79 câu chuyên kể về Bác Hồ

79 câu chuyên kể về Bác Hồ

1. Việc chi tiêu của Bác Hồ

Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên.

Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:

- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu.

Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý.

Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.

Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét).

Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.

 

doc 49 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "79 câu chuyên kể về Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
79 câu chuyên kể về Bác Hồ
1. Việc chi tiêu của Bác Hồ
2. Bác Hồ tăng gia rau cải
3. Câu chuyện về 3 chiếc ba lô
4. Không ai được vào đây
5. Bát chè sẻ đôi
6. Một bữa ăn tối của Bác
7. Thời gian quý báu lắm
8. Chú còn trẻ, chú vào hầm trú ẩn trước đi 
9. Bác có phải là vua đâu?
10. Từ đôi dép đến chiếc xe ôtô.
11. Bữa cơm kháng chiến
12. Quyền lao động của Bác
13. Ai ăn thì người ấy trả tiền
14. Quả táo Bác Hồ cho em bé
15. Mừng cho các cháu, Bác càng thương nhớ mẹ
16. Không có việc gì khó
17. Đạo đức người ăn cơm
18. Gương mẫu tôn trọng luật lệ
19. Bác Hồ thích món ăn gì nhất
20. Không phải là siêu nhiên
21. Bác hát bài anh hùng xưa nay
22. Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật
23. Điều Bác Hồ yêu nhất, ghét nhất
24. Người Pháp, người Mỹ nói về Bác
25. Chú sang xông nhà cho Bác
26. Nước nóng, nước nguội
27. Chú ngã có đau không?
28. Ăn no rồi hãy đến làm việc
29. Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ 
30. Chú để Bác thuyết minh cho
31. Chú làm như thế là không được !
32. Để Bác quạt
33. Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc
34.Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ
35. GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI
36. ĐỂ BÁC GIỚI THIỆU CHO
37. BÁC HỒ TRÊN ĐỒI YÊN LẬP
38. THĂM NHÀ MÁY DỆT MỚI KHÁNH THÀNH
39 CÂU CHUYỆN VỀ “CÂY BỤT MỌC”
40. CÂY ĐA KIÊN TRÌ
41. NHỮNG KỶ NIỆM SÂU ĐẬM NHẤT
42. ĐI THĂM MIẾU KHỔNG TỬ
43. CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC TÀU PHÁ THỦY LÔI MANG BIỆT HIỆU T5 VÀ TẤM LÒNG CỦA BÁC
44. BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI THỦ ĐÔ
45. NHỮNG VỊ KHÁCH TÍ HON
46. MÊNH MÔNG QUÁ
47. NHÀ BÁC KHÔNG CÓ THỎ ĐÂU !
48 MỘT CHUYẾN THĂM, BA BÀI HỌC
49. HAI LẦN GẶP BÁC
50. THẤU HIỂU PHONG TỤC CỦA MỘT DÂN TỘC 
51. CHÁU TẬP ĐÀN MỘT TAY CÓ KHÓ LẮM KHÔNG?
52. BÁC MONG CÓ NHIỀU “CỐC” HƠN NỮA
53. BÁC ĐẾN
54. TẤM LÒNG BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ PHÒNG KHÔNG
55. KIÊN TRÌ CHỐNG LẠI TUỔI GIÀ VÀ BỆNH TẬT
56. NHỮNG TẤM HUÂN CHƯƠNG CAO QUÝ
57. BÁC NHỚ CÁC CHÁU 
58. GIỜ NÀY MIỀN NAM ĐANG NỔ SÚNG 
59. BIỂN CẢ DO CÁI GÌ TẠO NÊN? 
60. TỤC LỆ TỐT ĐẸP 
61. BÁC TẶNG QUÀ 
62. GIỜ NÀY MIỀN NAM ĐANG NỔ SÚNG 
63. BIỂN CẢ DO CÁI GÌ TẠO NÊN? 
64. TỤC LỆ TỐT ĐẸP 
66. BÀI BÁO “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ 
NHÂN” 
 67. CÂU CHUYỆN BÁC ĐI THĂM RỪNG CÚC PHƯƠNG
68. THẾ CÁC CHÚ CÓ BIẾT VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG XÂY DỰNG Ở CHỖ NÀO 
THÌ TỐT NHẤT KHÔNG?
69. CÂU HÁT VÍ DẶM 
70. CHAI MẬT ONG DO BÁC TẶNG 
71. BÁC RẤT YÊU QUÝ CÁC CHÁU MIỀN NAM 
 75. CHIẾC RỄ ĐA TRÒN 
76. MIỀN NAM Ở TRONG TRÁI TIM TÔI 
77. BỎ THUỐC LÁ 
78. BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM 
79. TRÊN GIƯỜNG BỆNH 
1. Việc chi tiêu của Bác Hồ
Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:
- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên...
Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:
- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu...
Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:
- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý...
Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.
Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét).
Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.
Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít le ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”...
Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.
Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của Bác, rất “mâu thuẫn thống nhất”: chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”.
Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam, đồng hương của Bác, chúng ta càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc, với cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta không học tập được, đâu có phải là một tòa thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta không đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất?
2. Bác Hồ tăng gia rau cải
Mùa đông năm 1952, lúc đó tôi đang công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng. Trụ sở cơ quan đóng tại đèo Re (núi Rồng). Cơ quan Phủ Chủ tịch cũng ở sát ngay cạnh đó. Sau Hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3-1952), Chính phủ đã phát động phong trào tăng gia, sản xuất, tiết kiệm trong toàn quốc.
Ở Trung ương, cơ quan này thi đua tăng gia với cơ quan khác. Vì hai cơ quan gần nhau, tôi được công đoàn cử ra thi đua với cơ quan bên Phủ Chủ tịch. Bên Văn phòng Phủ Chủ tịch lại cử Bác là đại diện cá nhân thi đua tăng gia với cơ quan Văn phòng Trung ương.
Buổi lễ phát động thi đua diễn ra thật sôi nổi. Tôi đang sức trẻ nên thay mặt anh em đứng lên thách thức thi đua: cùng một khoảng đất như nhau 36m2, trong một thời gian nhất định, tôi xin trồng rau ăn với sản lượng cao nhất. Bác cũng đứng lên: Bác nhận thách thức thi đua tăng gia với chú Thông, với mảnh đất 36m2 trong một thời gian bằng nhau, đạt sản lượng rau nhiều hơn chú Thông. Mọi người vỗ tay hoan hô. Một số đồng chí xì xào: một cuộc thi đua không cân sức. Bác vừa già, vừa bận nhiều việc, địch sao được với cậu Thông khỏe như voi, trồng rau đã quen. Có người nêu: “Giải thưởng thi đua là một con gà trống 2 kg”. Mọi người lại hoan hô tán thưởng. Mấy đồng chí ở Văn phòng Trung ương nói to: “Nhất định chuyến này chúng ta được ăn thịt gà của Phủ Chủ tịch”. Bác nói vui: “Các chú muốn ăn gà của Chủ tịch thì phải tích cực tăng gia để có nhiều rau xanh cung cấp cho nhà bếp cơ quan”.
Tôi về suy nghĩ: để chắc ăn và có năng suất cao thì trồng cải củ, vì cải củ ở vùng này củ rất to, rất nặng. Tôi trao đổi với anh em công đoàn, mọi người ủng hộ, cho là sáng kiến.
Sau một tuần, tôi đã làm đất và trồng xong 36m2 cải củ. Ngay sát mảnh đất của tôi, Bác và anh em bên Phủ Chủ tịch làm rất kỹ, đất nhỏ, mịn và sạch cỏ. Hơn một tuần thì Bác gieo hạt cải mào gà (cải xanh lá xoan). Anh em Văn phòng Phủ Chủ tịch làm chỗ đi tiểu gần nhà và mua một nồi hông lớn để hứng nước tiểu. Phía Văn phòng Trung ương tôi cũng huy động anh em làm nhà tiêu để lấy phân bón.
Sau một tuần các cây cải mọc đều và đẹp. Bác lấy nước tiểu pha loãng tưới. Còn tôi lấy phân bắc tươi hòa ra tưới. Mỗi lần tưới cả cơ quan bịt mũi.
Sau một tháng, hai vạt rau tốt ngang nhau. Nhiều người ủng hộ tôi cho rằng tôi sẽ thắng vì củ cải lớn rất nhanh.
Một hôm Bác nhổ rau bán cho nhà bếp chỉ được 15kg. Bác để lại những cây to, khỏe, mỗi cây cách nhau chừng hai gang. Một số anh em lo lắng vì thấy vườn rau Bác nhổ đi xơ xác mà chỉ được có 15kg rau cải con. Ba buổi chiều liền, sau giờ làm việc Bác đều ra vườn dùng chiếc dầm xới đất cho cải và tưới nước giải đều.
Sau hai tháng 10 ngày thì củ cải của tôi đã to bằng bắp tay và có cây đã có nụ. Tôi nhổ và cân cho nhà bếp được 60kg. Tôi vui mừng vì thắng lợi. Nhưng cũng lúc đó, cây cải mào gà của Bác đã to bằng cái nơm, cứ 5 ngày một lần Bác tỉa tàu cân cho nhà bếp khoảng 10kg. Kỳ lạ thay cải mào gà càng tỉa cây càng lớn, tàu càng to và càng trẻ lâu. Sau 2 tháng rưỡi cải mới có ngồng. Lúc đó Bác nhổ cả cây cho nhà bếp muối dưa. Bác còn đem biếu cụ già dân tộc gần đó 2 cây rất to làm giống. Cụ già sung sướng khoe với mọi người: “Rau cải Cụ Hồ tốt thật”.
Mở sổ nhà bếp ra cộng
- Cải con: 15kg
- Tàu cải canh: 14 lần x 10kg = 140kg
- Cây cải làm dưa nén: 20kg
Cộng: 175kg
Vậy tôi thua đã rõ ràng. Công đoàn Văn phòng Trung ương phải nộp con gà trống nuôi được cho công đoàn Văn phòng Phủ Chủ tịch. Nhờ có rau tăng gia mà cả mùa đông nhà bếp đủ rau nấu, không phải ra dân mua. Buổi tổng kết thật vui vẻ. Tôi đứng dậy xin nhận thua. Bác nói chuyện với anh em: khi tăng gia, các cô, các chú phải lưu ý bốn điều kiện: giống, cần, phân, nước. Giống: nên chọn loại rau trồng một lần, ăn nhiều lần, củ cải dễ trồng, năng suất cao, nhưng chỉ được ăn một lần thì không bằng cải mào gà, trẻ lâu, tỉa ăn được nhiều lần. Cần: người trồng rau phải chăm chỉ, chọn đúng thời vụ trồng loại rau cho hợp khí hậu, rau mới tốt. Vun xới phải đúng cách. Cải mào gà khi tốt cứ 10 ngày xới một lần cho rễ con đứt, chúng ra nhiều nhánh rễ hơn và hút được nhiều phân bón, muối khoáng trong đất. Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp. Cải canh rất hợp nước tiểu pha loãng. Thứ phân tươi chú Thông bón cũng tốt đấy nhưng mất vệ sinh lắm. Nước: phải tưới đều và tưới đủ độ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt.
Lần ấy thua Bác, tôi hết chủ quan và rút được bài học mới về tăng gia.
Theo: Hồ Vũ
3. Câu chuyện về 3 chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Theo: Trần Thị Lợi
4. Kh ... muốn gặp cô và chú để hỏi về tình hình các cháu học sinh miền Nam, Bác được báo cáo có một số cháu tiến bộ chậm.
Chúng tôi báo cáo với Bác về những cố gắng của Bộ Giáo dục, của thầy giáo, cô giáo các trường nhận dạy con em miền Nam và những cố gắng của Phái đoàn của chúng tôi về công tác này.
Không những Bác biết rõ tình hình ăn học của các cháu mà còn nêu cho chúng tôi tên những cháu ngoan và một số cháu chưa ngoan.
Bác dặn chúng tôi, đại ý: nếu để tình hình này kéo dài thì ba má và gia đình các cháu đang chiến đấu ở miền Nam sẽ kém yên tâm. Bác nhắc nhở chúng tôi là những người thay mặt cho cha mẹ các cháu phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu ngày càng tiến bộ. Bác động viên chúng tôi phải cố gắng và quyết tâm. Bác nêu rõ trách nhiệm phải nuôi dạy cho các cháu tiến bộ nhiều vì bản chất các cháu rất tốt, các cháu đều là mầm non của đất nước. Việc dạy dỗ, nuôi dưỡng đòi hỏi phải có lòng thật sự thương yêu các cháu
Được ngồi bên Bác, nghe những lời chỉ bảo của Bác, tôi càng nhớ đồng bào miền Nam da diết.
Khi ra về, qua vườn nhà Bác, tôi nhìn thấy cây vú sữa đồng bào miền Nam gửi tặng Bác và Bác ngày ngày tự tay vun xới đã lớn lên, cao quá mái nhà đơn sơ của Bác. Tôi nhìn cây vú sữa mà nghĩ đến người Ông trồng cây cho con cháu ăn quả đời đời. Bác đã kêu gọi nhân dân miền Bắc trồng cây cho đất nước xanh tươi và Bác cũng không quên nhắc mọi người: “Chúng ta phải trồng cây cho đồng bào miền Nam nữa”. Bác nhắc: “Trồng cây nào tốt cây ấy”. Có những loại cây, Bác tự tay trồng và chăm bón cho đến khi ra hoa kết quả, rồi Bác lấy giống gửi tặng các địa phương để “nhân lên”. Bác dặn các cụ già và các tỉnh chú ý “nhân giống cho miền Nam, trồng nhiều cây miền Nam trong vườn kết nghĩa”. Bác luôn nghĩ đến việc ươm hạt giống cách mạng cho miền Nam. Miền Nam trân trọng những hạt mầm của Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam sâu rộng hơn biển Đông. Tình yêu thương của Người đối với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng Thành đồng mênh mông bát ngát. Giữa tháng 7-1969, trong buổi gặp mặt thân mật với chị phóng viên Cuba, Mácta Rôhát, Bác đã nói: “Ở miền Nam, những thanh niên dưới 25 tuổi không biết được thế nào là hai chữ “tự do”. Có thể nói rằng ở miền Nam, mỗi người, mỗi gia đình có một nỗi đau khổ riêng, và nếu mỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình gộp lại thì đó là nỗi đau khổ của tôi”.
75. CHIẾC RỄ ĐA TRÒN 
Một buổi sớm, như thường lệ Bác tập thể dục rồi đi dạo trong vườn. Đến một gốc đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo trên mặt cỏ. Đêm qua trời mưa bão chắc nó bị đánh rớt xuống. Bác đứng tần ngần một lát rồi quay lại bảo đồng chí phục vụ đi theo:
- Đừng vứt nó đi. Chú đem cuộn nó lại và giâm cho nó mọc tiếp.
Đồng chí phục vụ vâng lời, xới đám đất nhỏ và chôn chân nó xuống, nhưng Bác bảo:
- Không, chú nên làm thế này.
Bác vừa nói vừa cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn. Đồng chí phục vụ làm theo sự hướng dẫn của Bác: cuộn tròn chiếc rễ lại và buộc cho nó tựa vào hai cái cọc
Đồng chí phục vụ thắc mắc hỏi Bác:
- Thưa Bác, làm thế này để làm gì ạ?
Bác khẽ cười, gật gật đầu:
- Rồi chú khắc biết.
Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia.
Lúc bấy giờ ai nấy mới chợt nhớ đến lời của Bác: “Rồi chú khắc biết”. Thì ra Bác của chúng ta chẳng những rất yêu các cháu thiếu nhi mà cũng rất hiểu thiếu nhi.
76. MIỀN NAM Ở TRONG TRÁI TIM TÔI 
Suốt đời mình, Hồ Chủ tịch kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, thống nhất của Tổ quốc. Đối với miền Nam, tình cảm của Bác vô cùng thắm thiết. Bác nói: “Miền Nam ở trong trái tim tôi”, “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Chưa giải phóng được miền Nam, Bác tự coi là nhiệm vụ làm chưa tròn, cho nên Người đã nói với Quốc hội khi Quốc hội có ý định trao huân chương Sao Vàng cho Người: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý đó”.
Những năm miền Nam chiến đấu chống Mỹ ác liệt, Bác đã có ý định vào miền Nam “để thăm đồng chí, đồng bào” và yêu cầu tổ chức để Bác đi. Bác nêu vấn đề một cách rất kiên quyết. Thấy Bác tuổi đã cao, sức khoẻ không còn được như trước, các đồng chí Bộ Chính trị đề nghị xin cố gắng cùng toàn dân đánh Mỹ mau thắng rồi mời Bác vào. Bác nói: “Tôi muốn vào là vào lúc này, chứ thắng rồi mới vào thì nói làm gì?”
Lâu lâu Bác lại nhắc lại vấn đề và hỏi việc chuẩn bị đến đâu rồi. Thấy Bác rất quyết tâm, các đồng chí phụ trách đành phải báo cáo đường đi rất khó khăn, vất vả, Bác đi không được. Bác nói : “Nếu không có đường nào khác thì tổ chức cho tôi đi bộ. Các chú đi được thì tôi đi được. Đi mỗi ngày một ít. Chưa chắc thua các chú đâu”. 
Trong những năm cuối, tuy yếu mệt nhưng Bác vẫn tập đi bộ, tập leo dốc và nhiều khi leo những dốc khá cao. Các đồng chí đều can ngăn, nhưng Bác cứ leo. Bác muốn xem sức mình hiện nay thế nào và vẫn quyết rèn luyện để thực hiện ý định “vào miền Nam với đồng bào, đồng chí”.
Từ năm 1968 trở đi, Bác yếu nhiều hơn. Bác yêu cầu: hễ có đồng chí miền Nam nào ra thì phải cho Bác biết và đưa vào gặp Bác. Vì vậy, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc đã được vào thăm Bác, đặc biệt là các chị và các cháu. Mỗi lần gặp, Bác đều hỏi tình hình rất tỉ mỉ và Bác rất vui
77. BỎ THUỐC LÁ 
Hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Bác như Bác thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của Hội đồng thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Bác nói:
- Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.
Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Pênixilin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành. Anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.
Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.
Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác nói: Bác bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá. Sau này Bác có bài thơ Vô đề:
“Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa Xuân”
78. BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM 
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy. Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi báo Nhân Dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”. 
79. TRÊN GIƯỜNG BỆNH 
Đầu năm 1969, một chị cán bộ trong Nam ra thăm miền Bắc. Như bất cứ đồng bào miền Nam nào khác, khi tới thủ đô, chị mong ngày mong đêm được sớm thấy Bác Hồ. Một hôm, thật hết sức bất ngờ, chị được Trung ương gọi vào Phủ Chủ tịch gặp Bác!
Cùng tiếp khách với Bác hôm ấy có cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Gặp Bác, điều đầu tiên chị thưa với Bác là:
- Chúng cháu ở miền Nam, vâng theo lời Bác, không nề hy sinh gian khổ đánh Mỹ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi.
Chị đã nói ra cái điều mà mọi người hằng nghĩ, nhưng không ai dám và muốn nhắc đến. Một cái gì thoáng qua nhanh, rất nhanh, trên vầng trán, đôi mắt, đôi môi và chòm râu bạc của Bác. Bác quay lại hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
- Năm nay Bác bảy mươi mấy rồi, chú?
- Thưa Bác, năm nay Bác bảy mươi chín.
Bác mỉm cười, mắt ánh lên hóm hỉnh:
- Thì thì còn đến hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mỹ năm, mười năm, hai mươi năm chứ có bao giờ Bác nói hai mươi mốt năm đâu. Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mỹ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm các cụ, các cô, các chú, các cháu miền Nam
Thấy Bác nói vui như vậy, chị cán bộ miền Nam thấy vững lòng. Chị thầm tin rằng, rồi đây đánh Mỹ xong, thế nào Bác cũng sẽ vô thăm đồng bào miền Nam, để đồng bào miền Nam thoả lòng mong ước.
Trước ngày mồng 2-9-1969, Nha khí tượng phát đi một thông báo khô khan như thường lệ: “Cơn bão số 3”
Tối hôm mồng một, không thấy Bác dự lễ mừng Quốc khánh, người dân thủ đô cảm thấy lo lắng. Chưa có thông báo chính thức thế nào về sức khỏe của Bác, nhưng nhân dân cũng biết Bác mệt nhiều.
Không biết tin ở đâu phát ra mà ở thủ đô từng nhóm người tụ tập đều truyền cho nhau nghe tin Bác mệt, và kể lại cho nhau nghe câu chuyện sau đây:
“Trên giường bệnh, Bác hỏi:
- Trong Nam mấy hôm nay đánh thế nào?
- Thưa Bác, anh em trong ấy đang đánh tốt lắm.
- Quốc khánh năm nay có đốt pháo hoa cho đồng bào vui không?”

Tài liệu đính kèm:

  • docNhung mau chuyen ve Bac Ho(1).doc