I/ Mục tiêu:
- Biết được vì sao phải bảo vệ các công trình công cộng .
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* GDBVMT: Giáo dục HS biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan đến môi trường và chất lượng cuộc sống.
* KNS: Xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng
II/ Chuẩn bị:
- Phiếu điều tra (theo mẫu BT4)
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
TUẦN 23 Môn: Đạo đức Tiết 23 Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1) (CKT : 88 SGK: 34) Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2013 I/ Mục tiêu: - Biết được vì sao phải bảo vệ các công trình công cộng . - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. * GDBVMT: Giáo dục HS biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan đến môi trường và chất lượng cuộc sống. * KNS: Xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng II/ Chuẩn bị: - Phiếu điều tra (theo mẫu BT4) - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III/ Các hoạt động dạy-học: Giáo viên Học sinh ĐT A/ KTBC: Lịch sự với mọi người (tiết 2) - Hãy kể những việc em đã làm thể hiện sự cư xử lịch sự với mọi người xung quanh? - Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Vào bài: * Hoạt động 1: Xử lý tình huống - Gọi hs đọc tình huống trong SGK - Y/c hs quan sát tranh SGK/34 - Các em hãy thảo luận nhóm 4 thảo luận trả lời câu hỏi: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao? - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cùng hs nhận xét Kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh họat văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó. (MT) * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến - Gọi hs đọc y/c của BT1 - Các em hãy thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe những tranh vẽ trong hình BT1, tranh nào vẽ hình vi, việc làm đúng? Vì sao? - Gọi các nhóm trả lời. + Tranh 3: Có 2 bạn đang khắc chữ lên cây. Việc làm này của hai bạn là sai. Bởi vì việc làm đó có thể làm cho cây bị chết và làm cho cây không đẹp. + Tranh 4: Có chú thợ điện đang sửa lại cột điện bỉ hỏng. Việc làm này là đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện sáng cho mọi nhà. Chú thợ điện sửa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người. - Cùng hs nhận xét Kết luận: Mọi người dân, không kể già, trẻ, nghề nghiệp... đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. (KNS) * Hoạt động 3: Xử lý tình huống - Gọi HS đọc BT2 - Các em hãy thảo luận nhóm 6 thảo luận về cách ứng xử trong 2 tình huống trên. - Gọi các nhóm trình bày b) Toàn nên phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. (KNS) - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/35 C. Củng cố, dặn dò: - Các bạn trong nhóm điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu BT4) và bổ sung thêm cột về lợi ích của các công trình công cộng. - Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. - Bài sau: Bảo vệ các công trình công cộng (tt) - HS nối tiếp nhau kể + Khách đến nhà, em chào và rót nước mời khách uống. + Khi đến nhà bạn Minh chơi, nhà bạn có rất nhiều đồ chơi, bạn mời em chơi cùng, chơi xong em dọn dẹp đồ chơi với bạn. + Dì Lan bên cạnh cho em quả táo, em khoanh tay cám ơn dì.... - 1 hs đọc tình huống - Quan sát tranh - Chia nhóm 4 thảo luận - Lần lượt trình bày - Nếu là bạn Thắng, em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Hùng. Vì nhà văn hóa xã là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của mọi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường sẽ làm bẩn tường, mất thẩm mĩ chung. - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Làm việc nhóm đôi - Lần lượt trình bày + Tranh 1: 2 bạn đang leo lên tượng rồng ở trước cổng chùa. Việc làm của hai bạn là sai. Bởi vì tượng rồng cũng là công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ. + Tranh 2: Có rất nhiều bạn học sinh đang quét dọn đường phố. Việc làm của các bạn là đúng. Bởi vì đường phố là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. - HS nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc - Thảo luận nhóm 6 - Lần lượt trình bày a) Em sẽ báo cho mọi người gần đó biết . Em báo cho các chú công an . Em báo cho nhân viên đường sắt. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện Y Y Y Y Y Y Y Y Y TUẦN 23 Môn: Toán Tiết 111 Luyện tập chung (CKT : 73 SGK: 123) Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2013 I/ Mục tiêu: - Biết so sánh hai phân số - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. - Bài 1, 2 trang 123; Bài 1 a, c ở cuối trang 123(a chỉ cần tìm một chữ số). II/ Chuẩn bị: - SGK III/ Các hoạt động dạy-học: Giáo viên Học sinh ĐT A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm các bài toán luyện tập về so sánh hai phân số và tính chất cơ bản của phân số. B/ Hướng dẫn luyện tập: - Gọi hs nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu - Cách so sánh hai phân số cùng tử. - Cách so sánh phân số với 1 - Cách so sánh hai phân số khác mẫu. Bài 1/ 123 : Y/c hs thực hiện vào B Bài 2/ 123 : Y/c hs thực hiện vào B Bài 1( cuối tr/ 123): Gọi hs đọc y/c - Y/c hs làm bài rồi giải thích cách làm. C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập chung - Lắng nghe + Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu, ta so sánh hai tử số: . Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn . Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. . Tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau. + Muốn so sánh hai phân số cùng tử, ta so sánh hai mẫu số: . Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn. . Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. + Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1, tử bé hơn mẫu thì phân số bé hơn 1, tử bằng mẫu thì phân số bằng 1 + Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta thực hiện qui đồng mẫu số rồi so sánh tử số của hai phân số mới. ; ; 1< a) b) a) Ta điền vào 75 các số 2, 4, 6, 8 thì đều được số chia hết cho 2 những không chia hết cho 5. Vì chỉ những số có tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5. b) 75 , ta điền số 0 vào thì được số 750 chia hết cho 2 và chia hết cho 5. . Số 750 chia hết cho 3 vì có tổng các chữ số là 12, 12 chia hết cho 3. c) 75 6 chia hết cho 9 Số 756 có tận cùng bên phải là 6 nên số đó chia hết cho 2; số vừa tìm được có tổng các chữ số là 18, 18 chia hết cho 9 nên chia hết cho 3. Vậy 756 vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3. Y Y Y YY TUẦN 23 Môn: Tập đọc Tiết 45 Hoa học trò ( CKT : 37 SGK : ) Thứ hai ngày 18 tháng 02 năm 2013 I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng , loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. II/ Chuẩn bị: - Ảnh về cây phượng III/ Các hoạt động dạy-học: Giáo viên Học sinh ĐT A/ KTBC: Chợ Tết 1) Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 2) Nêu nội dung bài Chợ Tết - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Treo tranh và hỏi: - Các em có biết cây này gọi là cây gì không? - Cây phượng khi có hoa gọi là hoa phượng. Hoa phượng còn gọi là hoa học trò-loài cây thường được trồng trên sân trường, gắn với kỉ niệm của rất nhiều hs về mái trường. Vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là hoa học trò. Tiết học hôm nay, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu bài Hoa học trò để thấy được vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa này. 2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) + Lượt 1: Luyện phát âm: đoá, tán hoa lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng. + Lượt 2: Giải nghĩa từ: phượng, phần từ, vô tâm, tin thắm. - Bài đọc với giọng như thế nào? - Khi đọc, các em cố gắng đọc đúng câu hỏi trong bài thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? - Y/c hs luyện đọc nhóm 2 - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài: - Tại sao tác giả gọi hoa phương là "hoa học trò? - Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? + Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. - Màu hoa phương đổi như thế nào theo thời gian? - Em cảm nhận thế nào khi đọc bài Hoa học trò? c) HD đọx diễn cảm - Gọi hs đọc lại 3 đoạn của bài - Y/c hs lắng nghe, theo dõi tìm những từ cần nhấn giọng trong bài - Kết luận cách đọc diễn cảm (mục 2a) - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài + Gv đọc mẫu + Y/c hs luyện đọc theo cặp + Tổ chức thi đọc diễn cảm - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. C/ Củng cố, dặn dò: - Bài Hoa học trò nói lên điều gì? - Về nhà luyện đọc, học nghệ thuật miêu tả của tác giả, tìm tranh, ảnh đẹp, những bài hát về hoa phượng. - Bài sau: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 1) Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên - núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa. 2) Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê. - Cây phượng - Lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài - Luyện cá nhân - Lắng nghe, giải nghĩa - Nhẹ nhàng, suy tư - Lắng nghe, ghi nhớ - Luyện trong nhóm 2 - 1 hs đọc cả bài - lắng nghe - Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. + Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. + Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. - Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng , màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. . Hoa phượng có vẻ đẹp độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. . Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. . Bài văn giúp em hiểu vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng. - 3 hs đọc to trước lớp - Nhấn giọng những từ ngữ tả vẻ đẹp của hoa, sự thay đổi bất ngờ của hoa theo thời gian: cả một loạt, cả một vùng, cảmột góc trời, xanh um, mát rượi, ngon lành... - Lắng nghe ... c đã chọn. * GDMT: HS tóm tắt tin tức “ Vịnh Hạ Long” Qua đó thấy được giá trị cao quý của cảnh vật thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: - Một tờ giấy viết lời giải BT1 (nhận xét) - 4 tờ giấy khổ to để HS làm BT1,2 (luyện tập) Giáo viên Học sinh ĐT A/ KTBC: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối Gọi 2 hs đọc lại đoạn văn. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, mọi người thường bận rộn bởi nhiều công việc nên không có đủ thời gian để nghe hoặc đọc chi tiết một tin tức, sự kiện. Do vậy, cần phải biết tóm tắt tin tức để trong một thời gian ngắn, truyền đạt lại nội dung thông tin cơ bản nhất cho người nghe. Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là tóm tắt tin tức và biết cách tóm tắt tin tức. 2) Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - Các em hãy đọc thầm bài Vẽ về cuộc sống an toàn STV4-tập 2/54-55 và xác định bản tin gồm mấy đoạn? a) Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn gồm mấy đoạn? - Dựa vào đâu em biết bản tin này gồm 4 đoạn? Kết luận: Bản tin gồm 4 đoạn, mỗi 1 lần xuống dòng là 1 đoạn. b) Bây giờ các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời yêu cầu b : Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc 2 câu. (Phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi hs phát biểu - Gọi 2 nhóm lên dán phiếu và trình bày. c) Dựa vào tóm tắt mỗi đoạn. Các em hãy suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin. - Gọi hs phát biểu. - Dán tờ giấy đã ghi 1 phương án tóm tắt, gọi hs đọc Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu - Từ một bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn. Các em đã biết tóm tắt thành 3 câu ngắn gọn. Vậy theo các em Thế nào là tóm tắt tin tức? - Muốn tóm tắt một bản tin ta phải làm gì? Kết luận: Tóm tắt tin tức là tạo ra một tin ngắn hơn nhưng vẫn chứa đựng các nội dung của bản tin. Các bước trong quá trình tóm tắt tin tức là: + Chia bản tin thành các đoạn + Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn + Tuỳ theo mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc chính bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, TN nổi bật. - Gọi hs đọc ghi nhớ - Gọi hs đọc 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn. - Các em cho biết tác giả đã thực hiện cách tóm tắt nào? 3) Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung - HD hs giải nghĩa từ trong SGK - Các em hãy đọc thầm lại bản tin, trao đổi với bạn bên cạnh để tóm tắt bản tin. (phát phiếu cho 2 nhóm) - Gọi hs phát biểu - Mời 2 nhóm làm trên phiếu lên dán kết quả và trình bày. - Cùng hs nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất. Tóm tắt bằng 4 câu Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Ngày 11-12-2000, UNESCO, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy VN rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên Kết luận: Tóm tắt bằng 3 câu hay 4 câu vẫn đảm bảo đầy đủ những nội dung của bản tin. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Ai có thể giải thích rõ hơn BT này - Các em tham khảo 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn để thực hiện BT này. (phát phiếu cho 2 hs) - Gọi hs phát biểu - Cùng hs nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt đầy đủ nhất, hay nhất. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức. - Về nhà viết lại vào VBT tóm tắt bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đọc trước nội dung tiết TLV tuần 25, tìm hiểu để viết được 1 tin về hoạt động của lớp, của trường hoặc hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi các em ở. - 2 hs thực hiện theo yêu cầu - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Đọc thầm, tự xác định. - Gồm 4 đoạn. - Em xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. - Lắng nghe - Thảo luận nhóm 4 - Lần lượt phát biểu - Lên dán phiếu và trình bày - HS suy nghĩ tóm tắt toàn bộ bản tin - Lần lượt phát biểu - 1 hs đọc - 1 hs đọc yêu cầu - Tóm tắt tin tức là tạo ra tin tức ngắn hơn nhưng vẫn đầy đủ về nội dung. - Ta cần phải đọc kĩ để nắm nội dung bản tin; sau đó chia bản tin thành các đoạn; xác định sự việc chính chính ở mỗi đoạn; trình bày lại các tin tức đã tóm tắt. - Lắng nghe - Vài hs đọc ghi nhớ. - 1 hs đọc - Tóm tắt bằng số liệu, những TN nổi bật. - 1 hs đọc yc và nội dung - Lắng nghe, giải nghĩa - Làm việc trong nhóm đôi - Lần lượt phát biểu - Dán phiếu và trình bày - Nhận xét Tóm tắt bằng 3 câu Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. quyết định trên của UNESCO được công bố tại HN vào chiều ngày 11-12-2000 - Lắng nghe - YC của BT này là phải tóm tắt bài bài vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo cách thứ hai là trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật gây ấn tượng. - Làm bài cá nhân - Lần lượt phát biểu + 17/11/1994, Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . + 29/11/2000, được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa mạo. + VN rất quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên đất nước mình. - 1 hs trả lời - Lắng nghe, thực hiện Y Y Y Y G-Y Y-G Y G Y G Y Y G-Y G G-Y Y TUẦN 24 Môn: Khoa học Tiết 48 Ánh sáng cần cho sự sống (tt) ( CKT : 100, SGK : 96 ) Thứ sáu ngày 29 tháng 02 năm 2013 I/ Mục tiêu: - Nêu được vai trò của ánh sáng: + Đối với đời sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khỏe. + Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù. II/ Chuẩn bị: - Một số khăn sạch để chơi bịt mắt - Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy-học: Giáo viên Học sinh ĐT A/ KTBC: Ánh sáng cần cho sự sống 1) Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống thực vật? 2) Nhu cầu về ánh sáng của thực vật như thế nào? - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: * Khởi động: Tổ chức cho hs chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê" . Khi bịt mắt lại em cảm thấy thế nào? . Các em có dễ dàng bắt được "dê" không? 1) Giới thiệu bài: Qua trò chơi các em thấy ánh sáng rất cần thiết cho con người. Sự cần thiết của ánh sáng đối với con người, động vật như thế nào? Các em cùng tìm hiểu tiếp qua bài học hôm nay. 2) Vào bài: *Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người. - Các em hãy suy nghĩ và tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người? - Ghi nhanh câu ví dụ của hs vào 2 cột + Cột 1: Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới, hình ảnh, màu sắc. + Cột 2: Vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người. - Giảng bài: Tất cả các sinh vật trên Trái đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời chiếu sáng xuống Trái đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia sáng giúp cơ thể tổng hợp Vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu. - Quan sát các hình SGK/96 . Các em hãy tưởng tượng xem cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng? - Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người? (tham khảo mục bạn cần biết) Kết luận: Mục bạn cần biết SGK/96 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật. - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: (phát câu hỏi cho các nhóm) 1) Kể tên một số động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì? 2) Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày? 3) Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó? 4) Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ trứng nhiều? - Gọi đại diện các nhóm trả lời - Cùng hs nhận xét, bổ sung - Quan sát các hình SGK/97, các em hãy tưởng tượng xem loài vật sẽ ra sao nếu không có ánh sáng? Kết luận: Mục bạn cần biết SGK/97 C/ Củng cố, dặn dò: - Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người? - Ánh sáng cần cho đời sống của động vật như thế nào? - Bài sau: Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt. - 2 hs trả lời 1) Không có ánh sáng, thực vật sẽ không quang hợp được và sẽ bị chết. Ngoài ra ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, hô hấp, sinh sản... 2) Nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Có những loài cây có nhu cầu ánh sáng mạnh nên chúng chỉ sống được ở nơi rừng thưa. Ngược lại có những loài cây cần ít ánh sáng, ánh sáng yếu nên chúng sống được trong rừng rậm hay hang động. - Vài hs lên thực hiện. . Rất tối . rất khó bắt vì không nhìn thấy gì cả Lắng nghe - Suy nghĩ và lần lượt phát biểu ý kiến + Giúp ta nhìn thấy mọi vật , phân biệt được màu sắc, phân biệt được thức ăn, nước uống, nhìn thấy các hình ảnh của cuộc sống... + Ánh sáng giúp sưởi ấm cho cơ thể... - Lắng nghe - Nếu không có ánh sáng thì Trái đất sẽ tối đen như mực. Con người không được đi ngắm cảnh thiên nhiên, không có thức ăn nước uống, động vật sẽ tấn công... - Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên. - Vài hs đọc - Làm việc nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu) 1) Tên một số loài động vật: mèo, chó, hươu, nai, tê giác, chuột, rắn, voi...Những con vật này cần ánh sáng để tìm thức ăn, nước uống, để đi nơi khác tránh rét, tránh nóng, để chạy trốn kẻ thù,... 2) + Động vật kiếm ăn vào ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, thỏ, khỉ... + Động vật kiếm ăn vào ban đêm: sư tử, mèo, chuột, rắn, cú mèo, ếch, nhái... 3) Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau, có loài cần ánh sáng, có loài ưu bóng tối. 4) Trong chăn nuôi người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăn cân và để trứng nhiều. - Nhận xét, bổ sung - Không có ánh sáng loài vật sẽ không tìm được thức ăn, nước uống, không thể đi nơi khác tránh rét, không thể chạy trốn kẻ thù vì thế loài vật sẽ chết. - Vài hs đọc to trước lớp Y G Y Y G Y-G G Y-G G Y Y Y G G G Y Duyệt ... ............... Thạnh Mỹ Tây,ngàythángnăm 2013 Tổ Trưởng Hiệu Trưởng
Tài liệu đính kèm: