HƯỚNG DẪN HỌC
HOÀN THÀNH CÁC BÀI HỌC BUỔI SÁNG
ÔN TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng
- Học sinh dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó
II- Đồ dùng:
- Phấn màu
III- Các hoạt động dạy – học:
1. Hoàn thành các bài học buổi sáng
Tuần 4 Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010 Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng - Học sinh dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó II- Đồ dùng: - Phấn màu III- Các hoạt động dạy – học: 1. Hoàn thành các bài học buổi sáng 2. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài Nội dung bài Đề bài: Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm nguời mẹ ốm nặng và chỉ khao khát được ăn qủa táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cùng , anh đã mang quả táo về biếu mẹ Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu truyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo Đề bài trên yêu cầu các em điều gì? 2 HS đọc đề bài - Tưởng tượng và kể lại câu truyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo GV hướng dẫn HS xây dựng câu chuyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo, dựa vào cốt truyện cho sẵn. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Chuyện xảy ra vào lúc nào ? Có những nhân vật nào - HS trả lời - Chuyện gì xảy ra với hai mẹ con? Người con quyết định ra sao? - Một hôm nguời mẹ ốm nặng và chỉ khao khát được ăn qủa táo thơm ngon. Người con đã ra đi tìm quả táo về biếu mẹ. - Hành trình đi tìm quả táo của người con gặp những khó khăn gì? Anh đã làm những gì để vượt qua mọi khó khăn? - HS trả lời - Niềm vui của mgười con khi cầm được quả táo về? - HS trả lời - Khi nhận được quả táo từ tay ngưòi con, người mẹ như thế nào? Bệnh tình của bà mẹ lúc đó ra sao? - Khi nhận được quả táo từ tay ngưòi con, người mẹ vô cùng xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của con. Bệnh tình của bà mẹ bỗng nhiên khỏi hẳn - Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV gọi HS đọc bài làm GV cùng HS nhận xét - HS làm bài vào vở - Nối tếp đọc bài 3. Củng cố dặn dò - Nêu ý nghĩa của câu truyện? - GV nhận xét tiết học HS nêu Sinh hoạt lớp Tên bài: Nhận xét thi đua tuần 4 I. Mục tiêu : - Kiểm điểm các hoạt động tuần qua, phổ biến nhiệm vụ tuần đến - Tiếp tục ổn định nề nếp II. nội dung: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - GV nhận xét chung: + Học tập: Sách vở đầy đủ, đi học chuyên cần, học bài, làm bài đầy đủ. + Hạnh kiểm: Bước đầu thực hiện nội quy trường lớp nghiêm túc - Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc HĐ2: Nhiệm vụ sắp đến - Thi đua thực hiện tốt theo chủ điểm - Tiếp tục ổn định nề nếp - Học tập tốt, đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập - Kiểm tra việc truy bài đầu giờ - Thực hiện vệ sinh cá nhân, nước uống... - Tham dự Đại hội Liên đội HĐ3: Sinh hoạt vui chơi múa hát - Tổ trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Theo dõi và thực hiện - Tham gia trò chơi, hát múa theo yêu cầu. Tuần 5: Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010 Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn tập Toán: Đổi đơn vị đo khối lượng, thời gian I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng - Hiểu được tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. - Luyện tập đổi đơn vị đo thời gian và đơn vị đo khối lượng II- Đồ dùng: - Phấn màu III- Các hoạt động dạy – học: A. Hoàn thành các bài học buổi sáng B. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò !. Giới thiệu bài 2. Thực hành luyện tập Đọc bảng đơn vị đo khối lượng từ đơn vị nhỏ đến đơn vị lớn? - Nêu các đơn vị đo thời gian đã học? HS đọc - Giây, phút, giờ, tháng , năm, thế kỉ. Bài 1: Viết các số sau đây dưới dạng số đo bằng ki-lô-gam. 112 tấn, 5 tạ 6 yến, 305 tạ, 12 yến 3 kg, 1325 yến, 27 tấn 30 kg. - GV gọi HS nêu cách làm và làm bài vào vở GV nhận xét - HS đọc yêu cầu của bài - 3 HS lên bảng giải - HS cả lớp làm vào vở. 112 tấn = 112 000 kg 1325 yến = 13 250 kg 12 yến 3 kg = 123 kg 305 tạ = 30 500 kg 5 tạ 6 yến = 560 kg 27 tấn 30 kg = 27 030 kg Bài 2: Một đoàn xe ô tô chở muối lên vùng cao. Có 4 xe mỗi xe chở 25 tạ và có 5 xe mỗi xe chở 36 tạ. Hỏi đoàn xe đã chở được tất cả bao nhiêu tấn muối lên vùng cao. - GV nhận xét và đánh giá - 1 HS đọc đề toán - HS tóm tắt bài và giải vào vở - 1 HS làm trên bảng - HS nhận xét bài Giải Số muối của 4 xe chở được: 25 x 4 = 100 (tạ) Số muối của 5 xe chở được: 36 x 5 = 180 (tạ) Số muối cả đoàn xe chở được: 100 + 180 = 280 (tạ) 280 tạ = 28 tấn Đáp số: 28 tấn Bài 3: Điền kết quả vào dấu chấm GV gọi HS đọc yêu cầu của bài Gọi HS nêu cách làm HS nêu kết quả GV nhận xét HS đọc HS nêu cách làm và làm bài vào vở Nối tiếp nhau đọc kết quả a) 8 phút = 480 giây 9 giờ 5 phút = 545 phút 5 phút 12 giây =312 giây 4ngày4giờ= 100 giờ b) 4 thế kỉ = 400 năm 5 thếkỉ16năm = 516năm 7 thế kỉ = 700.năm 7 thế kỉ 5 năm= 705 năm Bài 4: Trong cuộc thi chạy 100m, bạn Nam chạy hết phút, bạn An chạy hết phút 4 giây. Hỏi bạn nào chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây? - Gọi HS nêu cáh làm - GV đánh giá - cho điểm - 1 HS đọc đề toán - HS nêu cách làm bài Đổi phút = 30 giây phút 4 giây = 24 giây Vậy bạn An chạy nhanh hơn và nhanh hơn số giây là: 30 – 24 = 6 ( giây) Đ/S : 6 giây Củng cố – dặn dò - Nêu bảng đơn vị đo khối lượng. - 2 đơn vị đo liền kề gấp kém nhau bao nhiêu lần? - GV nhận xét tiết học - 2 HS trả lời câu hỏi Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2010 Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn Luyện từ và câu: mrvt: trung thực –tự trọng I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng - Giúp học sinh củng cố và mở rộng thêm vốn từ về trung thực – tự trọng - Ôn lại các kiến thức đã học về từ ghép và từ láy II- Đồ dùng: - Phấn màu, bảng phụ. III- Các hoạt động dạy – học: A. Hoàn thành các bài học buổi sáng B. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò !. Giới thiệu bài 2. Thực hành luyện tập - Nhắc lại các kiến thức đã học về từ láy và từ ghép. - Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập sau: Bài 1: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B. - Yêu cầu HS làm bài vào và 1 HS lên chữa bài - Đổi vở cho nhau kiểm tra. H: Vậy em hiểu thế nào là trung thực? tự trọng? tự tin? - Một học sinh đọc yêu cầu - Cả lớp làm bài - Một học sinh lên bảng làm bài - Chữa nhận xét A B trung thực tin vào bản thân mình tự trọng ngay thẳng và thật thà tự tin coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình - HS nêu Bài 2: Gạch bỏ những từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong những dãy từ sau. a. Chân thật, chân thành, chân tình, chân lí, chân chất. b. Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng ngay ngắn, ngay thật. H: Tại sao từ đó lại không cùng nhóm nghĩa ? - Một học sinh đọc yêu cầu lớp làm bài Một học sinh lên bảng Chữa nhận xét a. Chân thật, chân thành, chân tình, chân lí, chân chất. b. Thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng ngay ngắn, ngay thật. - a. Vì các từ còn lại chỉ tính tình, phẩm chất của con người. b. Cũng vậy – ngay ngắn không chỉ phẩm. Bài 3: Tìm từ láy và từ ghép trong đoạn văn sau sau: Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trờiTrời âm u mây mua, biển xám xịt. Trời ầm ầm, dông gió, biển đục ngầu, giận dữNhư một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. - 2 HS đọc đề bài Gọi HS nêu yêu cầu của bài - Tìm từ láy và từ ghép Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi chữa bài HS làm bài và chữa bài Từ ghép: Thay đổi, màu sắc, mây trời, mây mưa, dông gió, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt, đục ngầu, con người. Các từ ghép: Xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng, sôi nổi, ầm ầm. GV nhận xét, cho điểm Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2010 Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn Toán: Luyện tập về tìm số trung bình cộng I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng - Giúp HS củng cố, luyện tập về tìm số trung bình cộng. II- Đồ dùng: - Phấn màu, bảng phụ. III- Các hoạt động dạy – học: A. Hoàn thành các bài học buổi sáng B. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò !. Giới thiệu bài 2. Thực hành luyện tập - Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số? - HS trả lời Bài 1:Lớp 4A quyên góp được 33 quyển vở, lớp 4B quyên góp được 28 quyển vở, lớp 4C quyên góp được nhiều hơn lớp 4 B 7 quyển vở. Hỏi trung bình mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở? - GV nhận xét đánh giá. - 1 HS đọc đề toán - HS tóm tắt và giải vào vở. - 1 HS làm trên bảng Giải Lớp 4C quyên góp được số vở là: 28 + 7 = 35 (quyển) Trung bình mỗi lớp quyên góp được số vở là: ( 33 + 28 + 35 ) : 3 = 32 (quyển) Đáp số : 32 quyển - HS nhận xét bài nêu lại cách làm Bài 2: Một ô tô trong 3 gìơ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong 2 giờ sau mỗi giờ di được 43 km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km? - GV gọi HS đọc đề toán và nêu yêu cầu của bài - HS nêu yêu cầu của đề toán - HS nhận xét bài nêu cách làm - 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở - GV nhận xét đánh giá. Giải 3 giờ đầu ô tô đi được số km là: 48 x 3 = 144 (km) 2 giò sau ô tô đi được số km là: 43 x 2 = 86 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là: ( 144 + 86 ) : ( 3 + 2 ) = 46 (km) Đáp số: 46 km Bài 3: Trung bình cộng của ba số là 105. Hãy tìm 3 số đó biết; số thứ hai gấp đôi số thứ nhất, số thứ ba gấp 3 lần số thứ hai. GV nhận xét - 1 HS đọc đề toán - HS tóm tắt và giải vào vở. - 1 HS nêu cách làm - 1 HS làm trên bảng Giải Tổng của 3 số là 105 x 3 = 315 Số thứ nhất là 315: (1 + 2 + 6) = 35 Số thứ hai là: 35 x 2 = 70 Số thứ ba là 70 x 3 = 210 Đáp số: 35, 70, 210 3. Củng cố – dặn dò H- Nêu cách làm tìm số trung bình cộng của nhiều số? - GV nhận xét giờ học - Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số , ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đố cho số các só hạng. Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2010 BDNK âm nhạc BạN ƠI LắNG NGHE Bài 5: ôn tập bài hát bạn ơi lắng nghe Giới thiệu hình nốt trắng bài tập tiết tấu I. Mục tiêu cần đạt: - Biết hỏt theo giai điệu và đỳng lời ca. -Tập biểu diễn bài hỏt II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị một số động tác phụ họa, thanh phách. - Học sinh: Thanh phách. III. Phương pháp: - Giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, lý thuyết, thực hành. Iv. Các hoạt độn ... I. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Chơi trò chơi: làm theo hiệu lệnh - Lớp trưởng tập hợp 2 hàng ngang - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - Lớp tự tổ chức chơi 2. Ôn đội hình, đội ngũ: - GV Quan sát, sửa sai cho học sinh + Chơi trò chơi: ném bóng trúng đích - GV phổ biến cách chơi - GV làm mẫu - GV quan sát, chấm điểm thi đua. - Lớp trưởng chỉ đạo chung - Lớp thực hiện theo hiệu lệnh - HS thực hành thử - Lớp thực hành theo tổ 3. Phần kết thúc: - GV nhận xét giờ hoc - Về nhà luyện tập tốt nghi thức - HS đi thường thả lỏng Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn luyện từ và câu: luyện tập viết tên người, tên địa lí việt nam I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng - Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu + bảng phụ +bản đồ hành chính Việt Nam III- Các hoạt động dạy – học: A. Hoàn thành các bài học buổi sáng B. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò !. Giới thiệu bài 2. Thực hành luyện tập Bài 1: Cho đoạn văn sau: Viết hoa lại cho đúng các danh từ riêng. Ôm quanh ba vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những suối hai, đồng mô, ao vua nổi tiếng vẫy gọi. Mượt mát rừng keo những đảo hổ, đảo sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi măng, đồi hòn ... Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Học sinh đọc đoạn văn GV yêu cầu HS nêu các danh từ riêng trong đoạn văn HS nêu Yêu cầu chữa lại cho đúng vào vở chữa bài. * Viết đúng: Ba Vì, Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua, Hổ, Sếu, Măng, Hòn - Giới thiệu thêm: Hổ, Sếu, Măng, Hòn là tên riêng của các hòn đảo. HS lắng nghe. Bài 2: a, Viết tên và địa chỉ của trường em b, Ghi lại tên 5 nghệ sĩ mà em em thích? Một học sinh đọc yêu câu của bài. - Gọi HS nêu tên địa chỉ của trường Nêu tên và địa chỉ trường – lớp nhận xét. Trường Tiểu học Thắng Lợi xã Thắng Lợi huyện Thường Tín thành phố Hà Nội Nêu tên 5 nghệ sĩ mà em em thích VD: Mĩ Tâm, Đăng Dương, Trọng Tấn, Quang Linh, Mĩ Lệ ... GV nhận xét Cả lớp làm bài vào vở. Bài 3: Viết tiếp vào câu văn sau để có một đoạn văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Việt Nam nổi tiếng với niều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử (...) Một học sinh đọc yêu cầu Hướng dẫn học sinh viết theo cách giới thiệu từ Bắc vào Nam hoặc các bãi biển, các ngôi chùa. Lưu ý: Viết hoa các danh từ riêng Lớp làm bài vở Chữa miệng 1-2 em Nhận xét - Đánh giá. 3. Củng cố – Dặn dò GV nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010 Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn tập làm văn: luyện tập phát triển câu truyện I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng HS củng cố khả năng phát triển câu chuyện. HS biết sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian. II- Đồ dùng: - Phấn màu, bảng phụ. III- Các hoạt động dạy – học: A. Hoàn thành các bài học buổi sáng B. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2. Thực hành luyện tập Đề bài: Hãy tưởng tượng em gặp chú Cuội trên Cung Trăng, những sự việc gì sẽ xảy ra?( Kể một sự việc chính; bài văn dài khoảng 5 – 7 câu) - HS đọc đề bài - Gọi HS nêu yêu cầu của đề HS nêu GV hướng dẫn HS lắng nghe * Em có thể sẽ dạy chú Cuội học vần, vì hồi lên Mặt Trăng chú Cuội chưa biết chữ * Cũng có thể em sẽ trao đổi với chú về đời sống của trẻ em hiện nay trên Trái Đất * Cũng có thể em sẽ hướng dẫn chú Cuội chơi một trò chơi quen thuộc và dễ nhất của em HS dựa vào gợi ý của GV tưởng tượng và kể lại câu chuyện gặp gỡ chú Cuội GV yêu cầu HS (khá, giỏi) nói điều mà em đã tưởng tượng được trong cuộc gặp gỡ đó - Cả lớp lắng nghe và nhận xét bạn Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở HS viết bài GV thu chấm, chữa một số bài 3. Củng cố – Dặn dò GV nhận xét bài viết của HS Nhận xét tiết học Đọc sách thư viện HS đọc sách tại thư viện của nhà trường hoạt động tập thể Chơi trò chơi : Đoán xem ai I - Mục tiêu : - Học sinh biết cách chơi trò chơi : Đoán xem ai. - Thông qua trò chơi bồi dưỡng tính nhạy cảm và khả năng quan sát cho học sinh. II- Đồ dùng: Khăn dài để bịt mắt. III- Hoạt động: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1’ 1- ổn định: - Kiểm tra sĩ số và trang phục của học sinh. - Các tổ điểm số và báo cáo sĩ số. + Tổ trưởng kiểm tra . 2’ 29’ 2’ 1’ 3- Bài mới: a/ Giới thiệu bài. * GV giới thiệu tên bài. Trò chơi : Đoán xem ai b/ HD chơI trò chơi: * Hoạt động 1: Nội dung và quy tắc chơi - Một em đứng giữa vòng tròn dùng khăn bịt mắt. + Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách chơI mà giáo viên vừa phổ biến. - Giáo viên chỉ định một em chạy đến cầm tay em bịt mắt và đổi giọng nói một câu ngắn gọn (ví dụ : Một con vịt, bố tôi là công an) - Sau đó, em đó nhanh chóng trở về vị trí cũ của mình. - Em bịt mắt bỏ khăn ra quan sát và đoán xem ai vừa đến nói với mình. - Nếu đoán đúng thì em vừa nói phải ra bịt mắt phải ra bịt mắt thay bạn mình. - Nếu đoán không đúng thì em đó vẫn phải bịt mắt và trò chơi lại tiếp tục. * Hoạt động 2 : Cách tổ chức chơi. - Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn và đi đều. - Vừa đi vừa vỗ tay và hát những bài mà học sinh đã thuộc như : bà ơi bà, đi tới trường, chú ếch con . + Giáo viên cho học sinh chơi thử một lần sau đó mới chơi thật. * Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 5 – 10 em) để chơi 4- Củng cố: + Học sinh tập trung thành 4 hàng ngang. 5- Dặn dò: + Về nhà: Ôn lại trò chơi đã học. GV nhận xét tiết học HS lắng nghe - Toàn lớp nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. + Học sinh nhắc lại cách chơi mà giáo viên vừa phổ biến. * Cả lớp chơi dưới sư hướng dẫn của giáo viên. + Học sinh chơi . - Giáo viên nhận xét và sửa sai (nếu có) + Học sinh các nhóm chơi. + Giáo viên quan sát và nhận xét các nhóm. * Giáo viên nhận xét kết quả chơI theo những nội dung sau : - Nêu ưu, khuyết điểm của từng nhóm, từng tổ. - Thời gian hoàn thành của từng đội. - Số người vi phạm quy tắc chơi. - Tình hình trật tự và kỉ luật trong khi chơI . Sinh hoạt lớp Nhận xét thi đua tuần 7 I. Mục tiêu : - Kiểm điểm các hoạt động tuần qua, phổ biến nhiệm vụ tuần đến - Tiếp tục ổn định nề nếp II. nội dung: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - GV nhận xét chung: + Học tập: Sách vở đầy đủ, đi học chuyên cần, học bài, làm bài đầy đủ. + Lao động vệ sinh + Văn húa văn nghệ - Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc HĐ2: Nhiệm vụ sắp đến - Thi đua thực hiện tốt theo chủ điểm - Tiếp tục ổn định nề nếp - Học tập tốt, đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập - Kiểm tra việc truy bài đầu giờ - Thực hiện vệ sinh cá nhân, nước uống... -Rốn chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ. -Phỏt huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. HĐ3: Sinh hoạt vui chơi múa hát - Tổ trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Theo dõi và thực hiện - Tham gia trò chơi, hát múa theo yêu cầu. Tuần 8 Thứ ngày tháng năm 20 Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn Toán:Luyện tập I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng - Luyện tập tính chất kết hợp của phép cộng và biểu thức có chứa ba chữ. II- Đồ dùng: - Phấn màu, bảng phụ. III- Các hoạt động dạy – học: A. Hoàn thành các bài học buổi sáng B. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2 Luyện tập bồi dưỡng Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 2096 + 3422 + 904 36 + 42280 + 2964 1002 + 8896 + 8998 369 + 48756 + 1631 HS đọc Nêu cách làm HD áp dụng TC giao hoán và TC kết hợp của phép cộng HS tự làm bài và chữa bài GV nhận xét 2096 + 3422 + 904 = (2096 + 904) + 3422 = 3000 + 3422 = 6422 36 + 42280 + 2964 = (36 + 2964) + 42280 = 3000 + 42280 = 45280 Bài 2. Biết H = 10 000 – M – N – P. Tính H trong trường hợp sau: a. M = 339, N = 702, P = 443 b. M =501, N =1380, P = 2276 c. M =4203, N =1484, P = 3605 - 3 HS lên bảng làm - HS làm vào vở - HS nhận xét Bài 3.: Tính tổng của: a. 10 số lẻ liên tiếp đầu tiên. b. 12 số chẵn liên tiếp kể từ 2. _ HS đọc yêu cầu của bài HS làm bài – trình bày bài a) 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 = (1+ 19) + (3 + 17) + (5 + 15)+ (7 +13) + (9 +11) = 20 + 20 + 20 + 20 + 20 =100 GV nhận xét b) Tương tự 3. Củng cố – Dặn dò GV nhận xét tiết học Thứ ngày tháng năm 20 Hướng dẫn học Hoàn thành các bài học buổi sáng Ôn Luyện từ và câu: cach viết tên người tên địa lí nước ngoài I- Mục tiêu: - Giúp học sinh hoàn thành nốt các bài học của buổi sáng - Củng cố cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài (xác định rõ các bộ phận để viết hoa và gạch nối đúng với tên người, tên địa lý nước ngoài). II- Đồ dùng: - Phấn màu, bảng phụ. III- Các hoạt động dạy – học: A. Hoàn thành các bài học buổi sáng B. Luyện tập bồi dưỡng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài 2 Luyện tập bồi dưỡng Bài 1: Viết lại các tên riêng chưa đúng quy tắc dưới đây: Nhà thiên văn học ba-lan Cô Péc Ních; nhà bác học Ga li Lê. HS nêu lại qui tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài GV yêu cầu HS làm bài vào vở HS làm bài và chữa bài Bài giải: Nhà thiên văn học Ba Lan Cô-péc-ních; nhà bác học Ga-li-lê. GV nhận xét Bài 2: Viết lại các tên riêng dưới đây cho đúng rồi chia thành hai nhóm: - Các tên riêng được phiên âm Hán Việt. - Các tên riêng không phiên âm theo âm Hán Việt. Theo em, cách viết tên riêng trong hai nhóm này có gì khác nhau? bắc kinh, mạc tư khoa, mát xcơ va, tô ki ô, nhật bản, triều tiên, ác hen ti na, ăng gô la, thượng hải, môn ca đa, quảng châu. - HS đọc yêu cầu của bài và nêu cách làm Yêu cầu HS làm bài vào vở - Các tên riêng được phiên âm Hán Việt: Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Thượng Hải, Quảng Châu. - Các tên riêng không phiên âm theo âm Hán Việt: Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, ác-hen-ti-na, Ăng-gô-na, Môn-ca-đa. Cách viết hoa hai nhóm có khác nhau là tên riêng được phiên ấm theo âm Hán Việt được viết như cách viết tên riêng Việt Nam. Các tên riêng không phiên âm theo âm Hán Việt được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Các bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. GV nhận xét 3. Củng cố – Dặn dò GV nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: