TIẾT 1: LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu.
- Củng cố cách giải dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
II. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hớng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1.Tổng của 2số là 150. Tìm hai số đó, biết:
a. Tỉ số của hai số đó là
b. Tỉ số của hai số đó là
Các bước giải: - Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm số bé
- Tìm số lớn
Tuần 30 (từ ngày 09-13/04/2012) Thứ hai ngày 09 tháng 04 năm 2012 Tiết 1: LUYỆN TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu. - Củng cố cách giải dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó II. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hớng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1.Tổng của 2số là 150. Tìm hai số đó, biết: a. Tỉ số của hai số đó là b. Tỉ số của hai số đó là Các bước giải: - Vẽ sơ đồ - Tìm tổng số phần bằng nhau - Tìm số bé - Tìm số lớn Bài 2: Hiệu của hai số là 20. Tìm hai số đó, biết: a. Tỉ số của hai số đó là 6 : 2 b. Số lớn gấp ba lần số bé Các bước giải: - Vẽ sơ đồ - Tìm hiệu số phần bằng nhau - Tìm số bé - Tìm số lớn Bài 3: Năm nay tổng số tuổi của hai mẹ con là 36 tuổi. Sau hai năm nữa, tuổi mẹ gấp bốn lần tuổi con. Hỏi năm naymẹ bao nhiêu tuổi, con bao hniêu tuổi? Các bước giải - Tìm tổng số tuổi mẹ và con sau hai năm nữa - Vẽ sơ đồ - Tìm tổng số phần bằng nhau - Tính tuổi con sau hai năm nữa - Tính tuổi con hiện nay - Tính tuổi mẹ hiện nay Bài 4. Năm nay mẹ hơn con 24 tuổi. Sau 2 năm nữa tuổi con bằng tuổi mẹ. Tính tuổi của mỗi ngời hiện nay. Các bước giải: - Tính sau 2 năm nữa mẹ hơn con bao nhiêu tuổi. - Vẽ sơ đồ - Tìm hiệu số phần bằng nhau - Tính tuổi con sau 2 năm nữa - Tính tuổi con hiện nay - Tính tuổi mẹ hiện nay. 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau Tiết 2: Tập viết Bài 20. I- Mục đích- yêu cầu : - HS viết đúng cỡ chữ, trình bầy đẹp theo chữ mẫu trong bài viết. - Rèn luyện kĩ năng viết đảm bảo tốc độ cho HS. - Rèn luyện tính cẩn thận cho HS II- Đồ dùng dạy học : Vở thực hành luyện viết 4- tập 1 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 1- Hướng dẫn viết : - HS mở vở đọc bài viết trong vở luyện viết. - Quan sát các chữ viết và cách trình bầy bài viết mẫu. - Tập viết các chữ hoa trên giấy nháp. 2- HS thực hành viết bài - HS viết bảng tay chữ mẫu. - GV nhắc nhở và đánh giá chung cách viết của HS. - HS mở vở viết bài, GV quan sát hướng dẫn HS ngồi chưa đúng tư thế ngồi ngay ngắn, cách cầm bút, để vở 3- Chấm chữa bài - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá: + Bài viết đúng không mắc lỗi chính tả. + Trình bầy đẹp, viết đúng cỡ. + Bài viết sạch sẽ, đẹp mắt - Cho HS tự chấm bài theo tổ - Mỗi tổ chọn 4 bài viết đẹp nhất để dự thi với tổ bạn. - Bầu ban giám khảo: gồm GV và ban cán sự lớp. - Chọn bài viết đẹp nhất, - Tuyên dương tổ có nhiều bạn viết đẹp và bạn viết đẹp nhất. 4- HD viết bài ở nhà 5- Củng cố dặn dò : - Nhận xét chung giờ học. Yêu cầu HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài viết. Tiết 3: Thực hành địa lý Luyện : thành phố huế I/ mục đích - HS nêu được thứ tự của các dải đồng bằng duyên hải miền Trungvà giải thích được vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại nhỏ hẹp - HS nêu được những khó khăn do thiên nhiên gây ra với dải đồng bằng duyên hải miền Trung II/ Nội dung 1. Giới thiệu bài 2 Nội dung. Học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Đánh dấu vào trước ý đúng nhất Dải đồng bằng nhỏ hẹp vì: Đồng bằng nằm ở ven biển Đồng bằng nằm ở cồn cát Đồng bằng có nhiều đầm phá Núi lan ra sát biển Bài 2. Quan sát hình 1( 135- SGK )rồi sắp xêpá các đồng bằng duyên hải miền trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam Bài 3: Điền chữ Đ vào ý đúng, chữ S váo ý sai: Khí hậu ở duyên hải miền Trung nắng và nóng quanh năm Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm phá Khí hậu có sữ khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía Nam của duyên hải miền Trung Bài 4: Hãy nêu những khó khăn do thiên nhiên gây ra ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của ngời dân ở duyên hải miền Trung 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị giờ sau Thứ tư ngày 11 tháng 04 năm 2012 Tiết 1: Luyện từ và câu Luyện: Du lịch thám hiểm-Câu cảm I/ Mục tiêu - Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu cảm Nhận diện được câu cảm - Biết sử dụng các câu cảm trong các tình huống II/ Các hoạt động -GV nêu yêu cầu giờ học HS đọc yêu cầu và nội dung ở bài 1 Hỏi hai câu văn trên dùng để làm gì ? ( Chà con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên vui mừng trớc vẻ đẹp của con mèo ) A! con mèo này khôn thật dùngthể hiện cảm xúc thán phục Hỏi cuối câu văn có dấu gì ? ( dấu chấm than ) Kết luận : Câu cảm là câu dùng để biểu lộ cảm xúc vui mừng thán phục đau xót ngạc nhiên của người nói Hỏi : Người ta thường dùng những từ ngữ nào để đặt câu cảm (ôi,chao,trời,chà,quá,lắm,thật) Khi viết cuối câu cảm thường dùng dấu chấm than Ghi nhớ SGK - HS đọc Yêu cầu một HS đặt câu - nhận xét khen ngợi c) Luyện tập Bài 1. HS đọc yêu cầu HS tự làm gọi HS nhận xét bạn đặt câu . Nhận xét kết luận lời giải đúng : Con mèo này bắt chuột giỏi Ôi con mèo này bắt chuột giỏi quá ! - Trời rét -à - Ôi trời rét quá ! Chà trời rét thật ! - Bạn Ngân chăm chỉ --à Bạn Ngân chăm chỉ thật ! - Bạn Giang học giỏi --à Bạn Giang học giỏi quá ! Bài 2. HS đọc yêu cầu HS làm theo cặp gọi HS trình bày . GV nhận xét kết luận Bài 3. HS đọc yêu cầu HS làm bài cá nhân, HS phát biểu - nhận xét từng tình huống của HS Ví dụ : Trời thật là kinh khủng ! ( bộc lộ cảm xúc ghê sợ ) Em xem ti vi thấy tai nạn sóng thần làm rất nhiều người chết nhà cửa trường học bị sập . Em thốt lên : trời thật là kinh khủng 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học chuẩn bị bài sau Tiết 2: Luyện toán Luyện tập I. Mục tiêu. - Kiểm tra kiến thức giải bài toán tìm hai số khi biết tổng - tỉ, hiệu - tỉ II. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b.Giáo viên chép đề bài lên bảng - HS làm: Bài 1. Hiệu của hai số là 27, tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó. Bài 2.Tổng của hai số là 180, tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó. Bài 3.Lớp 4A có 30 HS, lớp 4B có 33 HScùng tham gia trồng cây. Cả hai lớp đã trồng đợc126 cây. Tìm số cây mỗi lớp trồng, biết rằng mỗi HS trồng được sốcây nh nhau. - HS làm bài trong thời gian 40 phút - GV thu bài và nhận xét giờ học 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Thực hành khoa học. Luyện: Nhu cầu chất khoáng của thực vật I/ Mục tiêu - Nắm được vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật -Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt II/ Hoạt động dạy học - Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật . GV yêu cầu HS các nhóm quan sát hình các cây cà chua a,b,c,d ( 118 ) và thảo luận + Các cây cà chua ở hình b,c,d thiếu các chất khoáng gì ? + Trong số các cây cà chua a,b,c,d cây nào phát triển tốt nhất ? Hãy giải thích tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất tới mức không ra hoa kết quả được ? Tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? -Tìm hiểu nhu cầu chất khoáng của thực vật GV cho HS làm phiếu học tập. HS đọc mục bạn cần biết để làm bài tập Đánh dấu x vào cột tương ứng với nhu cầu về các chất khoáng của từng loài cây ( bài tập vở bài tập ) . GV giảng cùng một cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau - Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập khoa 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 13 tháng 04 năm 2014 Tiết 1: Luyện Toán. Luyện tập I/ Mục tiêu Học sinh biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất ( bằng cách dóng thẳng hành và cọc tiêu ) II/ Đồ dùng : Thước dây cuộn, cọc tiêu III/ Các hoạt động dạy học Thực hành - GV chia thành các nhóm nhỏ ( nhóm 4 ) - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm , cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau Bài 1. Thực hành đo độ dài GV giao việc cho HS + Một nhóm đo độ dài lớp học , một nhóm đo chiều rộng lớp học, một nhóm đo khoảng cách giữa hai cây trên sân trường Ghi kết quả đo được theo nội dung bài 1 GV ghi nhận kết quả thực hành của HS Bài 2. Tập ư ớc lượng độ dài HS thực hiện như bài 2 SGK 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau Tiết 2: Luyện tập Làm văn Điền vào giấy tờ in sẵn I/ Mục tiêu 1. HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự 2. biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự, biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời đề nghị, yêu cầu II/ Các hoạt động dạy học luyện tập Bài 1. Một HS đọc yêu cầu bài tập 1 GV gọi 2,3 đọc các câu khiến trong bài duúng ngữ diệu sau đó lựa chọn cách nói lịch sự ( cách b,c ) Bài 2 tiến hành nh bài 1 Bài 3. Một HS đọc yêu cầu của bài tập GV mời 4 học sinh nối tiếp nhau đọc các câu khiến đúng ngữ điệu phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích tại sao các câu ấy giữ và không giữ phép lịch sự GVnhận xét kết luận Bài 4. HS đọc yêu cầu của bài tập 4 GV : với mỗi tình huống , có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự HS làm bài . HS nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt GV nhận xét 5. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ, chuẩn bị bài sau Tiết 3: Sinh hoạt lớp I. Kiểm danh. II. Giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm III. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động, nề nếp, việc học tập của các bạn trong tuần 30; thông báo kết quả xếp loại thi đua giữa các tổ. * Kết quả xếp loại thi đua tổ: Tổ Xếp thứ 1 2 3 4 + Lớp trưởng nhắc nhở công việc tuần tới. IV. GV phát biểu ý kiến: 1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; tuyên dương những em thực hiện tốt, tiến bộ: ..........................; nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt: ................... 2. Nhắc nhở nề nếp và thông báo công việc tuần 31: + Duy trì tốt nề nếp lớp. + Thi đua học tập tốt. + Tiếp tục rèn chữ, giữ vở. + Tiếp tục tham gia các hoạt động nhân đạo: Mua tăm ủng hộ Hội người mù; ủng hộ HS vùng gặp khó khăn. + Tiến hành chơi các trò chơi dân gian trong giờ ra chơi. + Chuẩn bị hồ sơ HS để chấm VSCĐ đợt tháng 9+10. V. Văn nghệ – trò chơi HS yêu thích. Ngày 09 tháng 04 năm 2012 BGH Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: