Giáo án Buổi chiều lớp 4 - Tuần 6

Giáo án Buổi chiều lớp 4 - Tuần 6

Tập đọc

 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

 I.Mục tiêu:

 + Biết đọc với giọng kể tình cảm, chậm rãi, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

+ Gd Hs lòng trung thực, Ý thức nghiêm khắc với bản thân và trách nhiệm với người thân.

II. Đồ dùng dạy học:

 * Gv:

 + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK.

 + Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

* Hs: Sgk.

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều lớp 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
NS:2/10/2010
NG:4/10/2010
Tiết 1: LUYỆN ÂM NHẠC
(Giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 2: 	 Tập đọc 
 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
 I.Mục tiêu: 
 + Biết đọc với giọng kể tình cảm, chậm rãi, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
+ Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
+ Gd Hs lòng trung thực, Ý thức nghiêm khắc với bản thân và trách nhiệm với người thân.
II. Đồ dùng dạy học: 
 * Gv:
 + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK.
 + Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
* Hs: Sgk.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơGà trống và Cá và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS mở SGK trang 55, 
- 1HS đọc toàn bài.
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn .GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
 -2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2,GV kết hợp giải thích từ khó (SGK)
 - HS đọc nối tiếp lần 3,GV nhận xét.
 - HS luyện đọc theo nhóm.
 -2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1
-Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua 
thuốc cho ông?
-Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
-Gọi HS đọc đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
-Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
 * Đọc diễn cảm:
-Gọi 1 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyệncho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
 -Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc 
nào cứu nổi ông đâu. Oâng đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hướng dẫn HS đọc phân vai.
-Thi đọc toàn truyện.
-Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố-dặn dò:
Nêu nội dung chính của bài?
+Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.CB chu đáo bài mới:Chị em tôi
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+ Đoạn 1:An-đrây-ca đến mang về nhà.
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
-HS luyện đọc theo nhóm đôi. 
- 2 HS đọc toàn bài.
* Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, Yết ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, diệu dàng. Ý nghĨ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhanh nhẹn, hoảng hốt, khóc nấc, oà khóc, nức nở, an ủi, tự dằn vặt,
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thầm và trả lời.
+An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
+An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá 
bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, 
cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
-An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
-1 HS đọc thành tiếng.
+An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .
+An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
-Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
-1 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay 
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
-3 đến 5 HS thi đọc.
-4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
-3 đến 5 HS thi đọc.
+ Chú bé An-đrây-ca.
+ Tự trách mình.
+ Chú bé trung thực.
+ Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.
+ Hãy cố gắng để làm ông vui khi nghĩ đến mình, An-đrây-ca ạ.
+ Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế.
Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
+Gọi vài em nêu ý kién của mình
Tiết 3 Luyện toán
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I Mục tiêu:
Hs nắm vững cách tìm số trung bình cộng có 2 bước:
+Bước 1:Tìm tổng của các số hạng
+Bước 2: Chia cho số các sô hạng
-Nhận biết và đọc được các dạng biểu đồ
-Vẽ được vài biểu đồ đơn giản của biểu đồ hình cột
II ĐDHT: 
-Vở bài tập toán
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b-.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
Số trung bình cộng của 42 và 52 là : (42 + 52) : 2 = 47
Số trung bình cộng của 36, 42 và 57 là : (36 + 42 + 57) : 3 = 45
Số trung bình cộng của 34, 43, 52 và 39 là : (34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42
 -GV chữa bài. Lưu ý HS chỉ cần viết biểu thức tính số trung bình cộng là được, không bắt buộc viết câu trả lời.
Bài 2:
 -GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong VBT và hỏi: Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì ?
 -Có những lớp nào tham gia trồng cây ?
 -Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp.
 -Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào ?
 -Có mấy lớp trồng được trên 30 cây ? Đó là những lớp nào ?
 -Lớp nào trồng được nhiều cây nhất -Lớp nào trồng được ít cây nhất ?
 -Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây ?
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình trong từng năm học.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV treo biểu đồ như SGK (nếu có) và hỏi: Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì ?
 -Trên đỉnh cột này có chỗ trống, em điền gì vào đó ? Vì sao ?
-Cột thứ 2 trong bảng biểu diễn mấy lớp ?
 -Năm học nào thì trường Hòa Bình có 3 lớpMột? 
 -Vậy ta điền năm học 2002 – 2003 Vào chỗ trống dưới cột 2.
 -GV yêu cầu HS tự làm với 2 cột còn lại.
 -GV kiểm tra phần làm bài của một số HS, sau đó chuyển sang phần b.
 -GV yêu cầu HS tự làm phần b.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài 
 chu đáo và chuẩn bị bài sau.Luyện tập
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp 4 và lớp 5 đã trồng.
-Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
-Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5A trồng được 45 cây, lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây.
-Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là 5A, 5B, 5C.
-Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là lớp 4A, 5A, 5B.
-Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.
-Lớp 5C trồng được ít cây nhất.
-Số cây của cả khối lớp Bốn và khối lớp Năm trồng được là: 
35 + 28 + 45 + 40 + 23 = 171 (cây)
-HS nhìn SGK và đọc: năm 2001 – 2002 có 4 lớp, năm 2002 – 2003 có 3 lớp, năm 2003 – 2004 có 6 lớp, năm 2004 – 2005 có 4 lớp.
-Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi.
-Biểu diễn số lớp Một của năm học 2001 - 2002.
-Điền 4, vì đỉnh cột ghi số lớp Một của năm 2001 – 2002.
Biểu diễn 3 lớp.
-Năm 2002 – 2003 trường Hòa Bình có 3 lớp Một.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp dùng bút chì điền vào SGK.
3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý của bài. HS cả lớp làm bài vào vơr
-HS cả lớp.
NS:2/10/2010
Ng: thứ 3/10/2010
Tiết 1 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
Nghe - Kể lại được từng đoạn câu chuyệntheo tranh minh hoạ( Sgk); Kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
Có ý thức rèn luyện mình có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp viết sẵn đề bài.
GV và HS chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Kiểm tra việc chuẩn bị truyện của HS .
-Những đức tính: trung thực, tự trong, không tham lam của con người đều rất đáng quý. Hôn nay lớp ta sẽ thi xem bạn nào kể chuyện về lòng tự trọng mới lạ và hấp dẫn nhất.
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
-Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề.
-GV gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
-Hỏi: +Thế nào là lòng tự trọng?
+Em đã đọc những câu truyện nào nói về lòng tự trọng?
+Em đọc câu chuyện đó ở đâu?
-Những câu chuyện các em vừa nêu trên rất bổ ích. Chúng đem lại cho ta lời khuyên chân thành về lòng tự trọng của con ngừơi.
-Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3.
-GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+Nội dung câu truyện đúng củ đề: 4 điểm.
+Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.
+Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm.
+Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 2 điểm.
+Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
b/. Kể chuyện trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS .
-GV đi giúp đỡ từng nhóm.yêu cầu HS kể lại theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình.
-Gợi ý cho HS các câu họi:
*HS kể hỏi:
+Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
+Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì?
* HS nghe kể hỏi:
+ Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
+Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì?
 * Thi kể chuyện:
-Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
Lưu ý: GV nên dành nhiều thời gian cho HS kể chuyện. Khi HS kểGV ghi hoặc cử HS ghi tên chuyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể trả lời/ đặt câu hỏi của từng HS vào cột trên bảng.
-Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
-Cho điểm HS .
-Bình chọn:
+Bạn có câu chuyện hay nhất.
+Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
-Tuyên dương, trao phần thưởng (nếu có) cho HS đoạt giải.
3. Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Khuyết khích HS nêu đọc truyện.
-Dặn HS về nhà kể những câu truyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.
-3 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
-Lắng nghe.
+ 1 HS đọc đề bài.
+1 HS phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề.
-4 HS nối tiếp nhau đọc.
+Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
* Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng “ta thà làm giặc nước Nam còn hớn làm vương xú Bắc”
* Truyện kể về cậu bé Nen-li trong câu truyện buổi học thể dục
* Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích dưa hấu.
*Truyện kể về anh Quốc trong truyện cổ tích Sự tích con Cuốc.
+Em đọc trong truyện cổ tích Việt Nam, trong truyện đọc lớp 4, SGK tiếng Việt 4, xem ti vi, đọc trên báo
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
-HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong lớp.
-Nhận xét bạn kể.
Tiết 2 Luyện Tiếng Việt
DANH TỪ CHUNG-DANH TỪ RIÊNG
I Mục tiêu:
-HS nắm vững danh từ chung là danh từ chỉ chung sự vật.
- Danh từ riêng là danh từ chỉ tên riêng người địa danh, viết đúng các danh từ riêng(viết hoa cá chữ cái đầu)
-Gd cho HS biết một số địa danh của quê hương, đất nước
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Danh từ là gì? Cho ví dụ.
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết về con vật và tìn các danh từ có trong đoạn văn đó.
-Yêu cầu HS tìm các danh từ trong đọan thơ sau:
Vua Hùng một sáng đi săn,,
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi.
-Nhận xét, cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Hỏi : + Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ vừ tìm được trong đoạn thơ?
-Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại không viết hoa? 
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm từ đúng.
-Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam (vừa nói vừa chỉ vào bản đồ một số sông đặc bịêt là sông Cửu Long) và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta.
 Bài 2:
-Thế nào là danh từ chung?
-Yêu cầu HS nêu vài danh từ chung
-Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Thế nào là danh từ riêng?
-Viết các ví dụ của các em lên bảng con
+Nêu cách viết các danh từ riêng
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
 c. Ghi nhớ:
+Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ.
+Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì?
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
 d. Luyện tập:
3. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở: 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh 
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-2 HS đọc bài.
-HS trả lời: vua / Hùng/một /sáng /trưa/ bóng/ nắng /chân/ chốn / này/ dân/ một / quả/ xôi / bánh chưng/ bánh giầy/ mấy/ cặp/ đôi..
-Danh từ Hùng được viết hoa, còn các danh từ khác không viết hoa.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Thảo luận, tìm từ.
a/ sông b/. Cửu Long
c/. vua d/. Lê Lợi
-Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.
-Công nhân, nhà máy, bộ đội, đồi, núi, nước non, áo quần, cây cối...
+Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh,
-Lắng nghe.
+Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: 
+GV đưa 1bảng đúng và một bảng sai cho HS nhận xét vì sao đúng, vì sao sai?
+Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa các chữ cái đầu.
-2 đến 3 HS đọc thành tiếng.
một dãy núi và được viết hoa.
-1 HS đọc yêu cầu.
-Viết tên bạn vào vở bài tập (nếu có) hoặc vở nháp. 3 HS lên bảng viết.
+Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa.
-Lắng nghe.
-Nêu vài địa danh của đất nước và viết lần lượt các địa danh đó lên bảng con
-Làm toàn bộ bài tập ở vở bài tập . Gọi HS chữa bài tập GV bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaáo án buổi chiều lớp 4.doc