Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở
đồng bằng Bắc bộ (tiếp)
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
- Kỹ năng : Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II/ Đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, tranh ảnh về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc bộ; phiếu học tập.
2- Học sinh: Tranh ảnh về về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
III/Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ (4'):
- Trình bày đặc điểm về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
2- Bài mới:
a, Giới thiệu bài (1')
b, Hoạt động 1 (15'): Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
* Làm việc theo nhóm.
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận câu hỏi theo phiếu học tập GV phát cho từng nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, kết luận chung.
- Giáo viên sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Làm việc cá nhân: HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi trong SGK.
Tuần 15 Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2007 Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc bộ (tiếp) I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc bộ. - Kỹ năng : Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất. - Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II/ Đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: Bài soạn, tranh ảnh về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc bộ; phiếu học tập. 2- Học sinh: Tranh ảnh về về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở đồng bằng Bắc bộ. III/Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ (4'): - Trình bày đặc điểm về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc bộ. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hoạt động 1 (15'): Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống. * Làm việc theo nhóm. - HS dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận câu hỏi theo phiếu học tập GV phát cho từng nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét, kết luận chung. - Giáo viên sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. * Làm việc cá nhân: HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi trong SGK. c, Hoạt động 2 (13'): Chợ phiên. * Làm việc theo nhóm: HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận câu hỏi của GV. - HS trao đổi kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. hậu của đòng bằng Bắc bộ. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - HS nhắc lại nội dung bài . - Dặn HS về học bài. Luyện Tiếng Việt Luyện đọc: Cánh diều tuổi thơ. I. Mục tiêu: - Học sinh biết đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. - Rèn luyện kĩ năng đọc hay, diễn cảm cho học sinh. - Giáo dục học sinh ý thức rèn đọc. II. Đồ dùng dạy học: - SGK, bảng phụ chép đoạn luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài (2'): - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2- Giảng bài (34'): - Gọi 1 học sinh đọc lại bài: Cánh diều tuổi thơ. - Học sinh nêu nội dung chính của bài. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, củng cố cho học sinh. - 2 học sinh luyện đọc 2 đoạn của bài: 3- 4 lượt. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn cho học sinh. - Cho học sinh luyện đọc theo cặp. - 1 học sinh nêu lại cách đọc bài - GV hướng dẫn lại cách đọc cho học sinh. - Gọi một số học sinh luyện đọc diễn cảm theo đoạn. - Giáo viên theo dõi, sửa sai cho học sinh. - Giáo viên chọn một đoạn tiêu biểu cho học sinh luyện đọc diễn cảm. - Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp. - Học sinh nhận xét các nhóm thi đọc. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm khuyến khích học sinh có giọng đọc hay, truyền cảm. 3- Củng cố, dặn dò (3'): - Giáo viên nhận xét chung giờ học. - Dặn học sinh về nhà luyện đọc. . Luyện Kĩ thuật Cát, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh biết cách vận dụng các mũi khâu, thêu đã học vận dụng vào thực hành cắt, khâu thêu 1 SP tự chọn. - Kỹ năng ỏnèn kĩ năng thực hành cắt, khâu, thêu cho HS. - Thái độ: Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II/ Đồ dùng : 1- Giáo viên: Bài soạn, vải, chỉ, kim. 2- Học sinh: vải, chỉ, kim III/Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - Giáo viên kiểm tra đồ dùng của HS. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hoạt động 1(22'): Thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. - GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học. - Học sinh nhắc lại các bước thực hiện của các mũi khâu, thêu đã học. - Giáo viên nhận xét và củng cố cho HS - Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những em còn lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng. c, Hoạt động 2(8'): Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Giáo viên tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - Giáo viên nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Học sinh tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn trên. - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh 3- Củng cố, dặn dò (2') - Giáo viên nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. ...................................................................................................................................... Thứ tư, ngày 19 tháng 12 năm 2007 Đạo đức Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2) I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh nhận thức được tại sao mình phải kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Kỹ năng : Biết làm một số việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Thái độ: Có thái độ thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. II/ Đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: Bài soạn, thẻ bày tỏ ý kiến. 2- Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ (3'): ? Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo? - GV nhận xét, ghi điểm. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hoạt động 1 (14'): Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được ( bài tập 4 – 5, SGK). - Học sinh trình bày, giới thiệu. - Lớp nhận xét, bình luận. - Giáo viên nhận xét. c, Hoạt động 2 (15'): Làm bưu thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ. - GV nêu yêu cầu. - HS làm việc theo nhóm. - GV quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. - GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. 3- Củng cố, dặn dò (2'): - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS cần thực hiện cho tốt. .. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Tham quan di tích lịch sử địa phương I. Mục tiêu: - Có những hiểu biết về những di tích lịch sử ở địa phương. - Có thái độ biết ơn và kính trọng những người có công gây dựng và bảo vệ những di tích đó. - Có những hoạt động giữ gìn những di tích đó. II. Chuẩn bị: - Sổ ghi chép, dụng cụ vệ sinh. III. Các hoạt động chính: 1- Giới thiệu nội dung. - GV giới thiệu sơ lược và mục đích của chuyến tham quan. - Nhắc nhở HS những lưu ý khi đến nơi tham quan và khi đi đường. - GV cùng HS đi tham quan di tích tại Đại từ. 2- Các hoạt động trong chuyến đi tham quan: - Khi tới nơi, GV tập trung HS, giới thiệu sơ qua về di tích. - GV nhắc nhở lại HS về những yêu cầu khi đi tham quan. - Tổ chức cho HS tham quan di tích. Yêu cầu HS ghi chép những điều quan sát được trong quá trình đi tham quan. - GV vừa là người tổ chức vừa là người giới thiệu về di tích cho HS. - Sau khi HS tham quan song, GV tổ chức cho HS làm vệ sinh các khu vực trong khu di tích. 3- Nhận xét các hoạt động trong buổi tham quan: - GV tập trung HS, nhận xét chung về buổi tham quan. - GV tuyên dương những cá nhân đã thực hiện tốt trong buổi đi tham quan. - Nhắc nhở HS phải biết bảo vệ những di tích đình chùa ở địa phương cũng như ở các nơi khác khi có điều kiện đến tham quan. Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung - Trò chơi: Lò cò tiếp sức. I. Mục tiêu: - Ôn 8 động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác đúng, đều, đẹp. - Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. Yêu cầu chơi vui vẻ, nhiệt tình. - GD HS tinh thần luyện tập TDTT. II. Địa điểm, phương tiện: - Vệ sinh sân tập. - 1 còi, kẻ sân chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1- Phần mở đầu (8'): - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học. - Cho HS tập một số động tác khởi động. - Tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi khởi động. 2- Phần cơ bản (22'): * Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung: - GV hô cho cả lớp tập. - GV kết hợp quan sát, sửa sai. - Lớp trưởng hô cho cả lớp tập - GV kết hợp quan sát, sửa sai. * Thi trình diễn bài thể dục đã học: - GV cho các tổ tự tập luyện - tổ trưởng điều khiển. - GV quan sát, nhắc nhở chung. - Các tổ thi đua trình diễn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá các tổ. * Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. - GV hướng dẫn học sinh lại cách chơi. - Tổ chức cho HS chơi. 3- Phần kết thúc (5'): - HS tập một số động tác thả lỏng. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn về nhà ôn các động tác thể dục đã học. ..................................................................................................................................... Thứ năm, ngày 20 tháng 12 năm 2007 Khoa học Làm thế nào để biết có không khí? I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Kiến thức: Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật, HS biết phát biểu định nghĩa về khí quyển. - Kỹ năng : Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức. - Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn không khí trong lành. II/ Đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: Bài soạn, hình trang 62, 63 SGK, đồ dùng thí nghiệm theo nhóm. 2- Học sinh: tranh ảnh về bảo vệ nguồn không khí. III/ Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hoạt động 1 (14'): Thí nghiệm chứng minh không khí có ở trong mọi vật. - Giáo viên chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm. - GV hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm, HS kết hợp đọc SGK để biết thêm cách làm. - HS các nhóm thực hành làm thí nghiệm - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét - GV kết luận chung. c, Hoạt động 2 (14'): Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. - HS các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV để rút ra kết luận: không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. - GV nhận xét, kết luận chung. 3- Củng cố, dặn dò (3') - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - GV dặn HS về học bài. . Luyện Toán Chia cho số có hai chữ số. I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. - Tính giá trị của biểu thức. - Giải bài toán về phép chia có dư. II. Đồ dùng dạy học: - SGK, VBT, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (4'): - HS chữa bảng BT3 tiết trước. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài (1'): c, Luyện tập (34'): +Bài tập 1: Cho HS tự làm từng phép chia. - Sau đó gọi 4 HS lên bảng làm bài mỗi em một phần. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài cho HS. +Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. - HS thực hiện tính giá trị của biểu thức. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. +Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm vở, chữa bảng. - GV chấm điểm một số bài; nhận xét, chữa bài cho HS, d, Củng cố, dặn dò (4'): - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn về nhà học bài và làm bài tập. ........................................................................................ Luyện Tiếng Việt luyện tập về câu hỏi. I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững một số đặc điểm của câu hỏi. Biết đặt câu hỏi. - Kỹ năng : Nhận ra các câu hỏi trong các trường hợp khác nhau. - Thái độ: Có thái độ tốt khi học tập. II/ Đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm 2- Học sinh: xem lại ghi nhớ về câu hỏi. III/ Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - Nêu dấu hiệu nhận ra câu hỏi. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1) b, Luyện tập (34') - Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV Bài tập 1:Trong các từ in nghiêng của từng cặp câu dưới đây, từ nào là từ nghi vấn ( dùng để hỏi ): a- Tên em là gì? việc gì tôi cũng làm. b- Em đi đâu? Đi đâu tôi cũng đi. c- Em về bao giờ? Bao giờ tôi cũng sẵn sàng. Bài tập 2: Trong từng câu dưới đây, mục đích dùng câu hỏi để làm gì? a- Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không? b- Kiện tướng cờ vua Đào Thiện Hải giỏi nhỉ? c- Sao bạn chăm chỉ, chịu khó thế? d- Sao con hư thế nhỉ? Bài tập 3: HS tự nêu tình huống và đặt câu hỏi cho các tình huống đó. 3- Củng cố, dặn dò(2') - Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ. - Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập. .. Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2007 Luyện Toán Chia cho số có hai chữ số. I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. - Tính giá trị của biểu thức. - Giải bài toán về phép chia có dư. II. Đồ dùng dạy học: - SGK, VBT, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (4'): - HS chữa bảng BT3 tiết trước. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài (1'): c, Luyện tập (34'): +Bài tập 1: Cho HS tự làm từng phép chia. - Sau đó gọi 4 HS lên bảng làm bài mỗi em một phần. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài cho HS. +Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. - HS thực hiện tính giá trị của biểu thức. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. +Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm vở, chữa bảng. - GV chấm điểm một số bài; nhận xét, chữa bài cho HS, 3, Củng cố, dặn dò (4'): - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn về nhà học bài và làm bài tập. ........................................................................................ Luyện Tiếng Việt Luyện tập quan sát đồ vật I/ Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt được đồ vật đó với các đồ vật khác. - Kỹ năng : Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. - Thái độ: Góp phần bồi dưỡng tư duy cho học sinh. II/ Đồ dùng : 1- Giáo viên: Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK, bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi. 2- Học sinh: Chuẩn bị một số đồ chơi. III/Các hoạt động dạy học 1- Kiểm tra bài cũ (3'): - HS nhắc lại thế nào là miêu tả, nêu dàn ý chung cho một bài văn miêu tả đồ vật? - GV củng cố cho HS. 2- Bài mới: a, Giới thiệu bài (1') b, Hướng dẫn HS làm bài tập (20'). +Bài tập 1: 3 Học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK. - Một số HS giới thiệu đồ chơi mình mang tới lớp. - HS đọc thầm lại các yêu cầu của đề bài và gợi ý, quan sát và ghi lại những điều quan sát được một đồ chơi mình mang tới lớp. - HS trình bày kết quả quan sát. - Cả lớp và GV nhận xét. +Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của đề bài, HS đọc lại. - HS bài vào vở: Dựa theo kết quả quan sát một đồ chơi, mỗi em lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi đó. - HS nối tiếp nhau đọc dàn ý đã lập. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất. 3- Củng cố, dặn dò (2') - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Hoạt động tập thể Sinh hoạt văn nghệ. I/ Yêu cầu - Học sinh biết hát hoặc kể chuyện có nội dung về anh bộ đội Cụ Hồ. - Bồi dưỡng cho các em tính bạo dạn tự tin trước tập thể. II/ Nội dung: - Giáo viên nêu nội dung giờ sinh hoạt. - Học sinh nêu tên bài hát hoặc câu chuyện có nội dung về anh bộ đội Cụ Hồ. - GV cho cả lớp hát tập thể một số bài hát thuộc chủ đề. - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị một bài hát thuộc chủ đề để chuẩn bị thi biểu diễn trước lớp. - Các nhóm tập biểu diễn - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - Các nhóm thi biểu diễn trước lớp. - Giáo viên và cả lớp bình chọn nhóm biểu diễn hay nhất, cho điểm khuyến khích các nhóm. - Giáo viên hỏi học sinh về nội dung bài hát, câu chuyện. - Giáo viên kể cho học sing nghe một câu chuyện về tấm gương dũng cảm của anh bộ đội Cụ Hồ. III/ Tổng kết - Giáo viên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ. ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: