Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiêt 2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* Hs khá giỏi : Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhị em nhỏ.
- *KNS: Kĩ năng xác định giá trị thìn cảm của ơng b, cha mẹ dnh cho con chu. Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yu thương của mình với ơng b, cha mẹ.
TUẦN 13 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiêt 2 ) I/ Mục tiêu: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. * Hs khá giỏi : Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhị em nhỏ. *KNS: Kĩ năng xác định giá trị thìn cảm của ơng bà, cha mẹ dành cho con cháu. Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ơng bà, cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ơng bà, cha mẹ. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ ghi các tình huống ở HĐ2 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Hãy đọc những câu ca dao mà em biết nói về công ơn của cha mẹ? Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Ở tiết học này, các em sẽ tập đóng vai thể hiện tình huống và nói cho nhau nghe những bài thơ, những câu tục ngữ nói về công lao của ông bà và sự hiếu thảo của con cháu. 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Đóng vai - Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 thảo luận đóng vai theo tình huống 1, nhóm 2 thảo luận đóng vai theo tình huống 2 - Y/c các nhóm thảo luận - Gọi các nhóm lên đóng vai - Em cảm thấy thế nào khi em xoa dầu làm cho bà bớt đau lưng? - Hãy nêu cảm xúc của mình khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu? - Y/c hs nhận xét về cách ứng xử của nhóm bạn Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau * Hoạt động 2: Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ - Gọi hs đọc BT 4 SGK/20 - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành y/c của bài tập (phát phiếu cho 3 nhóm) - Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày - Y/c các nhóm bổ sung - Khen ngợi những hs đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các em khác học tập các bạn. *KNS * Hoạt động 3: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo - Y/c hs thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo mà em biết, viết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu. - Gọi các nhóm lần lượt trình bày - Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều câu ca dao, tục ngữ Kết luận: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại ghi nhớ - Về nhà hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. - Bài sau: Biết ơn thầy giáo, cô giáo Nhận xét tiết học - Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Công cha như núi Thái Sơn,... Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Lắng nghe - Lắng nghe y/c - Các nhóm thảo luận, phân chia vai diễn để sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống - Các nhóm lên trình diễn + Tình huống 1: Em sẽ mời bà ngồi nghỉ, lấy dầu xoa cho bà, đấm lưng cho bà + Tình huống 2: Em sẽ không chơi, lấy nước giúp ông, đỡ ông dậy cho ông uống nước và hỏi ông khỏe chưa. - Em cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà - Mình cảm thấy rất vui khi cháu biết hiếu thảo với ông, bà, biết chăm sóc, lo lắng khi ông bà bị bệnh. - Nhận xét - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c của BT - Chia nhóm thảo luận - Thành viên trong nhóm nối tiếp nhau trình bày, các nhóm khác bổ sung a) Việc đã làm: + Khi ông bà, cha mẹ bệnh em đã mua thuốc, lấy nước cho ông bà uống + Khi bà ho nhiều, em thường lấy tay xoa lưng bà + Khi ba mẹ đi làm về mệt, em thường lấy nước mời ba mẹ uống b) Việc sẽ làm: + Mùa đông lạnh, em sẽ nấu nước nóng cho bà, mẹ tắm + Em sẽ lấy mọi thứ đồ đạc tiếp bà, vì bà em mắt kém ... - Thảo luận nhóm đôi - Công lao cha mẹ + chim trời ai dễ kể lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày + Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con + Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang - Về lòng hiếu thảo + Mẹ cha ở chốn lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con + Dù no, dù đói cho tươi Khoai ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già - Lắng nghe - 2 hs đọc lại ghi nhớ - Lắng nghe, thực hiện __________________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I/ Mục tiêu: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Bài tập cần làm: bài 1, bài 3; bài 2* và bài 4 dành cho học sinh giỏi II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Luyện tập Gọi hs lên bảng sử bài 4/70 - Gọi một số hs đọc bài viết của mình Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Gọi hs lên bảng thực hiện: 27 x 11 - Ngoài 2 cách thực hiện trên, các em còn có thể thực hiện 27 x11 bằng cách khác nhanh hơn, tiện hơn. Tiết toán hôm nay, cô sẽ hd các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 2) Giới thiệu cách nhân nhẩm: a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 * Ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: . 2 cộng 7 bằng 9; . viết 9 vào giữa hai số của 27 được 297 . Vậy 27 x 11 = 297 - Gọi hs nhân nhẩm 41 x 11 - Em có nhận xét gì về tổng của hai chữ số 27, 41? - Trường hợp tổng của hai chữ số nhân với 11 lớn hơn 10 thì ta làm sao? Các em cùng theo dõi tiếp b) Trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. - Ghi bảng 48 x 11 = ? Ta nhẩm như sau: . 4 cộng 8 bằng 12; . Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 , được 428 . Thêm 1 vào 4 của 428, được 528 - Y/c hs nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11 - Ghi bảng 75 x 11, gọi hs nêu cách nhẩm 3) Luyện tập, thực hành: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs nêu miệng Bài 3: Y/c hs tự làm bài trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày Nhận xét, sửa sai *Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - Để biết được câu nào đúng, câu nào sai các em phải làm gì? - Gọi 1 hs lên bảng giải và giải thích C/ Củng cố, dặn dò: - Ghi bảng 35 x 11, 76 x 11 gọi 2 hs lên thi đua. - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Nhân với số có 3 chữ số Nhận xét tiết học - 1 hs lên bảng thực hiện - Một số hs đọc bài làm của mình Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng một kilogam là: 5200 x 13 = 67600 (đ) Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng một kilôgam là: 5500 x 18 = 99000 (đ) Số tiền cửa hàng thu được tất cả là: 67600 + 99000 = 166600 (đ) Đáp số: 166600 đồng - 1 hs lên bảng thực hiện 27 x 11 = 27 x (10 + 1) = 27 x 10 + 27 x 1 = 270 + 27 = 297 - 1 hs thực hiện theo cách: 27 x 11 27 27 297 - Theo dõi - 1 hs nhẩm: . 4 cộng 1 bằng 5; . Viết 5 vào giữa hai chữ số của 41 được 451 . Vậy 41 x 11 = 451 - Tổng của hai chữ số 27, 41 đều nhỏ hơn 10. - Lắng nghe, theo dõi - 2 hs nêu lại - 1 hs nêu: . 7 cộng 5 bằng 12; . Viết 2 vào giữa hai chữ số của 75, được 725 . Thêm 1 vào 7 của 725, được 825 . Vậy 75 x 11 = 825 a) 34 x 11 = 374 b) 11 x 95 = 1045 c) 82 x 11 = 902 - HS tự làm bài trong nhóm đôi - 2 hs lên thực hiện: 1 em làm tóm tắt, 1 em giải bài toán Số hs của khối lớp Bốn là: 11 x 17 = 187 (học sinh) Số hs của khối lớp Năm là: 11 x 15 = 165 (học sinh) Số hs của hai khối lớp là: 187 + 165 = 352 (học sinh) Đáp số: 352 học sinh - 1 hs đọc đề bài - Trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết luận . - 1 hs thực hiện theo y/c .Phòng họp A có số người là: 11 x 12 = 132 . Phòng họp B có số người là: 9 x 14 = 126 . Phòng họp A có nhiều hơn phòng họp B số người là: 132 - 126 = 6 (người) Vậy câu b) đúng 35 x 11 = 385 , 76 x 11 = 836 Môn: TẬP ĐỌC Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn- cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật. - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lê các vì sao (Trả lời được các CH trong SGK). *KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Đặt mục tiêu và quản lí thời gian. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: Vẽ trứng Gọi hs lên bảng đọc và TLCH 1) Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán ngán? 2) Lê-ô-nác -đô đa-Vin-xi thành đạt như thế nào? 3) Theo em, nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa-Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng? - Nhận xét, chấm điểm B/ Bài mới: 1) Giới thiệu bài: Cho hs quan sát tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki trong SGK - Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki-người Nga (1857-1935). Xi-ôn-cốp-xki đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm đượn đường lên các vì sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều này. 2) Luyện đọc và tìm hiểu bài a) luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài + HD phát âm những từ khó trong bài và đọc đúng những câu hỏi. - Gọi hs đọc 4 đoạn lượt 2 + Giảng từ mới trong bài ... hêu móc xích được thực hiện từ trái sang phải. Khi thêu phải tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. Vị trí xuống kim của mũi thêu sau phải nằm trong mũi thêu trước liền kề Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết 26: ÔN TẬP KỂ CHUYỆN I/ Mục đích, yêu cầu: Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện ( nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước ; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó dể trao đổi với bạn. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của một số hs ở tiết trước. Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Từ đầu năm tới nay, các em đã học 18 tiết TLV kể chuyện. Tiết học này là tiết cuối cùng dạy văn KC ở lớp 4. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học. 2) Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Các em hãy suy nghĩ và cho biết đề nào thuộc văn KC? - Gọi hs phát biểu. Kết luận: Đề 2 là văn KC. Vì khi làm đề văn này, các em phải chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa,... của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vât đáng được ca ngợi và noi theo. Bài 2,3: Gọi hs đọc y/c - Gọi hs phát biểu về đề tài mình chọn - Treo bảng phụ viết vắn tắt những kiến thức về văn KC. - Gọi hs đọc lại bảng - 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện mình chọn và trao đổi với nhau câu chuyện vừa kể theo y/c của BT 3 - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp - Y/c cả lớp lắng nghe và trao đổi với bạn theo các câu hỏi ở BT3 - Nhận xét, tuyên dương bạn kể hay và trả lời được câu hỏi của bạn. C/ Củng cố, dặn dò: - Hỏi hs kiến thức về văn KC - Về nhà tự viết lại tóm tắt những kiến thức về văn KC để ghi nhớ - Bài sau: Thế nào là miêu tả. Nhận xét tiết học - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Hs phát biểu: đề 2 thuộc loại văn KC. - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Lần lượt phát biểu - 3 hs nối tiếp nhau đọc. - HS trao đổi nhóm cặp - Lần lượt hs thi kể trước lớp - Hỏi và trả lời về nội dung truyện. + Câu chuyện bạn kể có những nhân vật nào? + Bạn hãy cho biết tính cách của nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào? + Qua câu chuyện bạn muốn nói với các bạn điều gì? + Qua câu chuyện tôi kể, các bạn hãy cho biết câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo cách nào? - HS trả lời theo sự hiểu của mình. - Lắng nghe, thực hiện Bảng tóm tắt kiến thức về văn KC Văn kể chuyện - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật - Mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa Nhân vật - Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối,... được nhân hóa - Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật Cốt truyện - Có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc - Có hai kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng. ________________________________________ Môn: TOÁN Tiết 65: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích ( cm2, dm2, m2 ). - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết tận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính , tính nhanh. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 và bài 3 và bài4*; bài 5* dành cho HS khá, giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Luyện tập - Gọi hs lên sửa bài 5/74 Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-hõc bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học 2) HD luyện tập: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs nêu miệng Bài 2: Ghi lần lượt từng bài lên bảng. Y/c cả lớp làm vào B Bài 3: Tổ chức cho hs thi tiếp sức - Chia 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 bạn - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc Bài 4*: Gọi hs đọc đề toán - Để biết sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được bao nhiệu lít nước chúng ta phải biết gì? - Gọi 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở - Gọi hs nhận xét và nêu cách giải khác - Trong 2 cách giải trên thì cách nào thuận tiện hơn? Bài 5*: Gọi hs đọc đề bài - Gọi hs lên bảng viết công thức tính hình vuông, cả lớp viết vào B b) Gọi 1 hs lên bảng tính, cả lớp tính vào B C. Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài, làm bài thêm BT còn lại..../75 - Bài sau : Chia một tổng cho một số Nhận xét tiết học b) Nếu CD tăng 2 lần thì CD mới là a x 2 DT hình chữ nhật mới là a x 2 x b = (a x b) x 2 = S x 2 Vậy khi tăng chiều dài lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật tăng lên 2 lần - Lắng nghe - HS nêu miệng a) 10 kg = 1 yến 50 kg = 5 yến 80 kg = 8 yến 100 kg = 1 tạ 300 kg = 3 tạ 1200 kg =12 tạ b) 1000 kg = 1 tấn 8000 kg = 8 tấn 15000 kg = 15 tấn 10 tạ = 1 tấn 30 tạ = 3 tấn 200 tạ = 20 tấn c) 100 cm2 = 1 dm2 800cm2 = 8dm2 1700 cm2 = 17dm2 900dm2 = 9m2 100dm2 = 1m2 1000dm2 = 10m2 - 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào Bảng a) 268 x 235 = 62980 b) 475 x 205 = 97 375 c) 42 x 12 + 8 = 504 + 8 = 512 - Chia nhóm, cử thành viên lên thực hiện a) 2 x 39 x 5 = (2 x 5) x 39 = 10 x 39 = 390 b) 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 +4) = 302 x 20 = 6040 c) 769 x 85 - 769 x 75 = 769 x (85-75) = 769 x 10 = 7690 - 1 hs đọc đề toán + Phải biết sau 1 gi82 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước, sau đó tính tổng số nước của hai vòi + Phải biết 1 phút cả hai vòi chảy được bao nhiệu lít nước, sau đó nhân lên với tổng số phút. - 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - HS nêu cách giải khác của mình - cách 2 thuận tiện hơn - 1 hs đọc to trước lớp - 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào B S = a x a Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân cạnh b) Nếu a = 25 m thì S = 25 x 25 = 625 (m2) Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA ( GIẢM TẢI: DẠY LẠI TIẾT 12) I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. *KNS: Thể hiện sự tự tin; tư duy sáng tạo và lắng nghe tích cực. II/ Đồ dùng dạy-học: Viết sẵn đề bài trên bảng lớp III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực. Sau đó trả lời câu hỏi về nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong lớp đặt ra. Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Trong tiết KC tuần trước, các em đã kể những chuyện đã nghe đã nghe, đã đọc về những người có nghị lực, có ý chí vượt khó vươn lên. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta. Qua tiết học này các em sẽ biết bạn nào trong lớp mình biết nhiều điều về cuộc sống của những người xung quanh. - Kiểm tra sự chuẩn bị của các em 2) HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài: - Gọi 1 hs đọc đề bài - Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trì vượt khó. - Gọi hs đọc phần gợi ý - Thế nào là người có tinh thần vượt khó? - Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào? - Các em hãy quan sát các tranh minh họa trong SGK/128 và mô tả nhưng gì em thấy qua bức tranh? - Nhắc hs: các em hãy lập nhanh dàn ý trước khi kể, dùng từ xung hô tôi khi kể cho bạn ngồi bên, kể trước lớp * Kể trong nhóm: - Gọi hs đọc lại gợi ý 3 (viết sẵn bảng phụ) - Y/c hs kể cho nhau nghe trong nhóm đôi * Thi kể trước lớp: *KNS: Thể hiện sự tự tin; tư duy sáng tạo và lắng nghe tích cực. - Gọi hs thi kể trước lớp - Y/c hs đối thoại với bạn kể về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cùng hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: Kể đúng nội dung, kết hợp cử chỉ khi kể, trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. - Tuyên dương bạn có câu chuyện hay, kể hấp dẫn C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà kể lại những câu chuyện mà em đã nghe bạn kể cho người thân nghe - Bài sau: Búp bê của ai? Nhận xét tiết học - 1 hs lên bảng thực hiện y/c - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Theo dõi - 3 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý - Là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng, khổ công để làm được công việc mà mình mong muốn hay có ích. + Tôi kể về quyết tâm của một bạn giải bằng được bài toán khó. + Tôi kể về lòng kiên nhẫn luyện viết chữ đẹp của bạn Mai ở gần nhà tôi. + Tôi kể chuyện về một bạn nghèo, mồ côi cha nhưng có ý chí vươn lên nên học rất giỏi. + Tôi sẽ kể một câu chuyện rất cảm động chính tôi được chứng kiến về ý chí rèn luyện rất kiên trì của bác hàng xóm bị bệnh liệt cả hai chân. + Tranh 1,4 kể về một bạn gái có gia đình vất vả. Hàng ngày, bạn phải làm nhiều việc để giúp đỡ gia đình. Tối đến bạn vẫn chịu khó học bài + Tranh 2,3 kể về một bạn trai bị khuyết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện tập và học hành. - Lắng nghe, ghi nhớ - 1 hs đọc to trước lớp - HS kể trong nhóm đôi - HS lần lượt nhau thi kể và đối thoại với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét theo các tiêu chí trên - Lắng nghe, thực hiện
Tài liệu đính kèm: