Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Ngô Quyền - Tuần 12

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Ngô Quyền - Tuần 12

Tập đọc

“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI.

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vương lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”. Câu chuyện khuyên con người hãy có chí vươn lên.

2. Kỹ năng: Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

3. Thái độ: Giáo dục Hs ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

- HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định :1 Hát

2. Bài cũ: 4Có chí thì nên.

- GV kiểm tra đọc 4 Hs.

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Bài mới : 33

 

doc 56 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Ngô Quyền - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Tập đọc
“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Qua tấm gương Bạch Thái Bưởi, 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vương lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”. Câu chuyện khuyên con người hãy có chí vươn lên.	
Kỹ năng: Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc truyện với giọng kể đầy cảm hứng, ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
Thái độ: Giáo dục Hs ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :1’ Hát 
2. Bài cũ: 4’Có chí thì nên.
GV kiểm tra đọc 4 Hs.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới : 33’
Giới thiệu bài :1’
GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
10’
8’
4’
1’
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp H đọc trơn bài, hiểu nghĩa các từ ngữ.
Cách tiến hành:: Thực hành, vấn đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn : 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ).
GV hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới.
GV cùng Hs giải nghĩa thêm những từ khó mà Hs chưa hiểu. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành: Vấn đáp, giảng giải.
 Đoạn 1+2:
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã phải làm những công việc gì?
Những chi tiết nào chứng tỏ anh là 1 người rất có chí?
 ® GV chốt : Bạch Thái Bưởi 1 cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành “ vua tàu thuỷ”.
Đoạn 3+4 :
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chú tàu người nước ngoài như thế nào?
Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
 ® GV nhận xét – chốt: Con người có ý chí vươn lên mới thành công ® liên hệ.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
Cách tiến hành: Thực hành.
GV lưu ý: giọng đọc là giọng kể đầy cảm hứng ca ngợi nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
GV nhận xét.
4.Củng cố
Thi đua: kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi”.
GV nhận xét – đánh giá.
5. Hoạt động nối tiếp 
Tập kể thêm.
Chuẩn bị: Vẽ trứng.
Nhận xét tiết học.
 Hoạt động cá nhân, nhóm.
Hs nghe.
Hs đánh dấu vào SGK.
Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
( 2 lượt – nhóm đôi )
Hs đọc chú giải và nêu nghĩa của từ.
Hoạt động lớp.
Hs đọc và TLCH.
Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học.
Đầu tiên anh làm thư kí cho 1 hảng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
Hs đọc và TLCH.
Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng.
Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lí dân tộc, làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam.
Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Hs đánh dấu ngắt nhịp, nhấn giọng.
Nhiều Hsluyện đọc diễn cảm.
2 Hs kể.
RKN	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Toán
LUYỆN TẬP. 
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Củng cốkiến thức đã học.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng tính toán, tính nhanh.
3. Thái độ : Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK
H : SGK , VBT
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :1’ Hát 
2. Bài cũ : 4’ Một số nhân với một hiệu. 
Nêu cách nhân một số với một hiệu?
Áp dụng:	15 ´ 39
Nêu cách nhân một hiệu với 1 số?
 ® GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới : 32’
Giới thiệu bài :1’
	Củng cố, ôn tập kiến thức đã học ® Luyện tập.
® Ghi bảng tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
7’
23’
2’
2’
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học.
MT: Hs ôn tập lại các tính chất của phép nhân.
Cách tiến hành:: Vấn đáp, thựchành.
1 Hs điều khiển lớp nhắc lại kiến thức đã hcọ của phép nhân.
Hính thức: Trò chơi “Gọi số”
Hs gọi số và nêu câu hỏi.
Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
Nêu tính chất kết hợp của phép nhân?
Nêu cách nhân một tổng với một số?
Nêu cách nhân một hiệu với một số?
· GV nêu tính chất, gọi Hs lên bảng viết biểu thức chữ.
® GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành.
MT: Hs vận dụng các tính chất đã học vào việc giải toán.
Cách tiến hành:: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính bằng 2 cách (theo mẫu)
GV hướng dẫn Hs cách làm.
	452 ´ 39
Viết 39 dưới dạng tổng của số tròn chục và số có 1 chữ số?
GV nói: Vậy bài toán được viết như sau:
	452 ´ (30 + 9)
GV chỉ vào bài toán và hỏi: đây là tính chất gì của phép nhân?
Thực hiện như thế nào?
® GV viết: 	452 ´ (30 + 9)
	 =	452 ´ 30 + 452 ´ 9
	 = 13560 + 4068 
	 = 17628
GV nêu: Viết 39 dưới dạng hiệu của số tròn chục và số có 1 chữ số?
® GV viết bảng:
	452 ´ 39 = 452 ´ (40 – 1)
Áp dụng tính chất gì?
GV gọi Hs lên bảng thực hiện tiếp bài toán.
® GV nhận xét.
Hs tự làm bài.
® Sửa bài bảng lớp: thi đua 2 dãy mỗi dãy 2 em (2 em cách 1 ; 2 em cách 2)
® GV nhận xét.
Bài 2:
Gọi Hs tóm tắt bài toán.
Gọi 1 Hs hướng dẫn lớp làm bài.
® GV lưu ý: Hs có thể nêu nhiều cách giải khác nhau:
Sửa bài: Hình thức trò chơi “Tôi hỏi”. Chú ý gọi Hs làm các cách khác nhau miễn sao đúng đáp số. (H làm 1 trong 3 cách đều được)
Bài 3: 
GV cho Hs nhập vai người đi đường để trả lời bài toán.
® GV nhận xét.
4.Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
Cách tiến hành:: Hỏi đáp, thi đua.
Thi đua 2 dãy.
GV viết biểu thức chữ lên bảng phụ. Hs xác định tên tính chất và nêu bằng lời.
® Nhận xét.
5. Hoạt động nối tiếp 
Học lại các tính chất của phép nhân.
Chuẩn bị : Nhân với số có hai chữ số.
Nhận xét tiết học.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Hs nêu ® bạn nhận xét.
Hs nêu ® bạn nhận xét.
Hs nêu ® bạn nhận xét.
Hs nêu ® bạn nhận xét.
Hs thực hiện viết biểu thức chữ.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Bài 1: Hs đọc đề.
Hs viết: 39 = 30 + 9
Hs nêu: 1 số nhân với 1 tổng.
Hs nêu
Hs viết: 	39 = 40 – 1
Hs nêu: 1 số nhân với 1 hiệu.
Hs thực hiện:
	 452 ´ (40 – 1)
	= 452 ´ 40 – 452 ´ 1
	= 18080 – 452 
	= 17628
® Lớp nhận xét.
Hs làm bài.
Hs sửa bài.
Bài 2: Hs đọc đề.
Hs tóm tắt.
Hs điều khiển lớp tìm hiểu cách giải.
Bài toán cho gì?
® Hs trả lời:
Bài toán hỏi gì?
® Hs nêu: số ghế của nhà hát?
Muốn biết nhà hát có bao nhiêu ghế, bạn làm như thế nào?
® Hs nêu.
Lớp làm bài. ® sửa bài.
Giải
C1:	Số hàng ghế của nhà hát là:
	 40 ´ 9 = 360 (hàng)
	Số ghế của nhà hát là:
	 360 ´ 30 = 10800 (cái)
	Đáp số: 10800 cái
C2:	Số ghế của 9 hàng ghế là:
	 9 ´ 30 = 270 (cái)
	Số ghế nhà hát có là:
	 270 ´ 40 = 10800 (cái)
	Đáp số: 10800 cái
C3:	Số ghế nhà hát có là:
	 40 ´ 9 ´ 30 = 10800 (cái)
	Đáp số: 10800 cái
Bài 3: Hs đọc đề.
	Mai đi từ Nam ra Bắc 
	Khoảng cách từ Hà Nội đến TPHCM là:
	 1000 + 724 = 1724 (km)
Hs sửa bài.
Hs thi đua.
RKN 	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Lịch sử
CHÙA THỜI LÝ. 
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : H nắm được đến thời Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt. Thời Lý chùa được xây dựng nhiều nơi. Chùa là công trình văn hoá đẹp. 
	2. Kỹ năng : Tã và kể được những sinh hoạt của người dân thời Lý.
 3. Thái dộ : Tự hào về lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Tranh phóng to chùa Một Cột , chùa Bút Pháp, tượng A Di Đà, phiếu học tập.
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :1’Trò chơi
Bài cũ : 4’ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
Ai là vị vua đầu tiên xây dựng thành Thăng Long?
Tại sao Lý Thái Tổ chon Thăng Long làm kinh đô?
Em biết Thăng Long còn có tên gọi nào khác, kể ra?
Nhận xét, cho điểm.
Bài mới :25’ Giới thiệu bài : 	1’
Chùa thời Lý
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8ˆ’
17’
3’
1’
Hoạt động 1 : Đạo Phật thời Lý và những ảnh hưởng của đạo Phật.
MT: Nắm được thời Lý dân ta theo đạo Phật rất đông.
Cách tiến hành: : Quan sát, thảo luận, vấn đáp.
Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?
Vì sao nói: “ Đến thời Lý, đạo Phật trờ nên thịnh đạt nhất”? Những sự kiện nào nói lên điều đó?
Hoạt động 2: Chùa thời Lý và vai trò của chùa.
MT: Nắm được vai trò, chức năng của chùa vào thời Lý..
Cách tiến hành:: Quan sát, mô tả, thảo luận, đàm thoại.
 GV phát phiếu:
Hãy đánh dấu (x) vào ô đúng
	Chùa là tu hành của các nhà sư
	Chùa là nơi tổ chức lễ tế của đạo Phật. 
	Chùa là nơi hôi họp và vui chơi của nhân dân.
	Sân chùa là nơi phơi thóc.
	Cổng chùa nhiều khi là nơi họp chợ.
® GV chốt ý.
GV treo tranh chùa Bút Tháp, chùa Một Cột.
Yêu cầu H quan sát kỉ và mô tả lại.
® GV nhận xét, chốt ý.
Ghi nhớ.
4.Củng cố.
Vì sao thời Lý đạo Phật thịnh đạt.
5. Hoạt động nối tiếp :
Chuẩn bị: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần hai.
-Vì đạo Phật du nhậpù vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật dạy con người ta biết nhường nhịn nhau thương yêu nhau, phù hợp với nếp sống và cách nghĩ của người Việt nên được người Việt tiếp nhận tin theo.
Đạo Phật dưới thời Lý thịnh đạt vì được truyền bá trong cả nước. Nhiều vua theo đạo Phật như:, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Huệ Tông, nhận dân theo đạo Phật rất đông, “ nhận dân quá nữa làm sư. Nhiều chùa mọc lên ở ca ... oạt động 1: Thảo luận nhóm.
MT: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
Cách tiến hành:: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu Hs nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được.
GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3: tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật.
Căn cứ vào sự phân công, GV giao lại tư liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc với giấy Ao, băng keo, bút dạ.
GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
MT: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. 
Cách tiến hành:: Thảo luận, giảng giải. 
Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác.
GV ghi tất cả các ý kiến của Hs lên bảng.
Dựa trên danh mục các ý kiến H đã nêu ở bước 1, Hs và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau. Ví dụ:
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong việc vui chơi, giải trí.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
+ Những ý kiến nói về con người sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
GV khuyến khích H tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
Củng cố
Nêu vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung?
5. Hoạt động nối tiếp 
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “ Nước trong, nước đục”. 
Hoạt động nhóm, lớp.
Hs nộp.
Các nhóm Hs làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao.
Cả nhóm cùng thảo luận và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày.
Trình bày vấn đề được giao trên giấy Ao.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
+ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật, đặc biệt là những sinh vật sống dưới nước. Mất 10 – 20% nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
+ Nhờ có nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.
+ Nước còn giúp cho việc thải ra các chất thừa, chất độc hại cho cơ thể.
+ Nước còn là môi trường sống của nhiều động vật và thực vật.
Hoạt động lớp.
+ Tắm giặt, lau nhà, tưới cây.
+ Bơi, công viên nước, trượt nước.
+ Tưới ruộng, vườn, làm ao nuôi cá, 
+ Sản xuất các loại nước giải khát, chế biến thực phẩm.
Hs nêu.
RKN	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 – 2007
Kĩ thuật
Bài: KHÂU ĐỘT MAU (Tiết 2)
MỤC TIÊU:
Như tiết 1.
CHUẨN BỊ:
Tranh quy trình.
Vải 20 x 30cm.
Kim, chỉ, kéo, thước, phấn.
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
A.Bài cũ:4 Khâu đột mau (tiết 1)
- HS nhắc lại quy trình thao tác kĩ thuật khâu đột mau.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 30’
I. Giới thiệu bài:1’ Khâu đột mau (tiết 2).
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
25’
5’
2’
II. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu đột mau
MT: HS biết khâu các mũi kim đơn giản
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3 – 4 mũi khâu đột mau.
- GV hệ thống lại các bước:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
Bước 2: Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- GV nhắc 1 số điểm cần lưu ý khi khâu để HS thực hiện đúng kĩ thuật.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS nêu thời gian thực hành.
- GV quan sát chỉ dẫn, uốn nắn cho những HS thực hành chưa đúng.
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Khâu các mũi khâu đột mau theo từng đường vạch dấu.
Các mũi khâu tương đối bằng nhau.
Đường khâu thẳng.
Hoàn thành đúng thời gian.
- GV nhận xét, đánh giá.
III. Củng cố 
- Gọi 2 học sinh nêu quy trình khâu
* Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị bài: Khâu đột mau (tt)
- Nhận xét tiết học 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hành khâu đột mau.
- 2 HS nêu
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành.
RKN	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 – 2007
Kĩ thuật
Bài: KHÂU ĐỘT MAU (Tiết 3)
I./MỤC TIÊU:
Như tiết 1.
II./CHUẨN BỊ:
Tranh quy trình.
Vải 20 x 30cm.
Kim, chỉ, kéo, thước, phấn.
III./CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
A.Bài cũ:4 Khâu đột mau (tiết 1)
- HS nhắc lại quy trình thao tác kĩ thuật khâu đột mau.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 30’
I. Giới thiệu bài:1’ Khâu đột mau (tiết 2).
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
25’
5’
2’
+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu đột mau
MT: HS biết khâu các mũi kim đơn giản
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3 – 4 mũi khâu đột mau.
- GV hệ thống lại các bước:
Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
Bước 2: Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- GV nhắc 1 số điểm cần lưu ý khi khâu để HS thực hiện đúng kĩ thuật.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS nêu thời gian thực hành.
- GV quan sát chỉ dẫn, uốn nắn cho những HS thực hành chưa đúng.
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
Khâu các mũi khâu đột mau theo từng đường vạch dấu.
Các mũi khâu tương đối bằng nhau.
Đường khâu thẳng.
Hoàn thành đúng thời gian.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố 
- Gọi 2 học sinh nêu quy trình khâu
* Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
- Nhận xét tiết học 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hành khâu đột mau.
- 2 HS nêu
- HS tự đánh giá sản phẩm thực hành.
RKN	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Kĩ thuật
Bài: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (Tiết 1)
MỤC TIÊU:
* Kiến thức :HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
* Kĩ năng: Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
* Thái độ: HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
CHUẨN BỊ:
* GV:Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...).
* HS: SGK.
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
Bài cũ:4’ Khâu đột mau
- Nêu quy trình khâu đột mau.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 30’
* Giới thiệu bài: 1’
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
15’
2’
+ Hoạt động 1: HS quan sát và nhận xét mẫu.
- MT: HS biết nhận xét mẫu vật 
- GV giới thiệu mẫu.
GV nhận xét, tóm tắt đặc điểm đường khâu.
- Mép vải được gấp 2 lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. Đường khâu được thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
MT: HS hiểu được các bước để thực hiện
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
- GV nhận xét thao tác của HS.
- GV hướng dẫn các thao tác trong SGK.
* Lưu ý:
- Gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới, gấp đúng đường vạch dấu.
- Cần miết kĩ đường gấp.
- Gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- GV nhận xét chung. Hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột (khâu lược ở mặt trái của vải, còn khâu viền thì thực hiện ở mặt phải của vải.
4.. Củng cố – Dặn dò:
-* Hoạt động nối tiếp
 Chuẩn bị: Tiết 2,3.
Nhận xét tiết học
- HS quan sát và trả lời câu hỏi về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- HS đọc mục 1 nêu cách gấp mép vải.
- HS thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu.
- 1 HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 HS đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4.
- Thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
RKN	
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Kĩ thuật
Bài: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (Tiết 2, 3)
MỤC TIÊU:
Như tiết 1.
CHUẨN BỊ:
Mảnh vải trắng hoặc màu 20 x 30cm.
Chỉ khác màu vải.
Kim, kéo, phấn, thước.
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
A.Bài cũ: 4’ Tiết 1
- Nêu thao tác kĩ thuật.
.B.Bài mới: 30’
* Giới thiệu bài: Tiết 2, 3
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
20’
5’
Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
MT: Giúp học sinh sự khéo tay
- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố các bước:
Bước 1: Gấp mép vải.
Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
+ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
* MT: Nhận biết được sản phẩm của mình đúng hoặc sai
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- Các tiêu chuẩn đánh giá.
Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.
Khâu viền bằng mũi khâu đột.
Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.
Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
4.Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Cắt, khâu túi rút dây.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS tự đánh giá sản phẩm.
RKN	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan12.doc