TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT. DẤU HAI CHẤM
A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Luyện mở rộng vốn từ theo chủ điểm thương người như thể thương thân, cách dùng từ ngữ đó.
2. Luyện dùng dấu hai chấm khi viết văn.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ
- Vở bài tập Tiếng Việt
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tuần 3 (từ ngày 19-23/09/2011) Thứ ba ngày 19 tháng 09 năm 2011 Tiết 1: Luyện từ và câu Luyện: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết. Dấu hai chấm A- Mục đích, yêu cầu: 1. Luyện mở rộng vốn từ theo chủ điểm thương người như thể thương thân, cách dùng từ ngữ đó. 2. Luyện dùng dấu hai chấm khi viết văn. B- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ - Vở bài tập Tiếng Việt C- Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- Tổ chức: II- Kiểm tra : III- Bài mới: 1.Giới thiệu bài: MĐ- YC 2. Hướng dẫn luyện a) Luyện mở rộng vốn từ: “ Nhân hậu- Đoàn kết” - GV treo bảng phụ - Nhận xét và chốt lời giải đúng b)Luyện dấu hai chấm - GV chữa bài tập 1 - GV nhận xét - GV nhận xét và sửa - Hát - 1 em đọc ghi nhớ tiết 1 - 1 em đọc ghi nhớ tiết 2 - Lớp nêu nhận xét - Nghe giới thiệu - HS mở vở bài tập ( ) - Tự làm các bài tập 1- 2. - Lần lượt làm miệng nối tiếp các bài tập đã làm. - 1 em chữa bài lên bảng. - Lớp nhận xét và bổ sung - 1 em nêu tác dụng của dấu hai chấm - Lớp mở vở bài tập, làm bài cá nhân bài 1- 2. - HS lên bảng chữa bài - 4- 5 em đọc đoạn văn tự viết theo yêu cầu bài - HS nhận xét và bổ sung D- Hoạt động nối tiếp: - Hệ thống kiến thức bài - Nhận xét giờ học - Về nhà ôn lại bài Tiết 2: Luyện Toán. Luyện: Triệu và lớp triệu A. Mục tiêu: - Củng cố:Về hàng và lớp;cách so sánh các số có nhiều chữ số - Rèn kỹ năng phân tích số và so sánh các số có nhiều chữ số. B. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I- ổn định II- Kiểm tra: III- Bài học: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn tự học - Cho HS mở vở bài tập toán trang11. - Cho HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 - GV kiểm tra một số bài làm của HS - Nhận xét cách làm - Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số? - Cho HS mở vở bài tập toán trang 12 và làm các bài tập 1, 2, 3, 4. - GV kiểm tra bài của - Hát - Kết hợp với bài học -HS làm bài - Đổi vở KT - Nhận xét bài làm của bạn - Học sinh lên bảng chữa - Học sinh trả lời - Nhận xét và bổ sung - HS làm bài - Đổi vở KT - Nhận xét bài làm của bạn Tiết 3: Luyện Thể dục đi đều, đứng lại, quay sau I. Mục tiêu - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều, đứng lại, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, theo đúng khẩu lệnh. - Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, hào hứng. II. Chuẩn bị - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: 1 còi. III. hoạt động dạy - học. A. Phần mở đầu: (6 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh". B. Phần cơ bản (20 phút) 1. Ôn tập đội hình đội ngũ:Ôn đi đều, đứng lại, quay sau. - Lần 1 + 2: GV điều khiển cả lớp tập, nhận xét sửa chữa động tác cho HS. - GV chia tổ luyện tập 2 - 3 lần do tổ trưởng điều khiển. - Từng tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét từng tổ và sửa chữa sai sót. - Tập cả lớp 1 lần để củng cố, GV điều khiển. 2. Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” (8 phút) - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Cho 2HS làm mẫu, sau đó cho một tổ chơi thử. - HS chơi chính thức có thi đua. GV theo dõi, đánh giá, biểu dương các cặp chơi đúng luật, nhiệt tình. C. Phần kết thúc (5 phút). - Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. Thứ tư ngày 21 tháng 09 năm 2011 Tiết 1: Luyện Toán. Luyện tập triệu và lớp triệu (tiếp). I. Mục tiêu: Giúp học sinh. - đọc, viết, so sánh các số có 6 chữ số. - vận dụng làm các bài toán liên quan đến đọc, viết, phân tích, so sánh số. - Phát triển tư duy cho hs. II. Đồ dùng dạy học. III. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Chữa bài tập về nhà 2. Bài mới * Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Đọc các số sau đây và nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào? Lớp nào? 256418 450731 200582 425 001 214 605 700 051. * yêu cầu học sinh tự làm. Bài 2: Cho bảy chữ số : 0, 8, 2, 5, 9, 6, 3 a) Hãy viết số bé nhất có 6 chữ số từ 7 chữ số trên. b) Hãy viết số lớn nhất có 6 chữ số từ 7 chữ số trên. c) Hãy cho biết chữ số 5 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào? Bài 3: a)Cho số abcdeg. Đọc số rồi phân tích thành Trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. b)Viết số lớn nhất có đủ các chữ số chẵn, mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần. c) Viết số nhỏ nhất có đủ các chữ số lẻ, mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần. Bài 4: Tìm chữ số a biết. a) 4567a 278569 c) 4a 285 56 879 Bài 5: Không tính tổng sau hãy điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. a) 999 + 88 + 7 987 + 98 + 9 b) 654 + 73 + 6 .673 + 56 + 4 c) 6ab + 5a + c .. 6aa + bc + b d) abcd + abc + cb + a aaaa + bbb + cc + d * Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập trên. * Lần lượt học sinh lên bảng chữa bài. * GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng. * GV cho điểm những học sinh làm bài tốt. Tiết 2: Luyện Tiếng Việt Chính tả: phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã. I. Mục tiêu: Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã. II. Lên lớp. Che Tre Giấy chang Cái Con Trai chai B A B Bài 1. (bài 5-BTTN): Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ ngữ đúng: Trai Chai Lọ Tráng A Cây Chở Trang chói Bài 2. Những từ nào viết sai A. Giả hiệu B. giả cua nấu canh C. tác giả D. giả từ E. giả dối G. giã biệt Bài 3. (bài 7-BTTN trang 11)Viết vào chố trống tiếng chứa âm đầu ch hoặc tr để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ. a) ... đá voi b) Nắng chóng ....., mưa.... tối Tiết 3: HĐNG-An toàn giao thông bài 3. hiệu lệnh của cảnh sát giao thông -Biển báo hiệu giao thông đường bộ A/ Mục tiêu 1. Kiến thức : ê Học sinh biết : - Cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh ( bằng tay, còi, gậy ) để điều khiển xe và người đi lại trên đường. Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm của nhóm biển báo cấm. Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông. 2. Kĩ năng : - Biết quan sát và thực hiện đúng khi có hiệu lệnh của CSGT. Phân biệt nội dung của 3 biển báo cấm 101, 102, 112 . 3. Thái độ : - Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT. Có ý thức tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. B/ Chuẩn bị : - 2 Tranh 1, 2 và ảnh số 3 trong SGK. 3 biển báo 101, 102, 112 phóng to. C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A ) Hoạt động 1: 1. Kiểm tra bài cũ: - Con đường như thế nào là đường an toàn ? - Con đường như thế nào là đường không an toàn ? - Gặp đường không an toàn em cần đi như thế nào ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về “Hiệu lệnh của CSGT và Biển báo hiệu giao thông đường bộ “. b)Hoạt động 2 : - Hiệu lệnh của CSGT a/ Mục tiêu : HS biết được hiệu lệnh của CSGT và thực hiện theo hiệu lệnh đó . b / Tiến hành : - Chia lớp thành các nhóm nhỏ. - Treo 5 bức tranh của H1, 2, 3, 4, 5 hướng dẫn lớp quan sát , tìm hiểu về tư thế điều khiển của CSGT và nhận biết thực hiện theo hiệu lệnh đó như thế nào - Yêu cầu thảo luận và trả lời . - GV làm mẫu từng động tác và giải thích về hiệu lệnh của mỗi động tác . - Mời một vài học sinh lên làm lại. * Kết luận : - Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường . Hoạt động 3: - Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông a/ Mục tiêu : - Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm. Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm biển báo cấm. a/ Tiến hành : - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát biển báo và nêu đặc đểm và ý nghĩa của mỗi biển báo về : Hình dáng - Màu sắc - Hình vẽ bên trong ? - GV mời lần lượt từng nhóm lên trình bày về Hình dáng - Màu sắc - Hình vẽ bên trong của nhóm mình. - Giáo viên kết luận và viết lên bảng những đặc điểm của từng nhóm biển báo mà học sinh nêu ra. * GV tóm tắt : - Biển báo cấm có đặc điểm : - Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Biển này có nội dung là đưa ra điều cấm với người và phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn. - Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và các loại xe cộ phải thực hiện như thế nào ? c/Hoạt động 4 : - Trò chơi : Ai nhanh hơn - a/ Mục tiêu : - Học thuộc tên các biển báo đã học . b/ Tiến hành : - Tổ chức cho 2 đội chơi. - GV đặt ở hai bàn từ 5 - 6 biển báo,úp mặt biển báo xuống bàn, giáo viên hô bắt đầu học sinh phải nhanh chóng lật các mặt biển báo lên. - Mỗi đội phải chọn ra 3 biển báo vừa học và đọc tên biển báo. Đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc. - Giáo viên theo dõi nhận xét bình chọn đội thắng cuộc là đội viết đước nhiều tên đường và đúng. d)củng cố –Dặn dò : - Nhận xét đánh giá tiết học. - Yêu cầu nêu lại các đặc điểm của biển báo cấm . - Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế. - 3 em lên bảng trả lời. - HS1 và HS2 mỗi em trả lời một ý về đặc điểm của đường an toàn và đường không an toàn - Ta phải đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải để đảm bảo an toàn. - Lớp theo dõi giới thiệu - Hai học sinh nhắc lại tựa bài - Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên. - Quan sát trả lời : - H1 : Hai tay dang ngang ; H2 và H3 : - Một tay dang ngang ; H4 và H5 : - Một tay giơ trước mặt theo chiều thẳng đứng. - Cử một vài em lên thực hành làm CSGT và thực hành đi theo hiệu lệnh của CSGT. - Các nhóm quan sát biển báo thảo luận sau khi hết thời gian các nhóm cử đại diện lên trả lời. - Biển 101 : Hình tròn có viền đỏ nền trắng hình vẽ màu đen (Cấm người và xe cộ đi lại) - Biển 102 : Hình tròn có viền đỏ nền trắng hình vẽ màu đen (Cấm đi ngược chiều ) - Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và các loại xe cộ phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó. - Lớp cử ra 2 đội mỗi đội 2 em. - Lần lượt mỗi em lên lật một biển báo và đọc tên biển báo rồi chạy xuống đến lượt em khác. - Lớp nhận xét bình chọn đội chiến thắng - Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . Thứ sáu ngày 23 tháng 09 năm 2011 Tiết 1: Luyện tiếng Việt Tập làm văn: Luyện viết thư A. Mục đích yêu cầu : 1.Nắm chắc mục đích việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường một bức thư. 2. Luyện kĩ năng viết thư, vận dụng vào thực tế cuộc sống. B. Đồ dùng dạy- học: G V : - Bảng phụ chép đề văn, HS : - VBT Tiếng Việt. C. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Một bức thư gồm mấy phần? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: SGV(93) 2. Nhận xét - Đọc bài: Thư thăm bạn? - Bạn Lương viết thư cho Hồng làm gì? - Người ta viết thư để làm gì? - 1 bức thư cần có nội dung gì? - Qua bức thư đã đọc em có nhận xét gì về mở đầu và cuối thư? 3. Ghi nhớ 4. Luyện tập a) Tìm hiểu đề - Gạch chân từ ngữ quan trọng trong đề. - Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? Mục đích viết thư làm gì? - Cần xưng hô như thế nào? Thăm hỏi bạn những gì? - Kể bạn những gì về trường lớp mình? - Cuối thư chúc bạn, hứa hẹn điều gì? b) Thực hành viết thư - Viết ra nháp những ý chính - Kh/ khích viết chân thực, tình cảm - GV nhận xét, chấm 3-5 bài - Hát - Nghe giới thiệu - Lớp trả lời câu hỏi - Để chia buồn cùng bạn Hồng. - Để thăm hỏi, thông báo tin tức + Nêu lý do và mục đích viết thư + Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. + Thông báo tình hình, bày tỏ tình cảm - Đầu thư ghi địa điểm, thời gian, xưng hô. - Cuối thư: Ghi lời chúc, hứa hẹn, chữ kí,tên - 3 em đọc SGK.Lớp đọc thầm. - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm, xác định yêu cầu của đề. - 1 bạn ở trường khác. Hỏi thăm và kể cho bạn về trường lớp mình. - Bạn, cậu, mình,,Sức khoẻ, học hành, gia đình, sở thích - Tình hình học tập,sinh hoạt,cô giáo,bạn bè. - Sức khoẻ, học giỏi - Thực hiện - Trình bày miệng(2 em) - Nhận xét. - Cả lớp viết thư vào vở.1 em đọc D . Hoạt động nối tiếp: - Hệ thống bài và nhận xét giờ học - Về nhà học thuộc ghi nhớ và luyện thực hành Tiết 2: Luyện tập Khoa học I. Mục tiêu - Củng cố khái niệm và vai trò của chất đạm và chất béo - Làm bài tập trong vở BT khoa học II. Lên lớp. Bài 1. Đánh dấu X vào cột tương ứng với những thức ăn chứa nhiều chất đạm hoặc chất béo. Tên thức ăn, đồ uống Chứa nhiều chất đạm Chứa nhiều chất béo Đậu nành (đậu tương) thịt lợn Mỡ lợn Trứng thịt vịt Lạc Cá đậu phụ Dầu thực vật Vừng Tôm thịt bò Dừa đậu Hà Lan Cua ốc Bài 2. Điền vào chỗ... cho phù hợp a) Các thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ:............................................ b) Các thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ:............................................. Bài 3. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng. a) Vai trò của chất đạm: o Xây dựng và đổi mới cơ thể o Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. o Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. o Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi-ta-min (A, D, E, K) b) Vai trò của chất béo. o Giúp cơ thể phòng chống bệnh o Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. o Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. o Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin (A, D, E, K). Tiết 3: Sinh hoạt lớp I. Kiểm danh. II. Giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm III. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động, nề nếp, việc học tập của các bạn trong tuần 3; thông báo kết quả xếp loại thi đua giữa các tổ. * Kết quả xếp loại thi đua tổ: Tổ Xếp thứ 1 2 3 4 + Lớp trưởng nhắc nhở công việc tuần tới. IV. GV phát biểu ý kiến: 1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; tuyên dương những em thực hiện tốt, tiến bộ: ..........................; nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt: ................... 2. Thông báo kết quả họp phụ huynh. 3. Nhắc nhở nề nếp và thông báo công việc tuần 4: + Duy trì tốt nề nếp lớp. + Thi đua học tập tốt. + Tiếp tục rèn chữ, giữ vở. + Đóng góp các khoản tiền theo quy định. V. Văn nghệ – trò chơi HS yêu thích. Ngày 05 tháng 09 năm 2011 Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: