Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 7

Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 7

Tiết1: Luyện toán:

ÔN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ

I.Mục tiêu: - Giúp HS:

- Củng cố về nhận biết một số biểu thức có chứa hai chữ đơn giản; cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.

II.Đồ dùng dạy học: HS chuẩn bị bảng con

III. Hoạt động dạy học:

HĐ1: ( 5 )Củng cố về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

GVra đề bài, y/c HS tính rồi thử lại(gọi 2HS yếu lên bảng, GV giúp đỡ HS hiểu và làm được bài): a/69 108 + 2074; b/ 5901 - 638

HĐ2: ( 28) Thực hành:( Vở BTTN - trang 20, 21)

Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu):

m n m+n m-n mxn m:n

27 3 27+3=30 27-3=24 27x3=81 27:3=9

160 5 160+5=165 160-5=155 160x5=800 160:5=32

GV yêu cầu HS tự làm bài; sau đó gọi 4 em lên bảng hoàn thành bài.

-y/c HS nhận xét; Gv bổ sung, kết luận

 

doc 9 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều - Lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7:
 Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tiết1:	Luyện toán:
ôn: biểu thức có chứa hai chữ
I.Mục tiêu: - Giúp HS:
Củng cố về nhận biết một số biểu thức có chứa hai chữ đơn giản; cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
II.Đồ dùng dạy học: HS chuẩn bị bảng con
III. Hoạt động dạy học:
HĐ1: ( 5’ )Củng cố về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
GVra đề bài, y/c HS tính rồi thử lại(gọi 2HS yếu lên bảng, GV giúp đỡ HS hiểu và làm được bài): a/69 108 + 2074; b/ 5901 - 638
HĐ2: ( 28’) Thực hành:( Vở BTTN - trang 20, 21)
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu):
m
n
m+n
m-n
mxn
m:n
27
3
27+3=30
27-3=24
27x3=81
27:3=9
160
5
160+5=165
160-5=155
160x5=800
160:5=32
GV yêu cầu HS tự làm bài; sau đó gọi 4 em lên bảng hoàn thành bài.
-y/c HS nhận xét; Gv bổ sung, kết luận
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
Cho HS tính nháp, ghi kết quả Đ hoặc S vào bảng con;
- GV kết luận:
nếu a=1497 và b=568 thì a+b = 1497+568 = 2065 Đ
nếu a=5148 và b=4979 thì a-b = 5148-4979 = 1169 S
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Nếu a=6315 và b=6 thì a x b là:
A.37890	B.37960	C.36890	D.36860
Cho HS đọc y/c và làm bảng con
Gọi HS nêu, GV kết luận : Câu đúng: A. 37890
Bài 4 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Nếu a=18 456 và b=8 thì a : b là:
A.237	B.2037	C.2307	D.2367
Cho HS đọc y/c và làm bảng con
Gọi HS nêu, GV kết luận : Câu đúng: C. 2307
HĐ nối tiếp: (2’)
Y/c HS nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa hai chữ.
Tiết 3: 	Luyện từ và câu:
ôn : cách viết hoa tên người, tên địa lí việt nam
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng quy tắc viết hoa danh từ riêng để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết ND bài tập 9; bảng nhóm,bảng con.
III.Hoạt động dạy học:
Bài cũ: 3’
Cho Hs nêu:quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam
HS viết họ và tên của mình; dưới lớp viết vào bảng con.
B. Luyện tập:30’
Bài 9: Dòng nào dưới đây viết đúng tên người ?
- Gv treo bảng phụ, cho Hs đọc y/c, HS quan sát, nhận xét và nêu ý kiến. 
- Gv kết luân : A. nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài 10: Cho HS nêu y/c của bài: Dòng nào viết đúng tên địa lí ?
HS làm bài cá nhân, sau đó gọi HS nêu kết quả.
Gv kết luận : A. sông Vàm Cỏ Đông.
Bài 11: Gv nêu y/c: Viết tên em và tên trường em đang học
Cho một em lên bảng viết , lớp làm vào vở.
HS nhận xét bạn viết trên bảng, GV kết luận
Bài 12 : Cho HS đoc y/c
GV phát bảng nhóm cho một số HS làm bài, lớp làm vào vở.
Những HS làm bài vào bảng lên trình bày, lớp theo dõi nhận xét .
GV nhận xét chung, kết luận về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
 Cho HS nhận xét, GV nhận xét bổ sung, sửa cách viết cho HS. 
C.Dặn dò: (2’) - Cho HS nêu lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
 - Về ôn lại bài
Thứ tư, ngày 30 tháng 9 năm2009
Tiết 2: 	 	 Luyện toán:
 ôn: tính chất giao hoán của phép cộng
I.Mục tiêu:
Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng.
Biết vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:(5’) Củng cố về tính giá trị của biểu thức chứa hai chữ.
- GV: Nếu a= 1053, b=4267 thì a+b= ?.
Cho 1 HS lên làm, lớp làm bảng con.
*Hoạt động 2: (28’)Luyện tập, thực hành:
 - Bài1:(SGK)GV cho HS đọc đề bài, nêu y/c của bài .
Y/c HS tự làm vào vở , 3 em lên bảng làm.
Gv gọi Hs nhận xét, GV kết luận: khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.- HS nêu lại t/c giao hoán của phép cộng.
- Bài2:(SGK)GV cho HS đọc đề bài, nêu y/c của bài .
Y/c HS tự vận dụng t/c giao hoán làm bài vào vở .
Gọi một số Hs tiếp nối nhau đọc kết quả.
GVnhấn mạnh: 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó, số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
Bài 7: ( VBTTN)>; <; = 
Cho HS tự làm bài vào vở; sau đó GV gọi 4HS lên bảng làm
Gv nhận xét kết luận:
4307+948 = 948+4307	2746+64 < 2746+70
8524+1324 389+927
Bài 8: (Vở BTTN)
Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Một hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b ( a,b cùng một đơn vị đo). Chu vi hình chữ nhật đó là:
- HS suy nghĩ và lần lượt trả lời 
- GV nhận xét, kết luận: a,c- Đ; b,d - S.
* GV chốt kiến thứcvề tính chất giao hoán của phép cộng.
 Hoạt động nối tiếp(2’)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực trong giờ học.
-GV tổng kết giờ học,dặn dò HS .
Tiết3:	 Luyện đọc:
Luyện đọc 2 bài tuần 7
I. Mục tiêu:
1.Biết đọc lưu loát trôi chảy 2 bài tập đọc “ Trung thu độc lập; ở Vương quốc Tương Lai. Thể hiện đúng giọng đọc của từng bài.
2. Hiểu nội dung 2 bài tập đọc. Biết trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học: 
Bài 1 :( 18’) Trung thu độc lập
a. Luyện đọc :
Cho 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn ( 3 lượt )
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 
b. Tìm hiểu bài:
Câu1: Cho HS đọc thầm chọn ý trả lời đúng
- GV kết luận : Câu B.1945 .
Câu 2: Gọi HS nêu câu trả lời
- GV kết luận : Câu B.Tết Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Câu 3: Cho HS nêu y/ c; HS thảo luận nhóm đôi
GV gọi đại diện nhóm nêu ý kiến
GV kết luận : 
Bài 4: Viết vào chỗ trống ước mơ của em về đất nước ta. Mai sau em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó.
Hs tự làm bài, gọi Hs nêu ý kiến. Gv khen HS có những ước mơ đẹp.
Bài 2: ( 17’) ở Vương quốc Tương Lai.
a. Luyện đọc:
Cho 6 Hs đọc tiếp nối 6 đoạn ( 2 lượt )
- HS thi đọc diễn cảm màn 2.
b. Tìm hiểu bài: Cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi
Câu 13: Đáp án : C. Để gặp gỡ các em bé trong tương lai.
Câu 14: Đáp án : D. Vì tất cả các ý trên.
Các nhóm nêu ý kiến 
GV kết luận, nhận xét giờ học
Thứ năm, ngày 1 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: 	 	 Luyện toán:
Ôn : biểu thức có chứa ba chữ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn về tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
- Biết vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
II.Đồ dùng dạy học: 
HS : bảng con
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:(3’) Củng cố về biểu thức có chứa 2 chữ, 3 chữ.
Cho Hs tự lấy ví dụ biểu thức có chứa 2 chữ, 3 chữ; tính giá trị của biểu thức với những giá trị của từng chữ.
Hoạt động 2: ( 30’)Luyện tập, thực hành.( SGK)
- Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài. 
HS làm bảng con câu a, sau đó làm vào vở - HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
- Bài 2: GV yêu cầu HS tự làm vở ô li, sau đó gọi 2HS lên bảng làm ; lớp nhận xét bài trên bảng.
- GV chốt kiến thức:- Củng cố cách tính giá trị biểu thức; chốt cách nhân một số tự nhiên với 0.
-Bài 3 : - GV y/cầu HS đọc đề, HS tự làm vở ô li, sau đó gọi 3HS lên bảng làm câua,b,c; lớp nhận xét bài trên bảng.
- GV chốt kiến thức:- Củng cố cách tính giá trị BT dạng một số trừ một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi lần lượt từng số hạng của tổng.
- Bài 4: Cho HS nêu y/c
Cho HS quan sát hình vẽ trên bảng.
GV gọi HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác. 
- GV gọi 3 HS lên bảng làm các câu a, b, c; lớp làm vở
- yêu cầu HS đối chiếu bài, nhận xét.
 - GV chốt kiến thức: Củng cố cách tính chu vi của tam giác.
* Hoạt động nối tiếp: (2’)
- Cho HS nêu lại cách trừ một số cho một tổng 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: 	 	Luyện viết:
 Bài 8
1.Mục tiêu:
-Biết viết đúng bài Hoa hồng và giọt sương; viết đúng các chữ hoa có trong bài:H,B, N,M,Đ,C,L
- Biết trình bày đẹp bài thơ, viết đúng bài theo kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
- Giáo dục các em biết giữ gìn sách vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở Thực hành luyện viết
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. HD hs luyện viết: (8’)
- GV cho HS đọc 2 lượt bài thơ Hoa hồng và giọt sương 
- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa, chữ khó trong bài(H,B, N,M,Đ,C,L,
chuỗi sương, sung sướng, reo)
- Cho HS quan sát bảng chữ cái để tập viết đúng các chữ hoa;
2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp tự viết vào bảng con
- GV chữa lỗi cho HS 
3. Thực hành(22’)
- GV cho HS viết bài trong vở luyện viết
- Nhắc HS quan sát kĩ bài mẫu viết cho chính xác, cẩn thận.
- Gv bao quát, nhắc HS viết nắn nót, đúng kiểu chữ, nét chữ.
- Gv chấm bài, sửa nét chữ, lỗi chữ cho HS
IV. Củng cố, dặn dò(3’)
Gv khen những HS viết đẹp , tiến bộ
Dặn HS về sửa lại những chữ viết còn sai.
Tiết3:	 Tập làm văn:
ôn : luyện tập xây dựng đoạn văn 
I .Mục tiêu : 
- HS biết dựa vào những hiểu biết về đoạn văn và những từ ngữ cho sẵn để tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh đoạn văn ( có mở đầu, diễn biến, kết thúc đoạn văn) 
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Vở Tập làm văn, 
- Bảng nhóm .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: ( 2’)
2. HD làm bài tập ( 30’)
Bài 15; - Giáo viên cho HS đọc thầm nội dung của bài; 1 HS đọc to dàn bài của câu chuyện “ Hà Bá lấy vợ”; 1 HS đọc phần thân bài của câu chuyện ; 
GV nêu y/c: Hãy tưởng tượng và viết tiếp 3 đoạn còn lại.
- HS thảo luận nhóm đôi, 3 nhóm làm bài vào bảng nhóm.( mỗi nhóm hoàn chỉnh 1 đoạn)
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh yếu.
- HS các nhóm trình bày trên bảng; một số em dưới lớp đọc từng đoạn văn, cả bàivăn đã viết ; HS nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét ,khen nhóm, HS viết hoàn chỉnh,có nội dung tưởng tượng phong phú, hay.
C. Củng cố, dặn dò( 3’ )
- GV nhận xét tiết học .
- Về học bài chuẩn bị bài sau
Thứ sáu, ngày 2 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: 	 	 Luyện toán:
Ôn : tính chất kết hợp của phép cộng
I.Mục tiêu:- Giúp HS :
- Củng cố về tính chất kết hợp của phép cộng.
- Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:(5’) Củng cố về tính chất kết hợp của phép cộng :
Cho HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng , lấy ví dụ minh hoạ 
GV nhận xét, ghi điểm cho HS 
Hoạt động 2(28’) Thực hành ( làm BT trắc nghiệm )
Bài 15: Cho HS nêu yêu cầu của bài. 
HS làm bảng con 72+49+28- HS nhận xét, đối chiếu nêu đáp án khoanh.
 GV chốt kết quả đúng; câu B.72+49+28=(72+28)+49=100+49=149
Bài 16: Cho HS nêu yêu cầu của bài .
GV yêu cầu HS tự làm vở ô li,1 Hs lên bảng giải bài toán, sau đó gọi 1HS đọc kết quả bài làm trước lớp; HS nhận xét bài trên bảng.
- GV chốt kết quả bài giải:Câu đúng là A.370 cây
GV củng cố cho HS cách vận dụng t/c kết hợp vào giải toán.
Bài 17 : - GV y/cầu 2HS làm trên bảng nhóm, lớp làm vở
- 2HS làm trên bảng nhóm dán bài lên; HS nhận xét
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 19:( HS khá, giỏi)
Tìm x:	 x - 474 = 217 + 196
1HS giỏi lên làm, lớp cùng nháp; HS khá nhận xét bài.
GV nhận xét, kết luận: đáp án đúng là C. x=887
Bài 20:( HS khá, giỏi) GV cho HS nêu đề bài. 
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài, 1HS trình bày bài giải; GV nhận xét, kết luận
Bài giải:
 Tổng của ba số là: 139 x 3 = 417
 Số thứ hai là: 117 +35 = 152
 Số thứ ba là: 417 - (117 + 152) = 148
Đáp số: 148
Hoạt động nối tiếp: (2’) Dặn HS về xem lại bài
Tiết2:	Luyện chính tả:
Nghe-viết: trung thu độc lập
I. Mục tiêu: - Giúp học sinh:
1 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn 2 của bài Trung thu độc lập
- Làm bài tập phân biệt tr/ch; ươn/ương.
II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng nhóm để HS làm Bài tập 5,8
III. Các hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: (5’)Y/c học sinh viết bảng con các từ sau:
Truyện cổ, kể chuyện, truyện kể, câu chuyện.
- GV nhận xét , ghi điểm .
B. Bài mới: 
1. Nghe – viết chính tả : (18’)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gọi HS đọc đoạn viết.
- Gv y/c đọc thầm lại đoạn viết chính tả để tìm tiếng khó trong bài .
- Khi trình bày bài chú ý viết đúng các câu dài
- GV đọc bài cho HS nghe, viết vào vở.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV chấm khoảng 10 bài , nhận xét .
2. Thực hành làm bài tập chính tả: (12’)
- GV yêu cầu HS làm bài tập 5,6,7,8 trang 25,26 BT trắc nghiệm.
- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng làm.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét .
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Tiết3:	 Luyện từ và câu:
 Luyện tập viết tên người, địa lí việt nam
I.Mục tiêu : 
- Ôn lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam .
II. Chuẩn bị đồ dùng: - Bài tập trắc nghiệm tiếng Việt, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ (5’)Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam ? Hãy viết tên, địa chỉ nhà em? 1 Hs lên viết.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: (28’)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 16: Gọi HS đọc nội dung bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- Gv theo dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .
- HS các nhóm nêu kết quả: 
- GV củng cố chốt lại lời giải đúng: vịnh Hạ Long, bến Đoan, bến Tàu, cảng Mới, Vạn Ninh.
Bài17: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập .
- Tổ chức cho HS các tổ thi viết nhanh một số tên địa lí Việt Nam( tên thành phố, tên sông, tên núi, tên danh lam thắng cảnh);
Gv phổ biến luật thi: Mỗi tổ 10 bạn thi tiếp sức, cùng một thời gian, tổ nào viết được nhiều tên riêng địa lí sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét ,chấm điểm, tuyên bố tổ thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò(2’) - GV nhận xét tiết học
BGH duyệt kế hoạch bài học :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop4 chieu Tuan 7.doc