Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 12 (chuẩn kiến thức, kĩ năng)

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 12 (chuẩn kiến thức, kĩ năng)

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG (Tr 66)

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 a) ý 1, b) ý 1; Bài 3.

- HSKG: Bài 1a)ý2 ,b)ý2; bài 4 * KT: BT 1

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết bài tập 1 SGK và phần ghi nhớ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 33 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần 12 (chuẩn kiến thức, kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN: (Tiết 56) NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG (Tr 66)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 a) ý 1, b) ý 1; Bài 3. 
- HSKG: Bài 1a)ý2 ,b)ý2; bài 4 * KT: BT 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết bài tập 1 SGK và phần ghi nhớ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.BÀI CŨ :
HS1: 400 dm2 = ..m2; 
12 dm2 = cm2
HS2: làm bài tập 3/ 65.
Nhận xét và ghi điểm HS.
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau.
1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
-2HS lên bảng làm
- GV viết lên bảng hai biểu thức.
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau.
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau. Ta có : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
Vậy giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau. Ta có : 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
2. Qui tắc một số nhân với một tổng.
- Chỉ vào biểu thức 4 x (3 + 5) nêu : 4 là một số, (3+5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x (3 + 5) có dạng tích của một số nhân với một tổng.
- Chỉ vào biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 nêu : Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) nhân với một số hạng của tổng (3+5). Tích thứ hai 4 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+5). Vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) với các số hạng của tổng (3+5).
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta làm thế nào ?
- Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Gọi số đó là a, tổng là (b+c) viết biểu thức a nhân với tổng (b +c).
- HS viết : a x (b + c).
- Vậy ta có : a x (b + c) = ...
a x (b + c) = a x b + a x c.
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một tổng.
- Vài em nêu.
3. Luyện tập thực hành
 Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT.
 Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị của biểu thức theo hai cách.
- Để tính giá trị của biểu thức theo hai cách các em hãy áp dụng qui tắc một số nhân với một tổng.
- Nghe GV hướng dẫn.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
YC HS làm bài 2a )ý 1, b) ý 1
- Nhận xét và ghi điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào BC.
a) 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 = 360
b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62)
 = 5 x 100 = 500
 *HSKG: bài 2a ý 2 ,b) ý 2
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài.
- Yêu cầu HS ghi nhớ qui tắc nhân một tổng với một số.
YC HS so sánh.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 4: Hướng dẫn HSKG về nhà làm
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào BC.
(3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
(3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 4 x 5 
Khi nhân một tổng với một số ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Yêu cầu HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số.
- Nhận xét tiết học. BTVN làm bài còn lại
Bài sau : Một số nhân với một hiệu.
Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
TOÁN : MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu,nhân một hiệu với một số
- BT cần làm:BT1,3,4 * HSKG:BT 2 * KT : BT 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ghi nội dung phần ghi nhớ và BT 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 2/66
HS lên bảng làm
- Nhận xét và ghi điểm HS.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số và áp dụng tính chất này để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
- Lắng nghe.
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV viết lên bảng hai biểu thức.
3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm BC
3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau. Ta có : 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
3. Qui tắc một số nhân với một hiệu.
- Chỉ vào biểu thức 3 x (7 - 5) nêu : 4 là một số, (7-5) là một hiệu. Vậy biểu thức 3 x (7 - 5) có dạng tích của một số nhân với một hiệu.
- Chỉ vào biểu thức 3 x 7 - 3 x 5 nêu : Tích 3 x 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số bị trừ của hiệu (7-5). Tích thứ hai 3 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số trừ của hiệu (7-5). Vậy biểu thức 3 x 7 - 3 x 5 chính là hiệu của tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) với số bị trừ của hiệu (7-5) trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu (7-5).
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu chúng ta làm thế nào ?
- Chúng ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
- Gọi số đó là a, hiệu là (b-c) viết biểu thức a nhân với hiệu (b-c).
- HS viết : a x (b - c).
- Vậy ta có : a x (b - c) = a x b - a x c.
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc một số nhân với một hiệu.
- Vài em nêu.
4. Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét, ghi điểm HS.
* Bài 2 HSKG
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV hướng dẫn mẫu
- Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu để tính.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BC.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
* Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
Bài giải
Số giá để trứng còn lại sau khi bán là 
40 - 10 = 30 (giá)
Số quả trứng còn lại là :
175 x 30 = 5250 (quả)
ĐS : 5250 quả.
* Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
- Yêu cầu HS nêu và ghi nhớ qui tắc nhân một hiệu với một số.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại tính chất nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số.
- 1-2 em.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Luyện tập
TOÁN: (Tiết 58) LUYỆN TẬP (Tr 68)
I. MỤC TIÊU : 
- Vận dụng được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1); bài 2 a, b (dòng 1); bài 4 (tính chu vi)
* HS khá, giỏi tính thêm BT1 (dòng 2),BT2a,b(dòng 2); Bài 3;dện tích bài 4
 * KT: BT 1 (dòng 1)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ :
HS1: Làm bài 3/ 68.
HS2: Làm bài 4/ 68.
Nhận xét-ghi điểm
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài 
Hướng dẫn luyện tập
- 2HS lên bảng thực hiện
Bài 1: (dòng 1) Nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. 
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 1: 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BC.
135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3 = 2700 + 405 = 3105
642 x (30 – 6) = 642 x 30 – 642 x 6 = 19260 – 3852 = 15408
 HSKG: làm thêm dòng 2
Bài 2: a, b (dòng 1): Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài 2: 1 em đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm bài.
Dựa vào tính chất kết hợp và tính chất giao hoán để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV chữa và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
* HSKG: Làm thêm câu b( dòng 2)
a) 134 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680
5 x 36 x 2 = 36 x (2 x 5) = 36 x 10 = 360
42 x 2 x 7 x 5 = (52 x 7) x (5 x 2) = 364 x 10 = 3640
b) 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97) = 137 x 100 = 13700
428 x 12 – 428 x 2 = 428 x (12 - 2) = 428 x 10 = 4280
Bài 3: Hướng dẫn HSKG về nhà làm
Bài 4 (Tính chu vi)Gọi HS đọc đề bài toán.
Bài 4 (Tính chu vi)- 1 em đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT.
- Muốn tính chu vi cần phải biết điều gì?
- Tìm chiều rộng bằng cách nào?
* Hướng dẫn HS khá, giỏi tính diện tích.
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học.
Bài sau : Nhân với số có hai chữ số.
Bài giải
 Chiều rộng của sân vận động là :
180 : 2 = 90 (m)
 Chu vi của sân vận động là :
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
 ĐS : 540m
* Diện tích của sân vận động đó là :
180 x 90 = 16200 (m2)
 ĐS: 16200 m2
Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2012
TOÁN: (Tiết 59) NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tr 69)
I. MỤC TIÊU : 
- Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
- Bài tập cần làm: Bài 1 a, b, c; bài 3.
* HS khá, giỏi làm bài 1 d ,2. * KT : BT 1a,b
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.BÀI CŨ:
HS1: Tính 427 x (10 + 8) (7686)
HS2: 287 x (40 - 8) (9184) 
Nhận xét ghi điểm
B.BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
1. Phép nhân 36 x 23 = ?
- 2HS lên bảng làm
a) Đi tìm kết quả.
- Viết phép tính 36 x 23 yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
- HS tính.
36 x 23 = 36 x (20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828
b) Hướng dẫn đặt tính và tính
- Dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số, bạn nào có thể đặt tính 36 x 23 ?
- 1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm nháp.
- GV nêu : Viết 36 rồi viết 23 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang.
- HS đặt tính theo hướng dẫn.
- Hướng dẫn thực hiện phép nhân. 
Lần lượt nhân chữ số của 23 với 36 theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS theo dõi GV thực hiện.
+ 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1; 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
+ 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 (dưới 0) nhớ 1; 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
Thực hiện cộng hai tích vừa tìm được với nhau.
+ Hạ 8; 0 cộng 2 bằng 2, viết 2; 1 cộng 7 bằng 8, viết 8.
Vậy 36 x 23 = 828.
 36
 x
	 23
	108
	72
	828
- GV giới thiệu.
+ ... êu cầu HS chú ý lên bản đồ.
- HS quan sát bản đồ.
- GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB: Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình. 
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí ĐBBB trên bản đồ và nhắc lại hình dạng của đồng bằng này.
- 1 HS lên thực hiện yêu cầu.
- Phát cho HS lược đồ câm lấy từ SGK.
- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu vùng ĐBBB trên lược đồ đó.
- Cả lớp thực hiện yêu cầu của GV.
- Chọn 1-2 bài tô nhanh, đúng, đẹp khen ngợi trước lớp và yêu cầu HS đó nhắc lại hình dạng của ĐBBB.
- 1-2 HS.
- GV chuyển ý : Để biết ĐBBB hình thành như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật chúng ta cùng tìm hiểu trong hoạt động tiếp theo.
* Hoạt động 2 : Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB.
- Treo bảng phụ ghi các câu hỏi.
1. ĐBBB do sông nào bồi đắp nên ? Hình thành ntn ?
2. ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta ? Diện tích là bao nhiêu ?
3. Địa hình ĐBBB ntn ?
- Yêu cầu HS đọc, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
- HS đọc, cùng nhau trao đổi để trả lời câu hỏi.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS khá trả lời toàn bộ các câu hỏi.
1. ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên. Hai con sông này khi đổ ra biển thì chảy chậm lại làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo nên ĐBBB.
2. ĐBBB có diện tích lớn thứ hai trong số các đồng bằng ở nước ta. Diện tích của ĐBBB là 15.000km2 và đang tiếp tục được mở rộng ra biển.
3. Địa hình ĐBBB khá bằng phẳng.
- GV lắng nghe, nhận xét và khen ngợi các HS trả lời tốt.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ở ĐBBB.
- Treo lược đồ ĐBBB lên bảng. Yêu cầu HS quan sát lược đồ, ghi vào giấy nháp tên những con sông của ĐBBB mà em quan sát được.
- Theo dõi, quan sát.
- GV tổ chức trò chơi Thi đua kể tên các sông của ĐBBB.
- HS nghe phổ biến và cùng nhau chơi.
- GV theo dõi HS chơi. Tổng kết, nhận xét ĐBBB có nhiều sông, trong đó có 2 sông lớn nhất là sông Hồng và sông Thái Bình, nối với các sông này là sông nhỏ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, sông Luộc, sông Đáy ...
- GV giảng thêm về sông Hồng và sông Thái Bình.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Sông Hồng : Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua ĐBBB rồi đổ ra biển. Khi chảy qua ĐBBB, sông chia thành nhiều nhánh, có nhánh đổ sang sông Thái Bình. Trong quá trình chảy từ thượng nguồn đến ĐBBB, nước sông cuốn theo nhiều phù sa làm cho nước sông có màu đỏ quanh năm. Do đó sông có tên là sông Hồng.
+ Sông Thái Bình do 3 sông hợp thành sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa.
* Hoạt động 4 : Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc và trả lời các câu hỏi.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
1. Ở ĐBBB mùa nào thường mưa nhiều ?
... mùa hè thường mưa nhiều.
2. Mùa hè, mưa nhiều nước các sông ntn ?
... nước dâng cao gây lụt ở đồng bằng.
3. Người dân ĐBBB đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt ?
... người dân đã đắp đê dọc hai bên bờ sông.
- GV chốt : Ở ĐBBB, mùa hạ là mùa mưa nhiều, khiến nước sông dâng cao thường gây ngập lụt. Để ngăn lụt, người dân đã đắp đê dọc hai bên bờ sông.
- HS lắng nghe.
- GV đưa ra sơ đồ.
- HS quan sát và trả lời yêu cầu của GV.
Hệ thống đê ở ĐBBB
Tác dụng :
Vị trí :
Đặc điểm :
Hệ thống đê ở ĐBBB
Tác dụng : ngăn lũ lụt
Vị trí : dọc hai bên bờ sông
Đặc điểm : dài, cao và vững chắc nhiều đoạn đê
- Hệ thống đê ở ĐBBB là một công trình vĩ đại của người dân ĐBBB. Tổng chiều dài của hệ thống này lên tới gần 1700km. Hệ thống đê này ngày càng được đắp cao, bề mặt thì to ra, vững chắc hơn.
- GV chốt lại : Hàng năm, nhân dân ĐBBB đều kiểm tra đê điều, bồi đắp thêm, gia cố để đê vững chắc.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- 1-2 em đọc.
- Về sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân vùng ĐBBB.
Bài sau : Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
CHÍNH TẢ : (Tiết 12) NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU :
	- Nghe - viết chính đúng bài chính tả, trình bài đúng đoạn văn bài Người chiến sĩ giàu nghị lực.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt 2b (ươn/ương). 
KT: Nhìn viết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- Bài tập 2b viết trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng viết: con lươn, lường trước, ống bương, bươn trải ...
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
* Nhận xét về chữ viết của HS-ghi điểm.
B. BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài : Trong tiết học này các em sẽ nghe viết đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực và làm bài tập chính tả.
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
- 1 em đọc.
+ Đoạn văn viết về ai ?
+ Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động ?
... họa sĩ Lê Duy Ứng.
... Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ ngữ : Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng ...
c) Viết chính tả: GV đọc cho HS viết
HS nghe viết bài chính tả
d) Soát lỗi và chấm bài
Đổi vở và chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2 b) Gọi HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm thảo luận và lên bảng điền kết quả
- HS nhóm khác đọc, nhận xét đúng/sai.
- Kết luận lời giải đúng.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : Nhận xét tiết học.
Bài sau : Người tìm đường lên các vì sao.
- Lời giải : vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thủy, thịnh vượng.
TẬP LÀM VĂN : (Tiết 23) KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được hai cách kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III).
- Bước đầu viết đoạn kết bài một bài văn kể chuyện theo hướng mở rộng (BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi sẵn kết bài Ông Trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.BÀI CŨ: 
Gọi 2 HS đọc mở bài gián tiếp Hai bàn tay. 
Nhận xét về câu văn, cách dùng từ của HS và ghi điểm.
B.BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài 
-HS thực hiện yêu cầu
- Hỏi : Có những cách mở bài nào ?
- Khi mở bài hay, câu chuyện sẽ lôi cuốn người nghe, người đọc. Kết bài hay, hấp dẫn sẽ để lại trong lòng người đọc ấn tượng khó quên về câu chuyện. Trong tiết Tập làm văn hôm nay thầy hướng dẫn các em cách viết đoạn kết bài theo các hướng khác nhau.
- Có 2 cách mở bài.
Mở bài trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
Mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
2. Tìm hiểu ví dụ
* Bài 1,2
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông Trạng thả diều. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết truyện.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Kết bài : Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để có lời đánh giá, nhận xét hay.
- Gọi HS phát biểu. GV nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
VD: Câu chuyện này làm ông thấm thía lời của cha ông: Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
* Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ viết sẵn 2 đoạn kết bài để HS so sánh.
- 1 em đọc, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
+ Cách viết bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không bình luận thêm là cách kết bài không mở rộng.
+ Cách kết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng.
3. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- 2 em đọc.
4. Luyện tập
* Bài 1
* Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài, lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi : Đó là những kết bài theo cách nào ? Vì sao em biết ?
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
- Cách a là kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và rùa.
- Cách b,c,d,e là kết bài mở rộng vì đưa thêm ra những lời bình luận, nhận xét xung quanh kết cục của truyện.
* Bài 2
* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng truyện.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a) Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “ Nếu Thái hậu hỏi.xin cử Trần Trung Tá”- KB không mở rộng.
b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậysống thêm được ít năm nữa.- KB không ở rộng.
* Bài 3:
* Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
HS làm bài cá nhân
- Gọi HS đọc bài. GV sửa lỗi, nhận xét và cho điểm từng HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Hỏi : Có những cách kết bài nào ?
 Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài KT 1 tiết.
Bài sau : Kể chuyện (kiểm tra viết).
TẬP LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN (kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU: 
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi đề bài; giấy kiểm tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KTDC: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
BÀI MỚI: Giới thiệu mục đích, yêu cầu bài kiểm tra.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện về một người có ý chí, nghị lực. Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
Thể loại là gì?
Kể chuyện
Bài văn kể chuyện gồm mấy phần?
3 phần: mở bài, diễn biến, kết thúc
Có mấy cách mở bài?
Có 2 cách: MB trực tiếp và MB gián tiếp
Có mấy cách kết bài?
Có 2 cách: KB mở rộng và KB không mở rộng
Đề bài YC mở bài và kết bài theo cách nào?
MB trực tiếp và KB mở rộng 
Nội dung của câu chuyện là gì?
Nói về một người có ý chí, nghị lực.
Có thể câu chuyện em đã được nghe, được đọc hoặc là câu chuyện em chứng kiến.
HS nêu và câu chuyện
YC HS làm bài vào giấy
HS làm bài
Bài văn khoảng 120 từ (12 câu)
Thu bài
Nộp bài
CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
VN có thể viết lại bài vào vở.
Bài sau: Trả bài văn kể chuyện

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 12 CKTKN VA GIAM TAI.doc