Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 6, 7

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 6, 7

Tập đọc: Tiết 11 NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu

-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 -Hiểu ND:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương,ý thức trách nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

* GDKNS:- Các KNS cơ bản: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông;xác định gía trị.

II. Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 56 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy học 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 + 7
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013
Tập đọc: Tiết 11 NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY-CA
I. Mục tiêu
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi,tình cảm,bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 -Hiểu ND:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương,ý thức trách nhiệm với người thân,lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
* GDKNS:- Các KNS cơ bản: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông;xác định gía trị.
II. Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Gà Trống và Cáo"và trả lời câu hỏi:+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
 1.Giới thiệu bài học.
 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. * Gọi HS đọc toàn bài.
*Đọc nối tiếp bài. GV chia đoạn :
Đ1: An-đrây-ca .....mang về nhà. 
Đ2: Bước vào .... ít năm nữa.
GV theo dõi, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng
HĐ 2: Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đ1- trả lời câu hỏi trong SGK
- GV Hỏi: Đ1 kể với em chuyện gì?
- Gọi 1HS đọc đ 2 - trả lời câu hỏi trong SGK
- Nêu nội dung chính của bài.
 HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc toàn bài.
- GV treo bảng đoạn văn luyện đọc diễn cảm
 "Bước vào phòng ông nằm....vừa ra khỏi nhà."
3. Củng cố, dặn dò:
-H : Nếu đặt cho truyện tên khác em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì?.
- Nhận xét tiết học. 
- 3HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi và trả lời. 
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt)
- 1HS đọc chú giải.
- 1HS đọc
Đọc thầm, thảo luân, tiếp nối nhau trả lời
- HS trả lời rút ra ý chính đoạn 1
- HS trả lời rút ra ý chính của đoạn 2
- 1HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung chính của bài.
- 2HS lầ lượt đọc Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
 - 4 HS thi đọc diễn cảm
-3-5 HS thi đọc.
Toán: Tiết 26 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
 - Thực hành lập biểu đồ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
 Hoạt động giáo viên 
 Hoạt động học sinh 
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Biểu đồ (tt) 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
 b.Hoạt động thực hành
Bài tập 1:
- Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ tranh vẽ 
Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu Hs đọc kĩ biểu đồ và thảo luận nhóm đôi, sau đó một vài nhóm hỏi đáp trước lớp. Giải thích vì sao?
Bài tập 2:
Giúp HS củng cố cách “đọc” biểu đồ cột
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu Hs tiếp tục làm bài.
- Gọi Hs đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét, cho điểm Hs.
4.Củng cố 
So sánh ưu và khuyết điểm của hai loại biểu đồ?
GV chốt lại
* Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khó thực hiện (do phải vẽ hình),chỉ làm với số lượng nội dung ít
* Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, 
có thể làm với số lượng nội dung nhiều
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Làm bài 3 trang 4
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
- Là các tháng 7,8,9.
-HS làm bài
-HS nhận xét, sửabài
- Hs lắng nghe
Kể chuyện: Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
 2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại 1 câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa câu chuyện.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn kể chuyện.
HĐ1: Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề. GV gạch dưới những từ quan trọng.
+ Thế nào là lòng tự trọng ?
+ Em đã đọc câu truyện nào về lòng tự trọng ?
+ Em đọc câu chuyện đó ở đâu ?
- GV ghi nhanh các tiêu chí lên bảng.
HĐ2: Kể chuyện trong nhóm
- GV chia nhóm 4 HS.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
HĐ3: Thi kể trước lớp 
 - GV tổ chức cho HS kể trước lớp
- GV nhận xét, cho điểm, tuyên dương 
3. Cũng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học .
- Biểu dương những HS chăm chú nghe bạn kể.
- 3 HS và nêu ý nghĩa kể câu chuyện.
- HS tự báo cáo việc chuẩn bị
- 1HS đọc đề, 1HS phân tích.
Đề bài : Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tự trong .
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Một số học sinh nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Có thể nói đó là chuyện quyết tâm vươn lên không thua kém bạn bè hay là người sống bằng lao động của mình, không ăn bám dựa dẫm, dối lừa người khác...
- HS thi kể, HS khác nhận xét bạn kể.
Tính điểm về nội dung, ý nghĩa truyện, cách kể, khả năng hiểu truyện của người kể....
- HS về kể cho người thân nghe. 
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013
BUỔI SÁNG
Toán: Tiết 26 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: GT : Không làm bài 2
Giúp HS ôn tập, cũng cố về :
 - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên 
 - Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
 - Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Bài cũ: Đọc biểu đồ bài tập 2 SGK 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2) Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: GV cho HS đọc lần lượt yêu cầu của các bài tập trong vở bài tập.
- Cho cả lớp tự làm vào vở bài tập.
HĐ3: Tiến hành chữa bài tập. 
Bài1 - GV yêu cầu học sinh lên bảng làm. 
 - GV treo bảng phụ, HS lên chữa bài.
Kết quả đúng: 
a) 2835918 b)2835916
c) 2 có giá trị là 2000000 trong số 82360945
 200000 trong số 7283096
 200 trong số 1547238
Bài 3: Dựa vào biểu đồ hãy viết tiếp vào chỗ chấm.
- GV treo bảng phụ, cho HS lên bảng viết tiếp 
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
Bài 4: Cho HS đọc lại bài toán.
- GV hỏi: Bài toán cho ta biết cái gì?
 Bài toán yêu câu chúng ta tìm gì?
3) Củng cố, dăn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn về học bài 
- 2HS đọc
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS lên bảng làm, HS khác đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
- HS đọc thầm yêu cầu, quan sát biểu đồ và viết tiếp vào chỗ chấm.
- 1HS lên bảng làm.
- 1HS lên bảng điền kết quả.
*Khối lớp ba có 3 lớp.Đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
* Lớp 3A có 18 học sinh giỏi toán. Lớp 3B có 27 học sinh giỏi toán. Lớp 3C có 21 học sinh giỏi toán.
* Trong khối 3, lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp có ít học sinh giỏi nhất là 3A.
- HS đọc kết quả. lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng giải bài toán.
- HS khác chỗ đọc bài giải.
Luyện từ và câu: Tiết 11 DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Xác định được danh từ (DT) chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
 2. Vận dụng quy tắc viết hoa DT riêng đó vào thực tế.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Danh từ là gì? Cho vd?
- GV cho khổ thơ: "Vua Hùng....mấy đôi". Yêu cầu đọc và tìm DT trong khổ thơ đó.
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. 
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết DT đó? Tại sao có DT được viết hoa, có DT lại không viết ? 
HĐ2: Tìm hiểu ví dụ
Bài1: Gọi HS đọc yêu nội dung. Yêu cầu thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu . Yêu cầu trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi. 
Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung, yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
HĐ3: Ghi nhớ 
HĐ4: Luyện tập Làm BT1,2
-Cho HS đọc yêu cầu của BT và tự làm ở VBT
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét
 - Dặn về nhà học bài.
- 1HS trả lời. Cả lớp ghi DT trong 
khổ thơ đó
- HS trả lời: DT Hùng được viết hoa
- 1 HS đọc thành tiếng, các nhóm đôi trao đổi và tìm từ đúng.
BT 1. a) sông c) vua
 b) Cửu Long d) Lê Lợi
-1HS đọc yêu cầu BT
BT 2. a) sông : Tên chung để chỉ những dồng nước chảy tương đối lớn.
b) Cửu Long : Tên riêng của một dòng sông.
c) vua : Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Lê Lợi : Tên riêng của một vị vua.
* Những tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. 
* Những tên riêng của 1 loại sự vật như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng.
-Các nhóm thảo luận và viết vào vở BT
- HS về tìm 10 danh từ chung, 10 danh từ riêng. 
BUỔI CHIỀU
Tập làm văn : Tiết 11 TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
 I. MỤC TIÊU:
 - Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình .
 - Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, 
cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi trong bài viết của mình.
 - Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 	Phiếu học tập 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Trả bài 
- Trả bài cho học sinh.
- Yêu cầu HS đọc lại bài của mình.
- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh:
+ Ưu điểm: 
Nêu những bài HS viết tốt và điểm cao.
Nhận xét chung bố cục, các ý diễn đạt.
+ Hạn chế: Nêu những lỗi sai của HS.
 HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài.
- Phát phiếu cho từng học sinh.
- GV đến từng bàn hướng dẫn, nhắc nhở.
- GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả mà nhiều HS mắc phải sau đó gọi 1 số HS lên chữa
- GV đọc những đoạn văn hay.
- Gọi HS đọc đoạn văn hay của các bạn.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
 Dặn học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại bài và nộp vào tiết sau.
- Nhận bài và đọc lại 
- Nhận phiếu và đọc lời nhận xét của GV
- Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào phiếu học tập.
- Đổi phiếu để bạn bên cạnh kiểm tra lại.
- HS đưọc lỗi và chữa bài 
- HS khác bổ sung , nhận xét.
- HS đọc bài, nhận xét tìm ra cái hay cái đáng học của đoạn thư, lá thư, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Học sinh rút kinh nghiệm hoàn thiện lá thư, dán tem gửi cho người thân hoặc gửi báo tường của trường, báo thiếu nhi, báo địa phương với những lá thư viết theo đề bài thích hợp.
Toán: Tiết 27 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về:
- Viết số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số trong một số, xác định số lớn nhất (bé nhất) trong một  ... NG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
-Chữa bài về nhà
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1a Tính rồi thử lại
+ Nêu cách thử lại phép cộng và phép trừ?
-GV theo dõi chữa bài.
Kết quả: 62754; 34507
Bài 2(dòng 1):
-GV gợi ý cho HS cách làm câu b: Trong biểu thức có cả phép cộng, phép nhân và phép chia ta thực hiện đồng thời 2 biểu thức nhân, chia rồi thực hiện phép tính cộng.
Bài 3
-GV theo dõi chữa bài
Kết quả: a/ 200, 460
 b/ 900, 1000
Bài 4
+Bài toán thuộc dạng toán gì?
-GV theo dõi chốt lại các bước giải.
 -GV thu một vài vở chấm, HS còn lại đổi vở chữa bài cho nhau.
III. Củng cố, dặn dò
2 HS chữa bài
1 hs nêu yêu cầu
1 hs nêu
2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
-HS chữa bài nếu sai
-1 HS nêu yêu cầu.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a/ 570- 225-167+ 67= 345- 167+ 67
-HS theo dõi làm theo hướng dẫn.
b/ 468: 6+ 61x 2= 78+ 122= 200
-HS trao đổi cặp để thực hiện
-HS đọc kết quả và nêu cách tính của mình.
1 HS đọc bài toán
-Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 1 HS nêu cách giải bài toán.
- HS trình bày bài giải của mình vào vở.
Chính tả.( Tiết 8)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
 - KT & KN: Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
 Làm đúng (BT2)a,b hoặc (3) a,b.
TĐ: GD HS thêm yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận.
GDMTBĐ: lien hệ hình ảnh những con tàu mang màu đỏ sao vàng giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ Quốc. Qua đó, GD ý thức chủ quyền biển, đảo.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. 
 Băng giấy để HS làm BT3.
HS: SGK, VBT, 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ : Gà Trống và Cáo
GV đọc : trùng điệp, phong trào, chào hỏi, trợ giúp,họp chợ, xương sườn.
Nhận xét.
3. Bài mới
*Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ phải viết cho đúng và trình bày cho đẹp một đoạn trong bài “Trung thu độc lập”.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
GV đọc đoạn từ “Ngày mai  vui tươi “.
Hướng dẫn HS cách trình bày.
GV đọc từng câu cho H viết, mỗi câu đọc 2,3 lượt.
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
Yêu cầu H sửa bài.
GV chấm 7 – 10 bài 
Nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Hướng dẫn Hs làm bài 2.
GV yêu cầu HS tự làm bài
Gv yêu cầu HS sửa bài
Gv nhận xét, kết luận.
Bài 3: Tổ chức cho H chơi trò chơi tìm từ nhanh.
Chia lớp làm 2 nhóm.
a/ Các từ có nghĩa mở đầu bằng r/d/gi.
b/ Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng
4.Củng cố
Nhận xét – tuyên dương.
Dặn dò :
Về viết thêm
Chuẩn bị:”Thợ rèn”.
-Hát 
-HS thi đua viết xem ai viết đúng nhiều. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
-HS nghe
-HS viết 
-HS soát lại bài, tự sửa lỗi.
-HS đổi vở cho nhau sửa bài.
Hs lắng nghe
Hoạt động nhóm, cá nhân .
HS đọc yêu cầu ( cả lớp đọc thầm )
HS làm bài.
HS sửa bài
HS lắng nghe
Thi đua 2 dãy điền vào bảng phụ ( trò chơi tiếp sức )
Hs lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV
Tập làm văn ( Tiết 16)
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
KT & KN: Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) - BT1.
 Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
TĐ: Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
GV: Tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai trang 70, 71 SGK.
 Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em thích nhất.
- Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể của bạn như thế nào?
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS làm bài:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Treo tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn.
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Trong truyện Ở vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật.
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét cho điểm HS.
 Bài 3;
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Về trình tự sắp xếp.
+ Về ngôn ngữ nối hai đoạn?
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài “ Luyện tập phát triển câu chuyện” trang 91
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- HS nhận xét bạn kể.
HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp.
- HS kể
HS lắng nghe
- Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau.
- 3 đến 5 HS thi kể.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Tin-tin và Mi-tin đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
+ Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin-tin hay Mi-tin.
- 3 đến 5 HS tham gia thi kể.
- Nhận xét về câu truyện và lời bạn kể.
HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV
Sinh hoạt: NHẬN XÉT TÌNH HÌNH LỚP TRONG TUẦN
I. Mục tiêu: 
 - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
 - Giáo dục ý thức phê và tự phê 
 - Rèn ý thức tự quản và tính kĩ luật
 - Hướng phấn đấu tuần sau
II. Chuẩn bị 
 - Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
1. Sinh hoạt văn nghệ
2. Nhận xét
Ưu điểm: 
- Thực hiện tốt các nề nếp sinh hoạt và nội quy nhà trường
- Ý thức học tập tốt : Như Linh, Hoàng Diệu,
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Đồ dùng học tập đầy đủ
Tồn tại:
- Một số em còn quên khăn quàng.
- Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
- Đi học muộn.
3. Kế hoạch tuần sau:
- Tiếp tục thực hiện nề nếp tự quản tốt.
- Tập sinh hoạt giữa giờ tốt
- Chăm sóc hoa, vệ sinh đầu buổi.
Cả lớp văn nghệ 
HS lắng nghe
HS theo dõi để thực hiện tốt
BUỔI CHIỀU
Toán ( Tiết 40)
GÓC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: 
 - KT & KN: Nhận biết được góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt(băng trực giác hoặc sử dụng êke).
 - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV)
 - HS: SGK, thước Ê- ke 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của GV
Kết quả mong đợi của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng làm các bài tập của tiết 39.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt :
 * Giới thiệu góc nhọn 
 - GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK.
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
 - GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
 - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
 - GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
 - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông).
 * Giới thiệu góc tù 
 - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK.
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
 - GV giới thiệu: Góc này là góc tù.
 - GV: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
 - GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.
 - GV có thể yêu cầu HS vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông)
 * Giới thiệu góc bẹt 
 - GV vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK.
 - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
 - GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
 + Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ?
 - GV yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
 - GV yêu cầu HS vẽ và gọi tên 1 góc bẹt.
- GV yêu cầu HS vẽ góc bẹt.
 c. Luyện tập - thực hành :
 Bài 1:
 - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
 - GV nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
 Bài 2:
 - GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài.
 - GV nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù ?
4. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn dò: HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “Hai đường thẳng vuông góc” 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- HS quan sát hình.
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
- HS nêu: Góc nhọn AOB.
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- HS nhắc lại.
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS quan sát hình.
- HS: Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON.
- HS nêu: Góc tù MON.
- 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông.
HS nhắc lại.
1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS quan sát hình.
C
C O D
- Thẳng hàng với nhau.
- Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS trả lời trước lớp:
+ Các góc nhọn là: MAN,UDV.
+ Các góc vuông là: ICK.
+ Các góc tù là: PBQ, GOH.
+ Các góc bẹt là: XEY.
- HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả:
Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
Hình tam giác DEG có một góc vuông.
Hình tam giác MNP có một góc tù.
- HS trả lời theo yêu cầu.
HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 T6 78 DUYEN.doc