Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Trường Tiểu học Thanh Sơn B

Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Trường Tiểu học Thanh Sơn B

 Khoa học : LUYỆN TẬP TUẦN 7

I Mục tiêu:

- Củng cố cho HS hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì do ăn thừa chất dinh dưỡng, có ý thức phòng tránh.

- Nắm được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá, có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.

II. Các hoạt động dạy học;

1. Kiểm tra bài cũ:

+ Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì?

+ Kể tên các loại bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyen nhân gây ra các bệnh đó?

2 Luyện tập:

 HS kể những bài đã học trong tuần.

Gv cho hs đọc các mục bạn cần biết trong các bài đã học.

HS thực hành làm bài tập

* Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng:

1/ Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì:

 

doc 88 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Trường Tiểu học Thanh Sơn B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần
Thứ ngày tháng 10 năm 2008
Rèn chữ : Bài 4
 _________________________________
 Khoa học : Luyện tập tuần 7
I Mục tiêu:
- Củng cố cho HS hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì do ăn thừa chất dinh dưỡng, có ý thức phòng tránh.
- Nắm được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá, có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Các hoạt động dạy học;
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì?
+ Kể tên các loại bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyen nhân gây ra các bệnh đó?
2 Luyện tập:
 HS kể những bài đã học trong tuần.
Gv cho hs đọc các mục bạn cần biết trong các bài đã học.
HS thực hành làm bài tập
* Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng:
1/ Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì:
a. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú, cằm.
b. Mặt to hai má phúng phính , bụng phưỡn ra hay tròn trĩnh.
c. cân nặng hơn so với trẻ cùng tuổi cùng chiều cao từ 5 kg trở lên.
d. Bị hụt hơi khi gắng sức.
2/ Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là:
a. Hay bị bạn bè chế giễu.
b. Lúc nhỏ đã béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn.
c. Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch , cao huyết áp và rối loạn về khớp xương.
d. Tất cả những ý trên đều đúng.
* Bài 2:+ Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 + Kể tên các nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 + Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
HS làm bài và đọc bài trước lớp.
Cả lớp nhận xét chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học- Về nhà áp dụng những điều đã học .
 Toán: Luyện tập biểu thức có chứa hai chữ
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ 
- Giải thành thạo các bài toán 
II. Các hoạt động dạy học:
- Gv giao bài tập 
- HS lần lượt làm từng bài .
- Hs chữa bài .
- Gv chấm chữa bài .
* Bài 1: Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu).
Mẫu: Nếu a = 2 và b = 1 thì a+b = 2+1 =3
- Nếu a= 2 và b = 1 thì a + b = ..................
- Nếu m = 6 và n = 3 thì m + n = .......................
 m - n = ..........................
 m . n = .............................
 m : n = ...............................
* Bài 2 : Viết vào ô trống theo mẫu.
a/
 a
 b
 a + b
a . b
 3
 5
 8
 15
 9
 1
 0 
 4
 6
 8
 2
 2
b/ 
 c
 d
 c - d
 c : d
 10
 2
 8
 5
 9
 3
 16 
 4
 28
 7
 20
 1
* Bài 3: Một ô tô chạy giờ thứ nhất được 387260 mét , giờ thứ hai chạy được ít hơn giờ thứ nhất 516 mét . Hỏi cả hai giờ ô tô đó chạy được tất cả bao nhiêu ki - lô- mét ?
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học .
- Về ôn lại các bài đã học.
Thứ ngày tháng 10 năm 2008
Toán: luyện tập về tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu:
- HS biết áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để thử phép cộng và tính nhanh các giá trị biểu thức.
- Biết giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì giá trị của tổng có thay đổi không?
+ Khi cộng tổng hai số với số thứ ba ta làm như thế nào?
2. Bài ôn:
- Gv giao bài tập
- Học sinh làm bài vào vở 
- chữa bài tập - Gv nhận xét, chấm bài.
* Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 1245 + 7897 + 8755 + 2103 6547 + 4567 + 3453 + 543
 4400 + 2148 + 252 3215 + 2135 + 7865 + 6785 
* Bài 2: Cho 24 + 26 + 78 + 22 = 150 . Không cần tính hãy nêu ngay giá trị của các tổng dưới đây và giải thích.
 26 + 78 + 22 + 24 = ..............
 78 + 24 + 26 + 22 = ..............
 24 + 78 + 22 + 26 = ..............
* Bài 3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 1255 mét vải, ngày thứ hai bán được 436mết vải, ngày thứ ba bán được 145 mét vải . Hỏi cả ba ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mết vải?
* Bài 4: Tìm x.
 a/ x - 306 = 504 b/ x + 254 = 680
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
về nhà học thuộc phần kết luận trong SGK.
 _________________________________
 hđngll: luyện tập các tiết mục văn nghệ 
 làm những việc tốt chào mừng thầy cô.
I. Mục đích yêu cầu:
- Tổ chức cho HS tập luyện các tiết mục văn nghệ và làm nhiều việc tốt để chào mừng thầy cô giáo .
- HS có ý thức tham gia văn nghệ và thi đua lập thành tích cao trong học tập.
II. Các hoạt động dạy học;
1. Giới thiệu bài:
GVnêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung:
- Gv nêu ý nghĩa ngày 20-11.
- Gv chọn các học sinh để tham gia luyện tập.
- Các em đăng kí các tiết mục văn nghệ.
- Các em khác cổ vũ.
- Gv cùng hs làm ban giám khảo.
- Sau mỗi tiết mục Gv sửa chữa giúp hs hoàn thiện các tiết mục của mình.
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt để chào mừng ngày 20-11
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Yêu cầu hs về tìm thêm các tiết mục văn nghệ để biểu diễn.
	_________________________________________
 Tiếng việt 
(luyện viết ):nỗi dằn vặt của an- drây- ca
I. Mục đích yêu cầu:
- Luyện viết cho học sinh viết và trình bày đúng 1 đoạn trong bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca.
- Rèn thói quen viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn nghe viết:
- Gv đọc đoạn văn:" An - drây - ca ...........thấy mẹ đang khóc nấc lên . "
- Hs đọc thầm đoạn văn, chú ý cách viết tên riêng của nước ngoài, một số từ dễ viết sai.
- Gv nhắc học sinh nghi tên bài vào giữa dòng .....
- Hs gấp SGK. Gv đọc bài cho học sinh viết.
- Gv đọc lại toàn bài chính tả- học sinh soát lỗi
- Gv chấm chữa bài.
- Gv nêu nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học .
	__________________________________________
Thứ ngày tháng 10 năm 2008
 Tiếng việt: luyện văn viết thư 
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng viết thư cho học sinh .
- Học sinh biết viết một lá thư có đủ 3 phần: P hần đầu thư , phần chính , phần cuối với nội dung : thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chhân thành .
II. Các hoạt động dạy học:
1 . Kiểm tra bài cũ:
 1 số hs nêu + Một lá thư gồm có mấy phần ? là những phần nào?
2. Bài ôn:
- Gv ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Người thân của em ở xa , đã lâu em không gặp . Em hãy viêt thư cho người đó để hỏi thăm tình hình sức khoẻ.
- Gv hỏi hs:
+ Em định viết thư cho ai? 
+ Em viết thư cho người đó để làm gì?
+ Khi viết thư xong muốn gửi cho người đó em phải làm thế nào?
- Hs thực hành viết thư .
- Gv giúp đỡ một số em học yếu 
- Một số học sinh đọc thư của mình trước lớp .
- Cả lớp nhận xét - Gv nhận xét.
- Tuyên dương một số em viết hay.
III. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét giờ học 
 - Nhắc học sinh về tập viết thư cho người thân của mình ở xa .
 _________________________________
lịch sử - địa lí: luyện tập tuần 7
I. Mục đích :
- Hs nêu được nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Nắm được một số đặc điểm của Tây Nguyên ( vị trí, địa hình, khí hậu)
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy chỉ vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Bìa ôn:
- Hs nêu tên các bài lịch sử và địa lí đã học trong tuần 7
- Gv đặt câu hỏi để giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Hs thực hành làm một số bài tập.
* Bài 1:Hãy sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
 a. Cao nguyên Di Linh.
 b. Cao nguyên Đắk lắk.
 c. Cao nguyên Lâm Viên.
 d. Cao nguyên Kon tum 
 e. Cao nguyên Plây cu.
* Bài 2: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng .
Nguyên nhân Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa.
 A. Do thái thú Tô Định giết hại chồng bà Trưng Trắc.
 B. Vì lòng căm thù giặc.
 C. Vì đền nợ nước , trả thù nhà.
* Bài 3: Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học .
Chuẩn bị bài sau.
	Thanh Sơn , ngày tháng 10 năm 2008
 người kiểm tra
Tuần 8
 Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008
Rèn chữ : Bài 5
 _________________________________
 Khoa học : Luyện tập tuần 8
I Mục tiêu:
- Củng cố cho HS hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì do ăn thừa chất dinh dưỡng, có ý thức phòng tránh.
- Biết phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. 
- Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
II. Các hoạt động dạy học;
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi người thân bị bệnh (ốm) con đã làm gì?
+ 
B. Bài luyện:
1. Giới thiệu:
2. Nội dung
- Gv cho hs nhắc lại mục bạn cần biết trong các bài đã học trong tuần.
- HS thực hành làm bài tập sau:
- HS tự làm - hs đọc bài của mình - T và H. Nhận xét và chốt kiến thức.
* Bài 1: Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng và viết chữ S vào trước câu trả lời sai:
 Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
	Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
	Khi bị bệnh ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
	Khi bị bệnh co thể có 1 số biểu hiện như chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, ho, sốt...
* Bài 2: Bạn sẽ làm gì khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường.
* Bài 3: Khoanh vào trước ý đúng
a/ Ăn đủ chất để phòng suy dinh dưỡng.
b/ Uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối để phòng mất nước.
c/ Thực hiện cả 2 việc trên
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học- Về nhà áp dụng những điều đã học .
Toán: Luyện tập biểu thức có chứa hai, ba chữ
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức có chứa 2, 3 chữ 
- Giải thành thạo các bài toán 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta nhận được mấy giá trị của biểu thức?
Nhận xét cho điểm.
B. Bài luyện tập:
- Cách tiến hành:
Giáo viên cho hs làm bài tập - Hs tự làm - Chữa bài và chốt kiến thức.
* Bài 1: Tính giá trị của biểu thức axb và a:b
a/ Với a = 48 b = 4
b/ Với a = 395 b = 5
c/ Với a = 4263 b = 3 
* Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức axbxc
a/ Với a = 48 b = 4 c = 6
b/ Với a = 395 b = 5 c = 9
* Bài 3: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
a
15
70
80
90
b
3
7
5
10
axb
a:b
* Bài 4: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
m
20
350
1208
n
85
250
2764
p
37
678
1800
m+n+p
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học .
- Về ôn lại các bài đã học.
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008
Toán: luyện tập tìm hai số khi biết 
 tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Rèn cho hs có kỹ năng tính toán và kỹ năng trình bày
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi biết tổng và hiệu muốn tìm 2 số đó ta làm ntn?
Nhận xét cho điểm.
2. Bài ôn:
Cách tiến hành:
- Giáo viên ra đề bài
- HS tự là ...  với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính, phải thực hiện với cùng một đơn vị đo.
 c/ Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu 
- GV và HS làm chung câu đầu tiên: 5dag ... 50g
- Từ đó, HS nêu cách làm chung : đổi 2 bên ra cùng một đơn vị đo rồi so sánh.
 5dag = 50g
- HS tự làm các câu tiếp theo.
- HS đọc chữa bài -> GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng
 d/ Bài tập 4: - 1 HS đọc đề bài
- HS tự làm bài (GV lưu ý HS đọc kĩ câu hỏi trong bài toán để thấy rằng kết quả cuối cùng phải đổi ra ki-lô-gam) – 1 HS làm vào bảng phụ
- HS đọc bài làm của mình trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm
5) Củng cố – Dặn dò:
- GV yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng.
- Chuẩn bị bài sau: Giây, thế kỉ
Bảng phụ
Bảng phụ
Trường Tiểu học Thanh Sơn B 
Bài soạn Môn Toán 	- Lớp 4
Tuần 4 (20 ) 	 Bài : Giây - Thế kỉ
Giáo viên : Lại Thị Vân Thanh
Ngày ..... tháng .... năm 200
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm
II. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Phương tiện
A/ Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo kế tiếp nhau.
 GV nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
 Giờ học toán hôm nay các con sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ
2) Giới thiệu về giây
- GV: - Dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn giờ, phút và giới thiệu về giây.
 - Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu:
 + Kim giờ đi từ một số đến số kế tiếp là hết 1 giờ.
 + Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là hết 1 phút.
- HS nhắc lại: 1 giờ = 60 phút
- GV: giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho HS quan sát sự chuyển động của kim giây và nêu:
 + khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền tiếp là hết 1 giây.
 + khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng trên mặt đồng hồ là 1 phút.
 1 phút = 60 giây.
- GV: + tổ chức một số hoạt động để HS có cảm nhận về giây (VD: Cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây?)
 + Hỏi ngược: 60 phút = ? giờ
 60 giây = ? phút
3) Giới thiệu về thế kỉ
- GV: - Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ: 1 thế kỉ = 100 năm
 - Giới thiệu về các thế kỉ 1, thế kỉ 2, ...
Tuần 13
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Rèn chữ : Bài 9
 _________________________________
 Khoa học : Luyện tập tuần 13
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc các kiến thức của các bài tuần 11
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch.
II- Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nước sạch? Cho ví dụ?
- Thế nào là nước bị ô nhiễm? Cho ví dụ?
B/ Bài ôn:
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh làm.
- Nhận xét chữa bài. Chốt lại kiến thức của từng bài.
Bài 1: Điền câu trả lời đúng vào bảng sau
Đặc điểm
Nước sạch
Nước bị ô nhiễm
Màu
Mùi
Vị
Vi sinh vật
Các chất hoà tan
Bài 2: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
a/ Nguyên nhân nào dẫn đến nước bị ô nhiễm:
+ Do nước thải từ các chuồng, trại của các gia đình đổ trực tiếp xuống sông.
+ Do nước thải từ các nhà máy chưa được xử lý đổ ra sông.
+ Do khói, khí thải của các nhà máy chưa được xử lý thải lên trời nên nước mưa có màu đen.
+ Do gần nghĩa trang.
+ Do nước sông có nhiều rong rêu, đất bùn không được khai thông.
+ Tất cả các ý trên.
b/ Việc làm nào của con người gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
+ Nông dân bón phân hoá học cho rau, cây trồng.
+ Khí thảo của các nhà máy không được xử lý thải ra ngoài.
+ Tất cả các ý trên.
c/ Những loại nước nào sau đây là nước sạch.
+ Nước ao; đầm.	+ Nước sông, hồ, suối.
+ Nước mưa.	+ Nước máy.
C/ Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét giờ học; về nhà xem lại bài.
Toán : Luyện tập nhân với số có 2 
 chữ số, nhân nhẩm với 11
I- Mục tiêu:
- Học sinh làm thành thạo các phép tính dạng nhân với số có 2 chữ số, nhân nhẩm với 11
- Rèn luyện kỹ năng đặt tính và tính cho HS.
- Làm thành thạo các dạng toán.
II- Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
2 HS lên bảng làm - lớp làm nháp.
86 x 53	157 x 24
- Nêu cách đặt tính và tính?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Bài ôn:
- Giáo viên ra các bài tập - HS tự làm.
- Giáo viên và HS nhận xét chốt kiến thức từng bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
428 x 39	1122 x 19	1234 x 31
 230 x 78 	 2057 x 23	 875 x 29
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 45 x a với a bằng 13, 26, 39
Bài 3: tìm x:
a/ x : 11 + 25	b/ x : 11 = 78
Bài 4: Một trường học có 18 lớp trong đó có 12 lớp, mỗi lớp có 30 học sinh và 6 lớp mỗi lớp có 35 học sinh. Hỏi trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh?
Bài 5: Khối lớp 4 xếp thành 17 hàng, mỗi hàng có 11 học sinh. Khối lớp 5 xếp thành 15 hàng, mỗi hàng cũng có 11 học sinh. Hỏi cả 2 khối lớp có tất cả bao nhiêu học sinh?
C/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Toán : nhân với số có 3 chữ số
I- Mục tiêu:
- Học sinh làm thành thạo các phép tính dạng nhân với số có 3 chữ số
- Rèn luyện kỹ năng đặt tính và tính cho HS.
- Làm thành thạo các dạng toán.
II- Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Nội dung:
- Giáo viên ra đề bài tập cho học sinh làm bài.
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
428 x 123	 1025 x 234 	756 x 209
- Học sinh làm bài, nêu các tích riêng.
- Lưu ý gì khi viết các tích riêng.
Bài 2: Tính
a/ 79 x 11 + 457
b/ ( 245 + 306 ) x 105
c/ 245 + 306 x 105
- Học sinh làm bài, nêu thứ tự thực hiện.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
Mỗi kg gạo tẻ giá 4200đ, mỗi kg gạo nếp giá 9000đ. Hỏi nếu mua 25kg gạo tẻ và 35 kg gạo nếp thì hết tất cả bao nhiêu tiền?
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài ( có thể giải bằng nhiều cách)
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
HĐNG: An toàn giao thông bài 1
biển báo hiệu giao thông đường bộ
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến.
- Học sinh hiểu ý nghĩa tác dụng, tầm quan trọng của biển báo giao thông.
II- Nội dung ATGT
1/ Ôn lại các biển báo đã học.
2/ Học các biển báo mới.
III- Các hoạt động chính:
1/ Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài
* Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung các biển báo thông dụng, quen thuộc.
- Học sinh có ý thức thực hiện quy định của biển báo.
* Tiến hành:
- Để điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn trên các đường phố người ta đặt những biển báo hiệu giao thông.
2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới:
* Mục tiêu:
- Học sinh biết thêm nội dung của 12 biển báo mới.
- Củng cố nhận dạng, đặc điểm, hình dáng của các loại biển báo mới.
* Tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu biển báo mới.
- Học sinh nhận xét về hình dáng, màu sắc hình vẽ của biển báo.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi biển báo.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh vui chơi.
IV- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Quan sát các biển báo trên đường
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
I- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.
- Đoạn văn trong văn kể chuyện, mở bài trong 1 bài văn kể chuyện
- Luyện tập làm bài tập.
II- Các hoạt động dạy học:
1/ Đoạn văn trong bài văn kể chuyện gồm mấy phần? là những phần nào?
( Mở bài, diễn biến và kết thúc)
Mỗi đoạn văn là 1 sự việc có lời nói và việc làm, suy nghĩ của nhân vật.
- Hãy dựa vào tranh trong bài văn kể chuyện ( 3 lưỡi rìu). Viết nội dung mỗi đoạn cụ thể
- Giáo viên cho học sinh làm bài rồi đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
2/ Mở bài trong bài văn kể chuyện có mấy cách? là những cách nào?
( có 2 cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp)
- Thực hành mở bài cho câu chuyện 3 lưỡi rìu theo 2 cách trên:
C1: Mở bài trực tiếp.
C2: Mở bài gián tiếp.
- Học sinh mở bài theo 1 trong 2 cách, đọc bài trước lớp.
- Giáo viên cùng học sinh sửa chữa.
- Nhắc học sinh hoàn thiện bài vào vở.
3/ Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008
Tiếng việt: luyện viết" vua tàu thuỷ" 
 bạch thái bưởi
I- Mục tiêu:
- Học sinh viết đúng chính tả một đoạn của bài " Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi.
- Rèn cho học sinh viết đúng cỡ, mẫu chữ và kỹ năng trình bày.
II- Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B/ Bài ôn.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Học sinh mở SGK đọc thầm đoạn 3.
- Học sinh tự phát hiện từ khó viết ra giấy nháp.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn 3.
( Từ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải ... Trưng Trắc, Trưng Nhị)
- Nhắc học sinh chú ý các tên riêng trong bài viết.
- Đọc cho học sinh soát bài.
- Chấm 5 - 7 bài.
- Số còn lại đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên nhận xét chung.
C/ Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh viết sai chính tả ghi nhớ để không mắc lỗi nữa.
Lịch sử - địa lý: luyện tập tuần 13
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nắm được các kiến thức về lịch sử - địa lý của tuần 13.
- Học sinh yêu thích môn học này.
II- Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các bài lịch sử - địa lý đã học trong tuần?
- Giáo viên ghi bảng.
B/ Bài ôn:
- Giáo viên ra bài tập, học sinh tự làm.
- Nhận xét, chữa bài, chốt kết quả
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
a/ Trên bản đồ Đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng:
	Hình tam giác
	Hình chữ nhật
	Hình thang
b/ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
	1075	1076
	1077	1078
Bài 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
a/ Làng xóm của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thường có...........bao boc.
b/ Nhà thường được người dân xây bằng..........rất vững chắc.
c/ Nhà của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thường được quay về hướng.......nên rất mát mẻ
d/ Mỗi làng thường có đền thờ........... và ............. có khi còn có miếu.
e/ Lễ hội của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thường diễn ra vào mùa............. và mùa........
g/ Trong các lễ hội người dân Đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức các hoạt động như.......
Bài 3: 
- Khi biết quân Tống chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
- Việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì?
- Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
- Kể lại cuộc quyết chiến trên sông Như Nguyệt? kết quả ra sao?
C/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN B2 LOP 4.doc