Giáo án các môn học khối 4 - Tuần dạy 13

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần dạy 13

Tập đọc

Người tìm đường lên các vì sao

I.MỤC TIÊU:

* Yêu cầu cần đạt:

- Đọc đúng tên riêng tên nước ngoài ( Xi-ôn – cốp-xki);biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn –cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

II.CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

-Xác định gi trị.

-Tự nhận thức bản thn.

-Đặt mục tiêu.

-Quản lí thời gian.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ

doc 52 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần dạy 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ 2
THỨ HAI
Ngày Soạn: 05 / 11 / 20112
Ngày Dạy: 12 / 11 / 2012 BUỔI SÁNG ( TIẾT 1 ) 
 MƠN : CHÀO CỜ 
**************************************
 BUỔI SÁNG ( TIẾT 2 )
Mơn: Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
I.MỤC TIÊU:
* Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng tên riêng tên nước ngoài ( Xi-ôn – cốp-xki);biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn –cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II.CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
-Xác định giá trị.
-Tự nhận thức bản thân.
-Đặt mục tiêu.
-Quản lí thời gian.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG
-Động não.
Làm việc nhĩm(chia sẻ thơng tin)
IV. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Hình minh họa trong sách giáo khoa.
V.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
1 phút
24 phút
5 phút
1.Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài: vẽ trứng, kết hộp câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa trong SGK.
Đây là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki. Đây chính là bài học hôm nay , chúng ta cùng tìm hiểu những thành tựu của ông qua bài học : Người tìm đường lên các vì sao.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
. Đoạn 1: Từ đầu. . . bay được.
. Đoạn 2:Để tìm. . . kiệm thôi.
. Đoạn 3: Đúng là. . . vì sao.
. Đoạn 4: còn lại.
- Yêu cầu 4 học sinh đọc ( 3 lượt).
- Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh.
- Giáo viên đọc mẫu hướng dẫn học sinh toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi , khâm phục.
 Nhấn giọng những từ: nhảy qua, gãy chân,vì sau, không biết bao nhiêu,hì hục, hàng trăm lần, chinh phục. . . .
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1: 
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? 
- Khi còn nhỏ ông đã làm gì để bay được ?
- Theo em hình ảnh nào gợi ước muốn bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki ?
- Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 :
- Để tìm hiểu điều bí mật đó Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì ?
- Oâng kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào ?
- Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki là gì ?
- Phần trên chính là ý của đoạn 3,4.
- Yêu cầu học sinh đoạn 4:
- Ý chính của đoạn 4 là gì ?
- Em hãy đặt tê khác cho chuyện ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và nêu nội dung bài học.
c.Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 4 học sinh đọc nối tiếp nhau, học sinh cả lớp theo dỏi tìm giọng đọc hay.
- Giáo vie6ntreo bảng phụ ghi đoạn văn cần luện đọc.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét , ghi điểm học sinh đọc tốt , khuyến khích học sinh đọc chưa tốt.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
- Nhận xét tiết học.
- chuẩn bị tiết sau;Văn hay chữ tốt.
+ Hát tập thể.
+Học sinh lăng nghe.
+ Mơ ước được bay lên bầu trời.
+ Oâng dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. . . 
+ Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn –cốp-xki tìm cách bay vào không trung.
+ Đoạn 1 nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+ Xi-ôn-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách .
+ Để thực hiện ước mơ của mình ông chỉ ăn bánh mì suôn. . . sa hoàng không ủng hộ. .. .nhưng ông không nản trí.
+ Xi-ôn-côp-ki thành công vì ông có ước mơ đẹp : Chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
+ Đoạn 4 nói lên sự thành công của Xi-ôn-côp-xki.
+ Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
,Người chinh phục các vì sao.
,Quyết tâm chinh phục bầu trời
Nhận xét:	
********************************************
 TIẾT 3
MƠN: ANH VĂN
*********************************************
BUỔI SÁNG ( TIẾT 4 )
 Toán
Tiết 61
Giới thiệu nhân nhẩm số cĩ hai chữ số với 11
I.MỤC TIÊU
* Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
* Ghi chú: Bài tập, cần làm:
 Bài 1; Bài 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
+ Bảng con, phiếu thảo luận nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
1.khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay giúp các em biết cách thực hiện phép nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 . 
- Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b.Dạy- Học bài mới:
@Phép nhân 27 x 11( trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 
 - GV viết lên bảng phép tính nhân nhân 27 x 11 , sau đó yêu cầu HS đặt tính và tính. 
- Em có nhận xét gì về 2 tích riêng của phép nhân trên ? 
- Hãy nêu rõ từng bước thực hiệncộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11
- GV : như vậy , khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa 2 số của số 27 
- Em có nhận xét gì về kết qủa của phép nhân 27 x 11 = 297 so với 27 , Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào. 
- Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau : 
*2 cộng 7 bằng 9 
*Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297 
*Vậy 27 x 11 = 297 
- GV yêu cầu HS nhân nhẩm 41 x 11 
- GV nhận xét và nêu vấn đề : Các số 27 , 41 . Đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn 10 như 48 , 57 ,  thì ta thực hiện thế nào ? Chúng ta cùng thực hiện phép nhân 48 x 11 
@.Phép nhân 48 x 11 
- GV viết lên bảng phép tính nhân. nhân 48 x 11 , sau đó yêu cầu HS nhân nhẩm đã học trong phần 2.2 để nhân nhẩm 48 x 11 
- Em có nhận xét gì về 2 tích riêng của phép nhân trên ? 
- Hãy nêu rõ từng bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11
- GV yêu cầu HS dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x 11 để nhận xét về cácchữ trong kết qủa phép nhân 48 x 11= 528 
 + 8 là hàng đơn vị của 48 
+ 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 ( 4 + 8 = 12 ) 
+ 5 là 4 + 1 với 1 là hàng chục của 12 nhớ sang 
- Vậy ta có cách tính nhẩm 48 x 11 như sau 
+ 4 cộng 8 bằng 12 
+ Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428 
+ Thêm 1 vào 4 của 428 được 528 
+ Vậy 48 x 11 = 528 
- GV yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm 48 x 11 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhân nhẩm 75 x 11
b.Hướng dẫn luyện tập : 
* Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết qủa vào VBT , khi chữa bài gọi 3 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần . 
 * Bài 2 : 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở . 
- GV nhận xét và cho điểm. 
* Bài 3 : 
-GV gọi 1 HS đọc đề bài toán 
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-GV nhận xét và ghi điểm nhóm làm tốt.
* Bài 4 : 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài , sau đó hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng , câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người trong mỗi phòng hợp , sau đó so sánh và rút ra kết luận.
4.Củng cố - Dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Nhân với số có ba chữ số 
+ Hát tập thể.
+ Học sinh lắng nghe.
+ Học sinh nêu cách nhẩm.
 a.x : 11 = 25
 x = 25 x 11
 x = 275
 b. x : 11 = 78
 x = 78x11
 x = 858
Bài giải
Số hàng của cả hai khối lớp xếp được là
17 + 15 = 32 ( hàng )
Số học sinh của cả 2 khối lớp là
11 x 32 = 352 ( học sinh)
Đáp số : 352 học sinh
Bài giải
Số học sinh của khối lớp bốn là :
11 x 17 = 187 ( học sinh )
Số học sinh của khối lớp Năm là
11 x 15 = 165 ( học sinh )
Số học sinh của cả 2 khối lớp là
187 + 165 = 352 ( học sinh
Đáp số : 352 học sinh
+ Nhẩm ra nháp: 
Phòng A có 11 x 12 = 132 người 
Phòng B có 9 x 11 = 126 người 
Vậy câu b đúng , các câu a , c , d sai
5phút
Nhận xét:	
****************************************************************
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1
MƠN: TIN HỌC
BUỔI CHIỀU
TIẾT 2
MƠN: TIN HỌC
BUỔI CHIỀU
TIẾT 3
MƠN: SINH HOẠT TẬP THỂ
*********************************************
THỨ BA
Ngày Soạn: 05 / 11 / 20112
Ngày Dạy: 13 / 11 / 2012 BUỔI SÁNG ( TIẾT 1 ) 
 MƠN : Chính tả
 Người tìm đường lên các vì sao
I . MỤC TIÊU:
* Yêu cầu cần đạt:
-Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
-Làm đúng bài tập (2) a/b, hoặc BT(3)a/b, bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Giấy khổ to viết nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
1 phút
24 phút
5 phút
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con các từ do giáo viên đọc: châu báo , trâu bò,chân thành ,chân trọng. . . 
- Nhận xét chung .
3. Dạy –học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay các em sẽ nghe-viết đoạn đầu trong bài:Nười tìm đường lên các vì sao.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
* Trao đổi nội dung đoạn văn:
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Đoạn văn viết về ai ?
- Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp xki ?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Xi-ôn-cốp –xki, nhảy,dại dột,cửa sổ,rủi ro,non nớt,thí nghiệm. . . .
* Nghe-viết:
- Giáo viên đọc , học sinh viết.
* Soát lỗi:
- Yêu cầu học sinh đổi vỡ soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên chấm 1/3 số bài của học sinh.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu .
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu đại diện nhóm  ... êu cầu cho trước ( BT 2, BT3 ).
* Ghi chú:
 Học sinh khá, giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Giấy viết sẳn bài tập 1
- Bảng phụ ghi sẳn đáp án phần nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Thời gian
 Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 phút
4 phút
1 phút
24 phút
5 phút
1.Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt câu với từ ở bài tập 1.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Dạy – học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 khi nói và viết chúng ta thường dùng 4 loại câu:câu kể, câu cảm,câu cầu khiến , câu hỏi. Hôm nay các em sẻ được tìm hiểu kĩ hơn về câu hỏi.
b.Tìm hiểu ví dụ:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
+ các câu hỏi:
- Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?
-cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ làm thí nghiệm như thế ?
* Bài 2,3:
- các câu hỏi ấy của ai và để hỏi ai ?
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?
- Câu hỏi dùng để làm gì ?
-Câu hỏi dùng để hỏi ai ?
- Giáo viên treo bảng phụ phân tích cho học sinh:
Câu hỏi
Của ai
Hỏi ai
Dấu hiệu
1.Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được
Xi-ôn-cốp-xki
Tự hỏi mình
- từ vì sao
-Dấu chấm hỏi
2.Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
Một người bạn
Xi-ôn-cốp-xki
- Từ thế nào
-dấu chấm hỏi
c.Ghi nhớ:
- Gọi 3 em đọc phần ghi nhớ.
d.Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu và bài mẫu.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả.
* Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Ví dụ:
- bà cụ ể lại chuyện gì ?
-Về nhà bà cụ làm gì ?
- Vì sao Cao Bá Quát ân hận ? 
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự đặt và đọc câu trước lớp.
4.Củng cố-Dặn dò:
-Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi ?
-Nhận xét ghi điểm .
-Nhận xét tiết học.
- Dặn về chuẩn bị bài sau
+ Hát tập thể.
HS thực hiện
HS lắng nghe
+ Câu hỏi 1 là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
+ câu hỏi 2 là của một người bạn
hỏi xi-ôn-cốp-xki.
+ các câu này điều có dấu chấm hỏi và từ để hỏi vì sao ? Như thế nào ?
+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết.
+ Dùng để hỏi người khác hay chính mình.
+ Học sinh đọc ghi nhớ.
+ Học sinh trình bày.
Lời giải
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai
Để hỏi ai
Từ nghi vấn
1
Bài: Thưa chuyện với mẹ
- Con vừa bảo gì ? 
- Ai xui can thế ?
- Câu hỏi của mẹ
- Câu hỏi của mẹ
-Để hỏi Cương
- Để hỏi Cương
- Gì thế 
2 
Bài: Hai bàn tay
- Anh có yêu nước không ?
- Anh có thể giữ bí mật không ?
- Anh có muốn đi với tôi không ?
- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ?
- Câu hỏi của Bác Hồ
- Câu hỏi của Bác Hồ.
- Câu hỏi của Bác Hồ
- Câu hỏi của bác Lê.
- câu hỏi của Bác Hồ.
- Hỏi bác Lê.
- Hỏi bác Lê.
- Hỏi bác Lê.
- Hỏi Bác Hồ.
- Hỏi bác Lê.
- Có. . . không
- có . . .không
- có . . . không
- đâu 
- chứ
+ Học sinh nêu ví dụ.
Ví dụ
+ Mình để bút ở đâu nhĩ ?
+cái kính của mình đâu rồi nhĩ ?
RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	*********************************
BUỔI SÁNG ( TIẾT 4 )
MƠN : KHOA HỌC
BÀI 26 NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
 -Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
 -Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người.
 -Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện).
III/ Hoạt động dạy- học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
5’
1’
30’
‘
2’
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
 1) Thế nào là nước sạch ?
 2) Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Bài trước các em đã biết thế nào là nước bị ô nhiễm nhưng những nguyên nhân nào gây ra tình trạng ô nhiễm. Các em cùng học để biết.
 2. Tìm hiểu bài:
 * Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
 ª Mục tiêu:
 -Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,  bị ô nhiễm.
 -Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
 -GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.
 * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế. 
 ª Mục tiêu: HS biết quan sát xung quanh để tìm hiểu hiện trạng của nguồn nước ở địa phương mình.
ªCách tiến hành:
 -Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm ?
 -Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ?
 * Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
 ªMục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ?
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
 * Giảng bài (vừa nói vừa chỉ vào hình 9): Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm.
 4/.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào ?
 Hát
-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trả lời:
+Hình 1: Hình vẽ nước chảy từ nhà máy không qua xử lý xuống sông. Nước sông có màu đen, bẩn. Nước thải chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng.
+Hình 2: Hình vẽ một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước, chảy đến các gia đình có lẫn các chất bẩn. Nước đó đã bị bẩn. Điều đó là nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn.
+Hình 3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển. Nước biển chỗ đó có màu đen. Điều đó dẫn đến ô nhiễm nước biển.
+Hình 4: Hình vẽ hai người lớn đang đổ rác, chất thải xuống sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối.
+Hình 5: Hình vẽ một bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. Việc làm đó sẽ gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm.
+Hình 6: Hình vẽ một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. Việc làm đó gây ô nhiễm nước.
+Hình 7: Hình vẽ khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài. Việc làm đó gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa.
+Hình 8: Hình vẽ khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ, tự do phát biểu:
+Do nước thải từ các chuồng, trại, của các hộ gia đình đổ trực tiếp xuống sông.
+Do nước thải từ nhà máy chưa được xử lí đổ trực tiếp xuống sông.
+Do khói, khí thải từ nhà máy chưa được xử lí thải lên trời, nước mưa có màu đen.
+Do nước thải từ các gia đình đổ xuống cống.
+Do các hộ gia đình đổ rác xuống sông.
+Do gần nghĩa trang.
+Do sông có nhiều rong, rêu, nhiều đất bùn không được khai thông. 
-HS phát biểu.
-HS tiến hành thảo luận
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,  Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, 
-HS quan sát, lắng nghe.
	RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 13.doc