Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 8

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 8

Tập đọc

Người mẹ hiền

 (Theo Nguyễn Văn Thịnh )

A. Mục tiêu:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng

 - Đọc phân biệt lời các nhân vật.

2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò

 - Hiểu được nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa của bài: Cô giáo vừa thương yêu h/s vừa nghiêm khắc dạy bảo h/s nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

3.GD h/s thấy được t/c của thầy cô giáo đối với h/s. Từ đó biết kính trọng thầy cô giáo.

 

doc 41 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Người mẹ hiền
 (Theo Nguyễn Văn Thịnh )
A. Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng
 - Đọc phân biệt lời các nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò
 - Hiểu được nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa của bài: Cô giáo vừa thương yêu h/s vừa nghiêm khắc dạy bảo h/s nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
3.GD h/s thấy được t/c của thầy cô giáo đối với h/s. Từ đó biết kính trọng thầy cô giáo.
B. Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ SGK.
C. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
2’
5’
60’
2’
I.ổn định tổ chức : 
- Nhắc nhở học sinh
II.Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc và TLCH bài: Thời khoá biểu.
- Nhận xét đánh giá .
III. Bài mới :
a.Giới thiệu bài: 
b. Luyên đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu .
+ Luyện đọc câu .
- Y/C đọc nối tiếp câu .
 Từ khó .
- Y/C đọc lần hai.
+ Luyện đọc đoạn 
- Bài chia làm mấy đoạn? đó là những đoạn nào?
- Nêu cách đọc toàn bài.
- YC đọc nối tiếp 4 đoạn.
+ Đọc trong nhóm.
- Thi đọc.
Nhận xét- Đánh giá.
+Luyện đọc toàn bài:
 Tiết
 2
c. Tìm hiểu bài: 
- Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? 
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ ntn? 
- Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
- Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam khóc?
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Qua câu chuyện này giúp con hiểu điều gì.
d.Luyện đọc lại: (5’)
- Đọc phân vai:
IV.Củng cố , dặn dò: 
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền.
- YC cả lớp hát bài: Cô và mẹ
- Về nhà đọc lại bài
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- HS nghe 1h/s khá đọc lại bài
- Mỗi học sinh đọc một câu 
- không nên, lấm lem, vùng vẫy (c/n – d/t) 
- Đọc câu lần hai.
- Bài chia 4 đoạn, nêu các đoạn.
- Đọc chú giải.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
+ Luyện đọc nhóm 4.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn 3.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- 3 HS đọc cả bài.
- Minh rủ Nam chốn học ra phố xem xiếc.
- HS nhắc lại lời của Minh: Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình đi xem đi.
- Chui qua lỗ tường thủng.
- Cô nói với bác bảo vệ: “ Bác nhẹ taykẻo cháu đau. Cháu này là h/s lớp tôi”; Cô đỡ em ngồi dậy phủi đất cát dính bẩn trên người em, đưa em về lớp. 
- Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò. Cô bình tĩnh, nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm.
- Cô xoa đầu Nam an ủi
-
 Lần này Nam khóc vì đau và xấu hổ.
- Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.
- Cô giáo vừa thương yêu HS vừa nghiêm khắc dậy bảo HS nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
- 3 nhóm cử đại diện thi đọc theo vai.
- Nhận xét – bình chọn.
- Cô giáo được coi là người mẹ hiền vì: cô thương yêu h/s, dậy bảo h/s nên người giống như người mẹ hiền đối với các con trong gđ.
- Hát tập thể.
Tập viết
chữ hoa: g
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết viết đúng đẹp chữ hoa G, viết hoa theo hai cỡ vừa và nhỏ. Biết viết nối chữ G với vần op dấu sắc tạo thành tiếng Góp.
 2. Kỹ năng: Biết viết câu ứng dụng: “ Góp sức chung tay”theo cỡ nhỏ. Chữ viết đúng mẫu, nét đều nhau, nối chữ đúng quy định.
 3. Thái độ: GD hs có ý thức kiên chì, cẩn thận, chính xác trong việc rèn chữ.
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Chữ hoa G. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
C. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
3’
30’
2’
I. Kiểm tra bài cũ: 
- YC viết bảng con: E, Ê, Em.
- Nhận xét - đánh giá.
II. Bài mới: 
a. GT bài: 
b. HD viết chữ hoa:
+ Quan sát mẫu:
- Chữ hoa G gồm mấy nét? Là những nét nào?
- Con có nhận xét gì về độ cao các nét?
- Viết mẫu chữ hoa G, vừa viết vừa nêu cách viết.
- YC viết bảng con
- Nhận xét sửa sai.
c. HD viết câu ứng dung:
- Mở phần bảng phụ viết câu ư /d
- YC hs đọc câu.
+ Con hiểu gì về nghĩa của câu này?
- Quan sát chữ mẫu :
+ Nêu độ cao của các chữ cái?
+ Vị trí dấu thanh đặt ntn?
+ Khoảng cách các chữ ntn?
- Viết mẫu chữ “Góp” trên dòng kẻ 
( Bên chữ mẫu).
- HD viết chữ “Góp” vào bảng con.
- Nhận xét- sửa sai.
d. HD viết vở tập viết: 
- Quan sát uốn nắn.
đ. Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
III. Củng cố , dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
+ Quan sát chữ mẫu.
- Chữ hoa G gồm 2 nét: Nét 1 là nét kết hợp nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết ngược.
- Cao 8 li.(9 dòng kẻ) 
+ Nét 1: Viết tương tự chữ C hoa, dừng bút ở dòng kẻ 3 trên.
+ Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược dừng bút ở đường kẻ 2.
- Viết bảng con 2 lần.
- Góp sức chung tay.
- 2, HS đọc câu ư/d.
+ Cùng góp sức nhau để làm việc lớn.
- Quan sát TL:
+ Chữ cái: o, u, , c, n, a. cao 1 li.
+ Chữ cái: y, g , h cao 2,5 li.
+ Chữ cái: p cao 2 li.
+ Chữ cái: s cao 1,25 li.
+Dấu sắc đặt trên o ở chữ góp, trên  ở chữ sức.
+ Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát.
- Viết bảng con 2 lần.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
Toán 
Tiết 36: 36 + 15
A. Mục tiêu:
	- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 36 + 5.
	- Củng cố việc tính tổng các số hạng dạng: đã biết và giải toán đơn vị phép cộng.
B. Chuẩn bị:
	4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.Bảng gài.
C. Hoạt động dạy học:
2’
3’
28’
2’
 I. ổn định:Hát.
	II. Kiểm tra: - Chữa bài tập 4(sgk-tr35)
	 - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	III. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: Giới thiệu phép công 36 + 15.- GV nêu bài toán
Có 36 que tính, thêm 15 quyển tính nữa. Hỏi có tất cả ? que tính?
- Giáo viên gộp 6 que tính ở hàng trên với 5 que tính ở hàng dưới bó thành bó 1 chục que và 1 que rời.
- 3 chục thêm 1 chục được 4 chục với 1 chục được 5 chục với 1 que rời là 51 que.
- Hướng dẫn đặt tính và tính.
 Hoạt động 2:
Luyện tập, thực hành.
Bài 1 Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên cho học sinh làm bảng con.
- Giáo viên nhận xét qua mỗi lần học sinh giơ bảng.
Bài 2:(5’) Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên cùng lớp nhận xét.
Bài 3: (8’)Yêu cầu học sinh làm vở.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
Bài 4: (5’)Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên nhận xét.
III . Củng cố , dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-
 Học sinh quan sát.
- Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả.
- Học sinh nêu cách đặt tính và cách tính.
+ 6 cộng 5 bằng 11 viết 1 nhớ 1.
+ 3 cộng 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5.
- Vài học sinh nhắc lại.
- Học sinh làm bảng con.
- Học sinh đọc. Đặt tính rồi tính tổng.
- Học sinh làm BC.
 36 và 18 ; 24 và 19 :; 35 và 26 
- Học sinh làm bài.
Bài giải
Cả 2 bao có số gạo là:
46 + 27 = 73 (kg)
 Đáp số: 73 kg.
- Học sinh làm miệng.
	Buổi chiều :
 Tiếng việt (BS)
Luyện đọc: Người mẹ hiền
A. Mục tiêu:
1. Luyện kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng
 - Đọc phân biệt lời các nhân vật.
2.Luyện kĩ năng đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò
 - Hiểu được nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa của bài: Cô giáo vừa thương yêu h/s vừa nghiêm khắc dạy bảo h/s nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
3.GD h/s thấy được t/c của thầy cô giáo đối với h/s. Từ đó biết kính trọng thầy cô giáo.
B. Chuẩn bị :
 - Tranh minh hoạ SGK.
C. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’
28’
I.Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc và TLCH bài: Người mẹ hiền
- Nhận xét đánh giá .
II. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Luyên đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 - 3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
2’
- GV đọc mẫu .
+ Luyện đọc câu .
- Y/C đọc nối tiếp câu .
- Y/C đọc lần hai.
+ Luyện đọc đoạn
- YC đọc nối tiếp 4 đoạn.
+ Đọc trong nhóm.
- Thi đọc.
Nhận xét- Đánh giá.
+Luyện đọc toàn bài:
c. Tìm hiểu bài nội dung bài:
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Qua câu chuyện này giúp con hiểu điều gì.
d.Luyện đọc lại:
- Đọc phân vai:
III Củng cố , dặn dò: 
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền.
- YC cả lớp hát bài: Cô và 
- HS nghe 1h/s khá đọc lại bài
- Mỗi học sinh đọc một câu 
- Đọc câu lần hai.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
+ Luyện đọc nhóm 4.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn 3.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- 3 HS đọc cả bài.
- Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.
- Cô giáo vừa thương yêu HS vừa nghiêm khắc dậy bảo HS nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.
- 3 nhóm cử đại diện thi đọc theo vai.
- Nhận xét – bình chọn.
- Cô giáo được coi là người mẹ hiền vì: cô thương yêu h/s, dậy bảo h/s nên người giống như người mẹ hiền đối với các con trong gđ.
- Hát tập thể.
Toán ( BS )
Luyện tập : 36 + 15
A . Mục tiêu:
- Củng cố cách cộng có nhớ( cộng qua 10) ở hàng chục
- Rèn KN giải toán có lời văn
- GD HS ham học toán
B . Chuẩn bị :
- Vở BTT
C . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
3’
28’
2’
I / Tổ chức:
II / Kiểm tra: 
- Trò chơi:" Rồng rắn lên mây" để ôn lại bảng cộng 6
III / Bài mới: 
* Ôn cộng có nhớ ở hàng chục
- Cho HS nêu cách đặt tính , cách thực hiện tính 
- Bài toán thuộc loại toán gì?
- Chấm bài 
- Nhận xét
- GV theo dõi , hướng dẫn HS khi làm bài .
III. Củng cố –dặn dò:
- Đồng thanh bảng cộng 6
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
* Bài 1( Vở BTT)
- HS làm vở
- Đổi vở- Chữa bài
* Bài 2:
 - HS tự đặt tính rồi tính 
 - Đổi vở, kiểm tra kết quả 
* Bài 3:
- Đọc đề
- Làm bài vào vở
- Chữa bài
* Bài 4:
HS tính kết quả các phép cộng 
Nếu kết quả là 45 thì tô màu 
Hoạt động tập thể 
Giáo dục thực hành -Vệ sinh răng miệng
A. Mục tiêu:
	- HS có ý thức vệ sinh cá nhân
	- Thường xuyên vệ sinh răng miệng
II. Chuẩn bị : Bàn chải và kem đánh răng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
a. Hoạt động 1 : 
- Để giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày chúng ta phải làm gì ?
- Hàng ngày đánh răng mấy lần ? 
- Vào lúc nào ?
- Em đánh răng nh thế nào ?
- Ngoài việc đánh răng thường xuyên ta cần bảo vệ răng nh thế nào ?
b. HĐ2 : Thực hành đánh răng
- Dùng bàn chải, kem đánh răng HD HS cách đánh răng
IV Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng
- Phả ...  khô ráo.
- Nghe.
* Làm gì để uống sạch
- Trình bày trước lớp
- Muốn uống sạch phải đun sôi nước
+ H6 chưa hợp vệ sinh vì nước mía ép bẩn có nhiều ruồi nhặng.
+ H7không hợp vệ sinh vì nước ở chum là nước lã có nhiều vi trùng.
+ H8 đã hợp vệ sinhvì bạn đang uống nước đun sôi để nguội.
* Tại sao phải ăn sạch, uống sạch.
- Thảo luận – trình bày
Chẳng hạn:
+HS 1: các bạn có biết ,ăn uống sạch sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
+HS 2: Sẽ làm cho chúng ta có sức khoẻ tốt
+HS 3 : Chúng ta không bị bệnh tật 
+HS 4: Chúng ta sẽ học tập tốt
+HS 5: Vì lý do trên , chúng ta cần ăn uống sạch sẽ các bạn nhé
- Phải ăn uống sạch sẽ
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Chính tả (NV)
Bàn tay dịu dàng
A. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: H/S nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài.
 2. Kỹ năng: Viết đúng chữ khó, trình bày đẹp. Làm đúng các bài tập chính tả.
 - Luyện viết đúng các tiếng có vần ao, au, âm r/ d/ gi.
 3. GD HS có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị.
 - Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
3’
30’
2’
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc các từ: 
- Nhận xét. 
II. Bài mới: 
a. GT bài: 
- Ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn nghe viết:
- Đọc đoạn viết.
+ Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo ntn?
+ Những chữ nào được viết hoa.
+ Khi xuống dòng viết ntn? 
- HD viết từ khó:
- Ghi từ khó:
- Xoá các từ khó – YC viết bảng.
- Nhận xét – sửa sai.
- HD viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- Đọc chậm từng câu.
- Đọc lại bài, đọc chậm
GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của h/s.
* Chấm, chữa bài:
Thu 7- 8 bài chấm điểm.
c. HD làm bài tập: 
Bài 2: 
- Treo BP nội dung bài tập 2.
- YC thảo luận nhóm đôi.
- YC làm bài- chữa bài.
- Nhận xét - đánh giá.
III. Củng cố – dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết – cả lớp viết b/c
 Xấu hổ , cửa lớp , xin lỗi
- Nhắc lại.
- Nghe – 2 HS đọc lại.
- Xoa đầu trìu mến , thông cảm cho nỗi buồn của em
- Các chữ đầu dòng, tên bài, chữ đầu câu, tên củ An viết hoa.
- Lùi vào 1 ô 
- Làm bài, trìu mến (c/n - đ/t)
- Viết bảng con.
- Nghe
- Viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
* Tìm 3 từ mang vần : ao, au.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đai diện nhóm đọc bài làm của nhóm mình.
+ ao: con dao, nấu cháo, báo tin, bảo ban, bạo dạn.
+ au: báu vật, châu báu, nhàu nát.
- Nhận xét. 
* a. Đặt câu để phân biệt các tiếng sau:
- Gia đình em sống vui vẻ.
- Hoà ơi ra sân chơi đá cầu đi.
- Nước da bạn Thu trắng hồng.
 b. Tìm tiếng có vần uôn, uông điền vào chỗ trống.
+ Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
+Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn
-Nhận xét.
Toán
Tiết 40 : Phép cộng có tổng bằng 100
A . Mục tiêu:
- Hs tự thực hiện phép cộng ( Nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100. Vận dụng khi làm tính và giải toán
- GD HS chăm học
B . Đồ dùng:
- Bảng phụ chép sẵn ND bài 3:
C . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
30’
2’
I / Tổ chức: 
II / Bài mới: 
a- HĐ 1: HD HS thực hiện phép cộng có nhớ , có tổng bằng 100
- Nêu phép cộng: 83 + 17 =?
- HD HS đặt tính và tính theo cột dọc
83
 +
17
 100
b- HĐ 2: Thực hành
 * Bài 1 ( 40 ) 
- Củng cố cách dặt tính , thực hiện tính 
 * Bài 2 ( 40 ) 
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo mẫu 
* Bài 3 Giảm tải 
 * Bài 4 (40 )
- Bài toán thuộc loại toán gì?
- Chấm bài
- Chữa bài
III / Các hoạt động nối tiếp: (2’)
* Trò chơi: Truyền điện
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Nêu cách thực hiện
3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1.
8 cộng 1 bằng 9 , thêm 1 bằng 10 , 
viết 10 .
:
 - Nêu yêu cầu
 - Làm bảng con 
 - Chữa bài 
HS tính nhẩm rồi nêu kết quả 
 Nhận xét 
 - Đọc đề
 - Tóm tắt
 - Làm bài vào vở
 Giải 
 Buổi chiều cửa hàng đó bán được là :
 85 + 15 = 100 ( kg ) 
 Đáp số : 100 kg 
Tập làm văn
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị kể ngắn theo câu hỏi
A. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết TLCH về thầy cô giáo( lớp 1). 
 2.Kỹ năng: Biết dựa vào các câu hỏi, trả lời, viết một đoạn văn ngắn 4- 5 câu về thầy giáo, cô giáo.
 3.Thái độ: GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B. Chuẩn bị. 
 - Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
5’
28
2’
’
I.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2,3 HS đọc thời khoá biểu của lớp.
- Nhận xét , đánh giá.
II.Bài mới: 
 a.GT bài:
- Ghi đầu bài.
b.Nội dung: 
Bài 1: 
- GV y/c HS đóng vai
- YC 2HS đóng vai
Bài 2:
- Treo BP:
- Gọi 1 h/s đọc câu hỏi- 1 h/s trả lời.
a) Cô giáo của bạn tên là gì?
b) Tình cảm của cô đối với h/s ntn?
c) Bạn nhớ nhất điều gì ở cô?
d) Tình cảm của bạn đối với cô ntn?
- YC trình bày trước lớp.
Bài 3: 
- YC cả lớp làm bài vào vở - đọc bài trước lớp.
- Nhận xét sửa sai.
III. Củng cố , dặn dò:
- Qua bài học hôm nay các con đã biết nói lời mời, chào, đề nghịVề nhà tập nói những dạng câu vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- 2,3 HS đọc.
- Nhắc lại.
* Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn.
- 1 bạn đóng vai bạn đến chơi nhà.
- 1 bạn đóng vai chủ nhà.
Chú ý lời mời bạn vào nhà chơi với thái độ vui vẻ, hoà nhã, niềm nở, lịch sự.
a) bạn đến thăm nhà . Em mở cửa mời bạn vào chơi.
HS1: Chào bạn, nhà bạn có nhiều hoa đẹp quá!
HS2: A ! Mai ! Mời bạn vào nhà chơi.
b) Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình.
- Hà ơi! tớ rất thích bài hát: Bàn tay mẹ mà cậu vừa hát. Nhờ cậu chép cho tớ bài hát đó nhé.
c) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu, đề nnghị bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.
- Tuấn ơi! câu đừng nói chuyện nữa để nghe cô giáo giảng bài.
- Nhận xét.
- Nêu lần lượt từng câu hỏi:
- Từng cặp nối tiếp nhau hỏi và trả lời.
+ Cô giáo lớp 1 của tớ là cô Trương Thị Phương.
+ Cô Phương rất yêu thương h/s như con của mình.
+ Mình nhớ nhất là đôi bàn tay mềm mại của cô, khi cô bắt tay nắn từng nét chữ cho h/s.
+ Tớ rất kính trọng và biết ơn cô.
- Nhận xét – bình chọn.
* Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2. Hãy viết một đoạn khoảng 4 -5 câu nói về cô giáo ( thầy giáo) cũ của em.
+ Cô giáo dạy em học lớp 1 là cô Phương. Cô rất yêu thương, chăm sóc cho chúng em rất chu đáo. Em nhớ nhất đôi bàn tay dịu dàng của cô khi cô dậy em viết nét chữ đầu tiên. Em rất yêu quý và kính trọng cô. Em luôn làm theo lời cô dạy bảo.
- Nhận xét. Bình chọn.
Buổi chiều: 
Toán (BS)
Luyện tập : phép cộng có tổng bằng 100
A. Mục tiêu:
- Củng cố cách cộng qua 10( có nhớ)
- Rèn KN đặt đề toán và giải toán có lời văn
- GD HS ý thức tự giá học tập
B. Đồ dùng:
- Vở BTT
- 5 bông hoa ghi nội dung như bài 4
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
30’
2’
I / Tổ chức: 
II / Bài mới: 
 - Ôn lại bảng cộng 
* Lưu ý cộng có nhớ 
- Bài toán thuộc loại toán gì?
- Chấm bài
- Chữa bài
III / Các hoạt động nối tiếp: 
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
 GV nêu các phép cộng , HS tính và nói nhanh kết quả . Ai tính nhanh và nói đúng thì người đó thắng .
* Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
* Bài 1:
- Làm VBT
- Chữa bài
* Bài 2:
- Làm VBT
- Chữa bài
* Bài 3:
- Nêu bài toán
- 1 HS làm trên bảng
- Lớp làm VBT
* Bài 4 
 - HS tìm số hình tam giác , hình tứ giác rồi điền vào chỗ chấm.
- HS chơi
Tiếng việt (BS)
Luyện tập : Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
 kể ngắn theo câu hỏi
A. Mục tiêu:
 - Luyện nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết TLCH về thầy cô giáo( lớp 1). 
 - Biết dựa vào các câu hỏi, trả lời, viết một đoạn văn ngắn 4- 5 câu về thầy giáo, cô giáo.
 - GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
B. Chuẩn bị. 
 - Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
3’
30’
2’
I.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 nói lời mời , nhờ
- Nhận xét , đánh giá.
II.Bài mới: 
 a.GT bài:
- Ghi đầu bài.
b.Nội dung:
Bài 1)
- GV y/c HS đóng vai
- YC 2HS đóng vai
Bài2:
Treo BP:
- Gọi 1 h/s đọc câu hỏi- 1 h/s trả lời.
a) Cô giáo của bạn tên là gì?
b) Tình cảm của cô đối với h/s ntn?
c) Bạn nhớ nhất điều gì ở cô?
d) Tình cảm của bạn đối với cô ntn?
- YC trình bày trước lớp.
Bài 3: 
- YC cả lớp làm bài vào vở - đọc bài trước lớp.
- Nhận xét sửa sai.
III. Củng cố , dặn dò: 
- Qua bài học hôm nay các con đã biết nói lời mời, chào, đề nghịVề nhà tập nói những dạng câu vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- 2, HS nói.
- Nhắc lại.
* Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn.
 1 bạn đóng vai bạn đến chơi nhà.
- 1 bạn đóng vai chủ nhà.
- Nêu lần lượt từng câu hỏi:
- Từng cặp nối tiếp nhau hỏi và trả lời.
+ Cô giáo lớp 1 của tớ là cô Trương Thị Phương.
+ Cô Phương rất yêu thương h/s như con của mình.
+ Mình nhớ nhất là đôi bàn tay mềm mại của cô, khi cô bắt tay nắn từng nét chữ cho h/s.
+ Tớ rất kính trọng và biết ơn cô.
- Nhận xét – bình chọn.
* Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2. Hãy viết một đoạn khoảng 4 -5 câu nói về cô giáo ( thầy giáo) cũ của em.
+ Cô giáo dạy em học lớp 1 là cô Phương. Cô rất yêu thương, chăm sóc cho chúng em rất chu đáo. Em nhớ nhất đôi bàn tay dịu dàng của cô khi cô dậy em viết nét chữ đầu tiên. Em rất yêu quý và kính trọng cô. Em luôn làm theo lời cô dạy bảo.
- Nhận xét. Bình chọn.
Sinh hoạt
Sơ kết tuần 8
A.Mục tiêu:
 - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần. Biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Đề ra phương hướng cho tuần sau
 - Giáo dục HS có ý thức trong học tập. Tạo không khí thi đua giữa các nhóm giúp nhau cùng tiến bộ.
B.Nội dung sinh hoạt:
1. GV nêu nội dung sinh hoạt:
a. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
 - Chuyên cần: HS đi học dầy đủ ,đúng giờ
 - Nền nếp của lớp: Duy chì nề nếp tốt
 - ý thức học tập : Có ý thức học tập tốt
 - Vệ sinh chuyên : Sạch sẽ
 - Thể dục ca múa hát: Tập đèu , múa dẻo
 - Phong trào VSCĐ: Có ý thức rèn chữ tốt
b. GV nhận xét chung.
 - Biểu dương HS có thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác.
 - Nhắc nhở những HS còn mắc khuyết điểm.
c. ý kiến bổ sung của HS.
2. Phương hướng tuần sau:
 - Phát động phong trào của tuần.
 - Duy trì tốt nền nếp của trường , của lớp.
 - Phát huy ưu điểm , khắc phục nhược điểm của tuần qua.
 - Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến.
3. Vui văn nghệ:
 - Hát cá nhân
 - Hát tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc