Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
*KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thn. Thể hiện sư tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
(Từngày 19/11 đến ngày 23/11/2012 ) Thứ /ngày Tiết PP CT Môn Tên bài Ghi chú Thứ hai 19-11 2012 1 27 TĐ Chú đất nung KNS 2 66 T Chia một tổng cho một số 3 27 TD Ôn bài TD phát triển chung... 4 14 LS Nhà trần thành lập 5 14 CC Thứ ba 20-11 2012 1 14 Đ.Đ Biết ơn thầy giáo cô giáo KNS 2 14 CT Chiếc áo búp bê 3 14 AN Ôn 3 bài hát ... ... 4 67 T Chia cho số có 1 chữ số 5 27 KH Một số cách làm nước sạch MT Thứ tư 21-11 2012 1 27 LT-C Luyện tập về câu hỏi 2 14 KC Búp bê của ai ? 3 68 T Luyện tập 4 28 TD Ôn bài TD phát triển chung... 5 14 ĐL Hoạt động sản xuất của người dân ở Thứ năm 22-11 2012 1 28 TĐ Chú đất nung tt KNS 2 27 TLV Thế nào là miêu tả 3 14 KT Giáo viên bộ môn 4 69 T Chia một số cho một tích 5 28 KH Bảo vệ nguồn nước MT-KNS- NL Thứ sáu 23-11 2012 1 T.A Giáo viên bộ môn 2 70 T Chia một tích cho một số 3 14 MT Giáo viên bộ môn 4 28 LT-C Dùng câu hỏi vào mục đích khác KNS 5 28 TLV Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. SH (GDNGLL) Phòng tránh ngã. Thứ hai Tập đọc CHÚ ĐẤT NUNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). - Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). *KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thn. Thể hiện sư tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ 2’ 13’ 8’ 8’ 4’ A) Kiểm tra bài cũ: Văn hay chữ tốt - Mời vài học sinh đọc bài tập đọc Văn hay chữ tốt và trả lời các câu hỏi trong SGK ý nghĩa của câu chuyện. - Giáo nhận xét, ghi điểm B) Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Chú Đất Nung Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều và nêu những hình ảnh nhìn thấy trong tranh. Giáo viên giới thiệu: Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong chuyện Chú Đất Nung. 2/ Hướng dẫn luyện đọc: - Giáo viên chia đoạn - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài văn. Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp - Giáo viên kết hợp giải nghĩa các từ chú thích, các từ mới ở cuối bài đọc - Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài theo nhóm đôi - Mời vài học sinh đọc toàn bài văn - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rất bảnh, thật đoảng, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi: + Cu Chắt có những đồ chơi nào? + Chúng khác nhau thế nào? + Những đồ chơi này Cu Chắt có từ đâu? + Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? - Giáo viên không bác bỏ ý kiến thư nhất mà phải gợi ý để học sinh tranh luận, hiểu sự thay đổi thái độ của chú bé Đất: chuyển từ sợ nóng đến ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa, cuối cùng hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được “nung”. Từ đó khẳng định ý kiến thứ 2 đúng. + Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? + Giáo viên nhận xét và chốt ý - Bài văn cho ta biết gì? 4/ Hướng dẫn đọc diễn cảm * Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn - Giáo viên hướng dẫn đơn giản để học sinh có giọng đọc phù hợp với tình cảm, thái độ của nhân vật * Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn - Giáo viên treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ông Hòn Rấm cười thành Đất Nung) + Giáo viên cùng trao đổi, thảo luận với học sinh cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) - Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp - Mời đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất C) Củng cố - dặn dò: *GDKNS : Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sư tự tin - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài văn - Truyện Chú Đất Nung có 2 phần. Phần đầu truyện các em đã làm quen với các đồ chơi của Cu Chắt, đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất Nung vì dám nung mình trong lửa. Phần tiếp của truyện – học trong tiết tập đọc tới – sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chú Đất Nung (tt) - Giáo viên nhận xét tiết học - Học sinh nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi - Học sinh nhận xét - Học sinh xem tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa + Đoạn 1: Bốn dòng đầu + Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp + Đoạn 3 : phần còn lại - Mỗi học sinh đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc (2 – 3 lượt) - Học sinh đọc phần Chú giải - Học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài theo nhóm đôi - Vài học sinh đọc toàn bài văn - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc thầm và lần lượt trả lời: + Cu Chắt có đồ chơi là 1 chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất + Chúng khác nhau: Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc hình người. + Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà Cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Chú bé Đất cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. + Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh. + Dự kiến: Học sinh có thể trả lời theo 2 hướng: Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích + Dự kiến: Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích. Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi. + Được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm Ý đoạn 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung. - Nội dung chính: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn - Học sinh theo dõi - Học sinh trao đổi, thảo luận với học sinh cách đọc diễn cảm - Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp - Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay - Nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. - Học sinh lắng nghe - Cả lớp chú ý theo dõi Toán (tiết 66) CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết chia một tổng cho một số. - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sách giáo khoa, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ 1’ 12’ 17’ 4’ 1) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính: 35 x (4 + 6) ; 456 x (28 - 8) - Nhận xét, cho điểm 2) Dạy bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài: Chia một tổng cho một số 2.2/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số. - Giáo viên viết bảng: (35 + 21) : 7 và yêu cầu học sinh tính. - Cho sinh tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7 - Yêu cầu học sinh so sánh hai kết quả - Giáo viên viết bảng (bằng phấn màu): (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 - Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6 - Giáo viên gợi ý để học sinh nêu: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được. - Giáo viên lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia. 2.3/ Thực hành: Bài tập 1: - Mời học sinh đọc yêu cầu bài - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, sửa bài nêu lại cách tính a) (15 + 35) : 5 Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10 Cách 2: (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10 Bài tập 2: - Mời học sinh đọc yêu cầu bài - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp - Nhận xét, sửa bài nêu lại cách tính a) (27 – 18) : 3 Cách 1: (27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3 Cách 2: (27 – 18) : 3 = 27 : 3 - 18 : 3 = 9 - 6 = 3 Bài tập 3: (dành cho HS giỏi) - Yêu cầu học sinh tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm và chữa bài. 3) Củng cố dặn dò: - Nêu tính chất giao chia một tổng cho một số, chia một hiệu cho một số - Chuẩn bị bài: Chia cho số có một chữ số - Giáo viên nhận xét tiết học - Học sinh làm bài vào vở nháp, sửa bài - Cả lớp theo dõi - Học sinh thực hiện (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8 - Học sinh thực hiện: 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 - Vậy (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 - Cả lớp thực hiện thêm các ví dụ - Học sinh nêu trước lớp - Học sinh đọc: Tính theo hai cách. - Cả lớp làm bài vào vở. - Học sinh trình bày bài làm trước lớp - Cả lớp sửa bài nêu lại cách tính b) 18 : 6 + 24 : 6 Cách 1: 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 Cách 2: 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7 - Học sinh đọc: Tính theo hai cách (theo mẫu) - Cả lớp làm bài vào vở. - Học sinh trình bày bài làm trước lớp - Cả lớp sửa bài nêu lại cách tính b) (64 – 32) : 8 Cách 1: (64 – 32) : 8 = 32 : 8 = 4 Cách 2: (64 – 32) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 = 8 – 4 = 4 Bài giải Số nhóm học sinh của lớp 4A là: 32 : 4 = 8 (nhóm) Số nhóm học sinh của lớp 4B là: 28 : 4 = 7 (nhóm) Số nhóm học sinh của lớp 4A và lớp 4B là: 8 + 7 = 15 (nhóm) Đáp số: 15 nhóm - Học sinh nêu trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi THỂ DỤC Tiết 27 ÔN BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI"ĐUA NGỰA" 1/Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung .YC thực hiện cơ bản đúng động tác của bài TD phát triển chung. - Trò chơi"Đua ngựa". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 2/Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV c ... ng thôn miền Bắc & miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre. Các phần mở bài & kết bài trong bài “Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói lên điều gì? Các phần mở bài & kết bài đó giống với những cách mở bài & kết bài nào đã học? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV nói thêm về biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá trong bài: Các hình ảnh so sánh: chật như nêm cối / cái chốt bằng tre mà rắn như đanh. Các hình ảnh nhân hoá: cái tai tỉnh táo để nghe ngóng / cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, cái giường nứa – tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói: Tóm lại, tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế, bằng nhiều giác quan. Nhờ quan sát tinh tế, dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo, sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động. Bài tập 2 GV theo dõi, nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ GV giải thích thêm : Khi tả các bộ phận của đồ vật ta nên chọn tả chỉ những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả đầy đủ, chi tiết mọi bộ phận. Tả như thế bài viết dễ lan man, dài dòng, thiếu hấp dẫn. Để tả chỉ những bộ phận nổi bật, phải quan sát kĩ & biết cách quan sát. Điều này các em sẽ học tiếp ở các bài sau. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập Câu a, b, c: GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống / tên các bộ phận của cái trống / những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. GV treo bảng viết lời giải Câu d: GV lưu ý HS: + Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. + Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với kết bài. GV nhận xét- tuyên dương những HS có kết bài, mở bài hay. 3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài (cho thân bài tả cái trống trường) về nhà hoàn chỉnh lại bài, viết vào vở. Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả đồ vật. - Nận xét tiết học. 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - 2 HS làm lại BT2 (Phần luyện tập) – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa. 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân, những từ ngữ được chú thích & những câu hỏi sau bài. HS quan sát tranh minh hoạ cái cối HS đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi: Cái cối xay gạo bằng tre. + Phần mở bài: Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống. Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả). + Phần kết bài: Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi theo dõi từng bước anh đi Nêu kết thúc của bài (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ). Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. + Phần mở bài: giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp). + Phần kết bài: bình luận thêm (kết bài mở rộng) + Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. (Cái vành -> cái áo; hai cáitai->cái lỗ tai;hàm răng cối -> dăm cối ;cần cối -> đầu cối; cái chốt -> dây thừng buộc cần) + Tiếp theo tả công dụng cái cối. (Xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm) Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài. Dựa vào kết quả BT1, HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 HS lần lượt đọc phần ghi nhớ trong SGK 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp đọc thầm bài tả cái trống, suy nghĩ trả lời câu hỏi. HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c 1HS đọc lại theo bảng GVđã chuẩn bị sẵn. - HS làm bài tập câu d – viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh. HS làm bài vào vở Vài HS làm bài vào giấy trắng HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài. Cả lớp nhận xét, bình chọn bài trên bảng lớp lời mở bài hay. HS tiếp nối nhau đọc phần kết bài. Cả lớp nhận xét, bình chọn bài trên bảng lớp lời mở bài hay. Ví dụ:Mở bài trực tiếp: Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường. Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của những ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật & con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó. Kết bài mở rộng: Rồi đây, tôi sẽ trở thành một học sinh trung học. Rồi xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó. Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về. SINH HOAÏT Caùn söï lôùp baùo caùo tình hình lôùp : - Hoïc taäp - Veä sinh - Aên quaø vaët - Neà neáp GV ñaùnh giaù chung Hoaït ñoäng tôùi : - Tieáp tuïc thi ñua hoïc taäp theo caùc toå - Lao ñoäng veä sinh lôùp hoïc - Thöïc hieän toát 5 nhieäm vuï hoïc sinh - Aên maëc ñoàng phuïc - Thi đđua học tập +Thi ñua hoïc taäp theo toå +Baøy toû loøng bieát ôn cuûa caùc em vôùi caùc thaày coâ GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP PHÒNG TRÁNH NGÃ I. Mục tiêu Học xong bài nầy, học sinh có khả năng: - Phán đoánnhững việc làm nguy hiểm có nguy cơ gây ngã cho bản thân. - Từ chối làm những việc làm nguy hiểm có nguy cơ gây ngã và khuyên các bạn không làm việc dễ gây ngã. II. Chuẩn bị: Một số tình huống các bạn chơi với nhau và rủ nhau làm những việc làm nguy hiểm có thể gây ngã. III. Các hoạt động chính: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Hoạt động 1: Đóng vai a/ Mục tiêu: HS biết được những trò chơi nguy hiểm có nguy cơ gây ngã. b/ Cách tiến hành: - Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ. - GV đưa ra các tình huống: + Tình huống 1: Nam đang chơi với 2 người bạn. Một bạn cứ thuyết phục Nam trèo lên một cây táo. Sau khi đã hái được một số trái tạo, Nam cố gắng trèo xuống. Hai bạn đã kê cho Nam một cái bàn ở phía dưới cây táo để Nam có thể nhảy xuống cái bàn. Là Nam bạn sẽ làm gì? + Tình huống 2: Một số học sinh thi tuột trên tay vịnh cầu thang xuống. hãy đóng vai thể hiện. - GV đi đến các nhóm theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết. c/ Kết luận: - Không xui bạn làm những việc nguy hiểm có thể ngã, gây chấn thương. - Không nhảy từ trên cao xuống, không trượt trên tay vịn cầu thang. - Phải biết cách từ chối làm những việc nguy hiểm gây ngã khi bị bạn bề lôi kéo. - Khuyên nhủ bạn không tham gia trò chơi nguy hiểm có thể gây ngã. Hoạt động 2: Thực hành. a/ Mục tiêu: HS biết cách từ chối làm những việc gây nguy hiểm khi bị bạn bè rủ rê. b/ Cách tiến hành: - GV đưa ra tình huống: Nam đang chơi với hai người bạnở sân nhà. Hai bạn rủ Nam trèo lên mái nhà bắt chim. Nam nghĩ ngay đến những nguy hiểm có thể xảy ra khi trèo lên mái nhà. Các bạn lại lôi kéo: Sao thế? Cậu sợ à? Thôi nào, sợ gì? Cố lên! Nam không muốn mạo hiểm để bị thương chỉ vì mục đích muốn hòa hợp với các bạn, vì vậy bạn ấy tìm cách từ chối. Là Nam, bạn sẽ nói gì? - GV y/c mỗi HS viết câu từ chối vào 1 tờ giấy, ghi cả lời giải thích vì sao mình lại nói như vậy trong tình huống này. Trong giấy của mỗi HS không cần ghi tên. - GV thu lại tờ giấy viết, tráo lại thứ tự của chúng, phát lại cho HS cả lớp rồi yêu cầu HS đọc các cách nói từ chối. c/ Kết luận: - Không rủ các bạn làm những việc không an toàn. - phải thận trọng khi bạn bè đồng lứa muốn mình làm việc gì không an toàn đồng thời biết cách từ chối làm những việc đó. -HS thực hiện. - HS từng nhóm phân vai, thảo luận, tập thể hiện. - Từng nhóm lên dóng vai trước lớp. các nhóm khác theo dõi và đặc mình vào địa vị nhân vật tong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng . - HS theo dõi. - HS thwchj hiện. - Trao đổi cả lớp về các cách nói từ chối mà cả lớp đưa ra. Xác nhận của tổ trưởng BGH ký duyệt ............ .. Khánh Tiến tháng 11 Năm 2012. Khánh Tiến tháng 11 Năm 2012. Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT I. Mục tiêu - HS nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu. - HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu. - HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật. II. Chuẩn bị Mẫu vẽ - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì,tẩy. III. Hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng của HS 3. Bài mới - GV giới thiệu bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1.Quan sát, nhận xét - Giáo viên bày mẫu để HS quan sát: + Mẫu có mấy đồ vật? + Gồm các đồ vật gì? + Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào? + Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau? *Hoạt động 2.Cách vẽ : + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác hình riêng của từng vật mẫu. + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ các bộ phận. + Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - Giáo viên cho xem bài vẽ theo mẫu: Mẫu có 2 đồ vật của lớp trước để các em học tập cách vẽ. *Hoạt động 3 Thực hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh + Làm bài theo cá nhân + Hoặc theo nhóm - Học sinh làm bài (yêu cầu học sinh không được dùng thước kẻ). *Hoạt động 4.Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên cùng HS treo một số bài vẽ lên bảng. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: + Bố cục (cân đối). + Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu) - Giáo viên kết luận và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 4. Dặn dò - Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. + HS quan sát tranh và trả lời: + Có 2 đồ vật + Cái cốc và Quả táo + Khác nhau + Cốc ở sau , Quả đứng đằng trước + Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình riêng từng vật mẫu. + Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy. + So sánh, ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu. + HS quan sát bài của HS năm trước - HS làm bài - HS treo bài lên bảng - Các nhóm nhận xét – xếp loại - HS lắng nghe và ghi nhớ
Tài liệu đính kèm: