Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 10: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết2)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ .
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 10: NGÀY MÔN TIẾT TÊN BÀI DẠY Thứ 2 18/10/10 Đạo đức Tốn Tập đọc Lịch sử SHĐT 10 46 19 10 10 Tiết kiệm thời giờ (Tiết 2) Luyện tập Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 1 ) Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981) Chào cờ Thứ 3 19/10/10 Mĩ thuật Thể dục Chính tả Khoa học Tốn LT & C 10 19 10 19 47 19 Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 2 ) Ơn tập: Con người và sức khỏe (Tiếp theo) Luyện tập chung Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 3 ) Thứ 4 20/10/10 Thể dục Anh văn Tốn Kể chuyện Địa lý Tập đọc 19 19 48 10 10 20 Kiểm tra định kì giữa học kì I Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 4 ) Thành phố Đà Lạt Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 5 ) Thứ 5 21/10/10 Tốn Anh văn TLV LT&C Khoa học 49 20 19 20 20 Nhân một số cĩ một chữ số Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 6 ) Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 7)(Kiểm tra) Nước cĩ những tính chất gì ? Thứ 6 22/10/10 TLV Tốn Âm nhạc Kĩ thuật SHL 20 50 10 10 10 Ơn tập và kiểm tra giữa học kì I (Tiết 8)(Kiểm tra) Tính chất giao hốn của phép nhân Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (Tiết 1) Sinh hoạt cuối tuần TUẦN 10 Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2010. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 10: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết2) I/ Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. II/ Đồ dùng dạy-học: - Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ . - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Tiết kiệm thời giờ - Gọi hs lên bảng trả lời + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ? + Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào? Nhận xét, chấm điểm B. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết hoc hôm nay, các em sẽ tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ và việc làm nào chưa tiết kiệm qua một số tình huống 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ. - GV sẽ nêu một số tình huống. Sau mỗi tình huống, nếu các em cho là đúng thì giơ thẻ màu xanh, nếu sai thì giơ thẻ màu đỏ - Nêu lần lượt các tình huống ở BT1 SGK/15 Kết luận: Nếu chúng ta biết sắp xếp thời giờ một cách hợp lí thì chúng ta sẽ làm nhiều việc có ích * Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ - Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/16 - Các em ngồi cùng bàn hãy trao đổi với nhau mình đã sử dụng thời giờ như thế nào cho bạn nghe và ngược lại đồng thời dự kiến thời gian biểu của mình cho thời gian tới - Gọi 1 vài học sinh nêu trước lớp - Nhận xét, khen ngợi những hs đã biết tiết kiệm thời giờ Kết luận: Thời giờ rất qui báu, các em phải biết tiết kiệm thời giờ, sử dụng thời giờ vào việc có ích, không nên lãng phí thời giờ * Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tư liệu về tiết kiệm thời giờ - Y/c hs hoạt động nhóm 4 lần lượt giới thiệu các tư liệu mà mình đã chuẩn bị cho cả nhóm cùng nghe, sau đó thảo luận về ý nghĩa của truyện, tấm gương mà bạn vừa trình bày - Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chất vấn nhóm bạn. - Khen ngợi những nhóm chuẩn bị tốt và trình bày hay Kết luận: Thời giờ là cái quí nhất cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí và có hiệu quả. C. Củng cố, dặn dò: - Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện đúng thời gian biểu đã xây dựng - Bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - 1 hs trả lời: + Vì thời giờ là thứ quý nhất, khi nó trôi qua thì không bao giờ trở lại. Do đó chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách có hiệu quả? + Đi học về là ăn cơm, xem phim hoạt hình xong là em ngồi vào bàn học. + Đi học về, ăn cơm xong là em tranh thủ học bài ngay vì tối em còn đi làm tiếp mẹ + Em lên thời gian biểu cho mình và thực hiện theo đúng thời gian biểu. - Lắng nghe - HS giơ thẻ sau mỗi tình huống (a), (c ), (d ) là tiết kiệm thời giờ (b), (d), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ - 1 hs đọc to trước lớp - HS làm việc theo nhóm cặp: nêu thời gian biểu của mình cho bạn nghe, sau đó bạn nhận xét xem bạn sắp xếp thời giờ như vậy là hợp lí chưa? Bạn có thức hiện theo đúng thời gian biểu không? - Trao đổi, chất vấn bạn - Lắng nghe - Làm việc nhóm 4 trao đổi về những câu chuyện về tấm gương tiết kiệm thời giờ - Mình muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện "Một hs nghèo vượt khó" ... - Hỏi bạn: Thảo đã tiết kiệm thời giờ như thế nào? - Trả lời: Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều ... - Lắng nghe - Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm nhiều việc có ích __________________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 46: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. II/ Đồ dùng dạy học: Thước kẻ và ê ke III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: Thực hành vẽ hình vuông - Gọi hs lên bảng, Y/c vẽ hình vuông ABCD có cạnh 6 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông này - Nhận xét, cho điểm B. Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học 2) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Vẽ lên bảng 2 hình a,b như SGK, gọi hs nêu các góc có trong hình - Góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt góc nào lớn nhất? Góc nào bé nhất? Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy quan sát hình trong SGK và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC. - Vì sao em biết AB là đường cao của tam giác? - Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC? Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Y/c cả lớp vẽ vào vở, gọi 1 hs lên bảng vẽ và nêu cách vẽ Bài 4: Gọi Hs đọc y/c ( HS chỉ làm bài 4/a) - Y/c hs tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4 cm - Y/c hs xác định trung điểm M của cạnh AD - Y/c hs tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N - Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ? 3) Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Bài sau: luyện tập chung - 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp. - Nhận xét bài của bạn trên bảng - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - HS lần lượt nêu: a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC b) Góc vuông DAB, DBC, ADC, góc nhọn ADB, ABD, BDC, BCD; góc tù ABC - Góc bẹt lớn nhất, góc nhọn bé nhất. - 1 hs đọc y/c - Đường cao của hình tam giác ABC là AB. - Vì AB vuông góc với cạnh đáy BC - Vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC - 1 hs đọc y/c - HS tự vẽ vào vở. 1 hs vẽ trên bảng và nêu cách vẽ: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm. - Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại điểm A và đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng BC = 3cm, AD=3cm. Nối C với D ta được hình vuông ABCD - 1 hs đọc y/c - HS tự vẽ vào vở nháp, 1 hs lên bảng vẽ và nêu cách vẽ - Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4cm nên AM = 2cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm một điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD - HS tự xác định trung điểm N - ABCD, ABNM, MNCD __________________________________________________ Môn: TẬP ĐỌC Tiết 19: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Tiết 1 I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hính ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. II. Đồ dùng dạy học: - 12 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc - 5 phiếu ghi tên 1 bài TĐ có y/c HTL II. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1) Giới thiệu bài: Trong tuần 10, chúng ta sẽ được ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn TV trong 9 tuần qua. Tiết hôm nay, cô sẽ kiểm tra các em về việc đọc các bài tập đọc và HTL đã học 2) KT tập đọc và HTL: - Gọi hs lên bảng bốc thăm bài tập đọc - Y/c hs đọc và TLCH về nội dung bài đọc - Nhận xét, chấm điểm 3) HD làm bài tập: Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Hỏi: Những bài TĐ như thế nào là truyện kể? - Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm "Thương người như thể thương thân" (Tuần 1,2,3). - Các em hãy đọc thầm lại các bài TĐ trên để hoàn thành bài tập (phát phiếu cho 2 hs) - Gọi hs làm trên phiếu dán kết quả, trình bày. Bài tập 3: - Gọi hs đọc y/c - Các em hãy tìm nhanh trong hai bài TĐ trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc đã cho - Gọi hs phát biểu - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Tuyên dương bạn đọc hay 4) Củng cố, dặn dò: - Những em đọc chưa đạt về nhà luyện đọc tiếp - Xem lại qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Lần lượt hs bốc thăm (5hs ) về chỗ chuẩn bị. Lần lượt hs lên đọc, sau đó đến các em khác - Đọc và TLCH - 1 hs đọc y/c - Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều c ... có vị ngọt, ly chè có vị chát. - Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. - Lắng nghe, ghi nhớ - HS đặt chai nước lên bàn - HS đặt chai nước ngang, đứng, nghiêng, dốc ngược,... - Thay đổi - Nước không có hình dạng chất định - Đặt vật liệu lên bàn - HS thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6 - Đại diện nhóm trình bày + Đổ một ít nước lên mặt tấm kính được đặt nghiêng trên một khay nằm ngang. Em thấy nước chảy trên tấm kính nghiêng từ nơi cao xuống nơi thấp. Khi đến khay hứng thì nước lan ra mọi phía. + Đổ một ít nước trên tấm kính đặt nằm ngang ta thấy nước chảy lan ra mọi phía. Tiếp tục đổ nước trên tấm kính nằm ngang, phía dưới hứng khay. Thấy nước chảy lan khắp mặt kính và tràn ra ngoài, rơi xuống khay. Chứng tỏ nước luôn chảy từ cao xuống thấp. - Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía. - Lợp mái nhà, lát sân,... làm dốc để nước chảy nhanh - Đặt vật liệu lên bàn - Thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6 - Đại diện nhóm trình bày : Nước thấm qua các vật như vải, giấy,... không thấm qua túi ni lông,.. - Vì nhúng vải vào nước em thấy tấm vải ước. Em đổ nước vào bọc ni lông, em thấy nước không chảy qua. + Dùng các vật liệu không cho nước thấm qua để làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa,... + Dùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục - 3 hs lên làm thí nghiệm cho đường, muối, cát vào 3 cốc khác nhau và khuấy đều. - Đường, muối tan trong nước, cát không tan trong nước. - Nước có thể hòa tan một số chất - HS đọc mục cần biết SGK/43 Thứ sáu , ngày 22 tháng 10 năm 2010 Môn : TẬP LÀM VĂN Tiết 20: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Tiết 8 I/ Mục đích, yêu cầu: Kiểm tra ( Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI : - Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi ). - Viết được bức thư ngắn đúng nội dung thể thức, một lá thư. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài chính tả. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Đây là tiết cuối cùng chúng ta luyện tập.Các em nhớ nghe-viết cho đúng bài CT Chiều trên sông hương.Sau đó,các em sẽ tập viết một bức thư khoảng 10 dòng nói về ước mơ của mình cho bạn hoặc người thân biết. a/Hướng dẫn chính tả GV đọc bài chính tả một lượt. Cho HS đọc lại đoạn văn. Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: chiều,trắngvời vợi,trải,thoang thoảng b/GV đọc cho HS viết GV nhắc HS về cách trình bày tựa bài, trình bày bài viết,tư thế ngồi viết GV đọc từng câu cho HS viết. c/Chấm,chữa bài GV chấm 5-7 bài. Nhận xét chung. -HS lắng nghe. -HS đọc thầm lại đoạn văn. -HS viết vào bảng con. -HS viết chính tả. -HS đổi tập (vở) cho nhau để soát lỗi,chừa lỗi ra bên lề hay giấy hoặc viết lỗi,cách chữa đúng dưới bài chính tả. Cho HS đọc yêu cầu của BT. GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của mình. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày bài. GV nhận xét + khen những HS viết hay. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS làm bài. -Một vài HS đọc bài làm trước lớp. -Lớp nhận xét. GV nhận xét tiết học. Dặn HS chưa viết thư xong về nhà hoàn chỉnh bài viết. _______________________________________ Môn: TOÁN Tiết 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I/ Mục tiêu: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. Bước đầu vận dụng tính chất gioa hoán của phép nhân để tính toán. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Nhân với số có một chữ số - Gọi hs lên bảng thực hiện bài 3b Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Gọi hs lên bảng viết công thức tính chất giao hoán của phép cộng và nêu tính chất. - Các em đã biết được tính chất giao hoán của phép cộng. Tính chất của phép nhân như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. So sánh giá trị của hai biểu thức : - GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5. Các em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này. - Viết lên bảng một số cặp phép nhân khác 3 x 4 và 4 x 3 2 x 6 và 6 x 2 ,... và y/c hs nhận xét các tích - Hai phép nhân có các thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau? 3) Viết kết quả vào ô trống - Treo bảng phụ đã chuẩn bị Y/c hs thực hiện tính giá trị của biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng - Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8? - Hỏi tương tự với các giá trị còn lại - Giá trị của biểu thức a x b như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a? - Và ta có thể viết: a x b = b x a - Đây là công thức tính chất giao hoán của phép nhân. - Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a? - Từ công thức này bạn nào có thể nêu được tính chất giáo hoán của phép nhân ? - Ghi bảng tính chất 4. Thực hành: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng và gọi lần lượt hs lên điền. cả lớp điền vào SGK. Bài 2: Viết lần lượt từng bài lên bảng, Y/c hs thực hiện vào B C. Củng cố, dặn dò: - Nêu tính chất giao hoán của phép nhân? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Nhân với 10, 100, 1000,... - 2 hs lên bảng thực hiện 1306 x 8 + 24573 = 10448 + 24573 = 35021 609 x 9 - 4845 = 5481 - 4845 = 636 - 1 hs lên bảng viết a + b = b + a và nêu tính chất - Lắng nghe - HS nêu: 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 7 x 5 - HS nêu nhận xét: 3 x 4 = 4 x 3 2 x 6 = 6 x 2 8 x 9 = 9 x 8 - Bằng nhau - 3 hs lên bảng thực hiện, mỗi hs thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng - Giá trị của biểu thức a x b = b x a đều bằng 32 - HS trả lời theo từng trường hợp - Luôn bằng nhau - HS đọc a x b = b x a - Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - Nhiều hs lặp lại - Cả lớp làm vào SGK, một vài hs lên bảng điền và nêu tính chất của phép nhân - HS thực hiện B a) 1357 x 5 = 6785 7 x 853 = 853 x 7 = 5971 b) 40263 x 7 = 281841 5 x 1326 = 1326 x 5 = 6630 - 1 hs nêu _____________________________________________________ Môn: KĨ THUẬT Tiết 10: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Đồ dùng dạy- học: - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm. + Len (hoặc sợi) chỉ khâu. + Kim khâu len, kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét (Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải). -Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. -GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối, * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. -GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. -Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. -Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải. -Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải. -GV hướng dẫn HS một số điểm sau: +Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. +Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược. +Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. -Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn. -GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn. -Gọi HS đọc ghi nhớ. -GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS theo dõi. -HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. - HS lắng nghe. -HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. -HS quan sát hình và nêu. -HS nêu. -HS thực hiện thao tác. -HS thực hiện. -HS nhận xét. -HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. -HS thực hiện. -HS cả lớp _______________________________________________ Tiết 10: SINH HOẠT LỚP
Tài liệu đính kèm: