TIẾT 19 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
(TIẾT 1)
I-MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đoc, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
-HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc 75 tiếng/ phút)
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 4 TUẦN10 THỨ NGÀY TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY HAI 22/10/2012 19 Tập đọc Ôn tập ( tiết 1) 46 Toán Luyện tập 10 Đạo đức Tiết kiệm thời gian ( tiết2) BA 23/10/2012 19 Khoa học Ôn tập : Con người và sức khoẻ 47 Toán Luyện tập chung 19 LT&VC Ôn tập (Tiết 2) TƯ 24/10/2012 20 Tập đọc Ôn tập (Tiết 3) 48 Toán Kiểm tra định kì (Giữa HKI) 19 TLV Ôn tập (Tiết 5) 10 Kể chuyện Ôn tập (Tiết 4) NĂM 25/10/2012 20 Khoa học Nước có những tính chất gì ? 49 Toán Nhân với số có một chữ số 20 LT&VC Kiểm tra đọc 10 Chính tả Ôn tập (Tiết 6) SÁU 26/10/2012 10 Địa lí Thành phố Đà Lạt 10 Lịch sử Cuộc KC chống quânTống XL lần thứ nhất (981) 50 Toán Tính chất giao hoán của phép nhân 50 TLV Kiểm tra viết 20 SHL Sinh hoạt tuần 10 Ngày soạn: 15/10/2012 Ngày dạy: Thứ hai : 22/10/2012 TẬP ĐỌC TIẾT 19 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (TIẾT 1) I-MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đoc, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. -HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc 75 tiếng/ phút) II- CHUẨN BỊ : - Phiếu học tập . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Điều ước của vua Mi-đát -Kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu HKI đến nay. Gv nhận xét. 3-Bài mới a) Giới thiệu bài: Ôn tập (Tiết 1 ) b) Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: GV tổ chức cho HS lần lượt lên bốc thăm đọc các bài TĐ đã học. -GV đặt câu hỏi về đoạn, bài HS vừa đọc. - GV –HS nhận xét . -GV nhận xét sửa sai, ghi điểm. Bài tập 2: -Những bài Tập đọc như thế nào là truyện kể? -Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”( Tuần 1,2,3 ) -GV yêu cầu HS đọc lại hai bài này. - GV phát phiếu học tập cho HS làm bài cá nhân. -GV nhận xét, chốt nội dung đúng: HS hát -HS kể -HS theo dõi, nhắc lại tựa bài. - HS lần lượt lên bốc thăm - HS đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn đoạn theo chỉ định trong phiếu. - HS trả lời - HS khác nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài tập 2 -Đó là những bài kể về một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa. +Dế Mèn bênh vực kẻ yếu +Người ăn xin - HS đọc thầm lại hai bài này - HS nhận phiếu và làm bài tập theo phiếu. - HS trình bày kết quả. - HS khác nhận xét. Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật -Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Người ăn xin -Tô Hoài -Tuốc-ghê-nhép - Ca ngợi Dế Mèn biết bênh vực kẻ yếu -Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin - Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. -Tôi ( Chú bé ), Ông lão ăn xin Bài tập 3: GV yêu cầu HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc . -GV-HS nhận xét sửa sai đoạn văn có giọng đọc: a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha ,trìu mến b) Đoạn văn có giọng đọc giọng đọc thảm thiết c) ) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe -GV cho HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó -Gv nhận xét, ghi điểm. 4-Củng cố, -GV nhận xét, yêu cầu những HS đọc chưa đạt hoặc chưa được đọc về luyện đọc để tiết sau kiểm tra tiếp. -GV giáo dục HS biết bênh vực người yếu, thông cảm, sẻ chia trước nổi bất hạnh của người khác. 5Dặn dò: Xem lại quy tắc viết hoa để Ôn tập ( tiết 2 ) Nhận xét tiết học . HS đọc yêu cầu bài tập 3 - HS tìm trong hai bài tập đọc trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc . - Là đoạn cuối của truyện Người ăn xin: “ Tôi chẳng biết của ông lão” -Là đoạn Nhà Trò ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần I ) kể nổi khổ của mình: “Năm trước ăn thịt em” - Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần II ): “Tôi thét đi không?” -HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó HS nhắc lại nội dung bài học. HS theo dõi Ngày soạn: 15/10/2012 Ngày dạy: Thứ hai : 22/10/2012 TIẾT 46 TOÁN LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU : -Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. - Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (a) II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật và hình vuông. - Gọi HS lên bảng vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. -Yêu cầu HS hình vuông có cạnh là 4 cm. GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập. Thực hành Bài tập 1: -HS nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình. Hình a) A M B C Hình b) A B D C Bài tập 2: -Yêu cầu HS đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. GV đính BT, yêu cầu đại diện 2 dãy thi đua. -Giải thích vì sao AH không phải là đường cao tam giác ABC. -Vì sao AB là đường cao của tam giác ABC? Bài tập 3: -GV phát phiếu các nhóm vẽ HS vẽ hình vuông với một cạnh có trước. GV nhận xét, tuyên dương. Bài tập 4a . a)HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. Gv theo dõi Gv chấm một số bài, nhận xét - GV nhận xét. 4-Củng cố: - GV tổng kết giờ học. Chúng ta vừa ôn những nội dung gì của hình học? -GV giáo dục HS ham thích học toán. 5 Dặn dò - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học HS hát, nêu kết quả truy bài đầu giờ. HS lên bảng làm bài -HS theo dõi, nhắc lại tựa bài. - HS nêu yêu cầu bài -HS làm việc cá nhân a. Góc vuông: BAC + Góc nhọn: ABM; MBC; MCB; AMB, ABC. + Góc tù: BMC + Góc bẹt: AMC b. Góc vuông: DAB; DBC; ADC + Góc nhọn: ABD; ADB; BDC; BCD + Góc tù: ABC. - HS đọc yêu cầu bài tập. - 4 dãy thi đua làm bài +AH là đường cao của tam giác ABC S +AB là đường cao của tam giác ABC Đ - HS trả lời : Vì AH không vuông góc với cạnh BC. -Vì đường thẳng AB là đường hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh đối diện BC của tam giác. -Tương tự CB cũng là đường cao của tam giác ABC. HS đọc yêu cầu - HS làm vào PHT, trình bày. D C A 3cm B - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm vào vở. A B D C -HS trả lời - HS lắng nghe và thực hiện. Ngày soạn: 15/10/2012 Ngày dạy: Thứ hai : 22/10/2012 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 10: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết2) I/ Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. *KNS: - Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. - Kĩ năng bình luận, phê phán việc quản lí thời gian. @TTHCM: Cần, kiệm, liêm chính. II/ Đồ dùng dạy-học: - Mỗi hs có 2 tấm bìa: xanh, đỏ . - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ KTBC: Tiết kiệm thời giờ - Gọi hs lên bảng trả lời + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ? + Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào? Nhận xét, chấm điểm B. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết hoc hôm nay, các em sẽ tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ và việc làm nào chưa tiết kiệm qua một số tình huống 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ. - GV sẽ nêu một số tình huống. Sau mỗi tình huống, nếu các em cho là đúng thì giơ thẻ màu xanh, nếu sai thì giơ thẻ màu đỏ - Nêu lần lượt các tình huống ở BT1 SGK/15 Kết luận: Nếu chúng ta biết sắp xếp thời giờ một cách hợp lí thì chúng ta sẽ làm nhiều việc có ích * Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ - Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/16 - Các em ngồi cùng bàn hãy trao đổi với nhau mình đã sử dụng thời giờ như thế nào cho bạn nghe và ngược lại đồng thời dự kiến thời gian biểu của mình cho thời gian tới - Gọi vài học sinh nêu trước lớp - Nhận xét, khen ngợi những hs đã biết tiết kiệm thời giờ Kết luận: Thời giờ rất qui báu, các em phải biết tiết kiệm thời giờ, sử dụng thời giờ vào việc có ích, không nên lãng phí thời giờ *KNS: - Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. * Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tư liệu về tiết kiệm thời giờ - Y/c hs hoạt động nhóm 4 lần lượt giới thiệu các tư liệu mà mình đã chuẩn bị cho cả nhóm cùng nghe, sau đó thảo luận về ý nghĩa của truyện, tấm gương mà bạn vừa trình bày - Gọi đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chất vấn nhóm bạn. - Khen ngợi những nhóm chuẩn bị tốt và trình bày hay Kết luận: Thời giờ là cái quí nhất cần phải sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí và có hiệu quả. *KNS: - Kĩ năng bình luận, phê phán việc quản lí thời gian. C. Củng cố, dặn dò: - Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện đúng thời gian biểu đã xây dựng - Bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - HS trả lời: + Vì thời giờ là thứ quý nhất, khi nó trôi qua thì không bao giờ trở lại. Do đó chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách có hiệu quả? + Đi học về là ăn cơm, xem phim hoạt hình xong là em ngồi vào bàn học. + Đi học về, ăn cơm xong là em tranh thủ học bài ngay vì tối em còn đi làm tiếp mẹ + Em lên thời gian biểu cho mình và thực hiện theo đúng thời gian biểu. - Lắng nghe - HS giơ thẻ sau mỗi tình huống (a), (c ), (d ) là tiết kiệm thời giờ (b), (d), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ - HS đọc to trước lớp - HS làm việc theo nhóm cặp: nêu thời gian biểu của mình cho bạn nghe, sau đó bạn nhận xét xem bạn sắp xếp thời giờ như vậy là hợp lí chưa? Bạn có thức hiện theo đúng thời gian biểu không? - Trao đổi, chất vấn bạn - Lắng nghe - Làm việc nhóm 4 trao đổi về những câu chuyện về tấm gương tiết kiệm thời giờ - Mình muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện "Một hs nghèo vượt khó" ... - Hỏi bạn: Thảo đã tiết kiệm thời giờ như thế nào? - Trả lời: Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều ... - Lắng nghe - Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm nhiều việc có ích @TTHCM: Giáo dục cho HS biết quý trọng thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ. Ngày soạn: 15/10/2012 Ngày dạy: Thứ ba : 23/10/2012 KHOA HỌC Tiết 19 : ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE A. MỤC TIÊU - Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khỏe. - Trình bày ... dân cần phải làm gì? 3.Củng cố - Dặn dò: (5 phút) * Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa giúp cho đồng bằng màu mỡ và là nguồn nước tưới dồi dào cho đồng bằng Bắc Bộ. - GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ và mô tả về đồng bằng sông Hồng, sông ngòi và hệ thống đê ven sông. - GD HS có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK. - HS trả lời các câu hỏi của mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. - HS dựa vào kênh chữ trong SGK để hoạt động nhóm 4 trả lời câu hỏi. + Đồng bằng Bắc Bộ đã được phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. + Đồng bằng có diện tích là 15 000 km2; là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. + Đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. - Lắng nghe. - Đất phù sa màu mở ở đồng bằng Bắc Bộ. - HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ. + HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS tự nêu theo gợi ý của giáo viên. - Nước dâng lên. - Mùa hạ. + Nước dâng cao thường gây ngập lụt. HS dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi. - HS tự nêu. - HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý. + Ngăn lũ lụt. + Rất dài gần một nghìn ki- lô -mét. + Đào kênh mương máng để tưới tiêu. -Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu. (Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở đồng bằng ). - HS lên chỉ nêu lại. - HS lắng nghe và thực hiện Ngày soạn: 04/11/2012 Ngày dạy: Thứ sáu : 09/11/2012 LỊCH SỬ Tiết 12: CHÙA THỜI LÝ I.MỤC TIÊU: - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý. + Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. - GDBVMT: Vẽ đẹp của chùa, giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hóa của ông cha, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Hình ảnh chùa Một Cột, chùa Bút Tháp, tượng Phật A di đà. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Gọi HS trả lời câu hỏi. + Vì sao Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô? + HS nêu bài học - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : (30phút) a.Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát ảnh tượng phật A-di-đà, ảnh một số ngôi chùa và giới thiệu bài: Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Sở dĩ nhân dân ta nhiều người theo đạo Phật vì đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ của nhân dân ta. Đạo Phật và chùa chiền được phát triển mạnh mẽ nhất vào thời Lý. Hôm nay chúng ta học bài: Chùa thời Lý. b.Phát triển bài : ò Hoạt động 1: Đạo phật và chùa trong thời Lý. * GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật. (Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời Phong Kiến PB đô hộ. Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của dân ta ). *Hoạt động cả lớp: - GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật ..rất thịnh đạt.” - GV đặt câu hỏi: + Vì sao đạo Phật lại phát triển ở nước ta? *GV chốt: Tư tưởng của đạo Phật rất phù hợp với tâm lí người Việt nên được nhân dân ta tiếp nhận. + Vì sao nói: “Đến thời Lý,đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất ?” - GV nhận xét kết luận: đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. òHoạt động 2: Ý nghĩa của chùa trong thời Lý *Hoạt động nhóm: GV phát phiếu học tập cho HS.Thời gian thảo luận 5 phút. - GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng: + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £ + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £ + Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ + Chùa là nơi tổ chức hội họp£ - GV nhận xét, kết luận: Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời nhà Lý đã xây dựng rất nhiều chùa, có những chùa có quy mô rất đồ sộ như: chùa Giám (Bắc Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như: chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. *Hoạt động cá nhân: - GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà (có ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. - GV yêu cầu vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết (chùa làng em hoặc ngôi chùa mà em đã đến tham quan). - GV nhận xét và kết luận. - Cho HS đọc ghi nhớ bài học. 3. Củng cố - Dặn dò: (5phút) - Hỏi: + Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng? + Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo phật ở Việt Nam? GDMT: Em hãy nêu lại vẻ đẹp của chùa như thế nào? Em cần phải làm gìữ gìn di sản của ông cha ta? - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. -Nhận xét tiết học. -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”. - HS trả lời .HS khác nhận xét. - Vì đây là vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - HS quan sát và lắng nghe. - HS đọc. - Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. - HS đọc. + Đạo Phật dạy con người phải biết thương yêu đồng loại, phải làm điều thiện, tránh điều ác + Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. - HS nhắc lại. - HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Vài HS mô tả. - HS khác nhận xét. - HS đọc. - HS trả lời. - HS cả lớp lắng nghe và ghi nhớ. - HS trả lời - HS nêu vẻ đẹp của chùa. - HS cần ý thức trân trọng di sản văn hóa của ông cha, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường. - HS lắng nghe và thực hiện. Ngày soạn: 04/11/2012 Ngày dạy: Thứ sáu : 09/11/2012 TOÁN Tiết 60: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. - BT4 HS khá giỏi làm. - Bài 5 bỏ theo công văn 896. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi HS lên bảng cho làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 59, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới : (30 phút) a. Giới thiệu bài: - Hôm nay, các em củng cố, rèn luyện kĩ năng giải toán phép nhân với số có hai chữ số qua “ Luyện tập” b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Hỏi: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: ( cột 1,2) - Kẻ bảng số như bài tập lên bảng, yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng. + Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng ? + Điền số nào vào ô trống thứ nhất ? - Yêu cầu HS điền tiếp vào các phần ô trống còn lại. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài giải Trong một giờ tim người đó đập số lần là: 75 x 60 = 4500 ( lần ) Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 4500 x 24 = 108 000 ( lần ) Đáp số: 108 000 lần - GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố, dặn dò : (5 phút) - GD HS tính cận thận khi làm tính toán. - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét. -HS nghe. + Đặt tính rồi tính. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở. - HS nêu cách tính. Ví dụ: X x x a.. 17 b. 428 c. 2057 86 39 23 102 3852 6171 136 1284 4114 1462 16692 47311 - Dòng trên cho biết giá trị của m, dòng dưới là giá trị của biểu thức: m x 78 + Thay giá trị của m vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng. + Với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 = 234, vậy điền vào ô trống thứ nhất số 234. - HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. m 3 30 23 230 m x 78 234 2340 1794 17940 - HS đọc. - HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở. Bài giải 24 giờ có số phút là : 60 x 24 = 1440 ( phút ) Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 75 x 1440 = 108 000 ( lần ) Đáp số: 108 000 lần - HS lắng nghe và thực hiện Ngày soạn: 04/11/2012 Ngày dạy: Thứ sáu : 09/11/2012 Tập làm văn Tiết 24: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - HS thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy, bút làm bài kiểm tra. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - Kiểm tra giấy bút của HS. - Nhận xét. 2. Thực hành viết: ( 33 phút) GV lưu ý HS khi làm bài: - Về chữ viết - Về bố cục - Cách trình bày . - GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 124, SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS . - Lưu ý ra đề: + Ra 3 đề để HS lựa chọn khi viết bài. + Đề 1 là đề mở. + Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học. - Cho HS viết bài. 3. Củng cố - Dặn dò: (5 phút) - Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. - Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại - Kiểm tra giấy bút của HS. * Đề 1: Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm, người con hiếu thảo, bà tiên. * Đề 2: Hãy kể lại truyện ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. ( Chú ý kết bài theo mở rộng ). * Đề 3 : Kể lại chuyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác đô đa Vin-xi. ( Mở bài theo cách gián tiếp ). - HS viết bài. - HS lắng nghe và thực hiện, LÂM KIẾT , NGÀY/..../2012 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT LÂM THỊ THANH XUÂN
Tài liệu đính kèm: