Giáo án buổi 2 - Tuần 6 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án buổi 2 - Tuần 6 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012

TIẾT 1: LUYỆN DANH TỪ CHUNG – DANH TỪ RIấNG

I. MỤC TIÊU

- Củng cố về danh từ chung và danh từ riêng

- Luyện làm bài tập để củng cố kiến thức

II - CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

 

doc 11 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi 2 - Tuần 6 - Lớp 4 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 (từ ngày 10-14/10/2011)
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: LUYỆN DANH TỪ CHUNG – DANH TỪ RIấNG
I. MụC TIÊU
- Củng cố về danh từ chung và danh từ riêng 
- Luyện làm bài tập để củng cố kiến thức
II - CáC HOạT ĐộNG CHíNH
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài- ghi đề
2/ Hướng dẫn luyện tập
* Lý thuyết: Hỏi: + Danh từ là gì? Cho ví dụ
+ Thế nào gọi là danh từ chung?
+ Thế nào gọi là danh từ riêng?
*Bài tập
- Bài 1. Tr36: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng có trong đoạn văn.
- Cho HS đọc bài và làm bài vào vở
- Gọi trình bày- nhận xét
Bài 2.Viết tên các bạn trong tổ của em
- Gợi ý: Viết cả họ và tên của các bạn.
- Cho HS làm bài vào vở, một số em lên bảng làm.
- Nhận xét chấm chữa bài
Bài 3. Viết tên các địa danh lịch sử ở QTrị 
- Đọc yêu cầu làm bài vào vở 
- Chẳng hạn: địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo..
- Chấm bài một số em nhận xét
3/ Củng cố-Dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức
- Nhận xét chung giờ học
- Về làm tìm thêm các danh từ riêng chỉ tên các TP của nước ta.
- Lắng nghe
+ Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
Ví dụ: bố, mẹ, học sinh, mưa, nắng...
+ danh từ chung là tên của một loại sự vật.
+ danh từ riêng là tên của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
- Đọc yêu cầu của bài, làm bài
- Trình bày. Kết quả:
. Danh từ chung:núi, sông, dòng, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ
- Lắng nghe
- Làm bài
- Đọc yêu cầu và làm bài
- Lắng nghe
- Nghe, về thực hiện
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
 - Luyện viết số , xác định giá trị của chữ số trong một số , đổi đơn vị đo thời gian.
 - Rèn kĩ năng tính nhanh , chính xác 
 - Giáo dục hs cẩn thận khi làm bài 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ Gọi 2 hs đọc và nêu giá trị của chữ số 3 trong các số sau –nx
 43 600 256 , 39 055
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài - Ghi đề
b. Giảng bài
Bài 1: (Bài 1 –VBTT- trang 31)
- Cho hs đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu hs khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2. Điền dấu , = vào ô trống 
-Yêu cầu hs làm bài vào vở
2 ngày > 40 giờ 2 giờ 5 phút > 25 phút
5 phút < giờ 1phút 10 giây < 100 giây
phút = 30 giây 1phút rưỡi = 90 giây
-Chấm chữa bài
Bài 3. (HS giỏi) Bài 44 –TNC – trang 4 
 -Yêu cầu HS đọc bài toán
 GV hướng dẫn 
Để tính tổng các số trong 3 ô liên tiếp bằng 142 thì ta phải có 
28 + Ô 2 + Ô 3= 142
Ô 2 + Ô 3 + Ô 4 = 142
 -Cho HS tự làm bài vào vở nháp
GV chữa bài -nx
3/ Củng cố –dặn dò
-HS nhắc lại kiến thức vừa luyện 
-Về nhà ôn lại bài 
Hs nêu – nhận xét 
- Đọc yêu cầu
-2 hs lên bảng làm-nx
a. D , b .B, c .C, d .D , e.C
2 hs nêu đề
2 hs lên bảng làm -nx
-Đọc đề bài
1 hs làm -nx
Tiết 3: Luyện Thể dục
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp-Trò chơi: Kết bạn
I. Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dàn hàng, điểm số, đi đều vòng phải - vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, theo đúng khẩu lệnh.
 - Trò chơi "Kết bạn". Yêu cầu HS biết cách chơi, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, tham gia chơi tương đối chủ động, hào hứng.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: 1 còi...
III. hoạt động dạy - học.
 A. Phần mở đầu: (6 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
 - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Trò chơi "Diệt các con vật có hại".
 B. Phần cơ bản (20 phút)
 1. Ôn tập đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. (14 phút)
	- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho từng tổ.
	- Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ tập đẹp.
	- Cả lớp tập do GV điều khiển để củng cố.
 2. Trò chơi “Kết bạn” (6 phút)
	- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
	- Cho 1 tổ chơi thử.
	- Cả lớp cùng chơi. GV theo dõi, đánh giá.
 C. Phần kết thúc (5 phút).
	- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
 - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng.
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn tập.
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Luyện Toán.
 I . Mục tiêu :
- Học sinh ôn tập lại các dạng toán phép tính + - x : các số tự nhiên đến 100 000.
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. Giải các bài toán về tìm số trung bình cộng.
II . Các bài tập :
- GV hướng dẫn học sinh làm bài giải. 
Bài tập 1 : 
ở xã Nghĩa Bình số dân tăng của năm 2001 là 84 người , năm 2002 số dân tăng là 72 người, năm 2003 tăng 63 người . Hỏi trung bình mỗi năm xã đó tăng bao nhiêu người ?
Bài tập 2 : 
Lớp 4A đo chiều cao của 4 bạn nam lần lượt như sau : 138 cm; 132 cm, 130 cm, 136 cm. Tìm chiều cao trung bình của mỗi bạn ? 
GV, học sinh nhận xét ; kết luận .
GV nêu ra cách giải chung để áp dụng vào làm bài tập khác
- Học sinh lên bảng làm bài giải .
 Giải
 Trung bình mỗi năm xã đó tăng số người :
 (84 + 72+ 63) : 3 = 73 (người)
 Đáp số : 73 người
Giải
Trung bình cộng số đo chiều cao của các bạn:
 (138 +132 + 130 + 136) : 4= 134 cm
 Đáp số : 134 cm
Bài tập 3: Tính giá trị biểu thức :
 a. 2407 x 3 + 12045
 b. 8 x (426 + 12569)
 c. 83 + 25 x 9
Bài tập 4: Tìm x, biết:
 a. x + 325 = 430
 c. 785 : x = 5 d. x : 8 = 546
Tiết 2: Tập viết 
BàI 6 
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được cấu tạo và cách viết con chữ c , g . Học sinh hiểu rõ nghĩa từ và câu ứng dụng.
2. Kỹ năng : Rèn học sinh viết đúng , nhanh , đẹp .
3.Thái độ : Học sinh thích con chữ đẹp .
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Con chữ mẫu, câu hỏi gợi ý .
Học sinh : Vở tập viết .
 III. Hoạt động dạy và học :
GV
HS
ổn định : (1’)
Kiểm tra bài cũ: K , R (4’)
Hãy nêu lại cấu tạo và cách viết con chữ K , R , có nét gì giống nhau ?
Giáo viên nhận xét . 
Bài mới : (1’)
GV giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Quan sát chữ mẫu .
Mục tiêu : Học sinh nắm được cấu tạo và cách viết con chữ .
Phương pháp : Trực quan , vấn đáp . 
Đố dùng dạy học : Bản g chữ mẫu. 
Cách tiến hành :
Giáo viên giới thiệu con chữ c va g .
Con chữ c và g có nét gì giống nhau ? 
Nêu cấu tạo con chữ c và g 
 Kết luận : Học sinh nắm được cấu tạo hai con chữ .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn chữ viết ( 5’ ) 
Mục tiêu : Học sinh viết đúng hai con chữ .
Phương pháp :trực quan . 
Cách tiến hành : 
Giáo viên hướng dẫn cách viết 
C G
Kết luận :Học sinh viết đúng từng con chữ .
Hoạt động 3 : Giải Nghĩa từ ứng dụng ( 5’ ) 
Mục tiêu : Học sinh hiểu Nghĩa từ ứng dụng .
Phương pháp :vấn đáp .
 Cách tiến hành: 
Cần Giờ ? 
Giao Châu ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh viếtvở 
Mục tiêu : Học sinh viết đúng chữ đẹp
 Phương pháp :htực hành .
Cách tiến hành:
Giáo viên viết mẫu từng chữ .
C G
Cần Giờ
Giao Châu
Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 – 3 âm lịch .
Củng cố : (3’)
Chấm bài nhận xét .
Dặn dò: (2’)
Tập viết thêm 
Chuẩn bị : Bài 7 
Hoạt động lớp .
Nét cong giống nhau .
Hoạt động lớp .
Tên một huyện ở thành phố Hồ Chí Minh .
Tên một huyện của phía Bắc .
Tiết 3: HĐNG-An toàn giao thông
Bài 6 : AN TOàN KHI ĐI TRÊN CáC PHƯƠNG TIệN GIAO THÔNG CÔNG CộNG 
I. MụC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bếnđò là nơi các phương tiện giao thông công cộng đổ, đậu để đón khách lên, xuống đò , tàu, xe, thuyền.
	- HS biết cách lên, xuống tàu, xe, thuyền , canô một cách an toàn .
	- HS biết các qui định ngồi ô tô con, xe khách trên tàu , thuyền ca nô .
2.Kĩ năng:
	- Có kĩ năng và hành vi đúng khi đi trên các phương tiện GTCC như : xếp hàng khi lên xuống, bám chặc tay vịn, thắt dây an toàn, tư thế ngồi trên tàu, xe,thuyền .
 3.Thái độ:
	Có ý thức thực hiện đúng các qui định khi đi trên các phương tiện GTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
II. NộI DUNG ATGT:
	1. Các loại phương tiện giao thông công cộng 
	- Đi trong các thành phố : xe ô tô buýt , taxi, xe đưa đón HS ... 
	- Đi đường dài : xe ô tô chở khách , tàu lửa ....
	2. Những qui định khi đỉtên các phương tiện GTCC 
	- Lên, xuống tàu , xe tại nhà ga , bến xe, bến tàu, điểm đổ .
	- Khi lên xuống phải xếp hàng trật tự , không chen lấn xô đẩy nhau 
	- Ngôi trên ô tô con phải thắt dây an toàn 
	- Khi ngồi trên tàu xe phải ngôi đúng chỗ , không đilại làm mất trật tự , mất vệ sinh ..
	- Không thò đầu , thò tay vức rác ra ngoài...
	- Hành lí để đúng nơi qui định .
III. CHUẩN Bị 
	1.GV : Hình ảnh các nhà ga, bến tàu, bến xe.. 
	- Các hình ảnh người lên xuống tàu thuyền 
	- Hình ảnh trên tàu, thuyền Có người ngồi..
	2. HS 
	Nhớ kể lại các chuyến đi chơi tham gia trên các phương tiện giao thông công cộng .
 IV. CáC NộI DUNG CHíNH
hoạt Động của gv
HOạT ĐộNG CủA HS
* Hoạt động 1 : Khởi động về GTĐT
a) Mục tiêu:Củng cố những kiến thức HS về GTĐT
- GV nêu những tình huống 
- HS trả lời 
+ Đường thuỷ là loại đường như thế nào? 
- Là dùng tàu thuyền đi lại trên mặt nước 
+ Đường thuỷ có ở đâu ? 
- Đường thuỷ có khắp mọi nơi ......
+ Trên đường thuỷ có các loại PT GT nào ?
- Có nhiều loại : tàu , thuyền, ca nô ..
+ Trên đường thuỷ có những biển báo GT nào ? 
- HS trả lời 
* Hoạt động 2 : Giới thiệu nhà ga bến tàu, bến xe 
a) Mục tiêu : HS có hiểu biết về bến tàu, bến xe , nhà ga, điểm đổ xe các phương tiện GTCC . Đó là nơi hành khách lên, xuống tàu 
- Có ý thức tôn trọng trật tự công cộng khi đến nhà ga, bến xe
b) Cách tiến hành 
- ở lớp ta em nào được đi chơi xa , đươc đi ô tô khách tàu hoả,hay tàu thuỷ 
- HS phát biểu 
- Người ta gọi những nơi ấy bằng tên gì ? 
- Nhà ga , bến tàu, bến xe 
- HS liên hệ kể tên các nhà ga , bên xe, bến tàu, bến đò ở địa phương . 
- ở những nơi đó thường có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe gọi là gì ? 
- Phòng chờ, nhà chờ 
- Chỗ bán vé cho người đi tàu, đi xe gọi là gì ? 
- Phòng bán vé 
c) Kết luận : Muốn đi bằng phương tiện GTCC người ta phải đến nhà ga, bến xe ...chờ đến giờ tàu, xe khởi hành mới đi 
* Hoạt động 3 : Lên xuống tàu xe 
a) Mục tiêu : HS biết được những điều qui định khi lên xuống và ngồi trên các PTGT để đảm bảo an toàn .
- Có kĩ năng thực hiện đọng tác cài dây an toàn ...
- có thói quen tôn trọng trật tự nơi công cộng 
b) Cách tiến hành 
1. Đi xe ô tô con 
+ Xe đổ bên lề đường thì lên xuống xe phía nào ?
- Phía bên hè đường 
+ Ngồi vào trong xe động tác đầu tiên là gì ?
- Đeo dây an toàn 
2. Đi ôtô buýt( xe khách ) 
- HS nêu 
 - GV nhận xét 
- Rút ra bài học 
3. Đi tàu hoả 
- HS phát biểu
 - GV nhận xét 
- Rút ra bài học 
4. Đi thuyền, ca nô, tàu 
- HS nêu 
- GV nhận xét 
- Rút ra bài học 
c ) Kết luận 
- Khi lên xuống xe ta phải làm như thế nào ? 
- Chỉ lên xuống tàu, xe khiđã dừng hẳn
- Khi lên xuống phải tình tự không chen lấn xô đẩy .............
* Hoạt động 4 : Ngồi ở trên tàu xe 
a) Mục tiêu : HS biết được những qui định khi đi trên những PTGTCC
- Biết cách ngồi một cách an toàn 
- Có ý thức tôn trọng người khác 
b) Cách tiến hành 
- GV yêu cầu HS kể lại việc ngồi trên tàu, trên xe 
- HS kể lại 
- Nhận xét bổ sung 
- Rút ra bài học 
GV nêu tình huống yêu cầu HS dánh dấu đúng sai 
	* Đi tàu chạy nhảy trên các toa, ra ngồi ở bậc lên xuống 
	*Đi tàu, ca nô đứng tựa trên các lan can tàu, cúi nhìn xuống nước 
	*Đi thuyền thò chân, tay xuống nước, vớt nước lên nghịch 
	* Đi ôtô thò đầu, tay ra cửa sổ 
	* Đi ôtô buýt không cần bám vịn 
( Đó là những hành vi nguy hiểm gây chết người )
 c) Kết luận : 
- HS nhắc lại những qui định khi đi lại trên cácc phương tiên GTCC
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
-Nhớ lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian đó.
-vận dụng các mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian để làm tính, giải toán có liên quan.
-Phát triển tư duy cho Hs.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
* Đọc bảng đơn vị đo thời gian từ lớn đến bé.
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
8 phút =.giây 4 thế kỉ=.năm 1/5 phút =.giây
5 phút 12 giây-giây 7 thế kỉ=năm 1/3 giờ=.phút
9 giờ 5 phút =.phút 5 thé kỉ =.năm 1/4 thế kỉ=...năm
4 ngày 4giờ =.giờ 7 thế kỉ 5 năm =năm 1/2 thế kỉ =năm
* Yêu cầu học sinh làm vào vở+ bảng lớp.
* GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 2: điền số thích hợp vào chỗ chấm.
145 giây =phútgiây 253 năm =thế kỉnăm
 3 thế kỉ 3 năm=năm
* Tiến hành tương tự bài trên.
Bài 3: Điền dấu >, < = thích hợp vào chỗ chấm.
7 phút 10 giây420 giây 1/6 phút ..1/5 phút
Bài 4 :
a) Đổi các số sau ra phút:
1 giờ 45 phút 3 giờ 15 giờ 2giờ 25 giờ 4 giờ 56 giờ
b) Đổi các số sau ra giây
1 giờ 1 phút 17 giây 7 phút 35 phút 4 phút 712phút
Bài 5: Hoà làm bài văn hết 45 phút và làm bài tập toán hết 1 giờ 37 phút. Hỏi Hoà làm bài văn và toán hết bao nhiêu thời gian?
Bài 6: Anh Nam hẹn sẽ đưa Văn đi chơi lúc 5 giờ chiều. Văn học xong lúc 3 giờ 45 phút. Hỏi còn bao nhiêu thời gian nữa thì đến lúc hai anh em đi chơi?
Bài 7 Tiến theo dõi đồng hồ thấy mình đi bộ 1 km hết 12 phút 38 giây. Hỏi nếu đi bộ 3 km thì Tiến đi hết bao nhiêu thời gian?
Bài 8: Một người thợ làm xong 7 sản phẩm hết 8 giờ 24 phút. Hỏi người đó làm 1 sane phẩm thì hết bao nhiêu thời gian?
Bài9: ở nhà hộ sinh, trong tháng 2 năm 2002 có 29 em bé ra đời. Hỏi có thể nói chắc chắn ít nhất có hai em bé sinh cùng một ngày không? Cho biết năm nhuận là năm mà số thứ tự của năm đó chia hết cho 4.
Bài10: Hai bạn Hoa và Ngọc sinh cùng một tháng. Một lần Hoa mời Ngọc đến dự lễ kỉ niệm ngày sinh của mình. Ngọc nói: “Mình cứ 4 năm mới có 1 lần kỉ niệm ngày sinh”.Hỏi hai bạn Hoa và Ngọc sinh vào tháng nào?Tại sao Ngọc cứ 4 năm mới có một lần kỉ niệm ngày sinh?
Bài 11:
a) Năm nay là năm 2004tính theo công lịch. Năm 2004 thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu?
b) Khi học sử biết thủ đô Hà Nội (Thăng Long xưa) thành lập từ năm 1010, bạn An nói: “Thủ đô Hà Nội đang ở độ tuổi 11 thế kỉ”. Bạn An nói thế có đúng không?
* HD giải phần b.
Tính đến năm 2004 thì tuổi của thủ đô Hà nội là:
	2004 -1010=994 (tuổi)
Vậy năm 2004 thuộc vào lần thứ 10 của 100 năm tính từ năm 1010. Vậy thủ đô Hà Nội đang ở vào độ tuổi 10 thế kỉ nên bạn An nói sai.
Bài 12: điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Thế kỉ thứ XX từ năm 1901 đến năm 2000 gồm.. năm.
- Thế kỉ XXI từ năm 2001 đến năm 2100 gồm ..năm
Đảng Cộng sản Việt nam thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930 thuộc thế kỉ.đến năm 2010 (thuộc thế kỉ) được..năm.
- Đại thắng mùa xuân Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30 tháng 4 năm 1975 thuộc thế kỉđến năm 2010 được..năm
- Lí Thái Tổ dời đô về Thăng long năm 1010, thuộc thế kỉđến năm sẽ tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng long-Hà Nội.
Bài13: Dũng chạy hết 70m trong 1/5phút. Hỏi Dũng chạy được đoạn đường dài bao nhiêu trong 48 giây?
* Yêu cầu học sinh làm vào vở, thu chấm một số bài. Chốt kết quả đúng.
Bài 14: Dũng lặn dưới nước được 1/2phút, Hùng lặn dưới nước được 2/5phút. Hỏi bạn nào lặn được lâu hơn?
* Yêu cầu học sinh làm các bài tập trên.
* Lần lượt học sinh lên bảng trình bày bài.
* GV và Hs nhận xét . Chốt kết quả đúng.
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập từ bài 11- 14
Tiết 2: Luyện tập Khoa học
I. Mục Tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên 
Kỹ năng : Học sinh mô tả vòng tuần hòan của nướctrong thiên nhiên 
Thái độ : Kích thích óc tìm hiểu của các em trong thế giới tự nhiên 
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh về những đám mây, cơn mưa, phích nước nóng, khay đựng nước, cốc đựng nước 
Học sinh : sách, xem trước nội dung .
 III. Hoạt động dạy và học :
GV
HS
ổn định : (1’)
Kiểm tra bài cũ: ba thể của nước (4’)
Học sinh đọc bài 
Gáio viên nhận xét .
Bài mới : Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên (1’)
Giáo viên giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Sự tạo thành mây và mưa 
Mục tiêu : Học sinh nắm được mây và mưa được tạo thành như thế nào ? 
Phương pháp : Thảo luận , thí nghiệm 
Đồ dùng dạy học :1 ly nước nóng , 1 cái khay .
Cách tiến hành 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm .
Giáo viên giao việc thảo luận 
Đổ nước ra khay , quan sát bean trên bền mặt nước . giải thích lớp sương mù mà em thấy ? 
Làm thí nghiệm giơ cốc nước lạnh lên trên một khay nước nóng . Quan sát lớp thành ngoài cốc ly 
Giải thích những giọt nước rơi từ thành cốc xuống khay .
Giải thích hiện tượng sương mù và sương tan 
Mây được tạo thành như thế nào ? 
Khi nào có mưa ? Giáo viên kể tên các loại mưa : mưa phùn , mưa đá ..
Kết luật : Học sinh nắm được hiện tượng bốc hơi của nước 
Hoạt động 2 : Học sinh nắm được vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên 
Mục tiêu : Học sinh mô tả được vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên 
Cách tiến hành :
Phương pháp :giảng giải 
Đồ dùng dạy học : Sơ đồ vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên 
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên 
Giải thích 
Kết luận : Học sinh rút ra ghi nhớ trong sách giáo khoa .
Củng cố : (3’)
Mây được tạo ra như thế nào ? 
Khi nào thì có mưa ?
Vòng tuần hoàn của nước diễn ra như thế nào ? 
Dặn dò: (2’)
 Về học bài.
Chuẩn bị :Cách làm sạch nước Nhận xét tiết học. 
Hát 
3 học sinh đọc bài 
Hoạt độn cả lớp 
Học sinh làm thí nghiệm 1 
Đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi thảo luận , trình bày .
Hơi nước từ nóng bốclên gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành những khối hạt nhỏ li ti trong khộng khí 
Học sinh làmthí nghiệm 2 
Cốc nước lạnh giúp cho nhữnghạt nước nhỏ li ti có cơ hội tụ lại với nhau thành những giọt nước lớn rồi rơi xuống .
Hơi nước bốc lên ca
Học sinh thực hành thí nghiệm ,nêu kết quả .
3 học sinh nhắc lại.
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
I. Kiểm danh.
II. Giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
III. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động, nề nếp, việc học tập của các bạn trong tuần 6; thông báo kết quả xếp loại thi đua giữa các tổ.
 * Kết quả xếp loại thi đua tổ:
Tổ
Xếp thứ
1
2
3
4
 + Lớp trưởng nhắc nhở công việc tuần tới.
IV. GV phát biểu ý kiến:
 1. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; tuyên dương những em thực hiện tốt, tiến bộ: ..........................; nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt: ................... 
 2. Nhắc nhở nề nếp và thông báo công việc tuần 7:
	+ Duy trì tốt nề nếp lớp.
	+ Thi đua học tập tốt.
	+ Tiếp tục rèn chữ, giữ vở.
	+ Tiếp tục tham gia các hoạt động nhân đạo: Mua tăm ủng hộ Hội người mù; ủng hộ HS vùng gặp khó khăn.
	+ Tiến hành chơi các trò chơi dân gian trong giờ ra chơi.
	+ Chuẩn bị hồ sơ HS để chấm VSCĐ đợt tháng 9+10. 
V. Văn nghệ – trò chơi HS yêu thích.
Ngày 03 tháng 10 năm 2011
BGH Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6(1).doc