Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13 - Trường tiểu học Quang Trung

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13 - Trường tiểu học Quang Trung

TUẦN 13

Chào cờ

Tập đọc

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc chính xác, không ngắt ngứ, vấp váp các tên riêng nứơc ngoài : Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng,cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thàng công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

* Giáo dục hs kỹ năng sống:

+ HS biết : – tự nhận thức về bản thân - xác định giá trị– đặt mục tiêu – quản lí về thơi gian .

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 13 - Trường tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
TUẦN 13
Chào cờ
Tập đọc
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc chính xác, không ngắt ngứ, vấp váp các tên riêng nứơc ngoài : Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng,cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thàng công mơ ước tìm đường lên các vì sao.	
* Giáo dục hs kỹ năng sống: 
+ HS biết : – tự nhận thức về bản thân - xác định giá trị– đặt mục tiêu – quản lí về thơi gian . 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi 
	- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki, người Nga (1857 – 1935). 
 b) Hướng dẫn luyện đọc :
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc theo từng đoạn : 
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các câu hỏi : Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ? / Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
 - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giới thiệu tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và tổng kết.
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? 
 + Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
* GV giới thiệu : Xi-ôn-cốp-xki khi còn là sinh viên . (Theo Sách hướng dẫn GV)
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
d) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn cảm của câu chuyện.
 - GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị : Văn Hay Chữ Tốt.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : 4 dòng đầu
 + Đoạn 2 : 7 dòng tiếp
 + Đoạn 3 : 6 dòng tiếp theo
 + Đoạn 4 : 3 dòng còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV, phát âm đúng những tiếng : Xi-ôn-cốp-xki.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - Theo dõi.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên trời.
+ Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
Theo dõi.
Học sinh tự đặt tên . 
+ HS thảo luận và đặt tên : Người chinh phục các vì sao./ Quyết tâm chinh phục các vì sao. / Từ mơ ước bay lên bầu trời. / Ông tổ của ngành du hành vũ trụ. / . . .
- 4 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
Toán - Tiết 61
NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tính giá trị của các biểu thức sau: 
- GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trực tiếp 
- Giáo viên hướng dẫn (như sgk)
b) Luyện tập thực hành:
Bài 1
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa bài GV gọi một vài HS nêu cách nhẩm của phần 3.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS thực hiện nhân nhẩm để tìm kết quả, không được đặt tính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó thảo luận nhóm để rút ra câu trả lời đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (hai trường hợp vừa học).
- về nhà luyện tập thêm về nhân nhẩm.
- Chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện bảng lớp, bảng con : 45 × 32 + 1245 	
75 × 18 + 75 × 21	
- Nghe giảng.
- HS nhẩm và nêu cách nhẩm trước lớp.
- Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 2 HS lên bảng thực hiện cả lớp thực hiện vào vở.
x : 11 = 25 x : 11 = 8
x = 25 × 11 x = 78 × 11
x = 275 x = 858
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 Bài giải
 Số hàng cả hai khối lớp xếp được là:
 17 + 15 = 32 (hàng)
 Số học sinh của cả hai khối lớp là:
 11 × 32 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh 
 - HS thảo luận nhóm và rút ra câu trả lời đúng là b.
Tiết 4 - TỰ HỌC : Ôn Luyện toán hs làm ở vở bài tập.
Thứ ba ngày 13 tháng 11năm 2012
Chính tả
Nghe – viết : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
 Phân biệt : l/n ; im/iêm 
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao. 
	2. Làm đúng các bài tập phân biết các âm đầu l/n, các âm chính (âm giữa vần) i/iê.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con : vườn tược, vay mượn, mương nước, thịnh vượng.
 - Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Người tìm đường lên các vì sao. Làm đúng các bài tập phân biết các âm đầøu l/n, các âm chính (âm giữa vần) i/iê.
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc một lần đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn viết. 
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó : 
Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, rủi ro, non nớt.
- GV nhắc nhở HS: Ghi tên đề bài vào giữa dòng, sau khi chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô. Chú ý tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3 :
- GV chọn cho HS làm phần b.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương những học sinh làm bài đúng. 
Củng cố, dặn dò: Sửa lỗi sai . 
- Nhận xét - Tuyên dương 
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn viết.
+ Đoạn văn gồm 6 câu.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Tìm các tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng l, n.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và tìm kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
+ Tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lơ lửng, lộng lẫy, lấp lánh, . . .
+ Tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng n : nóng nảy, nặng nề, no nê, náo nức, nô nức, năng nổ, . . .
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng im hoặc iêm có nghĩa như sau:
+ Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.
+ Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, . . . trong sản xuất hoặc sinh hoạt.
+ Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái long ngực.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
 + Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ : kim khâu.
+ Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, . . . trong sản xuất hoặc sinh hoạt : tiết kiệm.
+ Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực : tim .
- Một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Toán - Tiết 62
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh :
 	- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai và tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LƠ ... iều mà mình chưa biết.
+ Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Đọc thầm câu văn.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV.
- 2 HS ngồi cùng bản thực hành trao đổi.
- 3 đến 5 cặp HS trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU : 
	1.Rèn kỹ năng nói:
Học sinh chọn được một câu chuyện mình đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thật, có kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
2.Rèn kỹ năng nghe: 
Chăm chú nghe bạn kể chuyện nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 	
- SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ:
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn kể chuyện:
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài, GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: chứngkiến, tham gia, kiên trì vượt khó.
- Gọi học sinh đọc gợi ý.
- Thế nào là người có tinh thần kiên trì vượt khó?
- Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào?
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì mà em biết qua bức tranh.
* Kể trong nhóm:
- Gọi học sinh đọc lại gợi ý 3.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Gọi học sinh nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét HS kể, HS hỏi và cho điểm từng học sinh.
3. Củng cố, dặên dò :
- Nhận xét tiết học.
- khuyến khích học sinh nên tìm truyện đọc.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.
- 2 Học sinh đọc đề bài.
- 3 Học sinh nối tiếp nhua đọc từng gợi ý.
- Người có tinh thần vượt khó là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng, khổ công để làm được công việc mà mình mong muốn hay có ích.
- Tiếp nối nhau trả lời:
+ Em kể về anh Sơn ở Thanh Hoá mà em đượcbiết qua ti vi. Anh bị liệt hai chân nhưng vẫn kiên trì học tập. Bây giời anh đang là sinh viên đại học.
+ Em kể về người bạn của em. Dù gia đình bạn gặp nhiều khó khăn nhưng bạn vẫn cố gắng đi học.
+ Em kể về lòng kiên trì luyện tập của bác hàng xóm khi bác bị tai nạn lao động.
+ Em kể về lòng kiên trì luyện viết chữ đẹp của bạn Châu cùng khu tập thể nhà em. . . . 
- 2 HS giới thiệu.
+ Tranh 1 và tranh 4 kể về một bạn gái có gia đình vất vả. Hàng ngày, bạn phải làm việc để giúp đỡ gia đình. Tối đế bạn vẫn chịu khó học bài.
+ Tranh 2, 3 kể về một bạn trai bị khuyết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện tập và học hành.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 Học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
- 5 – 7 học sinh thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012.
	Toán - Tiết 65	
	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
- Phép nhân với số có hai chữ số hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
- Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập 1.
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng.
GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì? 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài, sau đó lần lượt yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời về cách đổi đơn vị của mình.
+ Nêu cách đổi 1200kg = 12 tạ?
+ Nêu cách đổi 15000 kg = 15 tấn?
+ Nêu cách đổi 1000 dm2 = 10 m2?
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề. 
- Để biết sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước chúng ta phải biết gì?
-Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 5:
- Hãy nêu cách tính diện tích hình vuông?
- Gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào?
- Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông là: S = a × a 
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
- Nhận xét bài làm của một số HS. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi một số nội dung chính HS vừa được luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Một tổng chia cho một số
- Nhận xét tiết học.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 3 HS lên bảng làm bài mỗi em làm một phần, cả lớp làm bài vào vở.
+ Vì 100kg = 1 tạ, mà 1200 : 100 = 12, nên 1200 kg = 12 tạ.
+ Vì 1000 kg = 1 tấn, mà 15000 : 1000 = 15, nên 15000 kg = 15 tấn.
+ Vì 100 dm2 = 1 m2, mà 1000 : 100 = 10, nên 1000 dm2 = 10 m2.
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai. 
- Tính.
- 3 HS lên bảng làm bài mổi em làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở.
- Tính giá trị của biểu thức bằng các cách thuận tiện nhất.
- 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 2 × 39 × 5
= (2 × 5) × 39
= 10 × 39 = 390
b) 302 × 16 + 302 × 4
= 302 × (16 + 4)
= 302 × 20 = 6040
c) 769 × 85 – 769 × 75
= 769 × (85 – 75)
= 769 × 10 = 7690
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Phải biết sau 1 giờ 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước sau đó tính tổng số lít nước của hai vòi.
- Phải biết 1 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước, sau đó nhân lên với tổng số phút.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước cả hai vòi chảy được vào bể trong 1 phút là:
 25 + 15 = 40 (l)
Trong 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể số lít nước là:
 4 3 × 75 = 3000 (l)
 Đáp số: 3000 lít 
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy cạnh nhân cạnh.
- Diện tích của hình vuông có cạnh là a là: a × a. 
- HS ghi nhớ công thức.
- Nếu a = 25 thì S = 25 × 25 = 625 (m2)
Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện.
Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các em về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ:
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn ôn tập:
*Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV giao việc: BT cho 3 đề bài1, 2, 3. nhiệm vụ của các em là đề nào trong 3 đề đó thuộc loại văn kể chuyện? Vì sao?
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Đề 2: Thuộc loại văn kể chuyện vì đề bài có ghi: Em hãy kể lại một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể. Khi kể, các em phải kể một câu chuyện có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến, ý nghĩa. . . 
Đề 1: Thuộc văn viết thư vì đề ghi rõ: Em hãy viết thư . . . . 
Đề 3: Thuộc văn miêu tả vì đề ghi rõ: Em hãy miêu tả. . . . 
* Làm bài tập 2, 3:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, 3.
- Cho học sinh nêu câu chuyện mình chọn kể.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh thực hành kể chuyện.
- Cho học sinh thi kể chuyện.
- GV nhận xét, khen những em kể hay.
- GV treo bảng ôn tập đã chuẩn bị trước lên bảng lớp.
- 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 số học sinh phát biểu ý kiến nói rõ tên câu chuyện mình kể thuộc chú đề nào.
- Học sinh viết nhanh dàn ý câu chuyện ra giấy nháp.
- Từng cặp học sinh thực hành kể chuyện.
- HS lần lượt lên kể chuyện, sau khi kể, mỗi em trao đổi với các bạn trong lớp về nhân vật trong truyện tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện. . 
3. Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện cần ghi nhớ.
- Dặn dò học sinh học chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ
I Kiểm điểm tuần 13 : 
1/ Học tập :
 - HS đi học đúng giờ . 
- Đa số HS đã học bài và làm bài đầy đủ trước khi nđến lớp .
- Tuyên dương : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .
2/ Rèn chữ giữ vở : Trình bày vở chưa đẹp :
-Một số HS chữ viết còn xấu , trình bày vở chưa đẹp : 
3/ Nề nếp :
- Xếp hàng ra vào lớp , thể dục giữa giờ tốt .
II Phương hướng tuần 14 : 
* Chủ đề chào mừng ngày 20/11, ngày nhà giáo VN .
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
 - Tiếp tục phát huy những ưu điểm của tuần 12 .
- Một số HS chữ viết còn xấu , trình bày vở chưa đẹp cần khắc phục.
*******************************************************************
Tiết 4 - TỰ HỌC : Ôn Luyện Tiếng Việt hs làm ở vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc