Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13 - Trường TH Võ Thị Sáu

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13 - Trường TH Võ Thị Sáu

Tập đọc

 BÔNG HOA NIỀM VUI

I. Mục đích yêu cầu.

1. Rèn kĩ năng đọc.

-Đọc trơn được cả bài.

-Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa ,bệnh viện, diệu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn .

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 -Hiểu nghĩa các từ mới: Lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, diệu cơn đau, trái tim nhân hậu.

-Hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.

-Giáo dục hs yêu quý cha mẹ.

 

doc 41 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13 - Trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Hai
15/11
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc 
Toán 
Đạo đức 
13
37
38
61
13
Bông hoa niềm vui ( T.1)
Bông hoa niềm vui ( T.2)
14 trừ đi một số : 14 – 8
Quan tâm giúp đỡ bạn ( T.2)
Ba
16/11
Thể dục
Toán 
Tập đọc 
Tập viết
Kể chuyện 
25
62
39
13
 13
Trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy
34 - 8
Quà của bố.
Chữ hoa : L
Bông hoa niềm vui
Tư
17/11
Toán
LTVC
Chính tả
Mĩ thuật 
Thủ công
63
13
25
13
13
54 - 18.
Từ ngữ về công việc gia đình.
(Tập chép) : Bông hoa niềm vui
Vẽ tranh : Đề tài vườn hoa hoặc.
Ôn tập chương I: Kỹ thuật gấp hình ( T.2)
 Năm
18/11
Thể dục
Toán
TNXH
Chính tả
26
64
13
26
Điểûm số 1-2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn
53 – 15
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
( Nghe - viết): Quà của bố.
Sáu
19/11
TLVăn
Toán 
 nhạc
SHTT
13
65
13
13
Kể về gia đình
15, 16 , 17 trừ đi một số.
Học hát : Bài – Chiến sĩ tí hon
Sinh hoạt lớp. 
 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010 
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc
 BÔNG HOA NIỀM VUI 
I. Mục đích yêu cầu.
1. Rèn kĩ năng đọc.
-Đọc trơn được cả bài.
-Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa ,bệnh viện, diệu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn .
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 -Hiểu nghĩa các từ mới: Lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, diệu cơn đau, trái tim nhân hậu.
-Hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.
-Giáo dục hs yêu quý cha mẹ.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Khởi động .
B. Bài cũ .
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, cho điểm từng HS.
C. Bài mới .
1. Giới thiệu bài.
-Cho hs quan sát tranh minh hoạ SGK và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?.
-Chỉ lên bức tranh và nói: Đây là cô giáo, cô đang trao cho bạn nhỏ 1 bó hoa cúc. Hoa trong vườn trường không được hái nhưng cuối cùng bạn lại được nhận hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao bạn nhỏ lại được hái hoa trong vườn trường qua bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui các em sẽ hiểu.
-Viết tên bài lên bảng.
2. Giảng bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc
1.Đọc mẫu.
-GV đọc mẫu bài. Giọng nhẹ nhàng tình cảm
a. Đọc câu. 
- Đọc từng câu.
- GV theo dõi rút từ khó đọc.
-Yêu cầu HS đọc các từ khó đọc.
-GV theo dõi sửa sai.
*Hướng dẫn ngắt giọng
-Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt câu dài.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-GV giải thích thêm 1 số từ :
+cúc đại đoá: loại cúc to gần bằng cái chén ăn cơm.
+sáng tinh mơ: sáng sớm , nhìn mọi vật còn chưa rõ hẳn
+ dịu cơn đau: giảm cơn đau , thấy dễ chịu hơn.
+trái tim nhân hậu: tốt bụng, biết yêu thương con người.
b. Đọc đoạn trước lớp.
- Bài chia 4 đoạn.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
c. Đọc theo đoạn trong nhóm.
-Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm.
-Tổ chức HS thi đọc cá nhân.
-Nhận xét, cho điểm.
g/ Đọc cả bài..
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài
-Đoạn 1, 2 kể về bạn nào?
-Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
-Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì?
-Vì sao bông cúc màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui?
-Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào?
-Bông hoa Niềm Vui đẹp ntn?
-Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
-Ngoài việcChi rất thương bố,bạn Chi còn đáng khen ở điểm nào nữa?
-Chuyển ý: Chi rất muốn tặng bố bông hoa Niềm Vui để bố mau khỏi bệnh. Nhưng hoa trong vườn trường là của chung, Chi không dám ngắt. Để biết Chi sẽ làm gì, chúng ta tìm hiểu đoạn 3, 4.
-Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì?
-Khi biết liù do vì sao Chi rất cần bông hoa cô giáo đã làm gì?
-Thái độ của cô giáo ra sao?
-Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh?
-Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
*Gv rút nội dung bài.
Hoạt động 3. Thi đọc truyện theo vai.
- Câu chuyện có những vai đọc nào?
-Đọc phân vai (người dẫn chuyện, cô giáo và Chi).
-Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo yêu cầu.
-Yêu cầu luyện đọc diễn cảm.
D. Củng cố – Dặn dò .
-HS nêu nội dung bài.
? Em học được ở bạn Chi điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi trong các câu .
-HS nhắc lại đề bài.
- Theo dõi SGK và đọc thầm theo.
-HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài.
-Luyện đọc các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ ,bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp .
-Tìm cách đọc và luyện đọc các câu. 
 Em muốn đem tặng bố/ một bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// 
 Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
- Em hãy hái thêm 2 bông nữa,/ Chi ạ!// Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// một bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
-HS đọc chú giải trong SGK.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2,3,4.
-Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung.
-Thi đọc.
-HS đọc cả bài.
- Bạn Chi.
-Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niền Vui.
-Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố.
-Màu xanh là màu của hy vọng vào những điều tốt lành.
-Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh.
-Rất lộng lẫy.
-Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường.
-Biết bảo vệ của công.
-Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.
-Cô ôâm Chi vào lòng và nói.:Em hãy hái thêm hai bông nữa , Chi ạ!Một bông hoa cho em, vì trái tim nhân hậu của em.Một bông hoa cho mẹ, vì cả bố và mẹ dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
-Trìu mến , cảm động.
-Đến trường cảm ơn cô giáo và tặng nhà trường khóm hoa cúc đại đoá màu tím đẹp me hồn.
-Thương bố , tôn trọng nội qui , thật thà.
-1HS đọc toàn bài.
-HS nhắc lại nội dung bài : Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. 
- người dẫn chuyện, cô giáo và Chi.
-HS phân vai đọc trước lớp.
-3 HS thi đọc diễn cảm.
-Tôn trọng nội qui , thật thà, tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
Tiết 4: Toán
 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ(14 – 8)
I. Mục đích yêu cầu
 giúp HS 
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 –8.
-Tự lập và học thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số.
-Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 để giải các bài toán có liên quan.
-Giáo dục hs tính đúng nhanh, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Khởi động .
B. Bài cũ : Luyện tập.
-Đặt tính rồi tính: 63 – 35 73 – 29 33 – 8 43 – 14 
-GV nhận xét.
C. Bài mới .
1. Giới thiệu bài.
-Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 – 8, lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số. Sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
2. Giảng bài.
Hoạt động1:Giới thiệu Phép trừ 14 – 8.
-Đưarabài toán: Có 14 que tính (cầm que tính), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
? Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?
? Bài hỏi gì?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
 Viết lên bảng: 14 – 8.
*Tìm Kết quả.
-Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que?
-Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn cho HS cách bớt hợp lý nhất.
-Có bao nhiêu que tính tất cả?
-Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước.
-Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa?
-Vì sao?
-Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que.
-Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính?
-Vậy 14 - 8 bằng mấy?
 Viết lên bảng: 14 – 8 = 6
* Đặt tính và thực hiện phép tính.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
-Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
Hoạt động2: Lập bảng công thức 14 trừ đi một số.
-Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 14 trừ đi một số như phần bài học.
-Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng.
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài 1:Tính nhẩm.
9+5= 8+6=
5+9= 6+8=
14-9= 14-8=
14-5= 14-6=
-Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu ngay kết quả các phép tính – Gv ghi bảng.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm.
-Hỏi: Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không, vì sao?
-Hỏi tiếp: Khi đã biết 9+5=14 có thể ghi ngay kết quả của 14–9 và 14–5 không? Vì sao?
Bài 2:Tính
 14 14 14 14 14 
 8 5 7 9 6
-Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 – 9; 14 – 8.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu , biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a) 14 và5 b) 14 và 7 c) 12 và 9
-Nêu cách đặt tính?
-Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét và cho điểm.
Bài 4:Một cửa hàng có 14 quạt điện, đã bán 6 quạt điện. Hỏi cửa hàng đó còn mấy quạt điện?
? Bài toán cho biết gì?
? Bán đi nghĩa là thế nào?
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn biết cửa h ... ảng công thức 15 trừ đi một số.
Hoạt động 2. Giới thiệu 16 trừ đi một số.
-Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy?
-Vậy 16 trừ 9 bằng mấy?
-Viết lên bảng: 16 – 9 = 7.
-Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 – 8; 16 – 7.
-Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số.
Hoạt động 3. Giới thiệu 17, 18 trừ đi một số.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 
	17 – 8; 17 – 9; 18 – 9
-Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức.
-Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:Tính
 15 15 15 15 15
 8 9 7 6 5
 16 16 16 17 17
 9 7 8 8 9
 18 13 12 14 20
 9 7 8 6 8
-Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vàophép tính.
-Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
-Hỏi thêm: Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốn tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 –1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
-Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác.
*Trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay.
Bài2. Mỗi số 7,8,9 là kết quả của phép tính nào?
 15 - 6 17 – 8 18 – 9
 15 – 8 ‡ ‰ ˆ 15 – 7
 16 – 9 17 – 9 16 - 8
-Cách chơi: thi giữa các tổ. Chọn 4 thư ký (mỗi tổ cử 1 bạn). Khi GV hô lệnh bắt đầu, tất cả HS trong lớp cùng thực hiện nối phép tính với kết quả đúng. Bạn nào nối xong thì giơ tay. Các thư ký ghi số bạn giơ tay của các tổ. Sau 5 phút, tổ nào có nhiều bạn xong nhất và đúng là tổ chiến thắng.
D. Củng cố – Dặn dò .
-Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên.
-Chuẩn bị: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9
- Hát
- HS thực hiện.
-HS nghe , nhắc lại.
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 15 – 6.
- Thao tác trên que tính.
- Còn 9 que tính.
- 15 – 6 bằng 9.
- Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính còn 8 que tính.
- 15 trừ 7 bằng 8.
 15 – 8 = 7
 15 – 9 = 6
- HS đọc bài
-Thao tác trên que tính và trả lời : còn lại 7 que tính.
- 16 bớt 9 còn 7
- 16 trừ 9 bằng 7
- Trả lời: 16 – 8 = 8
 16 – 7 = 9
- HS đọc bài
- Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Điền số để có:
	17 – 8 = 9
	17 – 9 = 8
	18 – 9 = 9
- Đọc bài và ghi nhớ.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu cả bài.
- Ghi kết quả các phép tính.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính.
 15 15 15 15 15
 8 9 7 6 5
 7 6 8 9 10
16 16 16 17 17
 9 7 8 8 9
 7 9 8 9 8
18 13 12 14 20
 9 7 8 6 8
 9 6 4 8 12
- Cho nhiều HS trả lời.
	Bạn đó nói đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 –8 –1 hay 7 – 1 (7 là kết quả bước tính 15 – 8)
Bài2
- HS đọc yêu cầu cảu bài.
- HS chơi.
 15 - 6 17 – 8 18 – 9
 15 – 8 ‡ ‰ ˆ 15 – 7
 16 – 9 17 – 9 16 - 8
-HS đọc.
Tiết 2 : Tập làm văn
 KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I. Mục đích yêu cầu.
-Biết cách giới thiệu về gia đình.
-Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt.
-Viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn kể về gia đình có logic và rõ ý.
-Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
-Giáo dục hs yêu quý gia đình..
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Khởi động .
B. Bài cũ .
-Gọi 4 HS lên bảng.
-Nhận xét cho điểm từng HS.
C. Bài mới .
1.Giới thiệu bài.
-Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong bức tranh có những ai?
-Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp.
2: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: kể về gia đình em.
Gợi ý :(SGK/110)
-Treo bảng phụ.
-Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
-Chia lớp thành nhóm nhỏ.
-Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS.
Bài 2: Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em.
- cho HS làm bài vào VBT.
-Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em
-Thu vở và chấm.
D. Củng cố – Dặn dò .
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở.
-Chuẩn bị bài sau.
- Hát
-HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung.
-HS dưới lớp nghe và nhận xét.
-Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh. 
-Trong bức tranh có bố, mẹ và em gái của Minh.
Bài 1
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc gợi ý .
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tập nói trong nhóm trong 5 phút.
- HS chỉnh sửa cho nhau.
- VD về lời giải.
-Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội, mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Tân. Em rất yêu qúy gia đình của mình.
-Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu qúy và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn
Bài 2
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài vào VBT- 1 hs lên bảng..
- 3 đến 5 HS đọc.
Tiết 3 : Âm nhạc (GVBM DẠY)
Tiết 5: 
SINH HOẠT TUẦN 13 
I Mục đích yêu cầu.
- Giúp học sinh nhận biết được ưu khuyết điểm để có hướng khắc phục và phấn đấu.Tổng kết phong trào thi đua chào mừng 20/11
- Giúp hs nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện.
- Giáo dục hs ngoan ngoãn lễ phép, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo , chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Tổ chức cho hs sinh hoạt tập thể theo chủ điểm” Kính trọng và vâng lời thầy cô giáo “
II. Cách tiến hành.
1. Nhận xét ưu khuyết điểm.
-GV nhận xét chung 
a. Kết quả đạt được:
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ giấc không nghỉ học có xin phép.
-Đồng phục sạch sẽ gọn gàng ,vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
-Sinh hoạt tốt 15 phút đầu giờ ,giữa giờ ,ra về xếp hàng ngay ngắn.
- Đa số học sinh đã có ý thức tự giác trong việc thực hiện nội quy trường lớp ..
- Đa số các bạn đi học làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà.
-Một số bạn trong giờ học tích cực xây dựng bài sôi nổi.
-Một số bạn biết giữ gìn vở học sạch sẽ.
- Trong lớp giữ trật tự, chú ý nghe cô giảng bài.
- Một số học sinh có cố gắng vươn lên trong học tập
- Đa số học sinh tham gia tốt phong trào thi đua dành nhiều hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô nhân ngày 20/11.
- Học sinh đã biết giữ gìn sách vở học tập.
* Tổng hợp : - Đã có thêm 1 số em tiến bộ xong còn chậm , 3 em có nhiều hoa điểm 10 nhất là: Thùy, Nga, Ngân, Hiền
*Tuyên dương : Thùy, Nga, Ngân, Hiền
b. Tồn tại.
- Học sinh đi học chưa chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
-Một số em còn nói leo và làm việc riêng trong giờ học: Bình, Quốc, Khánh, .
- Một số em còn quên sách vở đồ dùng học tập: Trang, Khánh, Sang, Hoa
-Một số học sinh chưa biết giữ gìn cây xanh bóng mát và môi trường xung quanh em, vêï sinh cá nhân còn bẩn, ăn sáng còn xả rác trước cổng trường.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì mọi nề nếp đã đạt được.
- Duy trì mọi nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ.
- Duy trì sĩ số HS đi học chuyên cần, thường xuyên ăn mặc sạch sẽ gọn gàng trước khi đến lớp.
- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đi học có đầy đủ dụng cụ học tập, luôn giữ gìn sách vở sạch đẹp.Thực hiện học đúng nội dung chương trình.
- GV tổ chức cho HS khá kèm HS yếu đọc.Phát huy tôùt phong trào đôi bạn cùng tiến.
- GV thường xuyên kiểm tra vở sạch chữ đẹp của HS.
- GD HS ngoan, lễ phép, chăm chỉ học tập.
- Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua tháng 11 do trường lớp đề ra..
- Tham gia giao thông an toàn.
 ________________________________________________
TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ.
 BÀI : NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
-HS nắm được ưu , khuyết điểm của mình có biện pháp phục. 
- Kế hoạch tuần 13.
-Giaó dục HS có ý thức phê và tự phê cao.
II. LÊN LỚP.
 A )Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 12.
1)Nề nếp.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ giấc.-Đồng phục sạch sẽ gọn gàng ,vệsinh cá nhân sạch sẽ.-Sinh hoạt tốt 15 phút đầu giờ ,giữa giờ.
2) Học tập.
-Đa số các em đi học làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà.-Một số em trong giơ học tích cực xây dựng bài sôi nổi.-Một số em biết giữ gìn vở học sạch sẽ.
- Đôi bạn cùng tiến đã biết giúp đỡ nhau trong học tập.
* Tồn tại.
- Một số em viết bài còn dơ bẩn,chưa biết viết. - Một số em nghỉ học vô lí do.
B) Kế hoạch tuần 13.
 - Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt đầu giờ giữa giờ .
 - Quán triệt một số em viết bài còn dơ bẩn.
 - Nhắc nhở một sốù em đi học vệ sinh cá nhân chưa sạch .
-Giáo dục các em thi đua dành nhiều hoa điểm 10,thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp,đôi bạn cùng tiến giúp nhau cùng tiến bộ.Thực hiện tham gia giữ gìn cơ sở vật chất của trường,lớp, không được ăn quà vặt trong trường, làm cảnh quan môi trường không sạch đẹp.Thực hiện tốt việc chấp hành luật giao thông như đã học.
-Nhắc nhở bố mẹ đóng góp các khoản tiền đã qui định.
C)Biện pháp thực hiện :
-Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy trường lớp,thực hiện tốt như kế hoạch đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanlop2tuan13.doc