Giáo án Buổi 1 - Lớp 4 - Tuần 20

Giáo án Buổi 1 - Lớp 4 - Tuần 20

 Toán

 Phân số

I.Mục tiêu:

- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số và mẫu số. Biết đọc, viết phân số.Làm bài tập 1,2.

- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.

II.Đồ dùng dạy học:

- Các mô hình trong bộ đồ dùng toán 4

III.Các hoạt động dạy học

1. ổn định:

2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3.Bài mới:

a. Giới thiệu phân số.

- GV lấy hình tròn trong bộ đồ dùng toán

- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau? Tô màu mấy phần?

- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.

 là phân số; Phân số có 5 là tử số ; 6 là mẫu số.

- Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau, 5 là số tự nhiên.

- Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, 6 là số tự nhiên khác 0.

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 1 - Lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
 Toán
 Phân số
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số và mẫu số. Biết đọc, viết phân số.Làm bài tập 1,2.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Các mô hình trong bộ đồ dùng toán 4
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
a. Giới thiệu phân số.
- GV lấy hình tròn trong bộ đồ dùng toán 
- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau? Tô màu mấy phần?
- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
 là phân số; Phân số có 5 là tử số ; 6 là mẫu số. 
- Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau, 5 là số tự nhiên.
- Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, 6 là số tự nhiên khác 0.
b. Thực hành
Bài 1: Đọc và viết phân số vào vở nháp
- Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu? Mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
Bài 2:Viết theo mẫu?
- Gọi 1 hs lên bảng trình bày bài.
Viết các phân số.
 Đọc các phân số.
- Gv nhận xét chữa chung.
4. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét giờ.
- Dặn hs về ôn bài và xem trước bài.
- HS lấy bộ đồ dùng
- Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần.
- 3- 4 em nhắc lại:
- 3- 4 em nhắc lại:
 - 3- 4 em nhắc lại:Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau, 5 là số tự nhiên. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, 6 là số tự nhiên khác 0.
- hs đọc bài ,tự làm bài.
- 1 hs nêu kết quả bài làm và trả lời.
Hình 1: Hình 2: Hình 3:
- hs đọc bài ,tự làm bài.
- 1HS chữa bài trên bảng.
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
- Về nhà ôn lại bài
Khoa học
Không khí bị ô nhiễm
I. Mục tiêu. 
 - Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bầu không khí: khói khí độc, các loại bụi
 - Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 78, 79 sgk.
- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm.
III. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Nêu cách phòng và chống bão.
2. Dạy bài mới.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch.
B1: Làm việc theo cặp
 - Cho học sinh quan sát hình ở trang 78, 79 sgk và chỉ ra đâu là không khí sạch ? Không sạch ?
B2: Làm việc cả lớp.
 - Gọi một số học sinh trình bày kết qủa.
 - Giáo viên nhận xét và kết luận: Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỷ lệ thấp không làm hại đến sức khoẻ con người. Không khí bẩn là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, bụi....có hại cho sức khoẻ con người...
Hoạt động 1: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- Cho học sinh liên hệ thực tế.
- Gọi 1 số hs nêu.
 - Giáo viên nhận xét và kết luận, 
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm.
- Nhận xét giờ.
- Hai em trả lời.
 - Nhận xét và bổ xung.
- Học sinh quan sát hình 78, 79 sgk và chỉ ra hình 1 là ô nhiễm; Hình 2 là trong lành vì có cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng; Hình 3, 4 cũng là ô nhiễm
 - Nhận xét và bổ xung
- Học sinh tự liên hệ thực tế trong cuộc sống hàng ngày
-1 hs nêu.
Tập đọc
Bốn anh tài
I.Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể chuyện; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chống yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.( Trả lời được các câu hỏi SGk)
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn
II. Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ chép câu văn dài. 
III. các hoạt động dạy –học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài: Yêu cầu HS quan sát tranh.GV nêu tên bài trong SGK( 123).
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc.
 - Cho hs đọc nối tiếp 2 đoạn.
 - Chia nhóm theo cặp.
 - Treo bảng phụ.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
b) Tìm hiểu bài
 - Anh em Cẩu Khây gặp những ai?
 - Bà cụ giúp 4 anh em như thế nào?
 - Yêu tinh có phép thuật gì lạ?
 - Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em với yêu tinh?
 - Vì sao 4 anh em Cẩu Khây chiến thắng yêu tinh?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn chọn đoạn, chọn giọng đọc phù hợp để đọc diễn cảm.
 - GV đọc mẫu đoạn 2
 - Thi đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò.
 Em thích nhân vật nào trong chuyện? Dặn học sinh tập kể chuyện cho
 người thân nghe.
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi. 
- Quan sát tranh, miêu tả nội dung tranh.
 - Nghe GV giới thiệu
- HS nối tiếp đọc theo 2 đoạn, đọc 3 lượt.
 - Luyện đọc theo cặp.
 - Luyện phát âm câu, đoạn khó.
 - 2 em đọc cả bài 
- HS nghe đọc thầm.
 đọc thầm đoạn và TLCH
 - Họ gặp 1 bà cụ.
 - Bà nấu cơm cho ăn, cho anh em ngủ nhờ.
 - Phun nước làm ngập cánh đồng.
 - 2 em thuật lại đoạn: “ Yêu tinh trở về phải quy hàng”.
 - Có sức khoẻ, tài năng phi thường, có tinh thần đoàn kết.
 KL: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng phi thường của 4 anh tài đã dũng cảm chiến thắng yêu tinh bảo vệ dân bản.
 - 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn
 - HS chọn 1 đoạn ,luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Nghe GV đọc
- Mỗi nhóm cử 1 em thi đọc
- Vài em nêu nhận xét bạn đọc,bình chọn bạn đọc hay.
-1 số hs nêu.
Chính tả ( nghe- viết)
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Làm đúng bài tập 2a và bài tập 3a.
II. Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ 2 chuyện ở bài tập 3 sGK .
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- 1 em đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp các chữ : sản sinh; sắp xếp; thân thiết; nhiệt tình
- gv nhận xét chung và ghi điểm.
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
* Hướng dẫn học sinh nghe viết
 - GV đọc toàn bài chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
 - Nội dung chính của đoạn văn ?
 - Nêu cách viết tên riêng nước ngoài ?
 - Hướng dẫn học sinh viết chữ khó.
 - GV đọc chính tả.
- GV đọc soát lỗi.
 - GV thu bài, chấm, nhận xét bài.
 - 3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2( lựa chọn)
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
 - Chọn cho học sinh làm bài 2a.
 - Treo bảng phụ, HD làm bài.
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài tập 3
 - GV nêu yêu cầu, HD quan sát tranh minh hoạ.
 - gọi học sinh đọc bài làm.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
 - Gọi 2 em đọc bài đã hoàn chỉnh.
 - Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 hs đọc cho 2 hs viết bảng lớp 
các từ. 
 - Nghe
- Nghe GV đọc, lớp đọc thầm
- 1-2 em nêu
- Học sinh nêu
 - HS luyện viết từ : thế kỉ XIX, suýt, nẹp, Đân- lớp
 - HS viết bài vào vở
 - Đổi vở, soát lỗi
 - Nghe nhận xét, chữa lỗi
- HS mở SGK- Nghe
 - 1 em đọc phần a
 - HS đọc thầm khổ thơ, điền đúng vào chỗ trống.
1-2 em chữa bài ở bảng phụ.
- Nhận xét bài của bạn.
- Làm bài đúng vào vở.
- 1 em đọc lại yêu cầu, nêu nội dung tranh
- Hs điền từ đúng vào bài, đọc bài làm.
- Ghi bài đúng vào vở. 
- 2 em đọc bài.
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu
Luyện tập câu kể: Ai làm gì?
I .Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể: Ai làm gì? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn bt1, xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu bt2.
- Viết 1 đoạn văn có dùng kiểu câu : Ai làm gì? bt3.
II.Đồ dùng dạy- học
-Bảng phụ chép 4 câu kể trong bài 1. 
- Tranh minh hoạ làm trực nhật.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
 - gọi 1 em làm lại bài tập 1-2.
 - gọi 1 em đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ bài tập 3.
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu
* Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
 - GV treo bảng phụ
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Có 4 câu kể Ai làm gì? là: câu 3, 4, 5, 7
- Các câu còn lại không phải là câu kể Ai làm gì?
 -2 hs trình bày bài.
- Nghe
- 1 em đọc bài, lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp để tìm câu kể Ai làm gì?
 - 1 em đọc các câu kể Ai làm gì tìm được trong đoạn văn.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
Bài tập 2
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - GV nhận xét, chốt ý đúng
Chủ ngữ
a) Tàu chúng tôi/
b) Một số chiến sĩ/
c) Một số khác/
d) Cá heo/
Bài tập 3
 - GV ghi yêu cầu lên bảng.
 - Treo tranh minh hoạ.
 - HD học sinh phân tích đề bài.
- Cần lưu ý gì khi viết ?
- Yêu cầu học sinh viết bài.
 - Thu bài, chấm, chữa 1 số bài.
3. Củng cố, dặn dò.
 - Đọc 1 đoạn văn hay do học sinh viết.
 - Nhận xét giờ.
- HS đọc thầm , làm bài cá nhân. 
- 2 em chữa trên bảng phụ
 - Lớp nhận xét
Vị ngữ
buông neo trong vùng biển Trường Sa.
thả câu.
quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo.
gọi nhau quây đến quanh tàu như chia vui.
- HS đọc yêu cầu.
 - Vài em nêu nội dung tranh.
 - Viết 1 đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì?
- Chỉ viết 1 đoạn, không viết cả bài.
 - Sử dụng đúng dấu câu,viết câu đúng ngữ pháp, chính tả.
- HS viết bài vào vở..
- HS hoàn chỉnh bài.
Hs nghe. 
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
-Dựa vào gợi ý SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện)đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
 -Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. Đồ dùng dạy- học
Một số truyện viết về những người có tài.Sách truyện đọc lớp 4.
Bảng phụ viết dàn ý kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh kể chuyện Bác đánh cá và gã hung thần, nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a) Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài
- Đề bài yêu cầu kể về người như thế nào ?
- Câu chuyện đó em nghe(đọc) ở đâu ?
 - Gọi học sinh giới thiệu tên chuyện.
b) Học sinh thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - GV treo bảng phụ
 - Nhắc học sinh đối với chuyện dài chỉ kể 1 hoặc 2 đoạn.
 - Tổ chức thi kể chuyện 
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Em thích nội dung câu chuyện nào nhất, 
vì sao?
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn học sinh tiếp tục tập kể ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs kể.
- Lớp nhận xét.
- HS giới thiệu nhanh các chuyện đã chuẩn bị.
- 1 em đọc đề bài, đọc gợi ý 1,2 
 - Kể về người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau.
 - SGK, chuyện, nghe ngư ...  sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.Là đồng bằng lớn nhất nước ta.
- Chỉ và kể tên một số sông lớn ở đồng bằng Nam Bộ: có hệ thống sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
Các bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam .
 Tranh ảnh về thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra : thành phố Hải Phòng có đặc điểm tiêu biểu nào ?
2.Dạy bài mới
1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
B1: Cho học sinh trả lời câu hỏi
* Vì sao người dân đồng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông
* Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì
* Người dân ở đây khắc phục thiếu nước ngọt vào mùa khô như thế nào ?
B2: Gọi học sinh trình bày kết quả
 - Giáo viên nhận xét và bổ xung
2. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng ...
+ HĐ2: Làm việc cá nhân
B1: Cho học sinh dựa vào hình và SGK để trả lời câu hỏi
* Kể tên một số sông lớn kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ? 
B2: Gọi học sinh lên trình bày và chỉ vị trí 
Giáo viên nhận xét và bổ xung
+ HĐ3: Làm việc cá nhân
- Hs nêu 1 số hồ nổi tiếng ở nam bộ.
3. Củng cố, dặn dò
- So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Gv nhận xét giờ học.
 - Vài học sinh trả lời
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của đất nước. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp
 - Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn hơn 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. Đất đai phù sa màu mỡ, còn nhiều đất phèn đất mặn
 - Vài học sinh lên chỉ
- Kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp...
- Sông Mê Công bắt nguồn từ Trung Quốc và đổ ra biển đông. Đoạn chảy trên đất Việt chia thành hai nhánh và đổ ra biển bằng chín cửa nên gọi là Cửu Long.
-như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An.
1 số hs nêu.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2011
Thể dục
Gv bộ môn dạy
mĩ thuật 
gv bộ môn dạy
Tập làm văn:
Luyện tập giới thiệu địa phương.
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS naộm ủửụùc caựch giụựi thieọu veà ủũa phửụng qua baứi vaờn maóu (BT1)
- Bửụực ủaàu bieỏt quan saựt vaứ trỡnh baứy ủửụùc nhửừng ủoồi mụựi nụi caực em sinh soỏng (BT2).
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng dạy -học:
- Tranh minh hoạ một số nét mới của điạn phương.
- Bảng phụ viết dàn ý bài giới thiệu.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một bài văn miêu tả gồm mấy phần ?
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Đọc bài văn Nét mới ở Vĩnh Sơn và trả lời câu hỏi:
- Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
- Kể lại những nét đổi mới nói trên?
- Gv giúp hs nắm được dàn ý bài 
giới thiệu.
Bài 2: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng của em.
- Gv gợi ý cho hs.
- Tổ chức cho hs trưng bày tranh, ảnh về những đổi mới ở địa phương.
- Tổ chức cho hs thực hành theo nhóm.
- Tổ chức cho hs thi giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét.
3.Củng cố,dặn dò.
- Viết lại bài giới thiệu cho hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 hs nêu.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc bài văn.
- Hs trả lời các câu hỏi sgk.
- xã Vĩnh Sơn một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạch 
Dàn ý:
+Mở bài: giới thiệu chung về địa phương em đang sống.
+Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
+Kết bài: Nêu kết quả đổi mới ở địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mớiđó 
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs quan sát tranh để thấy rõ hơn về sự 
đổi mới của địa phương.
- Hs thực hành giới thiệu về địa phương.
Toán
Phân số bằng nhau.
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
- Làm được BT1.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các băng giấy hoặc hình vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho hs vết một vài phân số 
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài :
b. Giảng bài :
* Tính chất cơ bản của phân số:
- Gv giới thiệu hai băng giấy như sgk hướng dẫn.
- Gv hướng dẫn:
 = = và = = 
-Làm thế nào để có 2phân số bằng nhau?
- GV nêu đây là tính chất cơ bản của phân số.
c.Thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2( HSG): Tính rồi so sánh kết quả:
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài3(HSG):Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu hs làm bài.
- Nhận xét.
3.Củng cố,dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động học
- HS viết vở nháp. 
- Hs quan sát hai băng giấy và nhận xét.
+ Băng giấy1: Chia thành 4 phần, tô màu 3 phần, tức là tô màu băng giấy.
+ Băng giấy2: Chia thành 8 phần, tô màu 6 phần tức là tô màu băng giấy.
+ Phần tô màu của hai băng giấy bằng nhau
tức là băng giấy = băng giấy.
hay = 
- HS nêu như sgk.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài:
a, 18 : 3 = 6
 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6
 Vậy 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x 4)
b, 81 : 9 = 9
 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
 Vậy 81 : 9 = (81 : 3) : (9 : 3)
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
a,= =. b, ===
chiều thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Đạo đức
Kính trọng và biết ơn người lao động ( tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết vỡ sao cần phải kớnh trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phộp với những người lao động và biết trõn trọng, giữ gỡn thành quả lao động của họ.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b.Hướng dẫn thực hành.
* Hoạt động 1: Đóng vai – Bài tập 4:
+)MT: Hs biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
- Cho h/s làm việc theo nhóm.
- Thảo luận đóng vai theo mỗi tình huống.
- Tổ chức cho các nhóm đóng vai.
- Gv cùng cả lớp trao đổi:
+ Cách ứng xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? 
Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- Gv kết luận về cách ứng xử phù hợp.
* Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm- BT 5,6.
MT: Hs nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Tổ chức cho hs trình bày sản phẩm.
- Nhận xét.
* Kết luận chung: sgk.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động.
- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động học
- H/s nêu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai theo mỗi tình huống được giao.
- Các nhóm lên đóng vai.
- HS cùng trao đổi về cách ứng xử của các bạn.
- HS làm việc theo nhóm, các nhóm trưng bày sản phẩm đã chuẩn bị được.
- HS cùng tham quan sản phẩm của các nhóm.
- HS nêu kết luận chung sgk.
Sáng thứ bảy ngày 15 tháng 1 năm 2011
Kĩ thuật
Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
I. Mục tiêu
- HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn, vận dụng lao động trồng rau, hoa ở nhà
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu: Hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, bình có vòi hoa sen, bình sịt nước
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2. Kiểm tra:
Nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa ?
3. Dạy bài học:
+ HĐ1: HD tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa
 - Cho HS đọc nội dung 1 SGK muốn gieo trồng được cây cần gì ?
 - Kể tên các hạt giống mà em biết ?
 - Muốn cây phát triển cần cung cấp gì ? 
- Em biết những loại phân nào? Dùng loại phân nào là tốt nhất ?
 - Muốn trồng được rau, hoa cần có gì ?
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa
 - Cho HS đọc mục 2 SGK và TLCH:
 - H1 vẽ cái gì và được sử dụng để làm gì 
 - Hãy mô tả cái cuốc ?
 - H2 vẽ cái gì và được sử dụng để làm gì 
 - Hãy mô tả cái dầm xới ?
 - H3 vẽ cái gì ? mô tả và dùng để làm gì 
 - H4,5 vẽ cái gì ? mô tả và nêu công dụng ? 
- GV nhận xét và kết luận .
- Cho HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. Khi trồng rau, hoa cần có vật liệu và dụng cụ nào?
3. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét giờ .
-chuẩn bị bài sau. 
 -2 Hs trả lời.
 - Nhận xét và bổ xung.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
 - Gieo trồng cây cần có hạt giống.
- HS trả lời.
 - Cần cung cấp các chất dinh dưỡng.
 - HS trả lời.
 - Cần có đất trồng.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
 - Vẽ cái cuốc, dùng để cuốc đất.
 - HS nêu- Là cái dầm, dùng để xới cho đất tơi.
 - HS nêu- H3 là cái cào, dùng để cào cho đất tơi.
 - H4 là cái vồ dùng để đập đất khô cho nhỏ.
H5 là bình để tưới nước cho cây.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp tuần20
I.Mục tiêu
 - GV đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng cá nhân và tập thể trong tuần . 
- Rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập. Giáo dục an toàn giao thông.Rèn kĩ năng sống cho học sinh, bảo vệ môi trường, chăm sóc khu di tích lịch sử. 
- Giáo dục cho Hs ý thức phê bình và tự phê bình, tinh thần đoàn kết tập thể cao.Có ý thức tham gia giao thông tốt.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. GV đánh giá ưu điểm của lớp. 
- Đi học chuyên cần. Học tập hăng hái phát biểu xây dựng bài, chú ý nghe giảng, học và làm bài đầy đủ. song một số em còn chưa chú ý nghe giảng, còn làm việc riêng . Chuẩn bị sách vở đầy đủ, CB đồ dùng tốt.
- Nề nếp: Thực hiện nghiêm túc nề nếp vệ sinh đầu giờ, nề nếp truy bài, 
- Đạo đức: Nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, không nói tục chửi bậy .
 2. Đánh giá nhược điểm
- Một số nề nếp còn chệch choạc : Giờ truy bài còn chưa nghiêm túc, một số em ăn mặc chưa gọn gàng, vệ sinh lớp học còn chậm và bẩn,
- Trong lớp các em chưa hăng hái phát biểu ý kiến.
 3. Phương hướng tuần 21 : GV nêu kế hoạch tuần 21
* Nề nếp : Đi học đầy đủ, đúng giờ. Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết. Các em ngoan ngoãn, lễ phép. Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp. Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy. 
* Học tập : Sách vở, đồ dùng đầy đủ. Chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài. Chữ viết cần rèn nhiều đẹp . 
* Vệ sinh :Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ. Khăn quàng, guốc dép đầy đủ. Đồng phục đúng quy định. Thể dục giữa giờ đều đẹp. Lao động vệ sinh đúng vị trí được phân công .
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp ,an toàn giao thông. 
Ngày tháng1 năm 2011
Xác nhận của BgH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan20 buoi 1.doc