Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi khối 4 môn Tiếng Việt

Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi khối 4 môn Tiếng Việt

 Tiếng Việt: Từ đơn - từ phức

I.Yêu cầu:

- H nắm được khái niệm từ đơn, từ phức.

- biết phân biệt từ đơn, từ phức.

- Vận dụng những kiến thức từ loại vào thực tế.

II.Lên Lớp:

A. Bài Cũ:

? Thế nào là từ đơn? cho ví dụ.

? Thế nào là từ Phức?cho ví dụ.

B. Bài mới:

1. Từ đơn: H nêu lại khái niệm

2. từ phức: H nêu lại khái niệm.

a. Từ phức gồm mấy loại?

- từ phức gồm hai loại đó là từ ghép và từ láy.

+ từ ghép gồm: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

+ từ láy gồm: - Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần, láy tiếng.

3. Phân biệt từ ghép, từ láy:

- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)

- Khác nhau:

 + Giữa các tiêng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa).

+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa).

4. Luyện tập:

Câu 1: dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu:

Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng/ lớn/ lắm/( ) Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai /chân/lên/ vuốt/ râu.

 

doc 58 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi duỡng học sinh giỏi khối 4 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiếng Việt: 	Từ đơn -	 từ phức
I.Yêu cầu:
- H nắm được khái niệm từ đơn, từ phức.
- biết phân biệt từ đơn, từ phức.
- Vận dụng những kiến thức từ loại vào thực tế. 
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
? Thế nào là từ đơn? cho ví dụ.
? Thế nào là từ Phức?cho ví dụ.
B. Bài mới:
1. Từ đơn: H nêu lại khái niệm
2. từ phức: H nêu lại khái niệm.
a. Từ phức gồm mấy loại?
- từ phức gồm hai loại đó là từ ghép và từ láy.
+ từ ghép gồm: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
+ từ láy gồm: - Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần, láy tiếng.
3. Phân biệt từ ghép, từ láy:
- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)
- Khác nhau:
 + Giữa các tiêng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa).
+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa).
4. Luyện tập: 
Câu 1: dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu:
Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng/ lớn/ lắm/() Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai /chân/lên/ vuốt/ râu. 
Tô Hoài
Bài 2: Các chữ in đậm dưới đây là1từ phức hay 2 từ đơn:
Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức)
Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn)
Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức)
Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng.( là hai từ đơn)
Câu 3: nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở? 
nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ thể so với các từ trên.
Câu 4: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy:
a) nhỏ	b) lạnh	c) vui
M: nhỏ bé, nhỏ nhoi
Câu 5: Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau. Sau đó, hãy cho biết từ ghép giống và khác từ láy ở điểm nào:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
TG TG
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
TL TG TL
Buồn trông ngọn nứơc mới sa
TG
Hoa trôi man mác biết là về đâu
TL
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
TG TL
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
TG	TG	TL
Nguyễn Du
III. Củng cố- Dặn dò: 
Thế nào là từ đơn? thế nào là từ phức?
Về nhà làm bài tập : giải đề 1 sách BDHSG lớp 4
Tập làm văn( dàn bài- miệng): 	Kể chuyện
Đề bài: Em đã từng giúp đỡ bạn bè ( hoặc người thân trong giađình) một việc, dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em.
I.Yêu cầu:
- Giúp học sinh hiểu được đặc điểm chính của văn kể chuyện.
- thông qua bài viết giúp học sinh bước đầu xây dựng một bài văn kể chuyện.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
Chữa bài tập về nhà.
Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
B. Bài mới:
H đọc đề nêu yêu cầu của đề ra.
- Đề yêu cầu gì?
- Trọng tâm của đề là gì?
1. H nhắc lại kiến thức về văn kể chuyện.
Nêu dàn bài, T chép dàn bài lên bảng.
Mở bài: (Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện)
Câu chuyện xảy ra ở đâu? hoặc diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì?
Thân bài: ( kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc): 
Sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì?
Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lượt như thế nào ? ( kể rõ từng hành động, chi tiết cụ thể của việc làm giúp đỡ bạn hay người thân của em: làm việc gì? làm như thế nào?..... nêu rõ thái độ, hành động của nhân vật khác trước việc làm của em.).
Sự việc kết thúc ra sao?
kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm giúp đỡ bạn hay người thân của em việc làm giúp đỡ người khác đã đem đến cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì? ( hoặc để lại trong em những ấn tượng khó phai.
Mở bài gián tiếp: ví dụ
Bạn bè là nghĩa tuơng thân
Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau.
Thật vậy: trong cuộc sống, bạn bè cần phảI giúp đỡ, chia xẻ vớinhau trong những lúc vui buồn. Em cũng vậy, em luôn giúp đỡ bạn bè mình trong những lúc bạn gặp khó khăn, vì vậy tình bạn chúng em luôn khăng khít và bền vững. Em đã từng giúp đỡ các bạn rất nhiều nhưng có một việc làm đến bây giờ em vẫn còn nhớ mãi. 
 2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hướng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và trước lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trìng bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Trình bày cả bài:2-4 em 
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm.
T thu bài.
III. Củng cố- Dặn dò: 
Nhận xét giờ học. về chuẩn bị bài vào vở nháp.
Chuẩn bị tiết sau viết bài.
BTVN: luyện giải đề 2. 
Tập làm văn (trả bài): 	Kể chuyện
Đề bài: Em đã từng giúp đỡ bạn bè ( hoặc người thân trong giađình) một việc, dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em
I.Yêu cầu:
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những ưu khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp: 
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
-Hâù hết học sinh nắm được cách làm bài, hiểu đề, biết cách lại câu chuyện có trình tự, lô gích về việc giúp đỡ bạn bè hoặc người thân của mình.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh như : , Hà, Trang.
-Biết cách bố cục bài :Hằng, Hồng Nhung, 
* Tồn tại:
- Một số em chưa biết cáchdùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào tả, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo.
Sai lỗi chính tả ,còn một số em chưa biết cách trình bày, cần rèn cách đặt câu,dùng từ.
4. Học sinh chữa bài 
III. Củng cố- Dặn dò: 
Về nhà một số em viết chưa đạt cần viết lại bài.
Giải đề số 3.
Tiếng Việt: 	Nhân hậu- đoàn kết
I.Yêu cầu:
- H nắm được các từ ngữ về chủ đề nhân hậu, đoàn kết.
- Biết sử dụng những từ ngữ thuộc chủ đề dã học.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H chữa đề số 3.
Một số em đọc cảm thụ.
B. Bài mới:
Bài 1: Tìm các từ ngữ :
a, thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đồng loại, ( tình thân ái, tình thương mến, sự đau xót, tha thứ, độ lượng, nhân từ, bao dung.
- Nhân hậu, nhân từ, nhân ái, nhân đức, nhân nghĩa, độ lượng, khoan dung, tha thứ.
b,Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: 
hung ác, ác bá, tàn ác, bạo ngược, độc ác, cay độc, ác nghiệt, hung tàn,hung dữ, dữ dằn, dữ tợn.
c, Thể hiện tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ đồng loại:
- cưu mang, giúp đỡ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, ủng hộ, cứu giúp, đỡ đần
d, Trái nghĩa với đùm bộchặc giúp đỡ:
bóc lột, hà hiếp, áp bức, bức bách, bắt nạt, hành hạ, đánh đập.
Bài 2: Cho các từ: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài, nhân viên, nhân nghĩa, bệnh nhân, nguyên nhân, nhân quả.
a, Tiếng nhân nào có nghĩa là người?-
- nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân, 
b, Tiếng nhân nào có nghĩa là lòng thương người?
- nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa. 
c, Tiếng nhân nào có nghĩa là sinh ra kết quả? 
- nguyên nhân, nhân quả.
Bài 3: chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống thích hợp:
a, Giàu lòng.( nhân ái)
b,Trọng dụng( nhân tài)
c, Thu phục( nhân tâm)
d, lời khai của.( nhân chứng)
e, Nguồn .. dồi dào.( nhân lực)
Bài 4: Tìm các từ
a, chứa tiếng hiền: hiền lành, hiền đức, hiền tài, hiền hoà, hiền hậu, hiền tài.
b, chứa tiếng ác: ác độc, ác nghiệt, tàn ác, độc ác, tội ác, ác mộng, ác liệt
Bài 5: Phân biệt nghĩa của hai từ sau bằng cách đặt câu với mỗi từ: đoàn kết, câu kết.
-	Đoàn kết là chìa khoá của thành công.
-	Các lực lượng phản động câu kết với nhau để chống phá cách mạng.
Bài 6: Điền các từ còn thíu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ, thành ngữ sau:
- Đồng sức đồng( lòng)
- Đồng tâm nhất( trí)
- Đồng cam cộng..( khổ).
- Đồng tâm hợp.( lực)
Bài 7: Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì? chê điều gì?
-ở hiền gặp lành: khuyên ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành, nhân hậu sẽ gặp được những điều tốt đẹp và may mắn đây là đức tính tốt của con người, cần phát huy.
- Trâu buộc ghét trâu ăn: phê phán những người có tính hay ghen tị với người khác, thấy người khác được hạnh phúc, may mắn thì khó chịu. Đây là dức tính xấu của con người, cần phê phán, cần lên án.
- Một câynúi cao: Khuyên con người phải đoàn kết, biết tập hợp nhau lại thành một khối vững chắc thì khó khăn đến đâu cũng sẽ làm được. Đây là một đức tính tốt của con người.
H sinh làm bài, T theo dõi.
T thu bài chấm, chữa bài.
Nhận xét bài làm của H
 III. Củng cố- Dặn dò: 
Về nhà xem lại bài.
Tập làm văn(Dàn bài-miệng): 	Kể chuyện
Đề bài: Dựa vào cốt tryuện dưới đây,em hãy kể lại câu truyện cho đầy đủ và rõ ý nghĩa.
Hai bạn nhỏ đang say sưa đá bóng trên đường, chợt một chiếc ô tô lao tới đúng lúc một bạn đang mãi chạy theo quả bóng. Để tránh tai nạn, người lái xe phải lái xe chệch lòng đường và phanh lại, không may xe đâm vào một cây to.Người lái xe bị thương, phải đưa vào bệnh viện. Hai bạn nhỏ đến thăm người lái xe và hối hận về việc làm sai trái của mình.
I.Yêu cầu:
- H nắm được yêu cầu và thể loại của đề bài.
- H biết dựa vào cốt truyện để kể lại câu chuyện cho hợp lô gích và trình tự.
- Vận dụng kiến thức đã họcđể làm bài đúng trọng tâm, yêu cầu.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị bài của H
- 2 H lên bảng giải đề số 4.
B. Bài mới:
1. Tìm ý, lập dàn ý:
a. mở đầu Giới thiệu cảnh hai bạn nhỏ đang say sưa đá bóng trên đường, (hai bạn nhỏ đó tên là gì? đá bóng ở đâu, vào lúc nào?Thái độ say sưa đá bóng thể hiện rõ ở những chi tiết nào?( không nghe tiếng còi ôtô xin đường, không để ý đến những người quađường)
b. Diễn biến: một chiếc ô tô lao tới đúng lúc một bạn đang mãi chạy theo quả bóng ( chiếc ô tô chạy tới bất ngờ ra sao? một bạn nhỏ đang mãi rượt bóng say sưa như thế nào? lúc đó người lái xe bộc lộ thái độ gì?
- Để tránh tai nạn, người lái xe phải lái xe chệch lòng đường và phanh lại, không may xe đâm vào một cây to,người lái xe đã phải xử lý tình huống đột ngột đó như thế nào? cảnh xe đâm vào cây to ra sao? thái độ của hai bạn nhỏ như thế nào?... 
- Người lái xe bị thương, phải đưa vào bệnh viện.( người lá ... 
BT: viết một đoạn văn về chủ đề tình bạn có sử dụng câu kể Ai là gì?
Thứ 2 ngày 7 tháng 4 năm 2008
Tiếng Việt:
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
I.Yêu cầu:
- H nắm được vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Biết cách nhận dạng câu kể Ai là gì trong văn bản.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
B. Bài mới:
Bài 1:Tìm câu kể Ai là gì trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được:
Năm 240, Triệu Thị Trinh mới 19 tuổi. Bố mẹ Triệu Thị Trinh mất sớm. Anh trai là Triệu Quốc Đạt, nối nghiệp làm thủ lĩnh vùng núi Nưa(Thanh Hoá).
Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là hai anh em con chú con bác. Trần Quang Khải là người thông minh, có học thức, được phong thượng tướng, thái sư.
Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Phi Khanh vốn là một học trò thông minh, học giỏi, nhưng nhà nghèo. Trần Nguyên Đán là một nhà quý tộc lớn đời Trần.
Câu a: Anh trai là Triệu Quốc Đạt, nối nghiệp làm thủ lĩnh vùng núi Nưa(Thanh Hoá).
Câu b:Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là hai anh em con chú con bác.
Câu c: Cả 3 câu
Bài 2: Gạch dưới vị ngữ trong các câu Ai là gì? dưới đây. Vịngữ trong các câu này là danh từ hay cụm danh từ?
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Nguyễn Du
Em là con gái Bắc Giang
Rét thì mặc rét nước làng em lo
	Tố Hữu	
Đêm nay con ngủ giấc tròn
mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Trần Quốc Minh
Bài 3: Điền vào chỗ trống vi ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?
Cao Bằng là( quê hương của cách mạng)
Bắc Ninh là( quê hương của những làn điệu dân ca quan họ)
Sài Gòn xưa kia là..( hòn ngọc của viễn đông)
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là..trung tâm văn hoá khoa học lớn của nước ta)
III. Củng cố- Dặn dò: 
H nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ.
Về nhà làm bài tập :
Các câu kể Ai là gì ? sau đây dùng để làm gì?
- Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam.
Câu dùng để Giới thiệu và đánh giá về quả sầu riêng.
Thác Y-a –li là một thắng cảnh trên lưng chừng trời.
Câu dùng để : Giới thiệu về thác Y- a-li.
Cao Bá Quát là một người văn hay chữ tốt.
Câu dùng để giới thiệu về Cao Bá Quát
Thứ 3 ngày 8 tháng 4 năm 2008
Tiếng Việt:
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
I.Yêu cầu:
- Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Xác định đúng C-V trong câu kể Ai là gì?
- Viết được một đoạn văn có sử dụng một số câu kể Ai là gì?
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H nhắc lại kiến thức về câu kể Ai là gì?
B. Bài mới:
Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu sau. Gạch dưới chủ ngữ của các câu tìm được:
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng thái dương
Ca dao
Bác là non nước trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
Lê Anh Xuân
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Măt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tố Hữu
Bài 2: Chủ ngữ trong từng câu kể Ai là gì? tìm được ở bài tập 1 là danh từ hay cụm danh từ?
Câu a: DT, câu b là DT, Câu c là cụm DT
Bài 3:Điền vào chỗ trống từ làm chủ ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?
là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.(Phạm Tuân)
là thành phố “ Hoa phượng đỏ”.(Hải Phòng)
.là thành phố sương mù thơ mộng trên cao nguyên.(Đà Lạt)
.là trường đại học đầu tiên ở nước ta.(Văn Miếu- Quốc Tử Giám)
III. Củng cố- Dặn dò: 
H nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
Viết một đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
Thứ 4 ngày 9 tháng 4 năm 2008
Tiếng Việt:
Câu khiến. Cách đăt câu khiến
I.Yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
H nắm cách đặt câu khiến, biết đặt câu khiến trong những tình huống khác nhau.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
H nêu lại khái niệm thế nào là câu khiến?
Nêu ví dụ?
B. Bài mới:
Câu gạch chân: Mời sứ giả vào đây cho con! được dùng làm gì?
Cuối câu đó có dấu gì?
Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở và viết lại câu ấy.
Luyện tập:
Bài 1: Tìm câu khiến trong đoạn trích sau:
a)Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!
b)Lần sau khi nhảy múa phảI chú ý nhé. Đừng có nhảy lên bong tàu!
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
Con đI chặt ..cho ta.
Bài 2: Đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị, hoặc với thầy cô, cha mẹ.
H đặt câu, cả lớp nhận xét, T bổ sung.
Bài 3: Cho câu kể sau: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. 
Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong các cách sau:
Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ.
VD: Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
Thêm đi, thôi, nào vào cuối câu:
VD: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi!
-Thay đổi giọng ( H thể hiện T)
2. Ghi nhớ: (SGK) 3 em đọc
II. Luyện tập:
Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến:
- Nam đi học Nam đi học đi.
- Thái đi lao động Thái nên đi lao động.
- Ngân chăm chỉ Ngân hãy chăm chỉ.
- Giang phấn đấu học giỏi Giang nên phấn đấu học giỏi.
Bài 2: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
SGK, 93
Bài 3: Đặt câu khiến theo các yêu cầu dưới đây:
Câu khiến có từ “hãy” ở trước động từ: Hãy giúp mình giải bài toán này với!
Câu khiến có từ “đi” hoặc “nào” ở trước động từ: Chúng ta cùng học bài nào!
 Câu khiến có từ “xin” ở trước chủ ngữ: Xin thầy cho em vào lớp ạ!
Bài 4: trong các đoạn văn dưới đây, câu khiến được đặt sau dấu hai chấm và không có gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến đó và khôi phục các dấu câu đi kèm:
Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu. 
 Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo: 
Anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, lừa nói nói với ngựa tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi, dù chỉ chút ít thôi.
 Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, lừa nói nói với ngựa:
- Tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi, dù chỉ chút ít thôi.
c) Sư tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư tử. Sư tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
 Sư tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư tử. Sư tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói:
Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
Bài 4: Thêm các từ cầu khiến để biến các câu kể sau thành câu khiến:
Nam về.
Nam đừng về: Đề nghị Nam về
Thành đi đá bóng.
Thành đừng đi đá bóng.
III. Củng cố- Dặn dò: 
Thế nào là câu khiến?
Đặt câu kể rồi biến câu kể đó thành câu khiến.
Giải đề 29
Thứ 5 ngày 10 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn( lập dàn bài- miệng):
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I.Yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lạp dàn ý, quan sát, chọn lọc các chi tiết để miêu tả con vật.
Tìm những từ ngữ tiêu biểu miêu tả làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật.
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
- H nhắc lại dàn bài của một bài văn miêu tả?
B. Bài mới:
- H đọc phần nhận xét
1)H đọc NDBT.
H đọc bài con mèo hung suy nghĩ phân đoạn văn. Xác định nội dung chung của mỗi đoạn.
H phát biểu ý kiến, nhận xét.
 2)Bài có 3 phần, 4 đoạn.
Mở bài : Đ1 Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
Thân bài: Đ 2 tả hình dáng của con mèo.
	Đ3 Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
Kết bài: Đ4 nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
3) Phần ghi nhớ: H nhắc lại.
4) Phần luyện tập
- H đọc yêu cầu bài tập
- T kiểm tra sự chuẩn bị bài của H
T nhắc H chọ lập dàn bài tả một con vật nuôi gây ấn tượng nhất cho em
+ có thể tả con vật nuôi em biết.
+ Dàn ý cần cụ thể chi tiết.
H lập dàn ý cho bài văn.
H đọc dàn ý của mình, T nhận xét.
VD: tả con mèo: 
mở bài: Giới thiệu về con mèo,( hoàn cảnh, thời gian)
thân bài: Ngoại hình của con mèo:	Bộ lông
 Cái đầu
	 2 cái tai
	4 cái chân
	 Đôi mắt
	 Bộ râu	
Họat động chính của con mèo: 
+ hoạt động bắt chuột
+ Động tác vồ mồi.
+ Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
c) kết bài: cảm nghĩ chung về con mèo.
VD: Meo! Meo! đó là tiếng kêu quen thuộc của chú mèo nhà em khi thấy em đi học về. Em chạy đến ôm chú vào lòng, âu yếm vuốt nhẹ bộ lông của chú, chú thích lắm cứ dụi đầu vào lòng em.
Chít! Thế là một chú chuột nữa bị xé xác. từ ngày có miu, nhà em không còn bị lũ chuột quấy phá nữa. cả nhà em ai cũng yêu quý miu. 
3.Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị:
Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hướng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và trước lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài.
Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.)
H trình bày bài:
Mở bài:3 em.
Thân bài:5 em.
Kết bài:3 em.
Trình bày cả bài:2- 4 em 
Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm.
T theo dõi giúp đỡ thêm
III. Củng cố- Dặn dò: 
Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về hoàn thiện bài để viết bài vào vở.
Nhắc những em bài làm còn cho tốt về chuẩn bị thêm.
Thứ 2 ngày 14 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn(Trả bài): 	tả con vật
 Đề bài: tả một con vật nuôi mà em yêu quý.
I.Yêu cầu:
-Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài.
- H rút ra những ưu khuyết điểm qua bài tập làm văn .
-Rèn ý thức viết, trình bày bài .
II.Lên Lớp: 
1. Học sinh đọc đề .
2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng
Học sinh xác định yêu cầu của đề .
Cần chú ý trọng tâm của đề : 
3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra .
* Ưu điểm:
-Hầu hết học sinh nắm được cách làm bài, hiểu đề, biết cách tả lại một con vật nuôI mà em thích, câu văn tả có hình ảnh, biết cách diễn ý cho sinh động , biết tả lại một con vật nuôi thích hợp, dùng từ chính xác, hợp lý. Biết tả có trọng tâm và chú ý những chi tiết đặc sắc, biết nêu kỷ niệm đáng nhớ về con vật nuôi đó . Biết dùng từ đúng văn cảnh, có hình ảnh sinh động.
-Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh như : Thuỳ Ngân, Trang, Nga,Huyền Trang, Nhung.
-Biết cách bố cục bài :Trang, Phúc, Lương, Thuỷ
* Tồn tại:
- Bài làm chưa có bố cục, còn sơ sài: Na, Ly. Lương,.
- Một số em chưa biết cách dùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng.
Một số em còn sa vào kể, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo như Hằng, Phúc.
Sai lỗi chính tả nhiều, còn một số em chưa biết cách trình bày, cần rèn cách đặt câu,dùng từ.
Học sinh chữa bài
T dành thời gian cho H chữa bài.
T đọc cho H nghe một số bài văn mẫu, phân tích cho H thấy nét đặc tả của những bài văn đó.
III. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà làm lại bài( đối với những em làm chưa tốt)
Luyện giải đề 29

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong HSG TV 4.doc