Giáo án Buổi 2 - Lớp 4 - Tuần 18 chuẩn KTKN

Giáo án Buổi 2 - Lớp 4 - Tuần 18 chuẩn KTKN

Toán:

Dấu hiệu chia hết cho 9

I. Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong 1 số tình huống đơn giản

II. đồ dùng dạy- học:

 - Bảng phụ

iii. Các hoạt động dạy học chủ- yếu:

1. Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ .

+ Tìm các số có 2 chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

+Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.

3. Dạy học bài mới:

 a. Giới thiệu bài .

 b. HĐ1:Tìm hiểu các số chia hết cho 9 .

+ Tổ chức cho HS tìm các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 2 - Lớp 4 - Tuần 18 chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Toán: 
Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong 1 số tình huống đơn giản 
II. đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ
iii. Các hoạt động dạy học chủ- yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ .
+ Tìm các số có 2 chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
+Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
3. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài .
 b. HĐ1:Tìm hiểu các số chia hết cho 9 .
+ Tổ chức cho HS tìm các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
+ Ghi kết quả tìm được của HS làm 2 cột, cột các số chia hết cho 9 và cột các số không chia hết cho 9.
 c. HĐ2: Dấu hiệu chia hết cho 9 .
+ YC HS đọc và tìm đặc điểm các số chia hết cho 9 vừa tìm được.
+ YC HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.
+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9.
+ Các số chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
+ YC HS tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.
+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.
+ Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
+ Nhận xét " Rút ra kết luận SGK.
+ Y/C hs lấy VD.
d. HĐ3: Luyện tập .
- Giao bài tập 
-Theo dõi giúp đỡ hs làm bài
-Y/C hs chữa bài , củng cố:
Bài 1+2: Củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét giờ học
+ 1 HS lên bảng làm.
+ Lớp làm vào giấy nháp.
-1 số hs nêu.
+ HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu 2 số, 1 số chia hết cho 9 và 1 số không chia hết cho 9.
+ 1 số HS nêu lại các phép tính ở 2 cột.
+ HS tự tìm và nêu ý kiến (có thể nêu các đặc điểm không phải là dấu hiệu chia hết cho 9).
+ HS tự tính tổng các chữ số trong các số vừa tìm được chia hết cho 9 và nêu ý kiến.
+ Tổng các chữ số trong các số đó đều chia hết cho 9.
+ HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9 :Các số chia hết cho 9 có tổng các chữ số trong các số đó đều chia hết cho 9.
+ HS tự tính tổng các chữ số trong các số không chia hết cho 9 và nêu ý kiến.
+ Tổng các chữ số của các số này đều không chia hết cho 9.
+ Nêu phần lưu ý SGK :Tổng các chữ số của các số này đều không chia hết cho 9.
+ Vài HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho9
+ Nêu VD
+ Tự làm bài vào vở.
+ Chữa bài và giải thích cách làm.
+ 2 HS lên bảng chữa.
Bài 1: 999, 234, 2565
Bài 2: 69, 9257,5452, 8720.
- HS giải thích cách làm, nêu dấu hiệu chia hết cho 9.dấu hiệu không chia hết cho9.
Khoa học:
Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ôxi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy- học: 	
- 2 cây nến bằng nhau; 2 lọ thủy tinh (1 to, 1 nhỏ)
- 2 lọ thủy tinh không có đáy để kê.
III.Các hoạt động dạy -học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức
+ Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Dạy học bài mới:Giới thiệu bài mới .
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ôxi đối với
 sự cháy .
+ Chia nhóm, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng.
+ YC các em đọc mục thực hành (trang 70 SGK) để biết cách làm.
+ YC các nhóm làm thí nghiệm.
+ YC HS quan sát và trả lời
- Hiện tượng gì xảy ra?
- Theo em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn?
- Vậy khí ôxi có vai trò gì?
+ Nhận xét- Tiểu kết. : Khí Ni tơ giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.
 + Không khí càng có nhiều thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn
HĐ2:Tìm hiểu cách duy trì sự cháy .
+ Y/C các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng làm thí nghiệm.
+ YC HS đọc mục thực hành thí nghiệm trang 70, 71 SGK để làm thí nghiệm.
+ Quan sát, giải thích nguyên nhân.
+ Theo em ở thí nghiệm 1, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn 
như vậy?
+ Vì sao ở thí nghiệm 2 cây nến có thể cháy bình thường?
+ Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy? 
+ Nhận xét, tiểu kết.
 HĐ3: ứng dụng liên quan đến sự cháy .
+ Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi.
+ YC HS quan sát hình 5 SGK và thảo luận nội dung sau.
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Bạn làm như vậy để làm gì?
- Em nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa bếp củi, bếp than không bị tắt?
+ Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
 C, Củng cố – dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ Các nhóm trưởng báo cáo.
+ HS đọc mục thực hành.
+ Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn SGK.
+ HS quan sát, nêu ý kiến.
- Cả 2 cây nến đều tắt, nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn.
- Vì trong lọ to chứa nhiều không khí hơn, mà trong không khí có chứa khí ôxi duy trì sự cháy.
- Ôxi để duy trì sự cháy, càng có nhiều không khí thì " nhiều ôxi " cháy lâu hơn.
+ Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng làm thí nghiệm.
+ Đọc mục thực hành thí nghiệm SGK.
+ HS làm thí nghiệm như mục 1, mục 2 SGK trang 70, 71.
+ Quan sát, giải thích nguyên nhân.
 - Là do lượng ôxi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.
- Là do cây nến được cung cấp ôxi liên tục. Để gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào trong lọ cung cấp ôxi nên nến cháy liên tục.
- Để duy trì sự cháy liên tục cần cung cấp không khhí. Vì không khí chứa nhiều ôxi " Ôxi nhiều thì sự cháy sẽ diễn ra liên tục.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình 5 SGK trao đổi, thảo luận,nêu ý kiến. 
- Đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.
- Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục.
- HS trao đổi và trả lời.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì i (Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /1 phút)
Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở KHI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được các nhân vất trong bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều . 
II. Đồ dùng dạy- học: 	
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL đã học ở HK I.
- Bảng kẻ sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài .
b. Kiểm tra tập đọc và HTL .(Khoảng 1/6 số HS trong lớp)
+ Gọi từng HS lên bốc thăm, chọn bài
+ Đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
+ Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK .
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ y/C hs nêu các bài tập đọc là truyện kể?
+ YC HS làm việc theo nhóm các nội dung tiếp theo.
+ Phát giấy, bút dạ cho các nhóm.
+ Hướng dẫn HS nhận xét theo các yêu cầu.
- Nội dung ghi từng cột có chính xác không?
- Lời trình bày có rõ rành, mạch lạc không?
+ Từng HS lên bốc thăm – xem lại bài 1-2 phút.
+ HS đọc SGK (học thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
+ HS trả lời.
+ 1 HS đọc yêu cầu – Lớp đọc thầm.
+ Ông trạng thả diều; Vua tàu thủy “Bạch TháI Bưởi”; Vẽ trứng; Người tìm đường lên các vì sao; Văn hay chữ tốt; Chú đất nung; Trong quán ăn “Ba cá Bống”; Rất nhiều mặt trăng.
+ Chia nhóm.
+ Nhận đồ dùng.
+ Thảo luận, trao đổi để điền cho hoàn chỉnh nội dung vào bảng tổng kết.
+ Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả và trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
VD: Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
.
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
4.Củng cố- Dặn dò:	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì i (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học(BT2), bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước(BT3)
II. Đồ dùng dạy- học: 	
- 1 số tờ phiếu to viết sẵn bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài .
2.Kiểm tra tập đọc và HTL .
+ YC HS lên bốc thăm chọn bài.
+ Giáo viên đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
+ Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn.
3. Luyện tập.
Bài 2:Đặt câu nhận xét về các nhân vật
+ Gọi HS đọc yêu cầu
+ YC HS làm bài tập vào vở.
+ Y/C hs nêu câu mình đặt
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. Lưu ý HS phải đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
+ YC HS làm việc theo phiếu.
+ Phát giấy chuẩn bị sẵn nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu HS chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn.
- Yêu cầu HS xem lại các bài TĐ : Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ , tục ngữ đã học .
+ Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
+ Kết luận lời giải đúng. 
3.Củng cố – dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ HS lên bốc thăm chọn bài, chuẩn bị, xem lại bài .
+ Từng HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng từng đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu.
+ HS trả lời.
+ 1 HS đọc yêu cầu
+ HS tự làm bài vào vở
+ 1 số HS nêu miệng câu mà mình vừa đặt.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
VD : Nguyễn Ngọc Kí rất có chí .
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ Chia nhóm, Nhận đồ dùng
+ Thảo luận, trao đổi viết vào phiếu những thành ngữ, tục ngữ thích hợp.
+ Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả và trình bày vào vở.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Có chí thì nên.
 Có công mài sắt , có ngày nên kim .
 Người có chí thì nên,
 Nhà có nền thì vững .
+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo .
 Lửa thử vàng, gian nan thử sức .
 Thất bại là mẹ thành công .
+ Ai ơi đã quyết thì hành 
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi;. 
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
 Tiếng Việt
 Ôn tập và kiểm tra cuối học kì i (Tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện, bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền(BT2)
II. Đồ dùng dạy -học: 	
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc , HTL.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:Gọi hs trả lời câu hỏi
- Nêu nội dung bài Cánh diều tuổi thơ.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài .
a,Kiểm tra tập đọc và HTL.
(1/6 số HS trong lớp)
- Yêu cầu HS đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài) ... h bày.
Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt
KIEÅM TRA CUOÁI HOẽC Kè I (tiết 7 )
 I. MụC TIêU:
- Kiểm tra Đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI
(Bộ gd và đt - đề kiểm tra học kì cấp tiểu học ,lớp 4 nxb giáo dục 2008).
- Học sinh vận dụng những điều đã học để làm bài đạt kết quả cao nhất.
- Học sinh làm bài tự giác, tích cực.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ôn định tổ chức.
2. Bài mới.
 Giới thiệu bài.
 - Giáo viên phát đề cho học sinh.
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài.
- Nêu yêu cầu về thời gian
A, Đọc thầm bài : Về thăm bà
B, Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất.
1, Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?
a, Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b, Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
c, Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
2, Tập hợp nào ..
3, Thanh có cảm giác 
4, Vì sao 
C/ Dựa vào nội dung bài tập đọc, chọn câu trả lời đúng.
1, Tìm trong truyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền
a, hiền hậu, hiền lành.
b, hiền từ, hiền lành
c, hiền từ, âu yếm.
2, Câu văn nào 
a, một động từ, hai tính từ. Các từ đó là: 
- Động từ:
- Tính từ
b, Hai .
c, Hai động từ, một tính từ .
3, Câu Cháu đã về đấy ư?được dùng làm gì?
a, Dùng để hỏi
b, Dùng đề yêu cầu, đề nghị.
c, Dùng để thay lời chào.
4, Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mói mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào là chủ ngữ?
a, Thanh
b, Sự yên lặng
c, Sự yên lặng làm Thanh
* Thu chấm, nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Học sinh làm bài theo yêu cầu.
-HS đọc thầm bài Về thăm bà
- HS làm bài
* Đáp án:
B- Câu trả lời đúng nhất:
- Câu 1: ý c ( Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.)
- Câu2: ý a ( Nhìn cháu bằng đôI mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.)
- Câu 3: ý c (Có cảm giác thong thả, bình yên, đợc bà che chở. )
- Câu 4: ý c (Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và đợc bà săn sóc, yêu thương. )
C- Câu trả lời đúng:
- Câu 1: ý b ( Hiền từ, hiền lành.)
- Câu 2: ý b: ( hai động từ: Trở về, thấy – hai tính từ: Bình yên, thong thả.)
- Câu 3: ý c: (Dùng thay lời chào.)
- Câu 4 : ý b (Sự yên lặng. )
Lịch sử:
Kiểm tra định kỳ
đề do nhà trường ra
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong 1 số tình huống đơn giản.
- Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ .
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. Cho ví dụ?
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Luyện tập .
 Củng cố các dấu hiệu chia hết đã học.
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- YC HS tự làm bài.
- Y/C hs chữa bài
- HDHS nhận xét, sửa (nếu sai)
+ Giáo viên củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài 2,3:
-Y/C hs chữa bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng và nêu được:
+ Số chia hết cho 2 và 5 cố chữ số tận cùng là 0.
+ Số chia hết cho 2 và 3 là số chẵn có tổng các chữ số chia hết cho3.
+ Số chia hết cho cả 2,3,5,9 có chữ số tận cùng là chữ số 0 và có tổng các chữ số chia hết cho 9
3. Củng cố – dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học.
- Chuản bị bài sau.
- 4 HS lên bảng nêu và lấy ví dụ.
- Lớp làm vào giấy nháp.
- 2 HS đọc – Lớp đọc thầm.
- HS tự làm vào vở.
- HS chữa bài, nhận xét
a.Cácsố: 676; 984; 2050. 
b.Các số: 6705; 2050.
c.Các số: 984; 676; 3327.
d.Các số: 676; 57603.
- Đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- HS giải thích tại sao chọn số đó.
VD:Số 676 không chia hết cho 9 vì có:
6+7 + 6 =19 là số không chia hết cho 9.
- HS chữa bài tập 2.
a. Kết quả: 64620; 3560.
b. Chọn các số: 64620; 48432.
c. Các số chia hết cho cả 2, 3, 5, 9 là :
64620.
-HS nêu được đặc điểm số chia hết cho 2 và 5; số chia hết cho 2 và 3; số chia hết cho cả 2, 3, 5, 9.
Bài 3: a) 429 b) 126 c) 180 d) 444.
Địa lí
kiểm tra định kì cuối học kì i
đề do nhà trường ra
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
Thể dục
Gv bộ môn dạy 
mĩ thuật 
Gv bộ môn dạy 
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì ( viết)
I. mục tiêu:
 - Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI.
-hs nghe gv đọc chính tả viết và tự làm bài tập làm văn.
ii. các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định tổ chức.
2.ôn tập.
a.chính tả.(Viết khoảng 15 phút)
- Gv đọc bài chính tả lần 1.
- Gv đọc từng từ hoặc cụm từ cho hs viết vào vở.
- Gv đọc bài chính tả lần 2 cho hs soát lỗi.
b, tập làm văn.
đề bài: tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích .
em hãy :
+viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tếp .
+viết một đoạn văn ở phần thân bài.
- gv nhận xét chung.
3.Củng cố -dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- chuẩn bị vở ,bút đẻ viết bài.
- hs nghe. 
- hs vết bài.
- hs soát lỗi trong bài.
- Học sinh làm bài theo yêu cầuvào vở.
- 1 số hs trình bày bài.
- nhận xét bài làm của bạn ,bình chọn bạn viết hay.
Toán
kiểm tra định kì cuối học kì i
(Đề thi của PGD – Kiểm tra vào ngày23 /12 )
chiều thứ hai ngày 20 tháng 12 nưm 2010
Đạo đức:
thực hành kĩ năng cuối học kỳ I
I. Mục tiêu: 
- Ôn lại từ bài 1 đến bài 8.
- Tổ chức cho HS thực hành kĩ năng biết lắng nghe, biết bày tỏ ý kiến; quan tâm chăm sóc đối với ông bà cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo và những người lao động.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Phiếu học tập.
- Phiếu thảo luận.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Thế nào là trung thực trong học tập?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài(2’)
 b. Phát triển bài:
HĐ1: Trò chơi: “Phỏng vấn” (15’)
- Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi.
- YC HS đóng vai phỏng vấn các bạn về các vấn đề:
- Trong học tập, vì sao phải trung thực. Hãy kể một tấm gương trung thực.
- Khi gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì?
- Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chưa? Kể những việc tốt mà em đã làm.
- Vì sao cần phải kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
+ Gọi 1 số cặp lên bảng thực hành phỏng vấn và trả lời.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
HĐ2. Củng cố và hệ thống các kiến thức đã học.( 15’)
- Chia nhóm y/c hs làm việc theo nhóm
- Phát phiếu ghi các nội dung sau:các hành vi sau đây thuộc những mực, hành vi nào?
+ Nhận lỗi với cô giáo khi chưa làm bài tập.
+ Giữ gìn đồ dùng cẩn thận.
+ Phấn đấu giành những điểm 10.
+ Tranh thủ học bài khi đi chăn trâu.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nội dung sau:
TH1: Nghe tin cô giáo cũ bị ốm, em sẽ làm gì?
TH2: Nhà quá nghèo, mẹ muốn em nghỉ học, em sẽ làm gì?
Gv nhận xét chữa chung.
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh lên bảng trả lời.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- HS làm việc cặp đôi: Lần lượt HS này là phóng viên – HS kia là người phỏng vấn.
+ 2-3 HS lên thực hành.
+ Các nhóm khác theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài trong phiếu
+Thảo luận nhóm, đưa ra kết quả chung.
+ Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
 a- Trung thực trong học tập
 b- Tiết kiệm tiền của.
 c- Biết ơn.
 d- Tiết kiệm thời giờ. 
 - HS chia nhóm: 2 bàn/ 1 nhóm. 
- Các nhóm thảo luận đưa ra các cách giải quyết.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét về cách giải quyết đúng chuẩn mực hành vi đạo đức.
Sáng thứ bảy ngày 25 tháng 12 năm 2010
kĩ thuật
cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn
I. MụC TIêU:
 - HS bieỏt caột, khaõu, theõu ủeồ taùo thaứnh saỷn phaồm ủụn giaỷn. 
 - Sửỷ duùng ủửụùc moọt soỏ duùng cuù, vaọt lieọu caột, khaõu, theõu ủeồ taùo thaứnh saỷn phaồm ủụn giaỷn. Coự theồ chổ vaọn duùng hai trong ba kú naờng caột, khaõu, theõu ủaừ hoùc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Maóu theõu moực xớch, moọt soỏ saỷn phaồm ủửụùc theõu trang trớ baống muừi theõu moực xớch. ẹoà duứng thửùc haứnh kú thuaọt daứnh cho GV.
- HS: ẹoà duứng thửùc haứnh kú thuaọt cuỷa HS.
III. các hoạt động dạy- học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp.
2. KT bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
 HĐ1: thực hành cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn .
 - Cho hs tự làm .
- gv quan sát, giúp 1 số hs yếu.
- nhận xét bài làm của hs .
HĐ2: GV tổ chức cho HS ôn tập các bài đã học trong chương 1.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu đã học.
- GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nêu quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu của mũi khâu thường, khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, khâu móc xích.
GV sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thúc cơ bản về cắt, khâu thêu đã học.
- nhận xét chung.
 -Tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt, kết quả học tập cao.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài chương 2.
- HS hát.
- Hs thưc hành cắt khâu ,thêu sản phẩm mình thích.
- 1 số hs trưng bày sản phẩm lên bảng .
- nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu móc xích.
- HS lần lựơt nêu...
- Các HS nhận xét bổ xung.
- HS lắng nghe.
- nêu ý kiến.
Sinh hoạt lớp tuần 18
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần 18.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
ii. Nhận xét chung:
1. Đạo đức: trong tuần vừa qua các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Trong tuần không có em nào vi phạm về đạo đức.
2. Học tập:
- Việc học bài và chuẩn bị bài tương đối tốt, một số em ý thức học bài tốt.
- 1 số em làm bài đạt kết quả tốt
3.các hoạt động khác.
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
- Thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp.
- Vệ sinh lớp học, Thân thể sạch sẽ gọn gàng .
3.Tồn tại:
- 1 số em ý thức tự quản trong giờ truy bài chưa tốt.
iii. Phương hướng tuần 19:
- Phát huy  ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 18.
- Toàn trường sẽ học kì II vậy tất cả các em về nhà chuẩn bị mua sgk môn TV lớp 4 kì II và nhắc bố mẹ mua thêm sách vở đồ dùng học tập chuẩn bị cho học kì II học vào ngày
3/ 1/ 2011.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho học sinh yếu trong học tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T18 buoi 2 lop4 cktkn.doc