Giáo án các môn học khối 4 - Tuần học 20 - Trường Tiểu học Gio Sơn

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần học 20 - Trường Tiểu học Gio Sơn

Toán:

Phân số

I.Mục tiêu: Giúp H:

 - Bước đầu nhân biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.

 - Giáo dục H tính chịu khó, ý thức vươn lên.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Bộ đồ dùng học toán.

III.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 2 H chữa bài tập 3.

 ? Muốn tính chu vi hình bình hành ta làm như thế nào ?

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Giới thiệu phân số:

 - Gv cho H quan sát mô hình hình tròn.

 ? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ? (6)

 ? Có mấy phần tô màu ? ( 5)

T. Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần học 20 - Trường Tiểu học Gio Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai
Ngày soạn: 18 / 1 / 2013
Ngày dạy : 21 / 1 / 2013
Toán:
Phân số
I.Mục tiêu: Giúp H:
 - Bước đầu nhân biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.
 - Giáo dục H tính chịu khó, ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bộ đồ dùng học toán.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H chữa bài tập 3.
 ? Muốn tính chu vi hình bình hành ta làm như thế nào ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu phân số:
 - Gv cho H quan sát mô hình hình tròn.
 ? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ? (6)
 ? Có mấy phần tô màu ? ( 5)
T. Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
 - Năm phần sáu viết thành: (viết số 5, viết gạch ngang, viết số sáu dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5) - H đọc.
 - Ta gọi là phân số.	
 - Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
 - Mẫu số viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0 (Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
 - Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau. 5 là số tự nhiên.
 - Làm tương tự với - H rút ra nhận xét ?
 + là những phân số.
 + Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số.
 + Tử số là số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang.
 + Mẫu số là số tự nhiên viết dưới dấu gạch ngang khác 0.
 c.Thực hành:
Bài 1(107): 1 H nêu yêu cầu: Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu 
 - H làm vở nháp - Chữa bài.
 - Lớp nhận xét, bổ sung. 
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: Viết theo mẫu:
 - H làm vào vở - Gv chấm bài - 1 H chữa bài - Lớp thống nhất.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: (H khá giỏi nếu còn thời gian)
 - H thi đua làm nhanh - Gv chấm 10 bài, nhận xét.
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu:(nếu còn thời gian)
 Trò chơi:
 - Gv gọi 1 H đọc phân số thứ nhất, nếu đúng thì em đó chỉ định 1 H kia đọc tiếp, cứ như thế cho hết 5 phân số.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thi viết nhanh 5 phân số có mẫu số là những số chẵn.
 - Thi viết nhanh 5 phân số có mẫu số là những số lẻ.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________________________________
Thứ ba
Ngày soạn: 19 / 1 / 2013
Ngày dạy : 22 / 1 / 2013
Toán:
Phân số và phép chia số tự nhiên
I.Mục tiêu:
 - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: Tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bộ đồ dùng học toán.
III.Hoạt động dạy-học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu đặc điểm của phân số ?
 ? Lấy 5 phân số có mẫu số là số tròn chục ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Gv nêu vấn đề hướng dẫn H giải quyết vấn đề:
T. Có 8 quả cam chia đều cho 4 em: 8 : 4 = ? (2 quả)
 ? Khi chia 1 số tự nhiên cho 1 STN khác 0 thì kết quả của phép nhân có thể là như thế nào? (số tự nhiên)
 ? Có 3 cái bánh chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu phần cái bánh ? 
 3 : 4 = ? 
 ? Trong phạm vi phép chia STN cho STN ta có thức hiện được không ?
T. Thực hiện phép chia như sgk: 3 : 4 = (cái bánh). Tức là chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn thì mỗi bạn được cái bánh.
 ? Kết quả của phép chia 1 STN cho 1 STN (khác 0) là số như thế nào ? (phân số)
 ? Kết quả phép chia STN cho STN (khác 0) thương là phân số có đặc điểm gì?
( Thương của phép chia STN cho STN (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
 ? Nêu ví dụ ?
 ? Dấu gạch ngang hay có thể hiểu là gì ?
 c.Thực hành:
 Bài 1(108): H nêu yêu cầu: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
 - H tự làm vở nháp - 1 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu: Viết theo mẫu:
 - H làm vào vở (2 ý đầu).
 - 1 H chữa bài lên bảng - Lớp nhận xét, thống nhất: 
 36 : 9 = ; 88 : 11= = 8
Bài 3: H nêu yêu cầu bài:
 - H làm vở.
 - GV chấm bài - chữa bài - nhận xét.
6 = ; 1 = ; 27 = ; 0 = ; 3 = 
 ? Qua bài tập này em có nhận xét gì ?
 (Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là STN đó và mẫu số là 1.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Vì sao mẫu số của phân số phải khác 0 ?
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
___________________________________________________________________________
Thứ tư
Ngày soạn: 19 / 1 / 2013
Ngày dạy : 23 / 1 / 2013
Toán:
Phân số và phép chia số tự nhiên (t)
I.Mục tiêu:
 - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viét thành một phân số.
 - Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Hình vẽ sgk, bộ đồ dùng học toán.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H : Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số : 7 : 10 ; 5 : 6 
 - 1 H : viết STN dưới dạng phân số : 9, 5, 0
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
Ví dụ 1: Có 2 quả cam .... Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.
 ? Để biết số phần quả cam Vân đã ăn thì ta làm như thế nào ?
 ? Ăn 1 quả tức là ăn mấy phần của quả cam ?
 ? Ăn thêm 1/4 quả cam nữa, tức là ăn thêm 1 phần. Vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần ? ()
 - H sử dụng bộ đồ dùng học toán để nhận biết.
ví dụ 2: ...
 ? Nêu cách tìm phần cam của mỗi người ?
 -1 H thực hiện chia đều 5 quả cam cho 4 người.
 ? Mỗi người nhân được bao nhiêu phần quả cam ? ( quả cam)
 ? quả cam là như thế nào ? (Ví dụ 1: quả cam là gồm 1 quả cam và quả cam; Ví dụ 2: quả cam là kết quả của phép chia đều 5 quả cam cho 4 người)
 ? quả cam so với 1 quả cam thì như thế nào ? (nhiều hơn 1 quả cam)
T. Ta viết: 1
 ? Phân số thì tử số như thế nào với mẫu số ? (Tử số lớn hơn mẫu số ) phân số đó lớn hơn 1.
 ? Vậy phân số có TS như thế nào với MS ? (TS = MS)
T.TS = MS thì phân số đó bằng 1 hay 4 : 4 = 1. Ta viết = 1.
 ? Phân số có TS như thế nào với MS ? (TS MS hay 1 4) phân số 1
 c. Thực hành:
Bài 1(110): 1 H nêu yêu cầu: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
 - H làm vở nháp - Nêu miệng kết quả - nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu: Có hai phân số và , phân số nào chỉ phần tô màu của H1? H2? (H khá, giỏi)
 ( phân số chỉ số phần đã tô màu của H1,
 Phân số chỉ số phần đã tô màu của H2)
Bài 3: H nêu yêu cầu: Trong các phân số
 - H làm vào vở - GV chấm bài 1 tổ.
 - H chữa bài - Gv nhận xét chung.
(a. b. c. )
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Thi đua giải nhanh:
 ? Viết phân số lớn nhất có tổng MS và TS là 2005 ? ( )
 ? Viết phân số bé nhất có tổng MS và TS là 2005 ? ( )
___________________________________________________________________________
Thứ năm
Ngày soạn: 19 / 1 / 2013
Ngày dạy : 24 / 1 / 2013
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc, viết phân số. 
 - Biết quan hệ giữa phép chia STN và phân số.
 - Luyện kĩ năng thực hành đúng, nhanh.
 - H cẩn thận, yêu môn học.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - So sánh phân số với 1: ...1 ; ... 1 ; ...1
 ? Nêu cách so sánh phân số với 1 ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(110): 1 H nêu yêu cầu:
 - H đọc lần lượt các số đo.
 ? Em hiểu kg nghĩa là như thế nào ? m nghĩa là như thế nào ?
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu : Viết các phân số:
 - Gv đọc - H viết vào vở - 1 H viết bảng.
 - Lớp nhận xét.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1:
 - Lớp làm vở - thi đua viết nhanh - Chấm 5 bài nhanh nhất.
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu: Viết một phân số:..
 - Thi đua theo 3 dãy - 1 dãy 3 em thi tiếp sức.
 - Lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 5: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
___________________________________________________________________________
Thứ sáu
Ngày soạn: 19 / 1 / 2013
Ngày dạy : 25 / 1 / 2013
Toán:
Phân số bằng nhau
I.Mục tiêu: Giúp H:
 - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số; phân số bằng nhau.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, chăm chỉ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Các băng giấy.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H : Viết 1 phân số: a. Bé hơn 1 ; b. Bằng 1 ; c. Lớn hơn 1.
 - 1 H : Viết 3 phân số có mẫu số là những số lẻ ?
 - Lớp nhận xét.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
1, Hướng dẫn H hoạt động để nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số:
 - Gv dán 2 băng giấy H quan sát:
 ? Hai băng giấy như thế nào với nhau ?
 ? Băng giấy thứ nhất chia thành mấy phần bằng nhau và đã tô màu mấy phần của băng giấy?
 ? Băng giấy thứ hai chia thành mấy phần bằng nhau và đã tô màu mấy phần của băng giấy ?
 ? băng giấy như thế nào với băng giấy ?
 ? như thế nào với ? ( = )
 ? Làm thế nào để từ phân số có phân số ?
T.Gợi ý: + Phân số : Mẫu số và tử số cùng nhân với mấy để được ? (2)
 + Phân số : Mẫu số và tử số cùng chia cho mấy để được ? (2)
 = = và = = 
 ? Nêu kết luận ? (sgk)
T.Đây là tính chất cơ bản của phân số .
 2.Thực hành:
Bài 1(112): H nêu yêu cầu:
 - H làm vở nháp - Chữa bài - thống nhất kết quả.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - 2 H chữa bài lên bảng:
a. 18 : 3 và (18 x 4) : (3 x 4)	 b. 81 : 9 và (81 : 3) : (9 : 3)
 = 6 = 72 : 12	= 9 = 27 : 3
 = 6	= 9
 ? Qua 2 ví dụ trên em rút ra nhận xét gì ? (sgk)
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: Viết số thích hợp ....
 Thi đua giải nhanh - H làm vào vở nháp - 2 H giải lên bảng.
 - Gv chốt:
a. = = b. = = = 
3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu tính chất cơ bản của phân số ?
 ? Viết 5 phân số bằng nhau: 
 + = ... = ... = ... = ... + = ... = ... = ... = ...
Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
Hoạt động tập thể:
Giáo dục truyền thống quê hương 
I.Mục tiêu: 
 - H nắm được những truyền thống của quê hương.
 - H nắm được kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Giúp H nắm được những truyền thống của quê hương:
 ? Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào mà em biết? (truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng, kiên cường; truyền thống nhân hậu, thật thà, yêu thương con cháu; cần cù, chịu khó; tiết kiệm...)
 ? Em cần phải làm gì đối với những truyền thống tốt đẹp của quê hương ?
 2.Hoạt động 2: 
 - Đánh giá hoạt động tuần qua.
 - Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tăng cường luyện đọc diễn cảm nhiều hơn.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. 
 + Cán bộ lớp tăng cường giúp đỡ các bạn học yếu: Hiếu, Bùi Thắng, Đăng Hào, Vân ...về thực hiện phép chia, ôn lại kiến thức cũ...
 + Tích cực luyện đọc nhiều hơn, thi đọc diễn cảm.
 + Chú ý chăm sóc các chậu cây cảnh, lau lá thường xuyên, thêm nước cho cây.
 + Thu nộp đợt 3 đầy đủ, đúng thời gian.
 + VS QC sạch , đúng giờ.
 3.Sinh hoạt văn nghệ:
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục về môi trường
I.Mục tiêu: 
 - H nắm được tầm quan trọng của môi trường xung quanh đối với sức khỏe con người.
 - Giáo dục H ý thức bảo vệ môi trường.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp:
 ? Em hãy kể những yếu tố về môi trường xung quanh mà em biết ?
 ? Con người cần gì để duy trì sự sống ?
 2.Hoạt động 2: 
 ? Em cần phải làm gì để môi trường sống quanh em được đảm bảo trong sạch? 
 ? Vì sao chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường ?
 ? Em dã thực hiện được điều đó chưa ?
 Thảo luận theo nhóm đôi:
Tình huống: Có một người hàng xóm vứt xác chết một con vật ra đường thì em phải làm gì ?
- Lớp nhận xét - Có cách xử lí nào hay hơn ?
T. Chốt: Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh để cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Đó là vấn đề toàn cầu đang quan tâm.
 3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
 - Thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
 - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 ___________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________
Hoạt dộng ngoài giờ lên lớp:
Giáo dục vệ sinh răng miệng 
I.Mục tiêu: 
 - Giáo dục H giữ gìn vệ sinh răng miệng.
 - H nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức vươn lên.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Giáo dục H giữ gìn vệ sinh răng miệng
 ? Em cần làm gì để giữ gìn vệ sinh răng miệng ?
 ? Em thường đánh răng vào lúc nào ? 
 ? Vì sao phải thường xuyên đánh răng ? Em đã thường xuyên đánh răng chưa ?
 2.Hoạt động 2:
* Sinh hoạt lớp:
 - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua.
 - GV bổ sung: Sơ kết thi đua HKI đạt lớp tiên tiến.
 - Tổng kết thi đua học kì I - Phát thưởng cho H đạt thành tích cao trong phong trào thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong HKI vừa qua.
* Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Kiểm tra sách vở học kì II.
 + Đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tiếp tục thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày thành lập Đảng, mừng Xuân mới.
 + Tăng cường luyện đọc diễn cảm nhiều hơn.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. 
 + Cán bộ lớp tăng cường giúp đỡ các bạn học yếu: về thực hiện phép chia, ôn lại kiến thức cũ...
 + Tích cực luyện đọc nhiều hơn, thi đọc diễn cảm.
 + Không ăn quà vặt - VS QC sạch, đúng giờ.
 + Thu nộp đợt 3 đầy đủ, đúng thời gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA4(25).doc