Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010

Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010

- Ôn lại các đề văn tả đồ vật.

- HS vận dụng để viết bài.

- Rèn kĩ năng viết văn, trình bày bài, dùng từ đặt câu.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Ôn lại bố cục một bài văn miêu tả đồ vật.

- Yêu cầu HS trả lời: Một bài văn miêu tả đồ vật bao giờ cũng gồm mấy phần? Là những phần nào?

- HS trả lời, GV chốt lại và ghi dàn bài chung lên bảng.

1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả, hoàn cảnh có đồ vật đó.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát: đồ vật đó to bằng nào? làm bằng chất liệu gì? có màu sắc ra sao?

b. Tả chi tiết:

- Tả bên ngoài

-Tả bên trong.

c. Tác dụng của đồ vật đó, tình cảm của em đối với đồ vật được tả.

3.Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật được tả.

 

doc 7 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1056Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Ôn lại các đề văn tả đồ vật.
- HS vận dụng để viết bài.
- Rèn kĩ năng viết văn, trình bày bài, dùng từ đặt câu.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lại bố cục một bài văn miêu tả đồ vật.
Yêu cầu HS trả lời: Một bài văn miêu tả đồ vật bao giờ cũng gồm mấy phần? Là những phần nào?
HS trả lời, GV chốt lại và ghi dàn bài chung lên bảng.
1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả, hoàn cảnh có đồ vật đó.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát: đồ vật đó to bằng nào? làm bằng chất liệu gì? có màu sắc ra sao?
b. Tả chi tiết:
- Tả bên ngoài 
-Tả bên trong.
c. Tác dụng của đồ vật đó, tình cảm của em đối với đồ vật được tả.
3.Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật được tả.
Họat động 2: HS làm bài tập.
Chọn một trong các đề sau để làm
Tả chiếc cặp sách của em.
Tả cái thước kẻ của em.
Tả cây bút chì của em.
Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
Hoạt động 3: GV chấm một số bài và nhận xét.
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2010
Hướng dẫn toán
Luyện tập so sánh hai phân số khác mẫu số.
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách so sánh hai phân số khác mẫu số,so sánh phân số với 1, tìm x.
- Rèn kĩ năng nhẩm, trình bày bài.
II. Các hoạtđộng dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hoàn chỉnh bài buổi sáng:
- GVyêu cầu HS làm tiếp bài buổi sáng.
- HS chữa bài.
Hoạt động 2: HS làm bài tập.
Bài 1: So sánh các phân số sau:
a) và b) và c) và d) và 
Bài 2: So sánh các lphân số sau với 1.
Bài 3: Tìm x biết x là số tự nhiên.
Bài 4:Viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé:
Bài 5: Tìm hai phân số lớn hơn và bé hơn , sao cho bốn phân số này có tử số là các số tự nhiên liên tiếp.
Hoạt động 3: Hs chữa bài tập:
HS lần lượt chữa từng bài tập.
GV gọi HS nhận xét và chốt kiến thức từng bài
Bài 1: Chốt về cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
Bài 2: Chốt về cách so sánh phân số với 1.
Bài 3: Chốt về cách tìm thành phần chưa biết trong bài dạng phân số.
Bài 4: Củng cố về cách sắp xếp thứ tự các phân số từ lớn đến bé, mở rộng thêm cách sắp xếp phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 5:Chốt về cách tìm hai lphân số ở khoảng giữa hai phân số đã cho
Cụ thể ở bài này:
Ta có thể viết: ; 
Ta có: <
Vậy hai phân số cần tìm là 
Tập làm văn
Luyện tập cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
 I. Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố cách quan sát để lập dàn bài tả một loài cây mà em yêu thích.
 - Vận dụng viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Ôn lại bài văn miêu tả cây cối.
 - HS nêu cách quan sát một loài cây ta phải dùng những giác quan nào?
 - Gọi HS nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
 - GV nhận xét chốt lại cấu tạo bài văn miêu tả
 Hoạt động 2: HS làm bài tập.
 Bài 1: Quan sát để lập dàn bài tả một cây mà em thích trong khu vực trường hoặc nơi em ở và ghi lại những gì đã quan sát được.
 Gợi ý: (HS có thể quan sát để viết một dàn bài).
 1. Mở bài: Giới thiệu cây me tây: Cây trồng ở khoảng giữa đoạn đường từ nhà đến trường. Cây to như cây cổ thụ. Đây là điểm dừng chân của khách đi đường và của học sinh khi tan trường vào những ngày nắng nóng.
 2. Thân bài: 
 - Tả bao quát cây me tây: Cây to, tán lá xum xuê.
 - Tả từng bộ phận của cây:
 + Gốc to ước chừng hai vòng tay người lớn.
 + Rễ cây nhiều, đủ cỡ nằm ngoằn ngoeo trên mặt đất như những con trăn nằm tránh nắng.
 + Thân cây thẳng đứng, chia thành nhiều nhánh, nhiều cành.
 + Vỏ cây xù xì màu nâu xám.
 + Lá cây nhỏ màu xanh đậm.
 + Hoa màu tím.
 + Tán lá xum xuê toả rộng, có chim chóc nhảy múa hát ca.
 3. Kết bài: 
 Nêu cảm nghĩ về cây me tây.
 Bài 2: Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em đã lập dàn bài ở bài tập 1
 Ví dụ đoạn văn tả gốc me tây: Gốc cây ước chừng hai vòng tay người lớn ôm không xuể. Những cái rễ to, nhỏ đủ cở bò lan trên mặt đất dùng làm ghế tạm cho khách đi đường nay đã nhẵn bóng lên nằm phơi mình như những con trăn khổng lồ trong bóng dâm. Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng ba, bốn mét chĩa thành ba nhánh lớn tạo nên vòm tròn như một cái dù phi công màu xanh lục. Vỏ cây xù xì màu nâu xám . Một vài vị khách muốn lưu lại đây một vài kỷ niệm nào đấy đã dùng dao khắc lên vỏ cây ngày tháng năm và chữ ký loằng ngoằng cùng họ tên của mình. Tít trên cao tán lá xum xuê toả rộng là nơi những chú chích bông, chào mào, sáo sậu ... thỉnh thoảng tụ hội về đây dự hội diễn “Ca múa nhạc quần chúng”. Đến mùa ra hoa cái vòm xanh lục khổng lồ này điểm sáng vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới tuyệt đẹp làm sao!
 Hoạt động 3: HS chữa bài.
Luyện từ và câu
Luyện tập câu kể ai thế nào?
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố lại đặc điểm của chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể ai thế nào?
 - Vận dụng để xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn cụ thể.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Ôn lại chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể ai thế nào.
 HS lần lượt phát biểu về đặc điểm của ngữ, vị ngữ trong câu kể ai thế nào?
 - Lấy ví dụ và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu kể ai thế nào đó.
 Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập.
 Bài 1: đánh dấu nhân vào ô trống trước ý đúng.
 Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào?
 a. Chỉ người hay con vật đồ vật, cây cối được nhân hoá có hoạt động nói đến ở vị ngữ, do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
 b. Chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ; do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành
 c. Chỉ quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tế.
 d. Chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ; thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
Bài 2: Nối từ ngữ nêu đặc điểm của chủ ngữ (trong câu kể Ai thế nào ?) ở cột A với ví dụ tương ứng ở cột B
 A B
1. Chỉ những sự vật có đặc điểm, a.Bên đường, cây cối xanh um.
tính chất được nêu ở vị ngữ.
2.Chỉ những sự vật có trạng thái b.Nhà cửa thưa thớt dần.
được nêu ở vị ngữ. c. Cảnh vật thật im lìm.
 d. Ông Ba trầm ngâm.
Bài 3: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ ở từng câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Cây hồi thẳng cao, tròn xoe. Cành hồi giòn dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.
 (Tô Hoài)
Bài 4: Chủ ngữ vị ngữ trong bài tập trên chỉ sự vật thế nào? Đánh dấu nhân vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở vị ngữ.
Chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Hoạt động 3: Hs chữa bài tập.
Luyện từ và câu
Luyện tập Mở rộng vốn từ : Cái đẹp.
I. Mục tiêu:
-Hệ thống hoá mở rộng vốn từ về cái đẹp.
-Vận dụng từ ngữ về chủ đề này để đặt câu, viết văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn tập hệ thống hoá từ ngữ về cái đẹp.
- GV yêu cầu HS kể các từ ghép có tiếng đẹp.
- GV kết hợp hỏi HS để giải nghĩa một số từ đó.
- HS đặt câu với các từ ngữ đó.
Hoạt động 2: HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm và ghi lại các từ ghép có tiếng đẹp đứng trước.
M: đẹp trai, đẹp mắt,.......
Bài 2: Tìm và ghi lại các từ và cụm từ có tiếng đẹp đứng sau:
M: xinh đẹp, cử chỉ đẹp.
Bài 3: Tìm và ghi lại những từ phức không có tiếng đẹp, nhưng có nghĩa chỉ cái đẹp (về vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên , cảnh vật).
M: xinh xắn, hùng vĩ,
Bài 4: Tìm và ghi lại các từ trái nghĩa với từ đẹp.
Bài 5: Tìm và ghi lại các thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp. Đặt câu với một thành ngữ đó.
Hoạt động 3: Hs chữa bài tập.
HS lần lượt lên bảng chữa bài tập.
GVgọi HS nhận xét bài, chốt kiến thức từng bài.
Bài 1: từ ghép có tiếng đẹp đứng trước:
đẹp trời, đẹp đôi, đẹp duyên, đẹp lòng, đẹp ý, đẹp giai, đẹp lão, đẹp mặt...
Bài 2: từ và cụm từ có tiếng đẹp đứng sau: tươi đẹp, làm đẹp, chơi đẹp, lời nói đẹp, chữ đẹp, bức tranh đẹp, múa đẹp...
Bài 3: Các từ: xinh tươi, xinh xẻo, tươi tắn, thướt tha, thuỳ mị, dịu dàng, duyên dáng, nết na, huy hoàng, tráng lệ, hoành tráng,...
Bài 4: Các từ ngữ trái nghĩa với từ đẹp: xấu, xấu xí, xấu như ma, xấu trai, xấu gái...
Bài 5: các thành ngữ: đẹp như tiên, đẹp như tranh tố nữ, đẹp đôi vừa lứa, đẹp như mộng, đẹp như Tây Thi, đẹp như tranh, lđẹp như tượng mới tô...
-Đẹp nết đẹp người.
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
 Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Thứ năm ngày 20 tháng 2 năm 2010
Toán
Ôn tập về phân số (2 buổi)
I.Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về phân số.
- Vận dụng để so sánh, rút gọn, tính nhanh các phân số.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Hệ thống các kiến thức cần ghi nhớ.
- GV đặt câu hỏi HS trả lời
- GV cùng HS hệ thống các kiến thức đã học.
1.Mọi số TN đều có thể viết dưới dạng phân số.
VD: 4 = 
2.Phân số tối giản là phân số mà TS và MS không cùng chia hết cho một số nào khác 1.
VD: 
3.Quy đồng: a) Quy đồng TS.
 b) Quy đồng MS.
4.So sánh:
- So sánh 2 phân số cùng MS. -So sánh với phân số trung gian.
- So sánh 2 phân số cùng MS. - So sánh phần bù với 1.
- So sánh với 1. - So sánh phần hơn với 1.
Hoạt động 2: HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Cho phân số và 
Hãy so sánh 2 phân số.
Tìm 6 phân số khác nhau sao cho chúng lớn hơn và nhỏ hơn 
Giải: 
 b) ; 
 Ta có: 
 Hay 
 Vậy 6 phân số phải tìm là: 
Bài 2: Rút gọn các phân số sau:
a) (10101)
b) ; 
c) (10001) (10001 0001)
Bài 3: Không quy đồng phân số hãy so sánh các phân số sau:
a) và (so sánh phân số với 1)
b) và (so sánh phân số trung gian)
Bài 4: Không quy đồng phân số, hãy so sánh:
a) và (So sánh phân số trung gian)
b) và (So sánh phân số trung gian)
c) và (;
 )
Bài 5:
a) và b) và 
Bài 6: 
a) và b) và 
Bài 7: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) 
Gợi ý: (TS = MS)
 (TS bằng nhau; MS 15 < 11)
 >1 >1 
 (MS bằng nhau, TS 215 > 152)
 <1 ; < 1
b) 
Gợi ý:
 =1
 =1
Ta thấy: 
Bài 8: Tính nhanh:
a) (=1)
b) (=)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi 2 lop 4 tuan 22.doc