Giáo án các môn học khối 4 (buổi chiều)

Giáo án các môn học khối 4 (buổi chiều)

KHOA HỌC:

TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?

I/ MỤC TIÊU:

- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.

- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.

- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói : cần ăn đủ nhóm thức chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế muối.

*Giáo dục hs có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hằng ngày.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Phiếu học tập theo nhóm.

 - Giấy khổ to.

- HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu.

 

doc 31 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 4
KHOA HỌC:
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I/ MỤC TIÊU:
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói : cần ăn đủ nhóm thức chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế muối.
*Giáo dục hs có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hằng ngày. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Phiếu học tập theo nhóm.
 - Giấy khổ to.
- HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS.
 1) Em hãy cho biết vai trò của vi-ta-min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min ?
 2) Em hãy cho biết vai trò của chất khoáng và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất khoáng?
 3) Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể, những thức ăn nào có chứa nhiều chất xơ ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1, Giới thiệu bài: 
- GV hỏi: Hằng ngày em thường ăn những loại thức ăn nào ?
- Nếu ngày nào cũng phải ăn một món em cảm thấy thế nào ?
- GV giới thiệu bài.
 2, Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ?
* Mục tiêu: Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm theo địnhhướng.
 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 ? Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ?
 ? Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào ?
 ? Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 - Gọi 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
 - Gọi 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 
17 / SGK.
3, Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối. 
* Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 - Yêu cầu HS quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.
 - Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 - Gọi 2 đến 3 nhóm lên trình bày.
 - Nhận xét từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý.
 - Yêu cầu HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những nhóm thức ăn nào cần: Ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế ?
 * GV kết luận: (Như SGV)
 4,Trò chơi: “Đi chợ”
 * Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
 - GV Giới thiệu trò chơi:
 - Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.
 - Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GV gọi nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm. 
PHIẾU HỌC TẬP
	Lớp 4	Nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Thực đơn trong ngày
Sáng
Trưa
Tối
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
 - Yêu cầu HS chọn ra một nhóm có thực đơn hợp lý nhất, 1 HS trình bày lưu loát nhất.
 - Tuyên dương.
 5. Củng cố - dặn dß:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
 - Dặn HS về nhà sưu tầm các món ăn được chế biến từ cá.
- HS trả lời.
- Hằng ngày em ăn cá, thịt, rau, hoa quả, 
- Em cảm thấy chán, không muốn ăn, không thể ăn được.
- Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Không đảm bảo đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất, và chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
+ Chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+ Vì không có một thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể...
- 2 đến 3 HS đại diện cho các nhóm lên trình bày.
- 2 HS lần lượt đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Quan sát, thảo luận, vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm mình chọn cho một bữa ăn.
- 1 HS đại diện thuyết minh cho các bạn trong nhóm nghe và bổ sung, sửa chữa.
- 2 đến 3 HS đại diện trình bày.
- Ví dụ: Một bữa ăn hợp lý cần có thịt, đậu phụ để có đủ chất đạm, có dầu ăn để có đủ chất béo, có các loại rau để đảm bảo đủ vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. 
- Quan sát kỹ tháp dinh dưỡng, 5 HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ nêu một tên một nhóm thức ăn.
Câu trả lời đúng: (SGV)
- Nhận mẫu thực đơn và hoàn thành thực đơn.
- Đại diện các nhóm lên trình bày về những thức ăn, đồ uống mà nhóm mình lựa chọn cho từng bữa.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
TiÕt 2
ĐẠO ĐỨC: 
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T 2 )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó trong cuộc sống và học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Thảo luận nhóm 
 (Bài tập 2 - SGK trang 7)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
 + Yêu cầu HS đọc tình huống.
 + HS nêu cách giải quyết.
 - GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 - GV kết luận: trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn.
2, Làm việc nhóm đôi
 ( Bài tập 3- SGK /7) 
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- GV cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
3,Làm việc cá nhân 
( bài tập 4 - SGK / 7)
- GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
+ Nêu một số khó khăn ...
- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
 - Thực hiện những biện pháp đã đề ra 
- Các nhóm thảo luận (4 nhóm)
- HS đọc.
- Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS trình bày 
- HS lắng nghe.
- HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- HS cả lớp thực hành.
Tiết 3
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm chắc về cấu tạo của dãy số tự nhiên.
- Nhận biết đâu là dãy số tự nhiên, đâu là bộ phận của dãy số tự nhiên.
- Phát triển tư duy cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- hệ thống bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài cũ: chữa bài tập về nhà.
2. Bài mới:
* Hướng dẫn luyện tập.
Ôn lại về đặc điểm dãy số tự nhiên.
+ Dãy số tự nhiên là dãy số xếp theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0.
- Hai số liên tiếp trong dãy số tự nhiên hơn kém nhau 1 đơn vị.
*Luyện tập thực hành.
Bài 1: Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên.
a) 4, 5, 6, 1, 2, 3,., 1000 000,
b) 1,2, 3, 4,5 , 6, , 1000 000,
c) 2, 4, 6, 8, 10, ., 1000 000,
d) 0, 1, 2, 3, 4,5 ,., 1000 000,
e) 1, 3, 5, 7,.., 1 000 001,
g) 0, 1, 2, 3, 4, 5,..1000 000.
Bài 2: Nêu quy luật rồi viết tiếp 3 số vào mỗi dãy số sau:
a) 0, 2, 4, 6, 8,	b) 1, 4, 7, 10, 13,
c) 11, 22, 33, 44,..	d) 1, 2, 3, 5, 8,.
e) 1, 2, 4, 8, 16,. 	g) 1, 4, 9, 16, 25,
* HD học sinh làm theo các bước:
- Nhận xét (đưa ra 3 nhận xét)
- Nêu quy luật.
- Tìm tiếp 3 số cần tìm.
- Viết lại dãy số khi viết thêm 3 số nữa.
* GV làm mẫu 1 phần còn lại học sinh tự làm vào vở-Thu chấm 1 số bài, nhận xét.
- Các dãy số trên có phải là dãy số tự nhiên không?
Bài 3:
a) hãy cho 1 ví dụ về 8 số tự nhiên liên tiếp. Hãy tính hiệucủa số hạng cuối và số hạng đầu.Hãy so sánh hiệu đó với số lượng số hạng trong dãy số đó.
* yêu cầu hs đọc đề rồi tự làm.
+ Báo cáo kết quả, rút ra kết luận.
Bài 4: Cho dãy số 2, 4, 6, 8,, 202, 204
a) Hãy cho biết dãy số trên có bao nhiêu số hạng
b) Số hạng thứ 50 của dãy là số nào?
HD học sinh làm bài, Gv thu chấm, chốt lại cách tìm số thứ n trong dãy số cách đều.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Nhận xét giờ.
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2012
Tiết 1
KHOA HỌC:
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
I/ MỤC TIÊU:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. 
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm. 
- Giáo dục HS có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Pho- to phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 HS lên bảng hỏi:
 1) Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ?
 2) Thế nào là một bữa ăn cân đối ? 
 - GV nhận xét cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 - GV hỏi: Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ đâu ?
 - GV giới thiệu:
2, Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”.
* Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
* Cách tiến hành:
 - GV tiến hành trò chơi theo các bước:
 - Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
 - Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
 - GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội.
 - Tuyên dương đội thắng cuộc.
 - GV chuyển hoạt động: (SGV)
3, Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
* Mục tiêu:
 - Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật và vừa cung cấp đạm thực vật.
 - Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc.
Bước 2: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.
 - Chia nhóm HS.
 - Yêu cầu các nhóm nghiên ... c hành.
C.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Giao việc: làm các bài tập trong vở bài tập toán (trang 49 – 50 )
BT1 : Viết tiếp vào chỗ chấm : HS đọc đề 
BT2 : HS đọc đề : Viết giá trị của bt vào ô trống
BT3 : HS đọc đề : Nối 2 bt có giá trị = nhau . Y cầu HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
BT4 : HS đọc đề : Điền số
BT 5 : Đố vui : Ghi đúng sai 
Vở BTT
Bài 1: HS lắng nghe và làm miệng :
... 15 + 25 = 40 ; 40 là một giá trị của ...
.... 1505 + 404 = 1909 ; 1909 là một giá trị của ......
Bài 2: HS lắng nghe và làm vào vở :
a
36
40
72
27
b
4
5
8
9
a : b
9
8
9
3
a x b
144
200
576
243
Bài 3: Cả lớp làm vào vở – 1em lên bảng:
20+30
(1) (2)
12+54
( 3 )
36+45
(1)-(b) , (2) – ( c ) ( 3 ) – ( a )
45+36
(a) (b)
30+20
( c)
54+12
Bài 4 : HS tự làm bài :
357 + 268 = 625 = 268 + 357
1600 + 500 = 2100 = 500 + 1600
1208 + 2764 = 3972 = 2764 + 2764
Bài 5 : HS tự làm a. Đ ; b. S ; c. Đ
3. Củng cố : Biểu thức chứa 2,3 chữ và 2 tính chất của phép cộng.
4.Dặn dò : Về nhà ôn lại bài.
Tiết 2
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I. MỤC TIÊU:
Nêu được được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
Biết dược ích lợi của tiết kiệm tiền của.
Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,... trong cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
 ? Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
 ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
 - GV ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 - GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
 ? Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
 ? Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
 ? Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
 - GV kết luận:
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ
(Bài tập 1- SGK/12)
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thanh  )
a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận:
 + Các ý kiến c, d là đúng. + a, b là sai.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12)
 - GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm:
 òNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?
 òNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?
 - GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13)
 - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13)
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3- tiết 1- bài 3.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ.
- HS cả lớp thực hiện.
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP Ở LỚP 
I. Mục tiêu giáo dục:
 - Giúp HS biết được những kinh nghiệm học tập tốt .
 - Tự tin chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao trong học tập .
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung: Trao đổi kinh nghiệm học tập .
2. Hình thức :
- Nghe giới thiệu kinh nghiệm học tâp.
- Trao đổi, thảo luận, văn nghệ.
III. Chuẩn bị:
1. Phương tiện: - Báo cáo kinh nghiệm của 4 bạn học tốt ở các môn.
 - Một số tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức: - Gặp gỡ GV bộ môn để nắm tình hình , có danh sách HS học tốt .
 - Thống nhất nội dung với cả lớp .
IV. Tiến hành hoạt động :
1. Sinh hoạt lớp :15'
- Người điều khiển: Lớp trưởng.
- Nội dung hoạt động:
* Sơ kết tuần :
- Lớp đã duy trì được nề nếp, phấn đấu vươn lên đạt tuần học tốt; nề nếp xếp hàng, TDGG, múa hát tập thể, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã ngày càng tiến bộ .
* Kế hoạch tuần 8:
 - Tiếp tục phấn đấu thi đua dành nhiều điểm tốt dâng mẹ và cô.
- Chăm sóc bồn hoa của lớp .
 2. Sinh hoạt chủ đề: 20'
 Hát tập thể bài “ Lớp chúng mình”
 Người điều khiển: Lớp phó học tập.
 Nội dung hoạt động:
- Tuyên bố lí do: Trao đổi kinh nghiệm học tập để thảo luận, học hỏi, trao đổi để tìm ra phương pháp học có hiệu quả nhất.
- Giới thiệu chủ toạ , thư kí:
- Thực hiện chương trình :
+ Em .......... báo cáo kinh nghiệm học môn Toán.
+ Em ................... báo cáo kinh nghiệm học môn Tiếng Việt.
+ Em ................. báo cáo kinh nghiệm học môn Khoa học.
+ Em .................. báo cáo kinh nghiệm học môn Tiếng Anh.
 - Sau mỗi báo cáo, tổ chức thảo luận để đi đến thống nhất phương pháp học từng môn.
- Văn nghệ xen vào sau mỗi báo cáo .
GVCN tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm về cách học mỗi môn.
V. Kết thúc hoạt động: - GVCN tuyên dương các em về ý thức tham gia thảo luận.
Thứ năm, ngày 04 tháng 10 năm 2012
Tiết 1
KỸ THUẬT
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI 
BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( tiết 2)
A .MỤC TIÊU : 
 - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khu có thể bị dúm .
Với học sinh khéo tay :
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm .
B .CHUẨN BỊ :
- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường
- Sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần).
- Len ( sợi ), chỉ khâu
- Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn ghạch 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I / Ổn định tổ chức
II / Kiểm tra bài cũ 
- Nêu các chi tiết cần lưu ý khi khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV nhận xét 
III / Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: GV hướng dẫn thực hành khâu thường .
- Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích khâu thường còn được gọi là gì ? 
- Nhắc lại về kĩ thuật khâu thường ? 
- GV + lớp nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh minh họa nhắc lại kĩ thuật khâu thường . 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu thời gian vàyêu cầu thực hành các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu .
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hướng dẫn những em cón lúng túng . 
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- Khâu ghép 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mảnh vải.
- Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng.
- Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh . 
IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của Hs 
- Hướng dẫn về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu
- Hát
- HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu thường còn được gọi là khâu tới ,khâu luôn .
- 1- 2 ( HS khéo tay ) lên bảng thực hiện khâu vài mũi khâu thường .
- Các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu lược.
+ Bước 3: Khâu ghép 2 mép vải.
- HS thực hành
- HS trưng bày sản phẫm đã làm xong của mình 
- Không yêu cầu bằng nhau và cách đều đối với HS nam .
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí trên 
Tiết 2
LUYỆN TOÁN
BIỂU THỨC CHỨA 2,3 CHỮ ; 
2 TÍNH CHẤT : GIAO HOÁN VÀ KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
A.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về biểu thức và 2 tính chất của phép cộng.
- Rèn kĩ năng tính nhanh, chính xác
B.Đồ dùng dạy học:
Vở BT thực hành.
C.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
2.Bài mới:
Giao việc: làm các bài tập trong vở bài tập toán (trang 49 – 50 )
BT1 : HS đọc đề - Viết tiếp vào chỗ chấm
BT2 : HS đọc đề , Viết giá trị của biểu thức vào ô trống 
BT3 : HS đọc đề - Yêu cầu HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng.
BT4 : HS đọc đề : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
BT5 : Đố vui : Viết tiếp vào chỗ chấm
Vở BTT
Bài tập 1 : HS làm bài miệng .
... 8+9+2 = 19 ; 19 là một giá trị của ...
... 15 – 6 +7 = 16 ; 16 là một giá trị của ...
Bài tập 2 : 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở 
a
3
5
6
5
b
2
4
7
9
c
4
3
8
0
axbxc
24
60
336
0
Bài tập 3 : HS làm bài theo nhóm 2.
a. m + n + p =( m + n ) + p = m + ( n + p )
b. a+b+c = ( a + b ) + c = a + ( b + c )
BT4 : 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở 
Cách 1:2500+375+125= (2500+375)+125
 = 2875 + 125
 = 3000
Cách 2:2500+375+125=2500+( 375+125)
 =2500+ 500
 = 3000
BT5 : x + 83 + 17 = 150 => x + 100 = 150
 => x = 150 – 100 => x = 50
3. Củng cố : Biểu thức chứa 2,3 chữ và 2 tính chất của phép cộng.
4. Dặn dò : Về nhà ôn lại bài.
Tiết 3
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT BÀI : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu
- Viết chính xác , đẹp đoạn từ Ngày mai , các em có quyền ......... đến to lớn vui tươi trong bài Trung thu độc lập .
- Rèn HS viết chữ , giữ vở sạch , đẹp .
II. Đồ dùng dạy học
- Vở ô ly viết
- Đoạn văn hướng dẫn viết
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
1. Bài mới
- GV nêu yêu cầu đoạn văn cần viết 
+ Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào ?
+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa ?
- GV hướng dẫn HS viết từ khó
- GV chấm , chữa - Nhận xét bài
2. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ 
- VN luyện viết chữ 
Hoạt động của trò
- HS đọc thành tiếng ( 2 HS )
+ anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện , ..........
- Đất nước ta đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước ...
- Luyện viết từ khó
- HS luyện viết bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docBUỔI CHIỀU LỚP4 4.doc