêu tên của hãng xe buýt đi qua khu vực Quỳnh Bảng, lộ trình của xe, trạm dừng xe buýt ở đâu,
- HS nêu theo hiểu biết
5. Tổng kết ( 5 phút)
- Giáo viên tổng kết lại các nội dung chính đã học bằng cách trình chiếu các nội dung cần ghi nhớ lên màn chiếu; 
- Nhắc nhở các em về nhà tự ôn tập và thực hành; cam kết thực hiện tốt các kiến thức đã học và chia sẻ với người thân trong gia đình về kiến thức và kỹ năng đã được học.
- HS xem
- HS thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_4_theo_tai_lieu_dien_tu_cua_b.docx