Giáo án buổi 1 Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Nguyễn Thị Hảo - Trường Tiểu học B Xuân Vinh

Giáo án buổi 1 Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Nguyễn Thị Hảo - Trường Tiểu học B Xuân Vinh

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP TIẾT 1

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

* Đối với HS khuyết tật đọc to, rõ ràng, trôi chảy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Phiếu thăm.

 - Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi 1 Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Nguyễn Thị Hảo - Trường Tiểu học B Xuân Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
Ôn tập tiết 1
I. MụC ĐíCH,YÊU CầU
	- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
	 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
* Đối với HS khuyết tật đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
II. Đồ DùNG DạY HọC
	- Phiếu thăm.
	- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC
Hoạt động của giáo GV
Hoạt động của HS
1, Giới thiệu bài
2, Bài giảng 
a/ Số lượng HS kiểm tra: Khoảng 1/6 HS trong lớp.
b/ Tổ chức kiểm tra:
Gọi từng HS lên bốc thăm.
Cho HS chuẩn bị bài.
Cho HS trả lời.
 - GV cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo viên Tiểu học).
-HS lần lượt lên bốc thăm.
-Mỗi em chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu thăm.
Cho HS đọc yêu cầu.
 - GV giao việc: Các em chỉ ghi vào bảng tổng kết những điều cần ghi nhớ về các bài TĐ là truyện kể.
 - Cho HS làm bài: GV phát bút dạ + giấy đã kẻ sẵn bảng tổng kết để HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
 - Dặn những HS đã kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra ở tiết học sau.
Lịch sử 
Kiểm tra học kỳ 1
I. Mục tiêu
	- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII.
* Đối với HS khuyết tật không làm câu 4.
II. Các hoạt động dạy – học
1, Giới thiệu bài 
2, Đề bài
Câu 1: Hãy nối sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.
A
B
Chiến thắng Bạch Đằng
( năm 938)
Trần Quốc Tuấn
Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
Hùng Vương
Dời đô ra Thăng Long
Lý Thái Tổ
Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Lý Thường Kiệt
Chống quân xâm lược Nguyên – Mông.
Ngô Quyền
Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang đã ra đời.
Đinh Bộ Lĩnh
Câu2:Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng.
Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng là.
A. Do lòng yêu nước , căm thù giặc của Hai Bà Trưng. 
B. Do Thi Sách(chồng bà Trưng Trắc) bị Thái thú Tô Định bắt.
C. Do quan quân đô hộ nhà Hán bắt dân ta phải theo phong tục và luật pháp của người Hán.
Câu 3: Chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm của đoạn văn cho thích hợp.
dân cư không khổ
đổi tên Đại La
ậ trung tâm đất nước
Cuộc sống ấm no
được dời 
Từ miền núi chật hẹp
 Vua thấy đây là vùng đất(1) , đất rộng lại bằng phẳng (2)vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dung được (3) thì phải dời đô..(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Mùa thu năm ấy, kinh đô.(5) ra thành Đại La. Lý Thái Tổ phán truyền (6) thành Thăng Long.
Câu 4: Theo em, vì sao nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê’’.
III. Hướng dẫn, đánh giá.
Câu 1: 3 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu 2: 1 điểm, đánh vào ý a
Câu 3: 3 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu 4: 3 điểm .
toán
Dấu hiệu chia hết cho 9
I: Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
	- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
* Đối với HS khuyết tật không làm BT4.
II: Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Vở ghi, SGK
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1: Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ?
- Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ?
- Hãy nêu dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Cho ví dụ?
- 3 HS 
- HS nhận xét.
2: Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Các em đã được học dấu hiệu chia hết cho 2, 5. Hôm nay cố sẽ giới thiệu với các em dấu hiệu chia hết cho 9
- HS ghi đầu bài
b. Hướng dẫn học sinh phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9
- Em hãy nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, rồi viết thành 2 cột:
*1 cột ghi các số chia hết cho 9 và phép chia tương ứng.
* 1 cột ghi các số không chia hết cho 9 và phép chia tương ứng.
- Em quan sát cột các số chia hết cho 9 và phép chia tương ứng để rút ra nhận xét gì ? 
- Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì? 
- Cho học sinh so sánh dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 9.
* Muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay cho 5 không ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải. Còn muốn biết 1 số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
1 số HS nêu
- 5 học sinh 
- Cả lớp nhắc lại
- 1 học sinh nêu: 
c. Thực hành
Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9? 99, 1999, 108, 5643, 29 385
Trong các số sau số chia hết cho 9 là: 99, 108, 5643, 29 385
- Vì sao biết các số này chia hết cho 9 ?
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng 
Bài 2: Trong các số sau số nào không chia hết cho 9? 96, 108, 7853, 5554, 1097
Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097
- Vì sao con biết các số đó không chia hết cho 9 ?
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa
IV: Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại dấu hiệu chia hết cho 9 
Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ 1
I. Mục tiêu
 - HS hiểu được lợi ích lợi ích của tiết kiệm thời giờ, biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo, lợi ích của việc chăm chỉ lao động.
II. Đồ dùng
 - Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Giới thiệu bài
2, Ôn luyện
Bài 1 (trang 15)
- Yêu cầu HS đọc đầu bài
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS trình bày bài làm
- GV chốt kết quả đúng.
1- c; 2 – a; 3 –d; 4 – b.
Bài 3 ( trang 19)
Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
 -Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
Các nhóm về vị trí thảo luận.
- GV chốt cách xử lý đúng .
Bài 4 (trang 23)
GV nêu yêu cầu của bài: Viết 1 đoạn văn hoặc vẽ tranh về chủ đề “ Biết ơn thầy , cô giáo’’.
GV gợi ý: Chỉ lựa chọn 1 yêu cầu
Cho HS trình bày
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 1 ( trang 24) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
GV kết luận.
3, Củng cố,dặn dò.
Nhận xét giờ học.
- Nối cột A với kết quả ở cột B
- HS làm bài 
- HS đọc kết quả bài làm
- HS khác nhận xét
- HS chữa bài vào vở
em cần làm gì trong những tình huống sau.
- Các nhóm làm việc 
- Trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
HS nói cách lựa chọn 
HS tự làm bài 
HS đọc đoạn văn đã làm
HS khác trình bày nội dung bức tranh vừa vẽ.
Ghi chữ Đ vào trước những ý đúng.
HS làm bài 
Đọc kết quả lựa chọn
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Thể dục
 Tập hợp hàng ngang ,dóng hàng.
 Đi nhanh chuyển sang chạy
Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”
I. Mục tiêu :
- Thực hiện tập hợp hàng ngang , dóng thẳng hàng ngang.
- Thực hiện được đi nhanh dần rồi chuyển sang chạy một số bước, kết hợp với động tác đánh tay nhịp nhàng.
- Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác” Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Đặc điểm – phương tiện :
 Trên sân trường, còi , dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” như cờ,vạch cho ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , đi nhanh chuyển sang chạy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động : Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân trường. 
 -Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 
 -Khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. 
2. Phần cơ bản:
 a) Ôn đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản 
 * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy 
 +Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV.
 +GV chia tổ cho HS tập luyện dưới sự điều khiển của tổ. 
 +GV tổ chức cho HS thực hiện dưới hình thức thi đua do cán sự điều khiển cho các bạn tập. 
 +Để củng cố: Lần 2 lần lượt từng tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang , dóng hàng ngang và đi nhanh chuyển sang chạy theo hiệu lệnh còi hoặc trống. 
 +Sau khi các tổ thi đua biễu diễn, GV cho HS nhận xét và đánh giá. 
 b) Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi, cho HS khởi động lại các khớp cổ chân. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV huớng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi:
 -GV tổ chức cho HS chơi thử. 
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thứctheo tổ. 
 -Sau các lần chơi GV quan sát, nhận xét, biểu dương những tổ HS chơi chủ động.
3. Phần kết thúc: 
 -HS đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp .
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 phút
2 phút 
1 phút 
18 – 22 phút 12– 14 phút
10 – 12 phút 
4- 6 phút
4 – 6 phút 
1 phút
1 phút 
 2 – 3 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
====
====
====
====
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
========== 
==========
========== 
==========
 5GV
-HS đứng theo đội hình tập luyện 2 – 4 hàng dọc.
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
5 5 5 5
 5GV
 = = = =
= = = =
= = = =
= = = =
5GV
-HS tập hợp thành hai đội có số người đều nhau.
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
==== 
==== 
==== 
==== 
5GV
-HS hô “khỏe”
toán
Dấu hiệu chia hết cho 3
I: Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
* Đối với HS khuyết tật làm quen với dấu hiệu chia hết cho 3.
II: Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Vở ghi, SGK
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1: Kiểm tra bài cũ 
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 ?
GV nhận xét cho điểm
- Các số có tổng chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 
 2: Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 
Em hãy viết lên bảng bên trái là các số chia hết cho 3 và phép chia tương ứng, bên phải là các số không chia hết cho 3 và phép chia tương ứng
- 1 HS viết trên bảng 
- Cả lớp viết nháp . 
- Nêu nhận xét các số chia hết cho 3 ?
(Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 )
- 6 học sinh nêu 
- Em hãy quan sát cột các chữ số không chia hết cho 3 nêu nhận xét về đặc điểm chung của các số này
( Các số đều có tổng các chữ số không chia hết cho 3 )
- Học sinh nê ... Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: Vở ghi, SGK
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS chữa bài 1 
a) Các số chia hết cho 3 là: 4563, 2229, 3576, 66 816
b) Các số chia hết cho 9 là: 4563, 66 816
c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229, 3576
- 1 học sinh chữa 
- Nhận xét
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Tiết toán hôm nay chúng ta cùng luyện tập chung
- HS ghi đầu bài
2. Ôn bài cũ 
- Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Cho ví dụ
- 4 học sinh lần lượt trả lời 1 dấu hiệu chia hết và cho ví dụ
3. Thực hành
Bài 1: Trong các số 7435, 4568, 66 811, 2050, 2229, 35 766
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568, 2050, 35 766
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229, 35766
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435, 2050
d) Các số chia hết cho 9 là: 35 766
- Hỏi để củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, chia hết cho 3, chia hết cho 5, chia hết cho 9 
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa
- HS nhận xét chữa bài . 
Bài 2: Trong các số 57 234, 64 620, 5270, 77 285
a) Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64 620, 5270
b) Các số chia hết cho cả 2 và 3 là: 57234, 64 620
c) Các số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là: 64 620
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa
- HS nhận xét chữa bài . 
Bài 3: Tìm chữ số thích hợp để viết vào chỗ chấm sao cho
a) Các số chia hết cho 3 là: 528, 558, 588
b) Các số chia hết cho 9 là: 603, 693
c) Các số chia hết cho cả 3 và 5 là: 240
d) Các số chia hết cho cả 2 và 3 là 354
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng làm
- HS nhận xét chữa bài . 
IV: Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh ôn lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 4, 5 và 9 
kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 4)
 I/Mục tiêu:
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.
 - Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
 II/Đồ dùng dạy-học:
 -Bộ dụng cụ vật liệu cắt,Khâu ,thêu.
 -Tranh quy trình của các bài trong chương.
 -Mẫu khâu, thêu đã học.
 III/Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1 số sản phẩm đang làm dở của HS
II.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài:
GV nói: Tiết hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành cắt, thêu sản phẩm tự chọn.
 GV ghi đầu bài
2,*Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
GV nhắc nhở HS làm cẩn thận, theo đúng quy trình đã được học
 *Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
Chọn những sản phẩm có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu được đánh giá ở mức hoàn thành (A+)
III.Nhận xét, dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
 - Đọc trước bài sau.
HS tiếp tục thực hành hoàn thành sản phẩm mình đã chọn ở tiết trước
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
Tiết 8: Kiểm tra
I. MụC ĐíCH,YÊU CầU
 Kiểm tra( viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng việt lớp 4, HKI.
II. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Giới thiệu bài
2, Đề bài
a/Hướng dẫn chính tả
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả.
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: nhất, sánh,ro ro,rút.
- GV nhắc lại nội dung bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc lại cả đoạn chính tả1 lượt.
b. Tập làm văn: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
- GV: Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- GV thu bài.
3, Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học.
-HS đọc thầm.
-HS luyện viết từ.
-HS viết.
-HS soát bài.
- HS làm bài 
địa lý
Kiểm tra cuối học kỳ 1
I. Mục tiêu
	- Hệ thống lại những kiến thức tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu,sông ngòi; dân tộc,trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn,Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
II. Các hoạt động dạy – học
1, Giới thiệu bài
2, Đề bài
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng( từ câu 1 đến câu4)
Câu 1: Dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là:
Dao, Mông, Thái
Thái, Tày, Nùng
Ba – na, Ê - đê, Gia – rai
Chăm, Xơ - đăng, Cơ - ho.
Câu 2: Trung du Bắc Bộ là một vùng:
Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp
Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp
Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải
Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải
Câu 3: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:
Người Thái
Người Tày
Người Mông
Người Kinh
Câu 4: ý nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát?
Không khí trong lành
Nhiều phong cảnh đẹp
Nhiều nhà máy, khu công nghiệp
Nhiều khách sạn , sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau
Câu 5: Quan sát bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên sau.
Cao nguyên
Độ cao trung bình
Kon Tum
500 m
Lâm Viên
1500 m
Di Linh
1000 m
Đăk Lăk
400 m
Dựa vào bảng số liệu, hãy xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao:.
Câu 6: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc bộ trở thành vựa lúa thứ hai của cả nước ?
3,Hướng dẫn đánh giá
Câu 1: 1 điểm, khoanh vào A
Câu 2: 1 điểm, khoanh vào B
Câu 3: 1 điểm, khoanh vào D
Câu 4: 1 điểm, khoanh vào C
Câu 5: 3 điểm
Câu 6: 3 điểm.
Toán 
Kiểm tra
I. Mục tiêu
	- Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số .
	- Chuyển đổi số đo khối lượng.
	- Biết tính giá trị của biểu thức
	- Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy – học
1, Giới thiệu bài 
2, Đề bài
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C ,D ( là đáp án đúng). Hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng.
Kết quả của phép cộng 572863 + 280192 là:
A. 852955. B.853955. C. 853055. D. 852055.
2. Kết quả của phép trừ 728035 – 49382 là:
A. 678753. B. 234215. C. 235215. D. 678653.
 3. Kết quả của phép nhân 237 x 42 là: 
A. 1313. B. 1422. C. 9954. D. 8944.
 4. Kết quả của phép chia 9776 : 47 là:
A. 28. B. 208. C. 233(dư 25) D. 1108.
 5. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 3m25dm2 = dm2là:
A. 35. B. 250. c. 305. 3050.
Phần 2: 
1.Tính giá trị của biểu thức
 a) 1995 x 253 + 8910 : 495 b) 8700 : 25 :4
2. Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường?
3, Hướng dẫn đánh giá
Phần 1:(4 điểm)
Khoanh đúng 1 câu cho 0,8 điểm
Phần 2:(6 diiểm)
Bài 1:(3 điểm)
Mỗi phần đúng cho 1,5 điểm
Bài 2:(3 điểm)
Khoa học
Không khí cần cho sự sống
I. MụC TIÊU
 - Nêu được con người, động vật và thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
II. Đồ DùNG DạY HọC
 -Hình vẽ trang 72, 73 SGK.
 -Sưu tầm về hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
 -Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 46 (VBT) 
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
Mục tiêu :
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS cả lớp làm theo như mục Thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp theo, GV yêu cầu HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
- HS cả lớp làm theo như mục Thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp theo nín thở, mô tả lại cảm giác của mình.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những kiến thức này trong y học và đời sống.
- HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những kiến thức này trong y học 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật, động vật.
Mục tiêu: 
- Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
Cách tiến hành : 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và 4 trả lời câu hỏi trang 72 SGK :Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết?
- HS trả lời.
- Về vai trò của không khí đối với động vật : 
- Nghe GV giảng.
- Về vai trò của không khí đối với thực vật :
GV hỏi: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người.
Hoạt động 3 : Tìm hểu một số trường hợp phải dùng bình ô- xi.
Mục tiêu: 
Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK. Hai HS quay lại chỉ và nói:
- Làm việc theo cặp.
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ? 
+ Bình ô-xi người thợ lăn đeo ở lưng.
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan?
+ Máy bơm không khí vào nước.
Bước 2 :
- GV gọi HS trình bày.
- Một vài HS trình bày kết quả 
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người và động vật và thực vật?
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô-xi?
- Một số HS trả lời câu hỏi.
Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có khí ô-xi để thở.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới.
Kí Xác nhận của Ban giám hiệu
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi 1 lop 4(1).doc