Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 11 - Trường TH Quỳnh Thanh A

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 11 - Trường TH Quỳnh Thanh A

Sáng Tập đọc: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I.Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn trong bài; đọc trôi chảy toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền; đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới có trong bài.

 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn HIền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

II.Đồ dùng D-H: Hình minh hoạ ở SGK

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 11 - Trường TH Quỳnh Thanh A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11: Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Sáng Tập đọc: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I.Mục đích, yêu cầu: 
	- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn trong bài; đọc trôi chảy toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền; đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới có trong bài.
	 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn HIền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II.Đồ dùng D-H: Hình minh hoạ ở SGK
III.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ : 
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài : GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học
2.HD luyện đọc-tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc:
- GV đọc mẫu, chia đoạn (4 đoạn), hd đọc từng đoạn, đọc toàn bài.
- GV kết hợp sữa lỗi đọc, hd đọc từ khó, hiểu nghĩa từ mới.
- 1 hs khá đọc toàn bài, 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn (2 lượt), lớp nhận xét.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
b.Tìm hiểu bài :
? Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào ? Hoàn cảnh gia đình của ông lúc đó ntn ?
? Cậu bé ham thích trò chơi nào ?
? Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
? Nội dung của đoạn này là gì ?
* HS đọc đoạn 1,2.
- Đời vua Trần Nhân Tông, gia đình ông lúc đó rất nghèo.
- Học đến đâu hiểu ngay đến đó; 13 tuổi đã tự làm lấy diều để chơi
- Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
? Nguyễn Hiền ham học hỏi và chịu khó học như thế nào ?
? Ham học và chịu khó học nhưng Nguyễn Hiền có bỏ đi thú vui thả diều của mình không ?
? Nội dung của đoạn này là gì ?
* HS đọc đoạn 3.
- Nhà nghèo, phải bỏ học, 
- Nguyễn Hiền vẫn không từ bỏ thú vui thả diều, cánh diều bay cao và tiếng sáo diều vẫn vi vút từng mây
- Đức tính ham học và chịu khó học của Nguyễn Hiền
? Vì sao Nguyễn Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều” ?
- GV yêu cầu hs đọc câu hỏi 4, trao đổi cặp đôi.
- GV nhận xét, nêu kết luận (cả 3 câu đều đúng với nét nghĩa chung của truyện)
? Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
? Nội dung của đoạn này là gì ?
? Nêu ý nghĩa của truyện ?
* HS đọc đoạn 4.
- Vì ông đỗ trạng nguyên năm mới 13 tuổi, lúc ấy ông vẫn thích chơi diều.
- HS đọc câu hỏi 4 và trao đổi cặp đôi, nêu lựa chọn.
- Có ý chí, quyết tâm sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên.
* 1 HS khá đọc toàn bài, lớp đọc thầm – nêu ý nghĩa của truyện.
c.Đọc diễn cảm:
- GV nhận xét, hd tìm giọng đọc phù hợp với nội dung của câu chuyện.
- GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm, hd đọc diễn cảm (thầy phải kinh ngạc  thả đom đóm vào trong) 
- GV nhận xét, biểu dương.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, lớp nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
3.Củng cố:
- GV chốt nội dung bài học, liện hệ thực tế hs.
- Nhận xét tiết học. 
Toán: NHÂN VỚI 10,100,1000,....CHIA CHO 10,100,1000,...
I.Mục tiêu: Giúp HS :
	- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000,
	- Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, 
	- Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ; chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  để tính nhanh.
II.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học
2.HD tìm hiểu bài
* Ví dụ 1: Tính 35 x 10 = ?
? 10 đơn vị bằng mấy chục ?
- GV : vậy 10 x 35 = 1 chục x 35
? 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ?
? 35 chục là bao nhiêu đơn vị ?
- GV nêu : 10 x 35 = 35 x 10 = 350
? Muốn nhân 1 số với 10 ta làm như thế nào ?
* GV gợi ý thực hiện phép chia 350 : 10
? Muốn chia 1 số cho 10 ta làm như thế nào ?
- HS nối tiếp nhau đọc ví dụ.
- 10 đơn vị bằng 1 chục.
- bằng 35 chục.
- bằng 350.
- Ta chỉ việc thêm vào sau số đó 1 chữ số 0
- Ta chỉ việc bớt đi 1 chữ số 0 
* Ví dụ 2 : 35 x 100 = ?
 35 : 100 = ?
(GV gợi ý , hd hs thực hiện như ở ví dụ 1)
* Ví dụ 3 : 35 x 1000 = ?
 35 : 1000 = ?
(GV gợi ý, hd hs thực hiện như ở ví dụ 1)
* GV gợi ý ,hd hs dựa vào 3 ví dụ để rút ra kết luận.
? Muốn nhân 1 số TN với 10, 100, 1000,  ta làm như thế nào ?
? Khi chia 1 số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta làm như thế nào ?
- Ta chỉ việc thêm 1, 2, 3,  chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi 1, 2, 3,  chữ số 0 ở bên phải số đó.
3.Luyện tập
Bài 1(giảm tải cột 3 phần a,b)
- GV lần lượt ghi tất cả phép tính, yêu cầu hs nêu kết quả tính nhẩm.
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
? Muốn nhân 1 số với 10, 100, 1000,  ta làm như thế nào ?
? Muốn chia 1 số tròn chục, tròn trăm,. tròn nghìn cho 10, 100, 1000,  ta làm như thế nào ?
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- HS nêu kết quả tính nhẩm, lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2 (giảm tải 3 dòng sau)
- GV nêu mẫu, hd làm bài.
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở.
- HS nêu kết quả, nhận xét bài làm ở bảng.
4.Củng cố
- GV chốt nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
Đạo đức: ÔN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS :
	- Hệ thống, củng cố lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5.
	- Luyện tập, thực hành kĩ năng ứng xử các tình huống.
II.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học
2.HD luyện tập
HĐ1: Hệ thống, củng cố bài đã học
* GV gợi ý, yêu cầu hs nêu lại các bài đạo đức đã học (5 bài)
- GV ghi tên các bài tập đọc.
- GV thu lại SGK, yêu cầu hs thảo luận nhóm.
* GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến đúng
- HS nêu lại 5 bài đạo đức đã học.
- HS thảo luận nhóm : nêu nội dung của từng bài đạo đức.
- HS trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Luyện tập, thực hành kĩ năng ứng xử các tình huống
* GV nêu yêu cầu của hoạt động.
- GV nêu lần lượt 5 tình huống tương ứng với nội dung của 5 bài.
- GV chia nhóm, hd thảo luận nhóm.
* GV lần lượt nêu các tình huống yêu cầu các nhóm trình bày cách giải quyết các tình huống.
- GV nhận xét, nêu cách giải quyết hợp lí nhất; biểu dương nhóm có cách giải quyết hay, hợp lí
- HS đọc các các tình huống.
- HS thảo luận nhóm: nêu cách giải quyết các tình huống.
- HS thi đua nêu cách giải quyết, lớp nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố
- GV chốt nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I.Mục tiêu: HS biết :
	- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý, ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.
	- Kinh đô Thăng Long, thời Lý ngày càng phồn thịnh.
II.Đồ dùng D-H: Bản đồ Hành chính Việt Nam; Hình ở SGK
III.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học 
2.HD tìm hiểu bài
HĐ1: Nhà Lý – Sự tiếp nối của nhà Lê
* GV yêu cầu hs đọc ở SGK.
(Từ đầu đến “nhà Lý bắt đầu từ đây”)
* GV nên nội dung, hd hs trao đổi cặp đôi
? Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ta như thế nào ?
? Vì sao sau khi Lê Long Đỉnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ?
? Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ?
- GV nêu: năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê XD đất nước ta.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS trao đổi cặp đôi : nêu tình hình đất nước ta sau khi Lê Đại Hành mất, giải thích tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua.
- Lê Long Đỉnh lên làm vua, tính tình bạo ngược nên lòng dân rất oán hận.
- Vì Lý Công Uẩn là 1 vị quan trong triều nhà Lê, ông là người thông minh, văn võ song toàn.
- Năm 1009
HĐ2: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long. 
* GV yêu cầu hs đọc phần còn lại.
? Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quết định dời đô từ đâu về đâu ?
- GV treo bản đồ HC Việt Nam, hs quan sát.
- GV yêu cầu hs lên bảng chỉ kinh đô Hoa Lư và Hà Nội (ngày nay)
- GV nêu yêu cầu, hd trao đổi nhóm (4)
* GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
- HS đọc phần còn lại ở SGK.
- Từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.
- HS quan sát bản đồ.
- 2 HS lên bảng chỉ ở bản đồ.
- HS trao đổi nhóm : so sánh điều kiện thuận lợi gữa Đại La với Hoa Lư (vị trí địa lí, địa hình)
- HS trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Lý
* GV yêu cầu hs quan sát hình ở SGK.
- GV nêu yêu cầu, hd trao đổi cặp đôi.
* GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến đúng.
- HS quan sát hình ở SGK.
- HS trao đổi cặp đôi : mô tả về kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Lý.
- HS trình bày ý kiến, lớp bổ sung.
3.Củng cố :
- GV chốt nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Chiều Nghỉ cm
Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2012
Sáng Toán: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS :
	- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
	- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
II.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra, nêu bài toán
 Tính và so sánh giá trị của biểu thức:
 a, 125 x 5 và 5 x 125
 b, 106 x 7 và 7 x 106
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng
? Nêu tính chất g.hoán của phép nhân ?
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- HS nêu kết quả, nhận xét bài ở bảng
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học
2.HD tìm hiểu bài:
a.HD tìm hiểu ví vụ
 Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:
 ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
? Giá trị của 2 biểu thức này như thế nào ?
? Vậy 2 biểu thức này như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về 2 b.thức này ?
- HS tính nhẩm, nêu kết quả.
b.Tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát
- GV gợi ý, HD điền số, tính và so sánh giá trị của hai biểu thức ở từng hàng tương ứng
? Ta thấy giá trị của hai biểu thức
 (a x b ) x c và a x (b x c) như thế nào ?
? Vậy giá trị của 2 biểu thức (a x b ) x c và a x (b x c) như thế nào ?
- GV nêu : Đây là tính chất kết hợp của phép nhân. Biểu thức ở bên trái là dạng 1 tích nhân với 1 số, nó được thay bằng phép nhân giữa số thứ nhất với tích của số thứ 2 và số thứ 3
? Muốn nhân 1 tích với 1 số ta làm như thế nào ?
 (a x b) x c = a x (b x c) = (a x c) x b
- HS điền số, tính và so sánh kết quả của 2 biểu thức (a x b ) x c và a x (b x c)
- Giá trị của hai biểu thức luôn luôn bằng nhau
- Bằng nhau.
- Ta có thể lấy số thứ 1 nhân với tích của số thứ 2 và số thứ 3
3.HD luyện tập
Bài 1 (giảm tải phần b)
? Yêu cầu của bài là gì ?
- GV  ... êu kết quả, lớp nhận xét
Bài 5: Trung bình cộng của 3 số là 145. Số thứ nhất bằng 170, số thứ 2 bằng 115. Tìm số thứ 3.
? Bài toán đã cho biết gì ? Bài toán yêu cầu gì ?
? Muốn tìm số thứ 3 ta phải làm gì ?
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng; củng cố cho hs về cách tìm số TBC.
- HS làm vào vở, lớp làm bài vào vở.
Bài 6: TBC của 2 số là 1486, số thứ nhất hơn số thứ hai là 280. Tìm hai số đó.
? Bài toán đã cho biết gì ?
? Bài toán yêu cầu gì ?
? Bài toán thuộc dạng toán gì ?
? Muốn tìm được hai số đó ta làm ntn ?
- GV chấm, chữa bài; củng cố cách giải toán có lời văn.
- HS làm bài vào vở.
3.Củng cố:
- GV chốt nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Thể dục: BÀI 21
I.Mục tiêu: 
	- Ôn và kiểm tra 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
	- Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
II.Các HĐ dạy học:
A.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học.
- GV tổ chức, hd hs khởi động.
- HS tập hợp 4 hàng ngang, lớp trưởng báo cáo, giao lớp.
- HS khởi động tại chỗ và chạy nhẹ 1 vòng quanh sân.
B.Phần cơ bản
1.Ôn và kiểm tra 5 động tác (vươn thở, tay, chân, lưng – bụng và phối hợp) 
* GV nêu lại 5 động tácđã học.
- GV yêu cầu hs lên thực hiện lại 5 động tác.
- GV nêu một số lưu ý khi tập kết hợp cả cả 5 động tác 
* GV chia nhóm, hd luyện tập theo nhóm.
- GV quan sát, hd chung.
* GV tập hợp lớp, nêu yêu cầu kiểm tra
- GV yêu cầu hs lên thực hiện theo nhóm (mỗi lần 1 nhóm 5 em lên thực hiện)
- GV nhận xét, cho điểm đánh giá.
- HS quan sát.
- HS chia nhóm, luyện tập theo nhóm, tổ trưởng và các tổ viên thay nhau hô nhịp
- HS tập hợp theo 4 hàng ngang.
- Các nhóm hs lên thực hiện.
2.Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” 
- GV tập hợp lớp, nêu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- GV chia lớp thành 2 đội chơi
- GV tổ chức cho hs chơi thử.
- GV tổ chức cho hs chơi thi đua.
- GV tập hợp lớp, nhận xét trò chơi.
- HS tập hợp theo 2 đội hình chơi.
- HS chơi thử, lớp quan sát.
- HS chơi thi đua cả lớp.
C.Phần kết thúc :
- GV tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng ngang.
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 14 tháng 11 năm 2012
Sáng: Tập đọc: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I.Mục đích, yêu cầu: 
	- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo, nhẹ nhàng, chí tình.
	- Bước đầu năm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
	 Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào ba nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công; khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn; khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
	- Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ
II.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học 
2. HD tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc:
- GV đọc mẫu, hd đọc toàn bài.
- GV kết hợp sữa lỗi đọc, hd đọc từ khó, hiểu nghĩa từ mới.
- 1 hs khá đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc (3 lượt), lớp nhận xét.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- GV chia nhóm, yêu cầu hs trao đổi nhóm
- GV nhận xét, nêu cách chia đúng.
. Có ý chí nhất định thành công : 1,4.
. Giữ vững mục tiêu đã chọn : 2,5.
. Không nản lòng khi gặp khó khăn : 3,6,7.
* 1 HS đọc 7 câu tục ngữ, 1 hs đọc CH1, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm: chia 7 câu tục ngữ thành 3 nhóm.
- HS trình bày cách chia – giải thích.
- GV nêu lại yêu cầu, hd hs trao đổi cặp đôi.
- GV nhận xét, nêu lựa chọn đúng (c)
- GV gợi ý, hd hs nêu cụ thể từng trường hợp.
* 1 HS đọc câu hỏi 2, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi cặp đôi -nêu lựa chọn.-giải thích.
- HS nêu các trường hợp cụ thể :
.Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu)
.Có vần, có nhịp điệu cân đối : hành/vành; này/bày; nên/nền; cua/rùa; cả/ rã; thất bại/thành công.
.Có hình ảnh : người kiên nhẫn mài ; người kiên trì câu cua; 
? Theo em, người hs cần phải rèn luyện ý chí gì ?
? Nêu ví dụ chứng tỏ hs không có ý chí vươn lên trong học tập ?
? Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì ?
- GV chốt nội dung chính, yêu cầu hs nhắc lại.
* HS đọc câu hỏi 3, lớp đọc thầm.
- Rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập.
- gặp bài khó không chịu suy nghĩ để làm bài; trời mưa là không muốn đi học; 
* 1 HS đọc lại 7 câu tục ngữ, lớp đọc thầm.
- Giữ vững mục tiêu đã chọn; không nản lòng khi gặp khó khăn; khẳng định có ý chí thì nhất định thành công.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại.
c.Đọc diễn cảm:
- GV nhận xét, hd tìm giọng đọc phù hợp với nội dung của các câu tục ngữ.
- GV nhận xét, biểu dương.
-12 HS đọc toàn bài, lớp nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm - HTL theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm - HTL trước lớp, lớp nhận xét.
3.Củng cố:
- GV chốt nội dung bài học, liện hệ thực tế hs.
- Nhận xét tiết học.
Toán: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I.Mục tiêu: Giúp HS
	- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
	- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ:
- GV nêu yêu cầu, nội dung kiểm tra.
 Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 (15 x 7) x 2 =
? Muốn nhân 1 tích với 1 số ta làm ntn ?
- GV nhận xét, nêu cách làm, kết quả đúng; củng cố lại cho hs về tính chất kết hợp của phép cộng.
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở nháp.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nội dung của bài học
2.HD tìm hiểu bài:
VD1: Tính 132 x 20 = ? 
? Em có nhận xét gì về thừa số thứ 2 ?
- GV gợi ý, hd phân tích số 20 = 2 x 10
- GV nêu 132 x 20 = 132 x 2 x 10
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
- GV hd đặt tính để làm bài.
? Khi nhân với số có tận cùng là chữ số 0 ta làm như thế nào ?
- HS đọc phép tính, nêu các thành phần của phép tính.
- Thừa số thứ 2 có 2 chữ số, chữ số tận cùng là chữ số 0.
- 1 HS tính kết quả (miệng), lớp nhận xét, nêu kết quả đúng
- HS tính và so sánh kết quả.
VD2: Tính 230 x 70 = ?
? Em có nhận xét gì về 2 thừa số ?
- GV hd phân tích 2 thừa số 230 và 70
- GV nêu phép tính, yêu cầu tính giá trị
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
- GV hd đặt tính để thực hiện.
? Khi nhân 2 số đều có tận cùng là chữ số 0 ta làm như thế nào ?
- HS đọc phép tính.
- Cả 2 thừa số đều có tận cùng là chữ số 0.
- HS phân tích thừa số dưới dạng tích
 230 = 23 x 10 và 70 = 7 x 10
- 1 HS khá tính kết quả (miệng), lớp nhận xét.
- HS tính và so sánh kết quả.
3.Luyện tập
Bài 1:
? Yêu cầu của bài là gì ?
? Em có nhận xét gì về thừa số thứ 2 ?
- GV nhận xét, nêu cách làm, kết quả đúng.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài.
- 3 hs lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở.
- HS nêu kết quả, nhận xét bài làm ở bảng.
Bài 2:
? Yêu cầu của bài là gì ?
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
- 2 hs đọc yêu cầu của bài.
- 3 hs làm bài ở bảng, lớp làm vào vở.
- HS nêu kết quả, nhận xét bài lamf ở bảng
Bài 3+4 (giảm tải)
4.Củng cố:
- GV chốt nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.Mục đích, yêu cầu: 
	- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung trao đổi, hình thức trao đổi.
	- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự yin, thân ái, đạt mục đích đặt ra
II.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, nội dung của bài học
2.HD trao đổi
a.Tìm hiểu đề bài :
- GV nêu đề bài – ghi bảng.
? Đề bài yêu cầu em làm gì ?
? Nội dung của cuộc trao đổi là gì ?
? Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai ?
? Khi trao đổi cần chú ý điều gì ?
- GV gạch dưới những từ ngữ trọng tâm của đề.
- HS nối tiếp nhau đọc đề bài.
- Trao đổi ý kiến với người thân.
- Nói về 1 người có ý chí, nghị lực.
- Em cùng bạn đóng vai 
- Chú ý cách xưng hô
b.Gợi ý trao đổi
- GV yêu cầu hs đọc các gợi ý ở SGK.
? Kể tên những truyện mà em nói về những người có ý chí vươn lên ?
? Em thích nhất là truyện nào ? Vì sao ?
? Trong truyện đó có những nhân vật nào ?
? Nhân vật trong truyện có những khó khăn gì ? Nhân vật đã vượt qua khó khăn như thế nào ?
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý ở SGK.
- Ông trạng thả diều, 
3.Thực hành
* GV nêu yêu cầu, hd trao đổi nhóm.
- GV quan sát, hd chung.
* GV nêu yêu cầu, nêu một số lưu ý khi trao đổi.
- GV tổ chức cho hs trao đổi trước lớp.
- GV nhậ xét, bổ sung, biểu dương những cặp hs thể hiện tốt.
- HS lựa chọn câu chuyện và trao đổi theo nhóm (4), cùng góp ý, bổ sung cho nhau.
- Mỗi nhóm cử 2 đại diện lên trao đổi trước lớp; lớp nhận xét,bổ sung.
4.Củng cố: 
- GV chốt nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
Chính tả (nhớ-viết): NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.Mục đích, yêu cầu: 
	- Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”
	- Luyện tập viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : s/x, ?/~
II.Các HĐ dạy học:
A.Bài cũ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học 
2.HD nhớ – viết:
a.Tìm hiểu bài viết
- GV nêu đoạn viết (4 khổ thơ đầu), yêu cầu hs đọc thuộc lòng đoạn viết. 
? Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì ?
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 4 khổ thơ (3 lượt)
b.HD viết từ khó
- GV gợi ý, hd hs nêu những từ dễ viết lẫn.
- GV hd hs viết từ khó.
- GV nhận xét, nêu cách viết đúng.
- 1 hs đọc lại đoạn viết.
- HS nêu từ khó.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
c.Viết chính tả
? Bài thơ được trình bày như thế nào ?
- GV nêu một số lưu ý khi viết.
- GV chấm (1/3), nhận xét, hd chữa lỗi.
- 1 HS đọc lại đoạn viết.
- HS nhớ – viết vào vở.
- HS viết xong thì khảo lại bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
- HS chữa lỗi vào vở.
3.HD làm BT
Bài 1:
* GV yêu cầu hs đọc nội dung của bài tập ở VBT
- GV gợi ý, hd làm bài.
* GV nêu kết quả đúng, hd chữa bài.
? Đoạn (a) nhắc đến mùa nào ?
? Từ hàn vi có nghĩa là gì ?
? Nội dung của câu chuyện là gì ?
- HS nêu yêu cầu, nội dung của bài.
- HS trao đổi cặp đôi - làm vào vở.
- HS nêu kết quả, lớp nhận xét 
- HS chữa bài vào vở.
- 1 HS đọc lại bài thơ, 1 HS đọc lại câu chuyện đã điền đúng.
- Mùa hè và mùa đông
Bài 2:
* GV hd tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu hs trao đổi cặp đôi để làm bài.
* GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, nêu cách viết đúng.
- GV gợi ý, hd hs nêu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- HS trao đổi cặp đôi – sửa lại những chỗ viết sai chính tả .
- các nhóm trình bày kết quả, lớp bổ sung.
- HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
4.Củng cố :
- GV chốt nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. 
Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2012
Sáng Nghỉ cm
Chiều Nghỉ
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
Nghỉ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 11.doc