Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hảo

Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hảo

1) Củng cố kiến thức cũ

+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ ta làm như thế nào ?

+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ ta làm như thế nào ?

2Thực hành:

Bài 1 (Trang 110)

- GV kẻ bảng bài tập 1 lên bảng cho HS nhận xét bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì ?

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2 (Trang 110)

GV hướng dẫn HS tiến hành tương tự như bài

Bài 3 (Trang 110)

+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu)

+ Muốn biết đoàn đó có bao nhiêu vận động viên nam vận động viên nữ ta cần biết gì? ( tổng số phần bằng nhau)

 

doc 11 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 2 Lớp 4 - Tuần 35 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2010
Mĩ thuật
Kiểm tra-Tổng kết
(GV bộ môn soạn –dạy)
Toán
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu 
Và tỉ số của hai số
I Mục tiêu:
	Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số
II Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Củng cố kiến thức cũ
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ ta làm như thế nào ?
+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ ta làm như thế nào ?
2Thực hành:
Bài 1 (Trang 110)
- GV kẻ bảng bài tập 1 lên bảng cho HS nhận xét bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2 (Trang 110)
GV hướng dẫn HS tiến hành tương tự như bài 
Bài 3 (Trang 110)
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu)
+ Muốn biết đoàn đó có bao nhiêu vận động viên nam vận động viên nữ ta cần biết gì? ( tổng số phần bằng nhau)
- GV nhận xét chữa bài
Tổng số phần bằng nhau: 
 2 + 3 =5 (phần)
Số vận động viên nữ là
 370 : 5 x 2 = 148 (người)
Số vận động viên nam là
 370 - 148 = 222 (người)
 Đáp số: 148 người
 222 người
Bài 4( Trang111)
 Hướng dẫn HS tiến hành tương tự bài 3
3) Củng cố dặn dò:
- Tiết học hôm nay chúng ta ôn luyện những kiến thức gì ?
- GV nhận xét đánh giá tiết học
- HS nghe và trả lời các câu hỏi
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập
- HS lên bảng chữa bài 
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS chữa bài theo đáp án đúng
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài bạn
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS chữa bài theo đáp án đúng
Tiếng Việt
Đọc hiểu - Luyện từ và câu
Đi xe ngựa
I Mục tiêu:
	- HS đọc hiểu bài đọc và trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
	- Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho HS
II Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị cho mỗi HS một phiếu học tập ghi các nội dung sau
Đề bài : Dựa vào bài " Đi xe ngựa " hãy khoanh vào các chữ cái trước câu trả lời đúng.
Đi xe ngựa
	Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà đầu cầu sắt. Anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy cả buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái chóc là nó chồm lên, cất cao vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn vừa thấp lại vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, mà không lấy tiền thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi...Cầm được dây cương, dựt dựt cho nó chồm lên, thú lắm.
1) ý chính của bài văn là gỉ ?
	A Nói về hai con ngựa kéo xe khách.
	B Nói về một chuyến đi xe ngựa.
	C Nói về cái thú đi xe ngựa.
2) Câu " Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương." miêu tả đặc điểm của con ngựa nào ?
	A Con ngựa Ô
	B Con ngựa Cú
	C Cả hai con
3) Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô ?
	A Vì nó chở được nhiều khách.
	B Vì nước chạy kiệu của nó rất bền
	C Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá.
4) Vì sao tác giả thích thú khi đi xe ngựa của anh Hoàng ?
	A Vì anh Hoàng là hàng xóm thân tình với tác giả, anh cho đi nhờ mà không lấy tiền.
	B Vì tác giả yêu thích hai con ngựa và thỉnh thoảng lại được cầm dây cương điều khiển cả chiếc xe ngựa.
	C Cả hai ý trên.
5) Câu " Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi." thuộc kiểu câu gì ?
	A Câu kể
	B Câu khiến
	C Câu hỏi
6) Chủ ngữ trong câu " Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương." là những từ ngữ nào ?
	A Cái tiếng vó của nó 
	B Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường
	C Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều
7) Câu " Còn con Cú, nhỏ hơn ,vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa." Có mấy tính từ
	A Hai tính từ. Đó là ....................................................................................................
	B Ba tính từ. Đó là ......................................................................................................
	C Bốn tính từ. Đó là ...................................................................................................
8) Bài văn này có mấy danh từ riêng ?
	A Hai danh từ riêng. Đó là ..........................................................................................
	B Ba danh từ riêng. Đó là ............................................................................................
	C Bốn danh từ riêng. Đó là ..........................................................................................
III Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập cho HS 
- GV chia lớp thành các nhóm đôi thảo luận các câu hỏi trong nhóm 
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài 
- GV chấm một số bài
- GV nhận xét chữa bài 
Đáp án đúng :
Câu 1: ý C Câu 6: ý B
Câu 2: ý B Câu 7: ý C
Câu 3: ý C Câu 8: ý C
Câu 4: ý C 
Câu 5: ý A 
2) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS đọc bài "Đi xe ngựa" và xác định yêu cầu đề bài
- HS về nhóm thảo luận 
- HS làm bài trên phiếu 
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu đáp án những câu trả lời
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào phiếu bài tập 
Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2010
Kĩ thuật 
Lắp ghép mô hình tự chọn
 (Đã soạn ở giáo án buổi 1)
Rèn kĩ năng
Đọc hiểu - Luyện từ và câu
Vời vợi Ba Vì
I Mục tiêu:
	- HS đọc hiểu bài đọc và trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
	- Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho HS
II Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị cho mỗi HS một phiếu học tập ghi các nội dung sau
Đề bài : Dựa vào bài " Vời vợi Ba Vì " hãy khoanh vào các chữ cái trước câu trả lời đúng.
Vời vợi ba vì
	Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. 
	Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua ... nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu... xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn ... Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca nô rẽ sóng chở khách du lịch dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rông mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
1) Bài văn trên miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào ?
	A Mùa xuân
	B Mùa hè
	C Mùa thu
2) Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì
	A Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.
	B Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ trung.
	C Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.
3) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "trong veo" ?
	A Trong sáng
	B Trong vắt
	C Trong sạch
4) Bài văn có mấy danh từ riêng ?
	A Chín danh từ riêng. Đó là ..........................................................................................
	B Mườidanh từ riêng. Đó là ...........................................................................................
	C Mười một danh từ riêng. Đó là ..................................................................................
5) Vị ngữ trong câu " Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài." là những từ ngữ nào ?
	A Khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
	B Mở rộng mãi ra không gian mùa thu xú Đoài
	C Như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài
6) Chủ ngữ trong câu " Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày." là những từ ngữ nào ?
	A Từ Tam Đảo nhìn về phía tây
	B Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng
	C Vẻ đẹp của Ba Vì
7) Trong đoạn văn thứ nhất (Từ Tam Đảo ........ chân trời rực rỡ) tác giả sử dụng mấy hình ảnh so sánh để miêu tả Ba Vì ?
	A Một hình ảnh. Là ......................................................................................................
	B Hai hình ảnh. Là ........................................................................................................
	C Ba hình ảnh. Là ..........................................................................................................
8) Bài văn có mấy kiểu câu em đã học ?
	A Một kiểu câu. Là .......................................................................................................
	B Hai kiểu câu. Là..........................................................................................................
	C Ba kiểu câu. Là...........................................................................................................
III Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập cho HS 
- GV chia lớp thành các nhóm đôi thảo luận các câu hỏi trong nhóm 
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài 
- GV chấm một số bài
- GV nhận xét chữa bài 
Đáp án đúng :
Câu 1: ý C Câu 6: ý C
Câu 2: ý B Câu 7: ý B
Câu 3: ý B Câu 8: ý A
Câu 4: ý B 
Câu 5: ý C 
2) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS đọc bài "Vời vợi Ba Vì" và xác định yêu cầu đề bài
- HS về nhóm thảo luận 
- HS làm bài trên phiếu 
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu đáp án những câu trả lời
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào phiếu bài tập 
Toán 
Luyện tập chung
I Mục tiêu:
	- Củng cố cách đọc viết các số tự nhiên.
	- Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, tính giá trị các biểu thức đối với phân số. 
	- Giải toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số.
II Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Củng cố kiến thức cũ:
Bài 1 (Trang 115)
- GV kẻ bảng bài tập 1 cho HS nhận xét
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2 (Trang 115)
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3 (Trang 115)
Hướng dẫn HS tiến hành tương tự bài 2
+ Biểu thức có phép cộng phép trừ ta thực hiện theo thứ tự nào ?
+ Biểu thức có phép trừ phép nhân ta thực hiện theo thứ tự nào ?
- GV nhận xét chữa bài
Đáp án đúng là:
2) Nâng cao:
Bài 4 (Trang 116)
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số )
+ Muốn biết có bao nhiêu HS nam đang tập hát ta cần biết gì ? 
- GV nhận xét chữa bài
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần)
Số HS trai trong lớp là: 40 : 8 x 3 = 15 (HS)
3) Củng cố dặn dò:
+ Bài học hôm nay chúng ta ôn luyện những kiến thức gì ?
+ Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS chữa bài trên bảng phụ
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS chữa bài theo đáp án đúng
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
-3 HS chữa bài trên bảng 
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS chữa bài theo đáp án đúng
- HS làm bài vào vở bài tập
- 3 HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS chữa bài theo đáp án đúng
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS chữa bài theo đáp án đúng
- Cả lớp theo dõi nhận xét chữa bài
Thứ bảy ngày 15 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Ôn tập học kì II
(Đã soạn buổi 1)
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc viết các số tự nhiên.
	- Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, tính giá trị các biểu thức đối với phân số. 
	- Giải toán có liên quan đến tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số.
II- Đồ dùng dạy học:
GVchuẩn bị sẵn nội dung bài tập để HS thực hành.
III- Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài :
 2 .GV chép từng bài tập lên bảng để HS thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a ,24 m2 = ..............cm2 b, 500 000 cm2 =...........m2
 146 dm2 =................cm2 630 000 000 m2 = ........km2
 4 m222cm2 = ...............cm2 45 000 cm2 = .......m2........cm2
 15 m222cm2 = ..........cm2 62 039 000 m2 = ...........km2......m2
 -HS nêu yêu cầu của bài tập .
 -HS tự làm vào vở .
-4 HS lên bảng điền .GV cùng cả lớp nhận xét .
Bài 2: Tính :
 a ,( b , 
 c , d , 
 -HS làm bài vào vở .
 -Gọi 4 HS lên bảng chữa bài .
 -Cả lớp và GV nhận xét chữa chung.
Bài 3:Anh hơn em 4 tuổi ,sau 3 năm nữa tuổi em bằng tuổi anh .Tính tuổi anh và tuổi em hiện nay. 
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số ).
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS chữa bài theo đáp án đúng.
 Bài giải 
 Sau 3 năm nữa anh vẫn hơn em 4 tuổi .Khi đó ta có sơ đồ :
 Hiệu số phần bằng nhau là : 4 - 3 = 1 (phần )
 Sau 3 năm nữa tuổi em là : 4 : 1 x 3 = 12 (tuổi )
 Tuổi en hiện nay là : 12 - 3 = 9(tuổi)
 Tuổi anh hiện nay là : 9 + 4 = 13( tuổi)
 Đáp số : anh : 13 tuổi 
 Em : 9 tuổi
 3, GV củng cố ,dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về ôn tập các dạng toán đã học.
Hoạt động tập thể
Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày 19 - 5
I Mục tiêu:
	- Tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 19 - 5
	- Giáo dục HS lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ và các thế hệ cha ông đi trước đã giành lại độc lập cho đất nước.
II Các hoạt động dạy và học:
1) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
2) Bài giảng:
	- GV nêu ý nghĩa ngày 19 - 5
	- HS biểu diễn văn nghệ chủ đề: Đảng, Bác , các thế hệ cha ông đi trước đã chiến đấu giành lại độc lập tự do cho đất nước.
	+ GV tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ dưới nhiều hình thức: đơn ca, tốp ca, song ca...
	+ Cả lớp theo dõi bình chọn những tiết mục hay để biểu dương HS trước lớp 
	-Cho HS nêu những việc đã làm để xứng đáng với Đảng, Bác và các thế hệ cha ông đi trước.
	- Cả Lớp theo dõi bình chọn những việc nên làm.
	- GV theo dõi nhận xét
3) Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét đánh giá tiết học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Thứ bảy ngày 15 tháng 5 năm 2010
Tập làm văn
Tả con vật
 Đề bài: Hãy tả lại một con vật nuôi trong nhà mà em thích nhất .
I.Mục tiêu:
 - HS biết chọn những từ ngữ tiêu biểu để viết thành bài văn miêu tả con vật.
-Sử dụng hững từ ngữ chi tiết đặc sắc để viết bài văn sinh động,hấp dẫn.
- Vận dụng để viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 II, Các hoạt động dạy học:
1,Giới thiệu bài :GV giới thiệu ghi bảng đề bài .
 -Gọi 2 HS đọc đề bài ,phân tích đề bài ,gạch chân những từ ngữ quan trọng .
2, Hướng dẫn học sinh làm bài.
 -2 HS đọc đề bài .
 -Trước khi HS làm bài GV cho HS nhắc lạ bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần ?
 -GV nhắc nhở HS cách trình bày bài viết đủ ba phần.
 -HD học sinh viết đoạn mở bài .
 a, Mở bài:Giới thiệu về con vật sẽ tả.
 Con vật ai nuôi ,nuôi từ bao giờ ?
 b, Thân bài: 
 -Tả hình dáng bên ngoài của con vật .
 Nhìn bao quát :Màu sắc ?Đặc điểm ,bộ lông ?Hình thù tầm vóc ra sao?
-Nhìn kĩ ,thấy nổi bật lên những bộ phận nào ,nét cụ thể đáng lưu ý gì ?(đầu ,mình ,chân).
 -Tả tính nết và hoạt động của con vật đó.
 c, Kết bài:-Nêu cảm nghĩ của em về con vật đó.
3.HS tự viết bài vào vở.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
4, Củng cố dặn dò:
 -GVđọc một số bài hay cho cả lớp cùng nghe.
 -Nhận xét giờ học 
 - Dặn học sinh về nhà hoàn chỉnh lại bài. 
Toán
Kiểm tra
I.Mục tiêu:
 - HS biết đổi các đơn vị đo đã học .
 -Biết thực hiện thành thạo các phép tính với số tự nhiên hoặc phân số.
 - Giải toán có liên quan đến diện tích các hình đã học.
II- Đồ dùng dạy học:
GVchuẩn bị sẵn nội dung bài tập để HS thực hành.
III- Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài :
 2 .GV chép từng bài tập lên bảng để HS thực hành:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 5 tạ 60 kg = .............kg 1700 dm2=..............m2
 2 giờ 15 phút = .............phút 5 m2 7 dm2 = ........dm2
-HS nêu yêu cầu của bài tập .
 -HS tự làm vào vở .
-4 HS lên bảng điền .GV cùng cả lớp nhận xét .
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
 45 269 + 37 485 60 326 - 25 719 
 136 x 201 12 054 : 82
 -HS làm bài vào vở .
 -Gọi 4 HS lên bảng chữa bài .
 -Cả lớp và GV nhận xét chữa chung.
Bài 3:Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 120 m ,chiều cao bằng độ dài đáy .Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó tính ra cứ 100 m2 thì thu hoạch được 60 kg thóc .Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu ki -lô- gam thóc?
+ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
 - HS làm bài vào vở
 - GV thu chấm bài của cả lớp,lấy điểm vào số theo dõi kết quả.
 3, GV củng cố ,dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Về ôn tập các dạng toán đã học.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần
I Mục tiêu:
 - HS thấy được các ưu điểm và nhược điểm của tuần 35. Từ đó biết phát huy các ưu điểm và khắc phục các tồn tại trong tuần tới 
 - Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật cho HS
II Các hoạt động dạy và học:
	1) Đánh giá công tác tuần 35:
	- Cho các tổ bàn bạc thảo luận để nhận ra các ưu điểm và khuyết điểm trong tuần vừa qua 
	- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến 
	- GV tổng hợp các ý kiến và đưa ra nhận xét chung 
	*) Ưu điểm:
	...............................................................................................................................
	............................................................................................................................... 
	...............................................................................................................................
	*) Khuyết điểm:
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
 2) Công tác tuần 36:
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
Kí xác nhận của ban giám hiệu
 ...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................
	...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 2 lop 4 tuan 35.doc