Thể dục (tiết 23)
HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I. MỤC TIÊU :
- Học động tác thăng bằng . Yêu cầu nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng .
- Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột . Yêu cầu nắm luật chơi , chơi tự giác , tích cực và chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
1. Địa điểm : Sân trường .
2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Tuần 12 Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008 Thể dục (tiết 23) HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT” I. MỤC TIÊU : - Học động tác thăng bằng . Yêu cầu nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng . - Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột . Yêu cầu nắm luật chơi , chơi tự giác , tích cực và chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Xoay các khớp cổ chân , gối , hông , vai : 2 – 3 phút . - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập . - Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng động tác thăng bằng và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút . - Oân 5 động tác đã học : 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . + Lần 1 : GV điều khiển . + Đi lại quan sát , sửa sai cho HS . - Học động tác thăng bằng : 4 – 5 lần . + Sau khi nêu tên động tác , GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo . Dần dần , GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập . - Tập từ đầu đến động tác thăng bằng : 1 – 2 lần . b) Trò chơi “Mèo đuổi chuột” : 5 – 6 phút - Nêu tên trò chơi , cách chơi , luật chơi . Hoạt động lớp . + Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển . + Thi đua giữa các tổ . - Chơi thử 1 lần . - Cả lớp chơi chính thức . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 1 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút . Hoạt động lớp . - Đứng vỗ tay , hát : 1 phút . Toán NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu , nhân một hiệu với một số . - Vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Kẻ bảng phụ BT1 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Nhân một số với một tổng . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Nhân một số với một hiệu . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức . MT : Giúp HS nắm cách nhân một số với một hiệu , nhân một hiệu với một số . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Ghi bảng 2 biểu thức : 3 x ( 7 – 5 ) và 3 x 7 – 3 x 5 - Chỉ cho HS thấy biểu thức bên trái dấu bằng là một số nhân với một hiệu , biểu thức bên phải dấu bằng là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ . Hoạt động lớp . - Tính giá trị 2 biểu thức rồi so sánh kết quả : 3 x ( 7 – 5 ) = 3 x 2 = 6 3 x 7 – 3 x 5 = 21 – 15 = 6 - Vậy : 3 x ( 7 – 5 ) và 3 x 7 – 3 x 5 - Rút ra kết luận : Khi nhân một số với một hiệu , ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau . - Viết dưới dạng biểu thức : a x ( b – c ) = a x b – a x c Hoạt động 2 : Thực hành . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Đưa bảng phụ vào , nói cấu tạo bảng , hướng dẫn HS tính và viết vào bảng . - Bài 2 : + Ghi phép tính 26 x 9 lên bảng , gọi 2 em lên bảng làm theo 2 cách khác nhau . + Nêu cách làm mẫu : 26 x 9 = 26 x ( 10 – 1 ) = 26 x 10 – 26 x 1 = 260 - 26 = 234 + Lưu ý : Đây là cách làm thuận tiện nhất vì đã áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu . - Bài 3 : + Phân tích và khuyến khích HS áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để làm cho thuận tiện hơn . - Bài 4 : + Ghi bảng : ( 7 – 5 ) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3 Hoạt động lớp . - Tính nhẩm kết quả các giá trị của biểu thức với một bộ giá trị của a , b , c để viết vào ô trống trong bảng . - Tự làm bài vào vở . - Tự làm vào vở các BT còn lại . - Tự làm bài vào vở . - Nêu cách làm và kết quả . - 2 em làm ở bảng , cả lớp làm vào vở . - Nhận xét cách làm , so sánh 2 kết quả . - Nêu cách làm : Khi nhân một hiệu với một số , ta có thể lần lượt nhân số bị trừ , số trừ với số đó rồi trừ hai kết quả cho nhau . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng . - Nêu lại cách nhân một hiệu với một số . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 57 sách BT . Chính tả NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài Người chiến sĩ giàu nghị lực . - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực . Luyện viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn : tr / ch , ươn / ương . - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ + 3 , 4 tờ phiếu phóng to nội dung BT2a hoặc 2b . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Nếu chúng mình có phép lạ . - Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng 4 câu thơ , văn ở BT3 tiết trước ; viết lại những câu đó đúng chính tả ở bảng . 3. Bài mới : (27’) Người chiến sĩ giàu nghị lực . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Đọc cả bài viết . - Đọc từng câu cho HS viết . - Đọc lại toàn bài . - Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - Theo dõi . - Đọc thầm lại bài chính tả , chú ý những từ dễ viết sai , các tên riêng cần viết hoa , cách viết các chữ số , cách trình bày . - Viết bài vào vở . - Soát lại . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết sẵn , phát bút dạ , mời các nhóm lên bảng làm bài theo cách thi tiếp sức . + Chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ , làm bài vào vở . - Em cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại toàn bài . - Tổ trọng tài chấm điểm , kết luận nhóm thắng cuộc . - Sửa bài vào vở theo lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà đọc lại BT2 để viết đúng chính tả những từ khó ; kể lại câu chuyện Ngu Công dời núi cho người thân nghe . Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU : - Nắm được một số từ , một số câu tục ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người . - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên . - Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ tiếng Việt khi diễn đạt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 4 , 5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung BT1,3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Tính từ . - Kiểm tra 2 em làm miệng BT của tiết trước : + 1 em làm BT.III.1a hoặc 1b . + 1 em làm BT.III.2 . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Ý chí – nghị lực . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát phiếu cho một số em . - Bài 2 : + Giúp HS hiểu thêm các nghĩa khác : @ Kiên trì : làm việc liên tục , bền bỉ . @ Kiên cố : chắc chắn , bền vững , khó phá vỡ . @ Chí tình , chí nghĩa : có tình cảm rất chân tình , sâu sắc . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trao đổi theo cặp . - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài . - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ làm bài cá nhân . - Phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại : Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Nêu yêu cầu BT , nhắc HS cần điền 6 từ đã cho vào 6 chỗ trống trong đoạn văn sao cho hợp nghĩa . + Phát phiếu và bút dạ cho vài em . - Bài 4 : + Giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ . + Nhận xét , chốt lại ý kiến đúng . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Làm bài theo cặp . - Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả , đọc đoạn văn . - Trọng tài chấm điểm từng bài . - Chốt lại lời giải đúng : nghị lực – nản chí – quyết tâm – kiên nhẫn – quyết chí – nguyện vọng . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm lại 3 câu tục ngữ , suy nghĩ về lời khuyên nhủ trong mỗi câu . - Phát biểu về lời khuyên nhủ , gửi gắm trong mỗi câu . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại nghĩa một số từ . - Giáo dục HS biết dùng đúng từ tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ . Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán , kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một to ... - Bài 3 : - Bài 4 , 5 : Hoạt động lớp . - Tự giải bài toán . GIẢI Trong 1 giờ tim người đó đập được : 75 x 60 = 4500 (lần) Trong 24 giờ , tim người đó đập được : 4500 x 24 = 108 000 (lần) Đáp số : 108 000 lần - Tự làm một trong hai bài này rồi chữa bài . GIẢI Số học sinh của 12 lớp là : 30 x 12 = 360 (học sinh) Số học sinh của 6 lớp là : 35 x 6 = 210 (học sinh) Tổng số học sinh của trường là : 360 + 210 = 570 (học sinh) Đáp số : 570 học sinh 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua làm các phép tính ở bảng . - Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 60 sách BT . Luyện từ và câu TÍNH TỪ (tt) I. MỤC TIÊU : - Giúp HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất của sự vật . - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ đỏ và một vài tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT.III.1 . - Một vài tờ phiếu khổ to , từ điển dùng cho BT.III.2 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Mở rộng vốn từ : Ý chí – Nghị lực . - 2 em làm lại BT3,4 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Tính từ (tt) . a) Giới thiệu bài : Trong tiết học về tính từ ở tuần 11 , các em đã biết thế nào là tính từ . Tiết học này sẽ dạy các em cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm được một số cách thể hiện đặc điểm , tính chất sự vật . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Bài 1 : + Kết luận : Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ đã cho . - Bài 2 : Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm việc cá nhân , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . Hoạt động lớp . - 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK . - Cả lớp theo dõi , đọc thầm lại . Hoạt động 3 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát bút dạ đỏ và phiếu khổ to cho vài em . + Chốt lại lời giải đúng . - Bài 2 : + Phát phiếu + từ điển cho các nhóm làm bài . + Khen tìm được đúng , nhiều từ . - Bài 3 : Hoạt động lớp , nhóm . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở . - Những em làm bài ở phiếu trình bày kết quả . - Trọng tài nhận xét , tính điểm . - Đọc yêu cầu BT . - Các nhóm thảo luận , làm bài . - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , bổ sung thêm những từ ngữ mới . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , tiếp nối nhau đọc câu mình đặt . - Cả lớp nhận xét nhanh . 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được ở BT3 ( viết ít nhất 15 từ ) . Tập làm văn KỂ CHUYỆN : KIỂM TRA VIẾT I. MỤC TIÊU : - Giúp HS thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về thể loại văn này . - Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài , có nhân vật , sự việc , cốt truyện ; diễn đạt thành câu , lời kể tự nhiên , chân thật . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giấy , bút làm bài KT . - Bảng lớp viết đề bài , dàn ý vắn tắt của một bài văn KC . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Kết bài trong bài văn kể chuyện . - 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện : kiểm tra viết . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Làm một trong 3 đề bài sau : + Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật : bà mẹ ốm , người con hiếu thảo và một bà tiên . + Kể lại truyện Oâng Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền . Chú ý kết bài theo lối mở rộng . + Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp . 4. Củng cố : (3’) - Thu bài cả lớp . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà ôn lại văn kể chuyện . Địa lí ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ . - Chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN . Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ , vai trò của hệ thống đê ven sông . Dựa vào bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . - Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của con người . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN . - Tranh , ảnh về đồng bằng Bắc Bộ , sông Hồng , đê ven sông . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Đồng bằng Bắc Bộ . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Đồng bằng lớn ở miền Bắc . MT : Giúp HS chỉ đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ . - Chỉ bản đồ và cho HS biết : Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển . Hoạt động lớp . - Dựa vào kí hiệu , tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ SGK . - Lên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ở bảng . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm các đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Hướng dẫn quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp , bằng phẳng , sông chảy ở đồng bằng thường uốn lượn quanh co . Những nơi có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Các nhóm dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ và nội dung SGK , trả lời các câu hỏi : + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên ? + Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ? + Địa hình của đồng bằng có đặc điểm gì ? - Trình bày kết quả làm việc . - Chỉ trên bản đồ vị trí , giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng , diện tích , sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ . Hoạt động 3 : Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ . MT : Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý : Tại sao sông có tên gọi là “sông Hồng” ? - Chỉ trên bản đồ sông Hồng , sông Thái Bình ; đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng : Đây là con sông lớn nhất miền Bắc , bắt nguồn từ Trung Quốc ; đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa , có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống , sông Luộc . Sông Thái Bình do 3 sông : sông Cầu , sông Thương , sông Lục Nam hợp thành . Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa . - Nói thêm về hiện tượng lũ lụt của đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê . ( Nước các sông lên nhanh , cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng , cuốn trôi nhà cửa , phá hoại mùa màng , gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân ) Hoạt động lớp . - Trả lời câu hỏi của mục II , sau đó lên chỉ bản đồ vị trí một số sông của đồng bằng Bắc Bộ . - Vì có nhiều phù sa nên nước sông quanh năm có màu đỏ , do đó sông có tên là sông Hồng . - Dựa vào vốn hiểu biết , trả lời câu hỏi : Khi mưa nhiều , nước sông ngòi , ao , hồ thường như thế nào ? - Dựa vào SGK , trả lời các câu hỏi : + Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ? + Vào mùa mưa , nước các sông ở đây như thế nào ? Hoạt động 3 : MT : Giúp HS Giúp HS nắm các đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Nói thêm về tác dụng của hệ thống đê , ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng , ( Những vùng đất ở trong đê không được phủ thêm phù sa , nhiều nơi trở thành ô trũng ) sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ . Hoạt động lớp , nhóm . - Dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý : + Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ? + Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? + Ngoài việc đắp đê , người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ? - Các nhóm trình bày kết quả . - Thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng 4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK . - Lên chỉ bản đồ , mô tả lại về đồng bằng Bắc Bộ , về sông ngòi và hệ thống đê ven sông , mối quan hệ giữa khí hậu , sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ . - Giáo dục HS có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của con người . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Tài liệu đính kèm: